Đặt vấn đề: Tăng áp lực khoang bụng (TALKB) là tình huống thường gặp trong phẫu thuật bụng nhưng ít
được chú ý. Tại VN cho tới nay chỉ có một nghiên cứu với tỷ lệ TALKB 3%. Vì vậy, nhiều vấn đề liên quan chưa
được hiểu rõ.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ TALKB trong phẫu thuật tiêu hóa và những yếu tố ảnh hưởng.
Phương pháp, đối tượng: tiền cứu, tại BV Bình Dân. Kỹ thuật đo: đo áp lực bọng đái theo kỹ thuật của
Cheatham. Loại trừ những BN có bệnh lý bọng đái, tiền liệt tuyến, đang mang thai, BMI>35. BN được chia làm 2
nhóm mổ cấp cứu và chương trình, và đo 1 lần trước mổ và 3-5 lần sau mổ. Cỡ mẫu được tính là > 140.
Kết quả: Có 160 bệnh nhân, gồm 80 mổ chương trình và 80 mổ cấp cứu, tuổi trung bình 57,34 ± 8,17, BMI
trung bình 22,51 + 3,24, và tỷ lệ nam/ nữ 73%/ 27% (không có sự khác biệt ý nghĩa giữa 2 nhóm). Tỷ lệ TALKB
chung là 36,5%, ở nhóm chương trình là 25% và cấp cứu là 47%, sự khác biệt có ý nghĩa cả trước mổ (p=0,001)
và sau mổ (p=0,02). Các yếu tố làm ảnh hưởng tỷ lệ TALKB: tình trạng tắc ruột (20% &16,2%, p=0,00), viêm
phúc mạc (p=0,06), phẫu thuật nội soi (11,9% & 6,2%, p=0,02) và vị trí phẫu thuật cao hay thấp của ống tiêu hóa
(1,2% & 35%, p=0,00)
6 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tăng áp lực khoang bụng trong phẫu thuật ống tiêu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 215
TĂNG ÁP LỰC KHOANG BỤNG TRONG PHẪU THUẬT ỐNG TIÊU HÓA
Vương Thừa Đức*, Nguyễn Trần Uyên Thy**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tăng áp lực khoang bụng (TALKB) là tình huống thường gặp trong phẫu thuật bụng nhưng ít
được chú ý. Tại VN cho tới nay chỉ có một nghiên cứu với tỷ lệ TALKB 3%. Vì vậy, nhiều vấn đề liên quan chưa
được hiểu rõ.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ TALKB trong phẫu thuật tiêu hóa và những yếu tố ảnh hưởng.
Phương pháp, đối tượng: tiền cứu, tại BV Bình Dân. Kỹ thuật đo: đo áp lực bọng đái theo kỹ thuật của
Cheatham. Loại trừ những BN có bệnh lý bọng đái, tiền liệt tuyến, đang mang thai, BMI>35. BN được chia làm 2
nhóm mổ cấp cứu và chương trình, và đo 1 lần trước mổ và 3-5 lần sau mổ. Cỡ mẫu được tính là > 140.
Kết quả: Có 160 bệnh nhân, gồm 80 mổ chương trình và 80 mổ cấp cứu, tuổi trung bình 57,34 ± 8,17, BMI
trung bình 22,51 + 3,24, và tỷ lệ nam/ nữ 73%/ 27% (không có sự khác biệt ý nghĩa giữa 2 nhóm). Tỷ lệ TALKB
chung là 36,5%, ở nhóm chương trình là 25% và cấp cứu là 47%, sự khác biệt có ý nghĩa cả trước mổ (p=0,001)
và sau mổ (p=0,02). Các yếu tố làm ảnh hưởng tỷ lệ TALKB: tình trạng tắc ruột (20% &16,2%, p=0,00), viêm
phúc mạc (p=0,06), phẫu thuật nội soi (11,9% & 6,2%, p=0,02) và vị trí phẫu thuật cao hay thấp của ống tiêu hóa
(1,2% & 35%, p=0,00).
Kết luận: Tỷ lệ TALKB trong phẫu thuật tiêu hóa là 36,5%. Các yếu tố làm tăng TALKB: tình trạng tắc
ruột, phẫu thuật nội soi, và vị trí thấp của ống tiêu hóa.
Từ khóa: Tăng áp lực khoang bụng, phẫu thuật ống tiêu hóa.
ABSTRACT
INCREASED INTRA-ABDOMINAL PRESSURE IN GASTROINTESTINAL OPERATIONS
Nguyen Tran Uyen Thy, Vuong Thua Duc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 215 - 220
Backgroud: Increased intra-abdominal pressure is common in abdominal surgery but was not much noticed.
In VN until now, there was few study of this subject, from which the rates of increased intra-abdominal pressure
was estimated 3% in emergency unit.
Purpose: Estimate the rates of intra-abdominal hypertension and its influencing factors in gastrointestinal
surgery.
Objectives, Method: Prospective study in Binh Dan hospital. Patients were divided into 2 groups;
scheduled & emergency operations. We use cystic pressure to estimate the intraabdominal pressure, measuring 1
time preoperatively and 3-5 times postoperatively, excluding the patients of cystic or prostatic diseases,
pregnancy, obesity with BMI over 35.
Results: There were 160 patients (80 scheduled, 80 emergency), with mean age 57.34 ± 8.17, mean BMI
22.51 + 3.24, male/female ratio 73%/ 27% (no significant difference between these 2 groups). The common rates of
increased intra-abdominal pressure was 36.5%, 25% in scheduled group and 47% in emergency group
(significant difference between these 2 groups in preoperative (p=0.001) and postoperative measure (p=0.02). The
influencing factors: intestinal obstruction (20% &16.2%, p=0.00), peritonitis (p=0.06), laparoscopic operation
* Bộ môn Ngoại, ĐH Y Dược TP.HCM **Bộ môn Ngoại, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên hệ: PGS.TS. Vương Thừa Đức ĐT: 0903979725 Email: vuongthuaduc@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 216
(11.9% & 6.2%, p=0.02), level of operative intervention in gastrointestinal tube (1.2% & 35%, p=0.00).
Conclusion: The rates of increased intraabdominal pressure in gastrointestinal operation was 36.5%. The
factors which tend to increase this pressure were: intestinal obstruction, laparoscopic operation, lower
gastrointestinal surgical intervention.
Keywords: Intra-abdominal, gastrointestinal operations.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng áp lực khoang bụng và hội chứng tăng
áp lực khoang bụng khá thường gặp do nguyên
nhân tắc ruột, viêm phúc mạc và liệt ruột sau
phẫu thuật bụng, có thể dẫn tới suy hô hấp, sốc
và giảm tưới máu các cơ quan trong ổ bụng,
thậm chí tử vong(9,5,14,7,9,12). Trên thế giới đã có
nhiều nghiên cứu về tăng áp lực khoang bụng,
nhưng ngược lại ở Việt Nam hiện tại không có
nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, nghiên
cứu này nhằm: Xác định tỷ lệ tăng áp lực khoang
bụng ở những bệnh nhân phẫu thuật bụng và
những yếu tố ảnh hưởng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu hàng loạt ca trong 6 tháng từ tháng
11 năm 2012 đến tháng 04 năm 2013.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân nhập viện và trải qua phẫu thuật
trong ổ bụng chương trình hoặc cấp cứu bởi các
bệnh lý như sau:
Phẫu thuật chương trình: ung thư dạ dày, ung
thư đại trực tràng, bướu ruột non.
Phẫu thuật cấp cứu: tắc ruột, viêm phúc mạc
do thủng dạ dày, thủng ruột non, thủng đại
tràng.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có bệnh lý bàng quang, tiền liệt tuyến, mang
thai.
Cỡ mẫu
Với α = 0,05, p = 10%(3,4) và chọn d=0,05, ta
tính được n = 140.
Thu thập số liệu
Tiến hành đo ALKB
Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nhận vào
nghiên cứu sẽ được đặt ống thông tiểu Foley và
thiết lập hệ thống đo ALBQ cải tiến của
Cheatham và Safcsak(3).
Áp lực bàng quang được đo mỗi 12 giờ
Trong 2 ngày liên tục (đối với những bệnh
nhân mà cả 4 giá trị đo được đều < 12 mmHg
hoặc chỉ có 1 lần ≥ 12 mmHg.
Trong 3 ngày liên tục (đối với những bệnh
nhân có 2 trong 4 giá trị đo được trước đó đều có
TALKB).
Ghi nhận dữ liệu
Dữ liệu được ghi nhận đầu tiên vào ngày
phẫu thuật, trước mổ (ký hiệu: ALKB1).
Sau đó ghi nhận những dữ liệu sau mổ cách
nhau 12 giờ một lần (ký hiệu: ALKB2, ALKB3,
ALKB4, ALKB5, ALKB6).
Trong nghiên cứu này chúng tôi coi là tăng
ALKB khi có > 1 lần đo đạt ALKB ≥ 12 mmHg.
Xử lý số liệu
Các dữ liệu được nhập vào máy tính và phân
tích bằng chương trình Stata 12.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi đã thu thập được 160 bệnh nhân
phẫu thuật vùng bụng thỏa tiêu chuẩn chọn
mẫu gồm 80 BN mổ chương trình và 80 BN
mổ cấp cứu.
Phân bố theo tuổi, giới
Tuổi trung bình là 57,34 ± 8,17 tuổi, thấp
nhất là 32 tuổi và cao nhất là 79 tuổi. Không có
sự khác biệt về tỷ lệ các nhóm tuổi ở 2 nhóm
với p = 0,306.
Giới: nam 117 (73,13%), nữ 43 (26,88%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 217
Không có sự khác biệt về tỷ lệ giới tính ở 2 nhóm
với p = 0,373.
Phân bố theo BMI người châu Á
BMI trung bình= 22,51 + 3,24, CI (95%)= 22,5 +
0,51.
Bảng 1: Phân bố theo BMI của người châu Á
BMI
Chương
trình
Cấp cứu Tổng cộng
> 23 28 (35%) 21 (26,25%) 49 (30,62%)
18,5 – 23,0 44 (55%) 52 (65%) 96 (60%)
< 18,5 8 (10%) 7 (8,75%) 15 (9,38%)
Tổng cộng 80 (100%) 80 (100%) 160 (100%)
Phương pháp phẫu thuật
Nhóm bệnh cấp cứu có 72 BN (90%) mổ mở
và 8 BN (10%) mổ nội soi. Nhóm bệnh chương
trình có 14 BN (17,5%) mổ mở và 66 BN (82,5%)
mổ nội soi.
Bảng 2: Phân bố theo phương pháp phẫu thuật
Phương pháp PT
Chương
trình
Cấp cứu Tổng cộng
Khâu lổ thủng dạ dày 0 (0%) 17
(21,25%)
17 (10,63%)
Cắt bán phần dạ dày 18 (22,5%) 9 (11,25%) 27 (16,88%)
Cắt toàn phần dạ dày 5 (6,25%) 0 (0%) 5 (3,13%)
Cắt đoạn ruột non 3 (3,75%) 11
(13,75%)
14 (8,75%)
Cắt đại tràng P 13
(16,25%)
13
(16,25%)
26 (16,25%)
Cắt đại tràng T 7 (8,75%) 4 (10%) 11 (6,88%)
Cắt đại tràng Sigma 12 (15%) 0 (0%) 12 (7,5%)
Cắt trước thấp 9 (11,25%) 0 (0%) 9 (5,60%)
PT Hartmann 2 (2,5%) 26 (32,5%) 28 (17,5%)
PT Miles 8 (10%) 0 (0%) 8 (5%)
Cắt trực tràng nối ĐT-
HM
3 (3,75%) 0 (0%) 3 (1,88%)
Tổng cộng 80 (100%) (100%) 160 (100%)
Kết quả đo áp lực khoang bụng
Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ TALKB trong nhóm
bệnh cấp cứu (47,5%) cao gần gấp 2 lần tỷ lệ
TALKB trong nhóm bệnh chương trình (25%).
Bảng 3: Tỷ lệ TALKB trong 2 nhóm phẫu thuật
Phẫu thuật n Tỷ lệ%
Chương trình 20 25
Cấp cứu 38 47,5
Tổng cộng 58 36,25
Bảng 4: Kết quả các lần đo ALKB trong 2 nhóm
Lần đo Chương trình Cấp cứu
ALKB1: trước mổ 8,48 + 1,93 12,74 + 3,63
ALKB2: 12 giờ 8,19 + 2,84 9,5 + 3,35
ALKB3: 24 giờ 6,7 + 1,91 9,51 + 2,68
ALKB4: 36 giờ 5 + 0,09 7,48 + 0,32
ALKB5: 48 giờ 7,16 + 2,85
ALKB6: 60 giờ 6,37 + 1,63
Nhận xét: ALKB được tiên lượng với khoảng
tin cậy 95% có xu hướng giảm dần qua các lần
đo (trong chương trình lẫn cấp cứu). Tuy nhiên,
kết quả đo ALKB trong bệnh cấp cứu có độ dốc
cao hơn trong bệnh chương trình, đặc biệt ở
những lần đo đầu (ALKB1 và ALKB2), sau đó cả
2 trường hợp đều có xu hướng giảm dần những
lần đo sau. Một nét đặc trưng khác là trong bệnh
cấp cứu, khoảng tin cậy 95% của kết quả đo
ALKB rộng hơn so với trong bệnh chương trình,
như vậy các số đo kết quả ALKB trong chương
trình ít biến thiên và dao động hơn trong bệnh
cấp cứu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực khoang
bụng
Quan hệ giữa kết quả đo ALKB với chỉ số BMI
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính giữa
kết quả đo ALKB với chỉ số BMI cho thấy kết
quả đo ALKB không có tương quan với BMI của
cơ thể (R2= 0,0002; p=0,68).
Quan hệ giữa kết quả đo ALKB với thời gian
phẫu thuật
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính giữa
ALKB sau phẫu thuật với thời gian phẫu thuật
cho thấy không có sự tương quan tuyến tính
(R2 = 0; p=0,88). Như vậy, theo nghiên cứu của
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 218
chúng tôi, thời gian phẫu thuật dài không có
quan hệ đến việc tăng ALKB sau mổ.
Quan hệ giữa kết quả đo ALKB với loại phẫu
thuật
Bảng 5: Tương quan giữa ALKB trước và sau mổ với
loại phẫu thuật
Phẫu thuật
Tăng
ALKB (+)
Tăng ALKB
(-)
Tổng
cộng
p
Trước
mổ
Chương
trình
0
(0,0%)
80
(50,0%)
80
(50%)
0,001
(Fisher)
Cấp cứu 38
(23,7%)
42
(26,3%)
80
(50%)
Tổng
cộng
38
(23,7%)
122
(76,3%)
160
(100%)
Sau
mổ
Chương
trình
20
(12,5%)
60
(37,5%)
80
(50%)
0,02
Cấp cứu 9
(5,6%)
71
(44,4%)
80
(50%)
Tổng
cộng
29
(18,1%)
131
(81,9%)
160
(100%)
Nhận xét: Sự khác biệt có ý nghĩa giữa tỷ lệ
TALKB trước mổ (p=0,001) và sau mổ (p=0,02)
trong phẫu thuật cấp cứu và chương trình.
Quan hệ giữa kết quả đo ALKB với các yếu tố
nguy cơ
Bảng 6: Tương quan giữa ALKB và các yếu tố nguy
cơ
Yếu tố nguy cơ
Tăng
ALKB (+)
Tăng
ALKB (-)
Tổng
cộng
P
Tắc
ruột
Có
32
(20,0%)
12
(7,5%)
44
(27,5%)
0,000 Không
26
(16,2%)
90
(56,3%)
116
(72,5%)
Tổng cộng
58
(36,2%)
102
(63,8%)
160
(100%)
Viêm
phúc
mạc
Có
6
(3,7%)
30
(18,7%)
36
(22,4%)
0,006
(Fisher)
Không
52
(32,5%)
72
(45,1%)
124
(77,6%)
Tổng cộng
58
(36,2%)
102
(63,8%)
160
(100%)
Kỹ
thuật
mổ
Phẫu thuật
nội soi
19
(11,9%)
55
(34,4%)
74
(46,3%)
0,02 Mổ mở
10
(6,2%)
76
(47,5%)
86
(53,7%)
Tổng cộng
29
(18,1%)
131
(81,9%)
160
(100%)
Yếu tố nguy cơ
Tăng
ALKB (+)
Tăng
ALKB (-)
Tổng
cộng
P
Vị trí
phẫu
thuật
đường tiêu
hóa trên
2
(1,2%)
47
(29,4%)
49
(30,6%)
0,00
(Fisher)
đường tiêu
hóa dưới
56
(35,0%)
55
(34,4%)
111
(69,4%)
Tổng cộng 58
(36,2%)
102
(63,8%)
160
(100%)
Nhận xét:
Sự khác biệt có ý nghĩa giữa tỷ lệ TALKB
trong nhóm tắc ruột và nhóm không tắc ruột
(p=0,000). Sự khác biệt có ý nghĩa giữa tỷ lệ
TALKB trong nhóm viêm phúc mạc và nhóm
không viêm phúc mạc (p=0,006). Sự khác biệt
có ý nghĩa giữa tỷ lệ TALKB với yếu tố kỹ
thuật mổ (p=0,02).
Kiểm định mối quan hệ giữa TALKB với vị
trí phẫu thuật cho thấy sự liên quan có ý nghĩa
giữa tỷ lệ tăng ALKB với vị trí phẫu thuật (p =
0,000). Theo đó, vị trí phẫu thuật ở đường tiêu
hóa dưới là yếu tố nguy cơ đối với tăng ALKB.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ tăng áp lực khoang bụng
Nghiên cứu của chúng tôi có TALKB ở 58
bệnh nhân (36,25%). Tỷ lệ này có phần tương
đồng với nhiều nghiên cứu trên thế giới. Tỷ lệ
mắc phải của TALKB là 50,5% và hội chứng
CEKB chiếm khoảng 8,2% dân số, ALKB trung
bình = 10,2 ± 2,7 mmHg (7,6 ± 4 mmHg – 12,7 ±
5,7 mmHg)(2). Trong nghiên cứu của Wolfgang
Ertel(5), tỷ lệ mắc phải hội chứng CEKB là 5,5%,
thấp hơn so với nghiên cứu đã báo cáo bởi
Meldrum và cộng sự(11). Nghiên cứu đa trung
tâm của Manu L. N. G. Malbrain và cộng sự năm
2004(2) đã cho thấy rằng tỷ lệ mắc phải của
TALKB khá cao (50,5%).
Do tỷ lệ ALKB ngày một cao ở những bệnh
nhân hồi sức cấp cứu nói chung (10% – 40%)
hoặc ở những bệnh nhân phẫu thuật (30% –
80%), Manu L. N.G. Malbrain(10) đã đề nghị rằng
những bác sĩ lâm sàng nên đo ALKB vào ngày
đầu tiên sau khi bệnh nhân nhập vào phòng săn
sóc đặc biệt. Những nghiên cứu trước đây ở
những bệnh nhân phẫu thuật và chấn thương
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 219
cho thấy rằng TALKB có liên quan với việc tăng
tỷ lệ tử vong(5,15,16).
Theo Manu L. N.G. Malbrain(10), số đo
TALKB ngày thứ 1 không phải là yếu tố nguy cơ
độc lập đối với tỷ lệ tử vong, tuy nhiên sự xuất
hiện của việc TALKB trong suốt những ngày
nằm ở khoa săn sóc tích cực lại là yếu tố tiên
đoán độc lập đối với tỷ lệ tử vong. Điều này
tương đồng với kết quả nghiên cứu của Balogh(1)
(bệnh nhân chấn thương) và Biancofiore(2) (bệnh
nhân ghép gan).
Các yếu tố ảnh hưởng ALKB
Quan hệ giữa ALKB với yếu tố tắc ruột
Giống với nghiên cứu của chúng tôi, Manu
L.N.G.Malbrain trong một nghiên cứu đa
trung tâm(10) đã đưa ra nhận xét rằng có sự
khác biệt có ý nghĩa về tình trạng tắc ruột giữa
nhóm có chỉ số ALKB < 12 mmHg và ≥ 12
mmHg, với p = 0,03.
Jan J De Waele(4) có đề cập đến TALKB sau
mổ vẫn kéo dài ở 1 số lượng lớn bệnh nhân,
thể hiện qua việc ALKB trung bình sau giải áp
vẫn duy trì ở mức trên 12 mmHg – ngưỡng
của TALKB. Trong một nghiên cứu khác,
ALKB sau giải áp vẫn cao ở mức 26 mmHg(9).
Quan hệ giữa ALKB với yếu tố viêm phúc mạc
Giống với nghiên cứu của chúng tôi, Manu
L.N.G.Malbrain(9) và Michael Surgue(17) cũng cho
thấy rằng có mối liên quan giữa tình trạng viêm
phúc mạc và 2 nhóm có chỉ số ALKB < 12 mmHg
và ≥ 12 mmHg.
John McNelis(15) trong một nghiên cứu đã
đưa ra nhận xét rằng có sự khác biệt có ý nghĩa
về tình trạng phẫu thuật cấp cứu giữa 2 nhóm có
và không có CEKB (p < 0,001). Điều này tương
đồng với nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng
phẫu thuật cấp cứu có liên quan đến tăng ALKB.
Quan hệ giữa ALKB với yếu tố kỹ thuật mổ
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy
có sự khác biệt giữa tỷ lệ tăng ALKB (ALKB
≥12mmHg) với yếu tố kỹ thuật mổ (χ2 = 5,29; p =
0,02). Tuy nhiên, John McNelis(15) trong một
nghiên cứu đã đưa ra nhận xét rằng không có sự
khác biệt về yếu tố kỹ thuật mổ giữa 2 nhóm có
và không có CEKB.
Quan hệ giữa ALKB với vị trí phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng
vị trí phẫu thuật có liên quan đến TALKB.
Điều này tương đồng với nghiên cứu của
Manu L.N.G.Malbrain(9) cũng cho thấy rằng có
mối liên quan giữa vị trí phẫu thuật và 2 nhóm
có chỉ số ALKB < 12 mmHg và ≥ 12 mmHg,
với p < 0,05.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ tăng áp lực khoang bụng chung ở
bệnh nhân phẫu thuật bụng là 36,25%. Ở bệnh
nhân phẫu thuật cấp cứu: trước mổ 47,5%, sau
mổ 12,68%. Ở bệnh nhân phẫu thuật chương
trình: trước mổ 0%, sau mổ 25%.
Trong phẫu thuật cấp cứu: có 2 yếu tố liên
quan rõ ràng với tăng ALKB là tình trạng tắc
ruột (χ2 = 55,76; p = 0,000) và tình trạng viêm
phúc mạc (p=0,000; Fisher).
Trong phẫu thuật chương trình: có 2 yếu tố
liên quan rõ ràng với tăng ALKB là yếu tố kỹ
thuật mổ (χ2 = 5,29; p = 0,02) và vị trí phẫu
thuật (p=0,000; Fisher), theo đó phẫu thuật ở
đường tiêu hóa dưới thì gây tăng áp lực
khoang bụng nhiều hơn phẫu thuật ở đường
tiêu hóa trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Balogh Z, McKinley BA, Holcomb JB, al., e. (2003), "Both
primary and secondary abdominal compartment syndrome
can be predicted early and are harbingers of multiple organ
failure.". J Trauma, 54, 848-859.
2. Biancofiore G, Bindi ML, Romanelli AM, al., e. (2003),
"Postoperative intra-abdominal pressure and renal function
after liver transplantation.". Arch Surg, 138, 703-706.
3. Cheatham ML, K., S. (1998), "Intraabdominal pressure: a
revised method for measurement". J Am Coll Surg., 186(3), 368-
369.
4. De Waele JJ, Hoste E, Colardyn F (2005), "Intra-abdominal
hypertension in patients with severe acute pancreatitis". Crit
Care, 9(4), 452-457.
5. Ertel W, Oberholzer A, Platz A, Stocker R, O., T. (2000),
"Incidence and clinical pattern of the abdominal compartment
syndrome after “damage-control” laparotomy in 311 patients
with severe abdominal and/or pelvic trauma". Cri t Care Med
28(6), 1747-1753.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 220
6. Le Thuong, Trinh Ngoc Hiep, Do Hoai Ky (2009), "Kết quả
bước đầu nghiên cứu áp lực khoang bụng tại khoa Ngoại
Tổng Quát Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa". Tạp chí khoa
học Tiêu Hóa Việt Nam, IV(6), 1090-1097.
7. MacKay G, Fearon K, McConnachie A, Serpell MG, Molloy
RG, O’Dwyer PJ (2006), "Randomized clinical trial of the effect
of postoperative intravenous fluid restriction on recovery after
elective colorectal surgery". British Journal of Surgery, 93, 1469-
1474.
8. Madl C, Druml W (2003), "Gastrointestinal disorders of the
critically ill. Systemic consequences of ileus.". Best Pract Res
Clin Gastroenterol, 17, 445-456.
9. Malbrain M, Chiumello D, Pelosi P, et al (2004), "Prevalence of
intra-abdominal hypertension in critically ill patients: a
multicentre epidemiological study.". Intensive Care Med 30(5),
822-829.
10. Malbrain ML (2004), "Is it wise not to think about
intraabdominal hypertension in the ICU?". Curr Opin Crit
Care., 10(2), 132-145.
11. Malbrain ML, Chiumello D, Pelosi P, Bihari D, Innes R,
Ranieri VM, et al. (2005), "Incidence and prognosis of
intraabdominal hypertension in a mixed population of
critically ill patients: A multiple-center epidemiological
study". Crit Care Med 33(2), 315-322.
12. Malbrain ML, De Laet I (2009), "A new concept: the
polycompartment syndrome—part 2.". Int J Intensive Care,
Spring, 19-25.
13. McNelis J, Marini CP, Jurkiewicz A, Fields S, Capli n D, Stein
D, et al. (2002), "Predictive factors associated with the
development of abdominal compartment syndrome in the
surgical intensive care uni t.". Arch Surg 137, 133-136.
14. Meldrum DR, Moore EE, Moore FA, et al (1997), "Prospective
characterization and selective management of the abdominal
compartment syndrome.". Am J Surg, 174, 667-673.
15. Morken J, West MA (2001), "Abdominal Compartment
Syndrome in the intensive care unit". Curr Opin Crit Care., 7,
268-274.
16. Raeburn CD, Moore EE, Biffl WL, Johnson JL, Meldrum DR,
Offner PJ, et al (2001), "The abdominal compartment
syndrome is a morbid complication of postinjury damage
control surgery.". Am J Surg 182, 542-546.
17. Sugrue M, Bauman A, Jones F, et al (2002), "Clinical
examination is an inaccurate predictor of intraabdominal
pressure. ". World J Surg 26(12), 1428-1431.
18. Sugrue M, Jones F, Deane S, et al (1999), "Intra-abdominal
hypertension is an independent cause of postoperative renal
impairment.". Arch Surg 134(10), 1082-1085.
Ngày nhận bài báo: 16/10/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 20/02/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 215_220_9131.pdf