Tăng cường đào tạo kĩ năng thực hành pháp luật cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam

Trong thời gian gần đây, với xu thế mở cửa và hội nhập sâu rộng với

thế giới cùng với việc thực hiện nghiêm túc chủ trương xây dựng nhà nước

pháp quyền, việc giáo dục pháp luật cho sinh viên không chỉ sinh viên ngành

Luật mà mọi sinh viên được đẩy mạnh hơn bao giờ hết ở các trường đại học

của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp nói riêng và người sử dụng

lao động nói chung vẫn phải tiến hành đào tạo lại kĩ năng cho sinh viên mới tốt

nghiệp được nhận vào làm. Vì vậy, việc đào tạo kĩ năng thực hành pháp luật

cho sinh viên Việt Nam ngay từ khi còn học ở các trường đại học là hết sức cần

thiết. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả phân tích và đưa ra những gợi mở một

vài phương pháp đào tạo kĩ năng thực hành pháp luật cho sinh viên hiện nay

trên thế giới có thể áp dụng ở Việt Nam.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tăng cường đào tạo kĩ năng thực hành pháp luật cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột hoặc một vài nhóm diễn kịch. Nếu cả lớp là một nhóm thì cần phải giữ lại một số vai phụ mà bình thường có thể không dùng đến nếu trong lớp có ít người hơn dự tính. Nếu trong kịch bản có quá ít vai thì có thể giao 1 vai cho 2 học viên. Nếu lớp được chia thành vài nhóm diễn kịch, thì giáo viên khi quyết định phân vai phải cân nhắc đến khả năng và tính cách của từng SV. Tóm lại, sự tương tác đạt hiệu quả tối ưu khi giảng viên để cho SV làm việc trong cùng nhóm với bạn của mình. Dù có tham gia vào phần diễn kịch hay không thì vai trò của giảng viên cũng hết sức quan trọng. Họ phải là người lắng nghe và lưu ý những lỗi mà SV mắc phải có thể là về các kiến thức pháp lí, kĩ năng và cách áp dụng pháp luật, ngôn ngữ ngành luật, ...Đây sẽ tư liệu để giảng viên tham khảo và chuẩn bị những bài luyện tập lần sau. Một điều quan trọng nữa là giảng viên không nên cắt ngang câu chuyện bằng việc sửa lỗi để tránh tình trạng làm SV mất hứng. Bước 6: Kết thúc: Khi phần đóng kịch đã hoàn thành, một chút thời gian để tóm tắt lại nội dung câu chuyện cũng vô cùng bổ ích. Điều này không có nghĩa là chỉ ra lỗi sai và sửa. Sau vở kịch, SV sẽ hài lòng với chính bản thân chúng, chúng cảm thấy rằng, kiến thức pháp luật của mình đã được sử dụng vào một công việc khá phức tạp và hữu ích. Ngoài ra, giảng viên cũng có thể hỏi ý kiến của các SV về vở kịch và khuyến khích những ý kiến đóng góp. Mục đích ở đây là để thảo luận những diễn biến của vở kịch và ôn lại những vấn đề chúng đã từng học. Cùng với việc thảo luận nhóm, giảng viên có thể phát phiếu câu hỏi để đánh giá hiệu quả. Tóm lại, đóng kịch là một phương pháp khá hay trong việc đào tạo các cử nhân Luật tại các trường ĐH. Vở kịch càng thú vị càng lôi kéo được nhiều SV tham gia. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các giảng viên có thể xây dựng trong SV niềm yêu thích học tập môn Luật, từ đó đạt được kết quả cao hơn trong quá trình giảng dạy và học tập các kiến thức pháp luật. 2.2.4. Cho sinh viên đi thực tế - Field trip Trong từ điền Cambridge đã định nghĩa “Field trip is a visit made by students to study something away from their school or college” có nghĩa là tham quan học tập trải nghiệm là một chuyến đi do các SV thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu sự việc ở ngoài môi trường học tập (trường ĐH) [7]. Một chuyến tham quan thực tế luôn được tổ chức với mục đích giáo dục trong không khí thư giãn, khám phá. Tham quan học hỏi nghĩa là sẽ không chỉ có đi thăm quan các địa danh mà đồng thời còn được gặp gỡ những chuyên gia, ghé thăm những trụ sở liên quan đến ngành học. Giảng viên và các trường sẽ tổ chức cho SV được tham quan một nơi chốn nào đó như đến tòa án để tham dự một phiên xét xử, hay đến một văn phòng Luật để xem cách vận hành một văn phòng Luật, không gian luật sư làm việc, tìm hiểu công việc hàng ngày của luật sư, hay cho SV thăm quan khu vực hành chính công như phòng đăng kí kinh doanh của một sở kế hoạch đầu tư hay thăm quan một nhà máy để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, tổ chức công đoàn, ... Phương pháp học tập này sẽ giúp cho SV Luật có những trải nghiệm thực tế về xã hội, hiểu được môi trường làm công việc trong tương lai hay các bài học Phạm Thanh Nga NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN 96 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM về thực tế áp dụng pháp luật trong đời sống hàng ngày. Việc học tập trực quan như vậy sẽ giúp SV luật hiểu và nắm vững kiến thức nhanh hơn. 2.2.5. Hội thảo (Seminars) Điểm mạnh của các buổi hội thảo tại các trường ĐH là sự góp mặt của các tên tuổi trong ngành Luật, có khi là một giảng viên, các học giả là các giáo sư có uy tín đến từ một trường ĐH khác, có khi là một luật sư, doanh nhân nổi tiếng hay một thẩm phán, kiểm sát viên nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong việc áp dụng pháp luật [7]. Ở các chương trình đào tạo tiến sĩ, các nghiên cứu sinh cũng sẽ thường xuyên dự các hội thảo khoa học cấp trường, quốc gia hay quốc tế để lắng nghe các công trình nghiên cứu khoa học của những người đi trước. Ở các buổi hội thảo, đôi khi các SV được chia thành những nhóm nhỏ để trao đổi suy nghĩ của mình. Đôi khi, cuối buổi hội thảo, mỗi nhóm phải cử một đại diện lên thay mặt cho cả nhóm để thuyết trình. Phương pháp này rất tốt cho SV ngành Luật, giúp SV rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng nghiên cứu khoa học, viết báo cáo, phân tích, ... Hơn hết là kĩ năng áp dụng và vận dụng những kiến thức đã học cũng như các quy định của pháp luật vào những tình huống cụ thể. 3. Kết luận Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống, các trường ĐH và cơ sở đào tạo pháp luật cần kết hợp các phương pháp giảng dạy mới, hiện đại, gắn liền với thực tế, tạo cơ hội cho SV có thể vận dụng và áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học vào việc giải quyết các tình huống pháp lí trong thực tế. Bên cạnh việc thuyết giảng trên giảng đường, giảng viên có thể cho SV đi tham quan thực tế các cơ sở thực hành pháp luật, tham gia diễn án, đóng vai trong những tình huống pháp luật cụ thể để giải quyết những vấn đề pháp lí liên quan bằng việc vận dụng và áp dụng những kiến thức và kĩ năng pháp luật đã được học. Có như vậy, khi tốt nghiệp, tham gia làm việc tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, các em không bị bỡ ngỡ. Người sử dụng lao động không phải mất nhiều thời gian, công sức và chi phí để đào tạo lại nhân lực ngành Luật. Tài liệu tham khảo [1] Quốc hội, (28/11/2013), Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. [2] Bộ Chính trị, (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 về phát triển án lệ tại Việt Nam. [3] Quốc hội, (2015), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). [4] Đỗ Thị Mai Hạnh, (4/2015), Sử dụng bản án trong giảng dạy pháp luật phần lí thuyết - Kinh nghiệm qua một trường hợp ở Anh, Tạp chí Khoa học pháp lí Việt Nam, số 89, tr.74-80. [5] Nguyễn Minh Hằng, (4/2015), Kinh nghiệm về sử dụng bản án, quyết định của Tòa án trong đào tạo nghề luật, Tạp chí Khoa học pháp lí Việt Nam, số 89, tr.26-31. [6] Trương Nhật Quang, (4/2015), Sử dụng bản án trong giảng dạy: Góc nhìn từ người làm thực tiễn, Tạp chí Khoa học pháp lí Việt Nam, số 89, tr.20-25. [7] Ngân hàng phát triển Châu Á ADB, (2015), Tài liệu tập huấn giảng viên TTT. [8] Lê Tiến Châu (4/2005), Thực trạng đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lí. [9] Pierre Macqueron, (4/2015), Việc sử dụng quyết định của Tòa án trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy tại Cộng hòa Pháp, Tạp chí Khoa học pháp lí Việt Nam, số 89, tr.68-73. [10] Nguyễn Văn Đại - Đinh Ngọc Thắng, (2020), Tư duy về đào tạo cử nhân luật: Tư duy và tiếp tục đổi mới, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Vinh, số 49, tr.32-43 DEVELOPING LAW PRACTICE SKILLS FOR UNIVERSITY STUDENTS IN VIETNAM Pham Thanh Nga Vietnam Society of International Law 69 Chua Lang, Dong Da, Hanoi, Vietnam Email: pham.nga.hlu@gmail.com ABSTRACT: Learning motivation has a positive effect on students’ participation in the learning space, and educators can apply this approach in curriculum design to improve the quality and to distribute the courses. The internal, external motivations and related values will influence the goals that students desire to achieve after the course. This article will examine the self-regulation for learning motivation of students who can actively search for reference resources according to the course program to improve their learning outcomes. It makes sense that students are given the opportunity to use technology devices, or encouraged to use their own initiatives to self-adjust their motivations in learning and find information to support their learning process. KEYWORDS: Training; practical skills; law practice; students.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftang_cuong_dao_tao_ki_nang_thuc_hanh_phap_luat_cho_sinh_vien.pdf
Tài liệu liên quan