Hầu hết các cặp vợ chồng đều nghĩ rằng mình có khả năng có thai bình
thường và chờ đợi. Nhưng, thời gian cứ trôi, sự chờ đợi chuyển dần sang lo lắng.
Và rồi, một câu hỏi gây ám ảnh, không dám nói ra: “Mình có thể bị hiếm
muộn?”. Bên cạnh đó, những câu hỏi thiếu tế nhị của họ hàng, người thân, bạn
bè “Sao lâu quá ông, bà chưa có con, nhỏ T cưới cùng tháng với tụi bây đã hai
đứa rồi đó!”, “Sao không sinh lẹ đi, lớn tuổi rồi còn phải cho bà nội một đứa cháu
để nối dõi tông đường, đi khám thử coi, lỗi tại ai để còn tìm cách mà tính”, “Cưới
nhau đã mấy năm rồi, bụng chẳng thấy gì, phải nhanh lên, không thì tao xúi chồng
mày lấy vợ bé bây giờ” Những câu nói như thế, dù vôtình hay cố ý, càng làm đè nặng tâm lý cho
các cặp vợ chồng đang hy vọng, mong chờ có con.
6 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tâm lý & việc có em bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tâm lý & việc có em bé
Hiện nay, ảnh hưởng của tâm lý đến cơ thể con người đã được xác
định. Với mỗi gia đình, con trẻ là niềm vui, là hạnh phúc, là nhân tố không
thể thiếu. Chưa có được bé yêu quả là một mối bận tâm lớn cho mỗi cặp vợ
chồng và những người xung quanh. Tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến việc
có thai.
Những vấn đề tâm lý trong điều trị hiếm muộn
Hầu hết các cặp vợ chồng đều nghĩ rằng mình có khả năng có thai bình
thường và chờ đợi... Nhưng, thời gian cứ trôi, sự chờ đợi chuyển dần sang lo lắng.
Và rồi, một câu hỏi gây ám ảnh, không dám nói ra: “Mình có thể… bị hiếm
muộn?”. Bên cạnh đó, những câu hỏi thiếu tế nhị của họ hàng, người thân, bạn
bè… “Sao lâu quá ông, bà chưa có con, nhỏ T cưới cùng tháng với tụi bây đã hai
đứa rồi đó!”, “Sao không sinh lẹ đi, lớn tuổi rồi còn phải cho bà nội một đứa cháu
để nối dõi tông đường, đi khám thử coi, lỗi tại ai để còn tìm cách mà tính”, “Cưới
nhau đã mấy năm rồi, bụng chẳng thấy gì, phải nhanh lên, không thì tao xúi chồng
mày lấy vợ bé bây giờ”… Những câu nói như thế,
dù vô tình hay cố ý, càng làm đè nặng tâm lý cho
các cặp vợ chồng đang hy vọng, mong chờ có con.
Đến lúc, hai vợ chồng quyết định tìm nguyên
nhân... Giai đoạn này, một số người hoàn toàn mất
tự chủ. Quá trình điều trị là một con đường dài, hết
xét nghiệm này đến xét nghiệm khác, hết lịch hẹn
này đến lịch hẹn khác, và những chu kỳ điều trị 30 ngày hoặc hơn thế… Có nhiều
trường hợp khi tìm ra nguyên nhân hiếm muộn thì chưa kịp chuẩn bị tinh thần để
đón nhận; một số khác, chưa vượt qua được mặc cảm hiếm muộn - vô sinh, muốn
giữ kín việc đi khám bệnh, khiến họ tách biệt với người xung quanh, dần dần đâm
ra nghi ngờ và cho rằng không ai hiểu mình, thông cảm chia sẻ với mình.
Nhìn chung, tâm lý của họ lúc này là mong đợi, rồi bắt đầu cảm thấy lo
lắng. Chưa muốn chấp nhận thực tế, muốn trì hoãn việc đi khám bệnh. Khó chịu,
bực bội bởi những lời nhắc nhở hoặc thúc hối của gia đình. Tự nghĩ ra đủ lý do để
trách bản thân hoặc trách móc lẫn nhau, cuộc sống gia đình trở nên nặng nề, căng
thẳng...
Càng lo lắng càng giảm khả năng có thai
Ở phụ nữ: những lần thử với kết quả một gạch (không có thai), những
tháng tiếp sau đó, vẫn một gạch, vài tháng tiếp vẫn không có thai… lúc đó, dù bạn
có bản lĩnh đến đâu hay thần kinh thép chăng nữa, làm sao mà yên tâm cho được.
Theo các bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn, càng lo lắng càng giảm khả năng
có thai. Dễ dàng nhận thấy, càng mong đợi, hy vọng càng căng thẳng. Một khi
người phụ nữ bị áp lực tâm lý đè nặng thì các chất nội tiết sinh sản bị xáo trộn. Ở
mức độ nào đó, xáo trộn này ức chế rụng trứng. Căng thẳng tinh thần có thể gây co
thắt ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến việc vận chuyển trứng vào tử cung.
Ở nam giới: căng thẳng tâm lý có thể ức chế sản xuất tinh trùng, cũng như
ảnh hưởng xấu đến độ di động của chúng. Nói cách khác, khả năng gây giảm chất
lượng tinh trùng.
Khi cả hai vợ chồng quá kỳ vọng có được đứa con thì chính sự kỳ vọng này
là một trong những nguyên nhân khiến họ trở nên lo lắng và gây căng thẳng tâm
lý.
Phải làm gì trong quá trình điều trị?
Đừng ngại hỏi thăm những người có trường hợp như bạn. Những người đã
trải qua những gì bạn đang gặp phải, nên họ rất thông cảm và thường có những lời
khuyên bổ ích. Tuy nhiên, cũng cần ý thức rõ, không phải ai cũng như ai. Cùng
chung vấn đề hiếm muộn, nhưng cách giải quyết của từng người hoàn toàn khác
nhau. Tốt nhất, nên tìm lời khuyên ở những người có chuyên môn - bác sĩ chuyên
khoa.
Khi đi khám, nên có cả hai vợ chồng. Biết rằng, mỗi người nhìn nhận vấn
đề theo cách khác nhau. Tuy nhiên, đây là thời điểm quan trọng nên cả hai vợ
chồng phải đồng tâm nhất trí, giúp nhau đến mục tiêu chung.
Sẽ có những lúc bạn cảm thấy chán nản, muốn bỏ cuộc. Những lúc này, gia
đình và bạn bè hãy làm chỗ dựa cho họ lấy lại tinh thần. Nên tránh những hoạt
động căng thẳng, hãy thư giãn và dành nhiều thời gian cho nhau. Phải tuân thủ
theo quy trình điều trị do bác sĩ đưa ra. Hãy thu xếp công việc, ưu tiên hàng đầu
cho việc điều trị.
Đáng sợ nhất là nỗi thất vọng khi điều trị thất bại và không chấp nhận thất
bại xảy ra, và như vậy, càng làm cho việc điều trị khó khăn hơn. Phải hy vọng, bạn
có quyền thất vọng nhưng không được tuyệt vọng! Thậm chí 10 lần thất bại cũng
không ai nói trước được rằng bạn sẽ lại thất bại hay thành công. Thêm một lần
nữa, hãy cố gắng, và may mắn sẽ mỉm cười với bạn. O
Một khi quyết định điều trị có con hãy nhớ rằng:
- Sự bình tĩnh rất quan trọng và sẽ giúp bạn tăng cơ hội có thai.
- Quá trình điều trị sẽ mất rất nhiều thời gian, tính bằng tháng, bằng năm chứ không phải bằng ngày.
- Khó có thể điều trị thành công nếu vắng mặt một trong hai người.
- Cơ sở y tế chuyên môn là nơi bạn có thể nhận được thông tin đầy đủ và chính xác.
- Đừng ngại hỏi nếu bạn còn điều gì chưa rõ hay khiến bạn bận tâm.
- Gia đình, bạn bè luôn là nguồn động viên và hỗ trợ cho mọi quyết định của bạn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tam_ly_8727.pdf