Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng tiến triển từ từ, có khuynh
hướng mạn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng, làm cho người bệnh dần dần
tách ra khỏi cuộc sống xung quanh,thu dần vào thế giới bên trong làm cho tình
cảm trở nên khô lạnh dần, khả năng làm việc, học tập ngày một sút kém, có những
hành vi, ý nghĩ dị kỳ, khó hiểu.
Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thế
giới, tỷ lệ từ 0,5 -1,5% dân số. Bệnh thường phát sinh ở lứa tuổi từ 18 -40 tuổi.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tâm thần phân liệt (kỳ 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÂM THẦN PHÂN LIỆT
(Kỳ 1)
1. Thế nào là bệnh tâm thần phân liệt?
Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng tiến triển từ từ, có khuynh
hướng mạn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng, làm cho người bệnh dần dần
tách ra khỏi cuộc sống xung quanh, thu dần vào thế giới bên trong làm cho tình
cảm trở nên khô lạnh dần, khả năng làm việc, học tập ngày một sút kém, có những
hành vi, ý nghĩ dị kỳ, khó hiểu.
Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thế
giới, tỷ lệ từ 0,5 - 1,5% dân số. Bệnh thường phát sinh ở lứa tuổi từ 18 - 40 tuổi.
2. Các biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt:
a) Các rối loạn tư duy (Thinking disorders):
- Người bệnh cho rằng: ý nghĩ của mình vang lên thành tiếng nên mọi
người biết được (tư duy bị bộc lộ, tư duy bị phát thanh).
- Hoặc có ai đó đọc được ý nghĩ của bệnh nhân mặc dù không nói ra (tư
duy bị đánh cắp), hoặc có ai đó sắp đặt ý nghĩ của họ vào đầu bệnh nhân (tư duy bị
áp đặt).
b) Các hoang tưởng (Delusions):
- Hoang tưởng là những ý tưởng phán đoán sai lầm không phù hợp với thực
tế mà người bệnh cho là đúng, không thể giải thích đả thông được.
- Bệnh tâm thần phân liệt thường có hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi
phối.
Người bệnh nghĩ rằng có một người nào đó, hay một lực lượng nào đó đang
kiểm tra, chi phối hoạt động của bệnh nhân, hoặc đang theo dõi, đầu độc, làm hại
bệnh nhân (hoang tưởng bị theo dõi, liên hệ, bị hại, bị đầu độc).
c) Bệnh nhân cho mình là một siêu nhân có khả năng làm việc kỳ diệu (điều
khiển thế giới, điều khiển được thời tiết, hoặc đang tiếp xúc với người của thế giới
khác ...).
d) Ảo giác (Hallucinations):
Thường bênh nhân nghe thấy những lời bình luận về hành vi hoặc thảo
luận với nhau về bệnh nhân hoặc những tiếng nói khác xuất phát từ một bộ phận
nào đó trong cơ thể của người bệnh (ảo thanh giả).
e) Bệnh nhân nhìn thấy, ngửi thấy, cảm thấy những gì mà người khác
không thấy (ảo thị, ảo khứu...) kết hợp với hoang tưởng liên hệ, ghen tuông, kiện
cáo, nghi bệnh... kéo dài nhiều tháng.
f) Rối loạn hành vi (Behavioural disorders) như:
Kích động vô cớ, đập phá, hò hét hay bất động giữ nguyên tư thế, không
nói, không ăn... (căng trương lực).
g) Các triệu chứng âm tính (Negative symptoms) như:
- Cảm xúc cùn mòn, khô lạnh, các đáp ứng cảm xúc không thích hợp, xa
lánh, hằn học với mọi người, sống cô độc, đi lang thang hoặc cơn lo sợ giận dữ vô
cớ.
- Ngôn ngữ nghèo nàn hay gián đoạn, thêm từ khi nói, đi đến tư duy không
liên quan hay lời nói không thích hợp hoặc ngôn ngữ bịa đặt, thường dẫn đến cách
ly xã hội, giảm hiệu xuất lao động và học tập.
- Biến đổi nhân cách, mất thích thú, vô cảm, lười nhác, thiếu mục đích, khó
thích ứng xã hội.
3. Nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán:
- Có ít nhất một triệu chứng rõ rệt trong các nhóm kể trên (chú trọng vào
các nhóm a, b, c, d), nếu không rõ thì phải có hai triệu chứng trở lên.
- Các triệu chứng phải tồn tại rõ rệt, kéo dài trong khoảng thời gian một
tháng hay lâu hơn. Nếu thời gian ít hơn một tháng thì phải chẩn đoán như một rối
loạn loạn thần cấp giống như phân liệt.
- Không chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt khi đã có các triệu chứng hưng
cảm, hay trầm cảm điển hình. Trừ khi các triệu chứng phân liệt xuất hiện trước các
rối loạn cảm xúc.
- Không chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt khi đã có những bệnh não rõ
rệt, bệnh nhân nghiện và cai nghiện ma tuý, nghiện rượu, chấn thương sọ não,
chậm phát triển tâm thần, hoặc có những rối loạn loạn thần là hậu quả của các
bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, hoặc bệnh cơ thể nặng.
- Không chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt khi bệnh bắt đầu ở tuổi trên 40,
bởi lẽ ở tuổi này có nhiều rối loạn của các bệnh cơ thể như tim mạch, nội tiết ...
a) Đặc điểm của tiến triển mạn tính:
- Thuyên giảm hoàn toàn tức là người bệnh trở lại bình thường về lời nói,
ứng xử, học tập, lao động như trước khi mắc bệnh.
- Thuyên giảm một phần tức là các biểu hiện bệnh (kích động, hoang tưởng,
ảo giác ...) mất đi, song vẫn còn một số thiếu sót như thiếu linh hoạt, thiếu chủ
động giao tiếp với người xung quanh.
b) Tái phát:
Tái phát là đặc điểm của bệnh tâm thần phân liệt. Nhân tố dễ dẫn đến tái
phát:
- Uống thuốc an thần không đều theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tâm
thần.
- Môi trường không dung nạp: hắt hủi, ngược đãi, bỏ rơi ...
- Khó khăn không có chỗ nương thân.
c) Vai trò của sang chấn tâm lý đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt.
- Thái độ giễu cợt, trêu ghẹo, ngược đãi, hành hạ.
- Phân biệt đối xử trong giao tiếp xã hội, trong phân công việc làm.
- Ly thân, ly hôn.
- Yêu cầu đề nghị không được đáp ứng hợp lý.
- Các mất mát về tình cảm, danh dự, cái chết của người thân.
Đó đều là những căng thẳng tâm lý làm cho bệnh nhân tâm thần phân liệt
dễ tái phát theo những cơ chế sau:
- Thúc đẩy sự khởi phát một bệnh tâm thần phân liệt vốn tiềm ẩn ở một
người.
- Sang chấn làm cho bệnh nặng hơn, biểu hiện rầm rộ hơn.
- Sang chấn làm cho các đợt tái phát bệnh mau hơn.
Cần biết rằng bệnh nhân tâm thần phân liệt rất dễ nhạy cảm với các sang
chấn tâm lý, nhất là các bệnh nhân không dùng thuốc an thần kinh đều đặn.
d) Các biểu hiện báo hiệu bệnh tái phát:
- Thấy căng thẳng ngày một tăng.
- Thấy lo lắng viển vông không thể thư giãn.
- Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, rối loạn nhịp thức ngủ ...).
- Mệt mỏi.
- Dễ kích thích cáu bẳn.
- Hoảng sợ không có lý do.
- Thu mình, từ chối giao tiếp, ăn uống.
- Thờ ơ với mọi người và với bản thân không tự chăm sóc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tam_than_phan_liet_ky_1.pdf