- Phức tạp vàdo nhiều nguyên nhân
- Hoàn cảnh gây tổn thương trẻhoặc khiến trẻcó nguy cơbịtổn thương.
- Khi có sựtương phản quá lớn giũa thực trạng và những mong đợi hợp lýcủa trẻ.
- Các yếu tốtiêu cực : bịbỏbê, thiếu ăn, bệnh tật, thất học, bịlạm dụng bịhành
hạvềmặt thểxác và tinh thần.
- Không đủcác yếu tốtích cực : Yêu thương, cơhội.
- Khái niệm khó khăn : Mức độkhó khăn nào mới gây sựchú ý của quần chúng để
được bảo vệ, can thiệp. Thường không có sẳn tài nguyên hỗtrợ, chỉkhi nào một số
lớn trẻrơi vào hoàn cảnh khó khăn thì mới được huy động.
37 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tâm lý trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đứa trẻ phải được thuyết phục.
Tình anh em phải bị chia xẻ, chọn lựa một trong hai người cha hoặc mẹ, thường là
người không rời xa gia đình. Nhưng đôi khi chính người vắng mặt là người được
người ta lý tưởng hoá nhiều nhất.
Trong tất cả các trường hợp, cha mẹ phải giải thích rõ ràng cho trẻ biết hoàn cảnh
sắp đến với gia đình, không nên im lặng theo điều mình tự nhủ “rồi đứa trẻ sẽ nhận
ra”. Họ cần phải nói chuyện, trấn an, giải thích cho trẻ là sẽ chẳng bỏ rơi chúng,
tương lai của chúng luôn được đảm bảo và định rõ chúng sẽ sống với ai. Sau cùng
chúng phải được bảo đảm rằng chúng không có một chút trách nhiệm nào trong việc
ly hôn của cha mẹ. Những gì tự nhiên đối với cha mẹ là không tự nhiên đối với đứa
trẻ, cũng như nhiều sự bất đồng của cha mẹ có khởi điểm là những vấn đề giáo dục.
Những cuộc nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến trẻ em trong gia đình xảy ra
tình trạng ly hôn đã đuợc ghi nhận rằng các khó khăn về tâm lý của chúng tự nó dịu
đi trong thời hạn một vài năm sau việc ly hôn. Đây là một tình cảm không được an
toàn hay bị bỏ rơi, một mối lo sợ hay một mặc cảm tội lỗi. Đứa trẻ tự kết tội mình
có phần nào trách nhiệm về sự chia ly của cha mẹ. Sự buồn bã, sự suy nhược, sự
cách ly, sự mất ngủ, những cơn ác mộng và những nỗi sợ hãi ám ảnh ban đêm, sợ
bóng tối... đều có khả năng chế ngự đời sống tinh thần đứa trẻ. Kết quả học tập cũng
có phần sút giảm. Các xáo trộn của tính tình cũng được ghi nhận như sự mất quân
bình, sự xung đột, những cơn giận. Đôi khi đứa trẻ chuyển sự thô bạo trong gia đình
sang những quan hệ xã hội, mà một số cuộc nghiên cứu đã thiết lập mối quan hệ
giữa sự bất hoà của cha mẹ và thái độ không thích nghi với xã hội của những đứa
con. Trong những trường hợp khác, chúng chọn thái độ của một người lớn trưởng
thành sớm: chúng đảm nhận nhưng không biết chơi với những người cùng thời với
chúng. Cảm giác trưởng thành sớm so với tuổi thơ ấu có thể là lý do xung đột ở tuổi
vị thành niên vì đứa trẻ vượt quá giai đoạn và đã đạt được một sự tự chủ lớn, trừ
phương diện tài chính.
Đứa trẻ bị “lãng quên”
22/12/2004 10:55:46 PM GMT +7
Nhìn gương mặt buồn bã còn ngây dại của em T.M mà thật chạnh lòng (em được đưa vào trườn
giáo dưỡng cải tạo 2 năm vì tội cướp tài sản). Tôi phải thuyết phục mãi, T.M mới chịu kể về “con
đường em vào trường giáo dưỡng’’.
Ba mẹ em đều là những người có quyền chức, bận liên tục với những chuyến công tác dài ngày
liên lạc chủ yếu giữa ba mẹ với em chỉ là xấp tiền trên bàn học với những mấy dòng chữ dặn dò
chung chung về học hành, đi lại... Ngôi biệt thự ba tầng với đầy đủ tiện nghi luôn chỉ có 2 chị em
T.M và người giúp việc ở nhà. Lên lớp, trước mặt bạn bè T.M luôn mặc cảm tủi thân mỗi khi bị c
giáo nhắc nhở việc không mời ba mẹ đi họp phụ huynh. Nhiều lần tủi thân, T.M định bỏ nhà ra đ
bụi. Rồi một hôm T.M gọi điện báo tin cho ba mẹ, em được dự thi học sinh giỏi, chờ đợi một lời
khen ngợi của ba mẹ, song cả hai đều bảo: “Ừ, ba đang bận. Thôi nhé!”. T.M uất ức, lang thang
tìm đến quán rượu giải sầu và ở đây em đã bị lôi kéo, kết bạn với những người không tốt. Rồi
cũng từ đó T.M đã bỏ học, đi theo đám bạn mới cùng tham gia những vụ cướp mạo hiểm, em bị
bắt và được đưa vào trường giáo dưỡng. Khi ba mẹ em biết được thì đã muộn.
Những biểu hiện lạ
Bạn có bao giờ giật mình vì đột nhiên con bạn có những thay đổi hoàn toàn về mặt tâm
lý? Có thể do bạn quá bận rộn với công việc mà sao nhãng việc chăm sóc đứa con bé
nhỏ. Đứa bé bỗng trở nên ngỗ nghịch, hư đốn hoặc lầm lì khác thường.
29
Vì sao bé trầm uất, lầm lì?
Nếu thấy con bạn có những biểu hiện, hành động khác lạ sau đây, bạn nên kiểm tra lại
xem tâm lý của bé co gì bất ổn không?
Mặt lầm lì, quàu quạu, chẳng nói chẳng cười. Bé cũng chẳng nhõng nhẽo. Không
nói chuyện với bố mẹ như thường ngày.
Ở trường học, bé không chơi đùa với các bạn mà hay ngồi lì một chỗ, không phát
biểu ý kiến, không hứng thú trong giờ học.
Ở nhà, bé chỉ làm mỗi một việc như xem ti vi cả tối. Hoặc có bé ngồi vào bàn học
miệt mài suốt buổi mà không chú ý đến cha mẹ, anh chị em.
Giải pháp tạm thời: Đó là hiện tượng trầm uất ở trẻ em. Trong trường hợp này, bạn nên
tạo tâm lý thoải mái cho bé bằng những biện pháp gợi ý như sau:
Cha mẹ nên gần gũi, vỗ về bé. Những cử chỉ nhẹ nhàng, dịu dàng, thái độ ân
cần, âu yếm sẽ làm dịu bớt những tổn thương trong lòng của bé.
Đưa bé hòa nhập trở lại với bạn bè bằng cách đơn giản như: rủ bạn đến nhà học
nhóm, ôn bài. Bố mẹ cùng tham gia các trò chơi với bé như chơi nhà chòi, bán đồ hàng,
chơi búp bê... với bé gái. Chơi đánh trận, tập đánh cờ tướng... với bé trai.
Ban đầu, có thể bé sẽ không mấy hưởng ứng, nhưng bạn cần hết sức kiên nhẫn
để khuyên nhủ, chăm sóc bé.
Vì sao bé lại ngỗ nghịch và nổi loạn?
Trái với trường hợp trên, bé lại tỏ ra rất cứng đầu. Nó cương quyết không vâng lời cha
mẹ. Đòn roi chỉ làm nó thêm xa lánh, và càng “đối đầu” với bạn hơn.
Đôi khi, bé còn tỏ ý từ chối quyết liệt sự chăm sóc của bạn. Nó tự làm tất cả mọi
việc, dù bạn tỏ ý muốn giúp nó.
Làm ngược lại những điều cha mẹ khuyên bảo.
Giải pháp tạm thời
Trước tiên, bạn phải chiều theo ý con trẻ. Không dùng roi vọt, la mắng bé nữa.
Đáp ứng những “yêu sách” nhỏ để tìm xem bé nổi loạn vì lý do nào.
Nên đưa bé đi làm trắc nghiệm:
Nếu tất cả phương pháp trên đều không có kết quả, bạn vẫn còn một cách: Đưa bé đến
gặp chuyên gia tâm lý.
Chuyên gia sẽ cho bé làm những ca trắc nghiệm nhỏ. Từ đó, bạn sẽ giải đáp
được những thắc mắc của mình.
Bé có thể được trắc nghiệm bằng một trong các thể loại như: trí tuệ, rối nhiễu tâm
tính, tổng quát, hướng nghiệp.
Làm việc với các chuyên gia, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn. Chuyên gia sẽ đưa ra
những nhận xét, hướng dẫn giúp bố mẹ hiểu con mình hơn. Từ đấy, bố mẹ sẽ bớt lo lắng
bởi những biểu hiện khác thường của con.
Bố mẹ sẽ yên tâm tìm ra phương pháp dạy con phù hợp nhất.
Bạn thấy đấy, con trẻ thật đáng yêu nhưng mỗi đứa trẻ là cả một thế giới bí ẩn mà người
lớn không dễ gì khám phá.
Cuộc sống quá bận rộn, bố mẹ khó chăm sóc con cái chu đáo. Tuy nhiên, theo các
chuyên gia, bố mẹ nên đích danh đưa đón con đi học. Dù bố mẹ vất vả hơn nhưng vẫn
đảm bảo được an toàn cho trẻ, vừa tạo tình thân đặc biệt giữa bố mẹ và con cái.
(Internet)
Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
30
Sự chuyển biến của nền kinh tế đất nước cùng với sự tiến bộ xã hội đã
từng bước nâng cao quyền và giá trị của con người như: quyền tự do
yêu đương của thanh niên, bình đẳng giới,..Tuy nhiên, bên cạnh đó,
bạo lực gia đình vẫn tồn tại như một hiện tượng đi ngược sự tiến bộ
này và kìm hãm sự phát triển của những nét đẹp văn hoá.
Trong số rất nhiều dạng bạo lực gia đình, chúng tôi tạm chia thành ba dạng
bạo lực chính đó là: sự xúc phạm về thể chất, sự xúc phạm về tinh thần và sự
xúc phạm về tình dục. Những dạng bạo lực này không chỉ ảnh hưởng đến bản
thân người vợ hoặc chồng, phá vỡ cơ cấu gia đình mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng lên sự phát
triển nhân cách của những đứa trẻ trong gia đình ấy.
Hàng triệu trẻ em chứng kiến, nghe thấy và cảm nhận được bạo lực gia đình. Các em vẫn biết
điều đó ngay cả khi không thật sự có mặt. Trẻ em có nhiều cảm xúc và phản ứng khác nhau với
bạo lực đã chứng kiến. Đó có thể là: sợ hãi, bối rối, mặc cảm tội lỗi, bực bội, bất lực, gán cho
mình trách nhiệm đã để xảy ra bạo hành, trưởng thành giả, chối bỏ thực tế, trở nên nguy hiểm,
lo âu và buồn bã. Những điều này có thể biểu hiện qua hành vi bàn lùi, phô diễn, buồn nản, lo
lắng, thấy ác mộng và/hoặc hung hăng, lẩn tránh, trò chuyện với ai đó, gọi cảnh sát, hay nhờ
giúp đỡ. Trẻ em có thể bị nhức đầu, đau bao tử, tiêu chảy hay cảm lạnh mãn tính. Các em
thường bị ăn hiếp và có thể đau khổ tại trường hoặc đối phó bằng cách trở thành kẻ ăn hiếp.
Tất cả những biểu hiện về mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ khi phải chứng kiến bạo
lực gia đình như đã nêu trên đây, đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ, có thể
dẫn đến sự lệch lạc về nhân cách.
Cách trẻ em phản ứng để đối phó lại sự tác động này, khi chứng kiến bạo lực gia đình có thể tùy
vào lứa tuổi, nhận thức, kỹ năng ứng phó, lượng thông tin có được và sự hỗ trợ của những người
xung quanh. Những ảnh hưởng của bạo lực gia đình và hậu quả của nó gây ra với những đứa trẻ
trong gia đình tuy ở các mức độ khác nhau, nhưng sự tổn thương tinh thần là điều không thể
tránh khỏi.
Trẻ em hoặc là nạn nhân trực tiếp của bạo hành hoặc bị ảnh hưởng của bạo hành dẫn đến huỷ
hoại bản thân, dễ làm tổn thương mình hoặc trong khi xảy ra bạo hành. Nghiên cứu cho thấy
hơn 80% trẻ em như vậy cũng tự hành hạ mình (về thể chất và/hoặc tình dục), do đó, bạo lực
gia đình là dự đoán số một về việc ngược đãi trẻ em. Có thể các em muốn che chở mẹ mình và
cố gắng can thiệp khi có hành hung. Có thể trẻ cũng cảm thấy có trách nhiệm đối với em mình
và cố gắng che chở, chăm sóc cho chúng.
Bạo lực gia đình làm tổn thương bất cứ ai sống tại đó. Khi người chồng hành hung người vợ, thì
rõ ràng là người chồng ấy cũng không phải là người cha tốt của các con. Người cha ấy đã cho
các con sống trong môi trường đầy hành động bạo lực và lời nói hằn học. Việc chăm sóc con cái,
thương yêu hay cho quà không thể đền bù việc không cho các em có tuổi thơ an toàn và hạnh
phúc. Như vậy, người cha ở đây chưa làm tròn trách nhiệm của mình và không phải là người cha
thực sự biết quan tâm đến con cái.
Làm gì để giúp những trẻ em vượt qua bạo lực gia đình
Nên thành thật cho con trẻ biết điều gì xảy ra trong quan hệ của cha mẹ chúng. Các em hiểu về
bạo lực nhiều hơn quý vị nghĩ. Một nghiên cứu nọ cho thấy 90% trẻ em biết là mẹ mình bị bạo
hành. Tôn trọng hiểu biết của các em sẽ làm trẻ tin tưởng quý vị hơn.
Hãy quả quyết với các con là bạo lực không phải do lỗi ở chúng. Trẻ em thường nghĩ rằng chúng
là nguyên nhân bạo hành, chúng có thể bằng suy nghĩ và tình cảm: buồn khổ, thất vọng, chán
trường và/hoặc biểu hiện bằng hành vi như gây gổ, phá phách, phải bỏ nhà ra đi… Hãy để con
mình chia sẻ cảm nhận của các em về hành vi bạo hành của người cha với người mẹ của mình.
Nên lắng nghe và khuyến khích trẻ bày tỏ những lo ngại, thắc mắc, và sợ hãi. Các em thường tự
hỏi tại sao giữa cha mẹ mình (hai người em thương yêu và là sản phẩm của sự thương yêu ấy)
lại đánh đập, chửi mắng, hành hạ nhau.
Nên cho trẻ quyền phán xét và nhìn nhận vấn đề của cha mẹ mình một cách khách quan. Bố mẹ
có cái lý riêng của mình và trẻ cũng có quyền được như vậy. Cần chỉ cho trẻ thấy rằng hành vi
bạo lực của người cha đối với mẹ của chúng chỉ là những toan tính sai để thể hiện quyền làm
chồng và khả năng kiểm soát gia đình chứ không phải là xây dựng trong đầu trẻ hình tượng về
một người cha xấu.
31
Người mẹ không nên trấn an trẻ một cách giả tạo bằng cách nhận tự nhận lỗi về mình và hành
vi bạo lực của người chồng đối với mình là kết quả của những lỗi lầm ấy, vì như vậy sẽ nuôi
dưỡng ở trẻ những niềm tin và giá trị sai lệch với thực tế dẫn đến làm trẻ mất phương hướng.
Hãy luôn nhắc nhở mình và giải thích với con trẻ rằng, bạo lực gia đình là một toan tính sai của
người cha để khẳng định quyền lực của mình. Bản thân người mẹ và những đứa con không phải
là người có lỗi.
Sóng Hồng
Ứng xử của phái nữ trước vấn đề ly thân
Trước khi bước vào cuộc sống vợ chồng, ai cũng mơ ước có một mái ấm gia đình hạnh
phúc, ổn định, lâu bền đến trọn đời. Không ai muốn và ít ai nghĩ đến những trục trặc
làm chia lìa mối duyên tình giữa cặp uyên ương.
Là giới nữ, giấc mơ đó lại càng đặc biệt quan trọng, vì những lý do gắn với những quan
niệm, giá trị truyền thống còn in đậm trong đời sống tâm hồn của phái đẹp.
Tuy nhiên, thực tế đời sống hôn nhân gia đình lại thường diễn ra theo một lôgíc không
thuận lợi, dễ dàng như người ta hằng mơ tưởng, mà ở đó luôn có sự va chạm về mọi
phương diện giữa hai con người "bằng xương, bằng thịt với những giới hạn vốn có của
con người bình thường; hay nói cách khác, ở đó cặp uyên ương mới bước vào đời với
tất cả những gì mơ mộng, lãng mạn của "thuở ban đầu trong tình yêu lung linh, ngọt
ngào có thể sẽ vấp phải ngay "vị đắng" của "tình yêu sau hôn nhân", sẽ phải đối mặt
với những "khuyết tật" của nhau vả cả những khuyết tật" của chính mình, khiến có thể
dẫn đến những chỗ "gồ ghề", "lồi lõm" của hạnh phúc, trái với sự mong đợi ban đầu...
Và trong những khó khăn, trục trặc muôn thuở đó, chúng ta có thể tìm thấy bóng
dáng của hiện tượng ly thân như một trong những vấn đề "nổi cộm" của đời sống gia
đình hiện đại.
Khái niệm ly thân thường được hiểu như là sự tạm dừng chung sống, đặc biệt là về
phương diện "sinh hoạt thầm kín" giữa cặp vợ chổng, do những bất đồng, mâu thuẫn
trong gia đình, mà thường là chưa có sự can thiệp về mặt hành chính, pháp lý từ bên
ngoài, nếu như không có những sự tranh chấp, xung đột thô bạo trong gia đình.
Đôi khi trong thực tế, ngời ta quan niệm ly thân một cách đơn giản, quy rút, tĩnh tại,
chỉ là sự "giãn cách tạm thời chỉ là "chuyện nội bộ" giữa cặp vợ chồng... khiến có thể
chủ quan, mất cảnh giác trước những diễn biến âm ỉ, phức tạp cùng những hậu quả
của nó đối với hạnh phúc gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em. Thực ra khái
niệm ly thân bao hàm một khoảng biến thiên rất rộng lớn trong thời gian, không gian,
trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột và mức độ trầm trọng của xung đột...
Ly thân có thể diễn ra dưới hình thức "hờn dỗi", tạm tách giường ngủ riêng trong vài
ngày rồi lại làm lành với nhau, hoặc dưới hình thức "chiến tranh lạnh" hàng tháng mới
trở lại bình thường, hoặc có thể trường diễn hàng năm:.. Loại ly thân càng kéo dài
càng khó hàn gắn và càng gần đến ly hôn hơn.
Ly thân có thể diễn ra trong những không gian hoàn toàn riêng biệt như tách nhà,
thuê nhà ra ở riêng theo kiểu phương Tây, hoặc vẫn chung sống dới một mái nhà, chỉ
tách buồng hoặc tách giường, theo kiểu "sống chung nhưng ăn ngủ riêng, hoặc "sống
chung, ăn chung nhưng ngủ riêng)... Loại ly thân lâu dài dưới một mái nhà có thể dẫn
đến những hậu quả nặng nề cho quan hệ vợ chồng và cho việc giáo dục con cái hơn cả
ly hôn.
Ly thân có thể xuất phát từ những sự hiểu nhầm, những bất đồng trong quan điểm,
cách sống, những tình huống ghen tuông phản bội, những sự đối xử thô bạo với
nhau.... Những nguyên nhân gắn với sự xúc phạm nặng nề về nhân cách thường đẩy
ly thân đến đích ly hôn nhiều hơn là hàn gắn.
Như vậy, khác với tình huống ly hôn là đã kết thúc trọn vẹn một bi kịch với đầy đủ cơ
sở pháp lý của nó rồi, chỉ còn có giá trị đem lại bài học kinh nghiệm sai lầm cho những
người khác và cho lần kết hôn khác, trong tình huống ly thân, bài học đang được mở
ra và có giá trị ngay tức thì cho những người trong cuộc, vì những bất đồng, xung đột
đang diễn ra theo hai chiều hướng hoàn toàn đối lập nhau: - hoặc tình huống sẽ khá
lên, nhờ hai bên đều có thời gian "giãn cách nhau", "lắng lại" để xem xét, phân tích
những gì đã và đang xảy ra, tìm cách tự điều chỉnh, cứu vãn hạnh phúc; - hoặc tình
32
huống sẽ trở nên ngày càng trầm trọng và tiến gần đến ly hôn. Do vậy những ứng xử
bình tĩnh, sáng suốt, thấu tình đạt lý của những người trong cuộc lúc này sẽ ngay lập
tức quyết định số phận hạnh phúc của họ và của con cái họ.
Để tránh những tổn thất, bi kịch trầm trọng trong quyết định ly thân, các chuyên gia
về hôn nhân gia đình thường khuyến cáo phái nữ về những sai lầm khá phổ biến sau
đây:
1. Phát động ly thân từ những lý do không xác đáng:
Đây là trường hợp của những phụ nữ hay hờn dỗi từ những lý do nhỏ nhặt như từ cách
ứng xử vụng về, những lời bông đùa vô tình của chồng, từ những mối nghi ngờ, ghen
tuông không có bằng chứng gì . . . Có những công trình nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ
khá lớn những phụ nữ xuất thân là con gái út, vốn được cưng chiều từ nhỏ, thường
hay phát động kiểu ly thân này. Cách làm của họ là hờn dỗi rồi ly thân ngắn hạn vài
hôm, chờ chồng khẩn nài làm lành rồi mới thôi. Ở đây tình huống thường không trầm
trọng nhưng có một xu hướng sai lầm khá nguy hiểm cho hạnh phúc gia đình là có
những phụ nữ coi việc ly thân như một hình phạt mỗi khi chồng làm trái ý mình và coi
chuyện "chung chăn gối" là phần thưởng dành cho chống. Hãy dè chừng, bởi đã có
những bài học sai lầm về sự lạm dụng kiểu "ly thân - hờn dỗi" này, vì nó đánh vào giới
hạn cuối cùng của lòng kiên nhẫn và tính tự ái của đàn ông.
2. Ly thân không tuyên bố lý do hoặc "đánh tráo" lý do:
Khác với trường hợp trên, trường hợp này có thể có những lý do trục trặc rõ nét trong
quan hệ vợ chồng, đáng thành vấn đề bàn bạc, nhưng trước tình huống này có những
phụ nữ tỏ thái độ tức giận một cách im lặng và ngay lập tức ly thân không tuyên bố lý
do tại sao. Cũng có một xu hướng khác là có giải thích cho chồng về quyết định ly
thân nhưng lại không nói đúng lý do như nó vốn có, mà tìm cách "đánh tráo" lý do.
Chẳng hạn như, thay cho việc nói thẳng ra rằng "vì anh cư xử như vậy"....hay "vì anh
có những biểu hiện như vậy... mà tôi không hài lòng..." thì người vợ lại nói: "Dạo này
tôi mệt lắm, tôi cần yên tĩnh!"; hay tôi phải ngủ riêng với con để còn gọi nó dậy đi học
buổi sáng!", hoặc thậm chí nói: "nằm cạnh anh, anh hay ngáy to, tôi ngủ không
được"... Nhằm biện minh .. cho những cách ứng xử này, những người trong cuộc
thường lý giải: "không cần nói thì cũng đã rõ", "im lặng cũng là một cách tỏ thái độ",
hoặc làm to chuyện sợ ảnh hưởng đến con cái"....Tuy nhiên, cách ứng xử im lặng hoặc
đánh tráo khái niệm" như vậy lại càng làm cho tình huống trở nên trầm trọng, vì nó
chặn đứng ngay tử đầu con đường đối thoại để làm sáng tỏ vấn đề, khiến ly thân
không đạt đến mục đích như mong muốn. Và ai cũng biết rằng cứ kéo dài cuộc "chiến
tranh lạnh" như vậy thì mức độ bi kịch, tổn thất không đáng có sẽ đi đến đâu (!).
3. "Đóng kịch" trước con cái, giả vở như không có chuyện gì xảy ra:
Đó là trường hợp ly thân giữa những cặp vợ chồng muốn cư xử lịch sự, có văn hoá. Họ
giải quyết rõ ràng vấn đề ly thân, không có gì mập mờ, né tránh giữa hai người, thậm
chí họ cũng thống nhất cả một kế hoạch ly thân dài hạn với qui ước mỗi người có
quyền tự do cá nhân trong quan hệ với người khác giới...chỉ có điều là "tất cả phải
được diễn ra một cách hết sức kín đáo, tế nhị, không để cho trẻ con sớm biết những
chuyện buồn của người lớn...". Và tử dụng ý tốt đẹp đó, họ cùng "ký tắt ' một bản
"hợp đồng dài hạn": luôn luôn tỏ cho con cái thấy là bố mẹ vẫn sống hạnh phúc bên
nhau, không có chuyện gì bất thường xảy ra cả... nhưng "màn kịch giả vờ không ly
thân" do những nhân vật đang phải thực sự ly thân đóng, dù có tài "dàn dựng" đến
mấy cũng không lọt qua được cặp mắt tò mò và nhạy cảm của các khán giả nhỏ tuổi
thường trực trong gia đình. Các công trình nghiên cứu tâm lý trẻ em cho thấy, những
trường hợp bố mẹ đóng kịch như vậy thường làm tăng mức độ rối nhiễu tâm lý của trẻ
trầm trọng lên rất nhiều so với trường hợp bố mẹ cho trẻ biết sự thật một cách đàng
hoàng, cùng giúp cho trẻ giải quyết "mặc cảm tội lỗi" (vì khi bố mẹ có xung đột, trẻ
nhỏ thường nghĩ rằng do chúng mà bố mẹ "không ổn" với nhau), cũng thể hiện tinh
thần trách nhiệm với trẻ một cách cụ thể và thiết thực...
4. Thiếu chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của pháp luật:
Cũng theo lôgíc coi ly thân chỉ là "chuyện nội bộ" của cặp vợ chồng mà phái nữ thường
mắc sai lầm không chủ động dự báo và chuẩn bị giải pháp ứng xử cho những tình
huống gay cấn có thể xẩy ra và rất cần đến sự can thiệp của pháp luật như: sự tranh
chấp về con cái, về tài sản để chuẩn bị cho ly hôn, những hành vi bạo lực... mà họ
thường để cho sự việc xảy ra rồi mới tìm cách giải quyết Thậm chí cũng có những phụ
33
nữ lặng lẽ cam chịu một cách phi lý những sự đối xử thô bạo thường diễn trong thời kỳ
ly thân với lý do là "không muốn để cho người ngoài biết", "không muốn vạch áo cho
người xem lưng"; "cố gắng chịu đựng trong khi chờ đợi vấn đề được sáng tỏ"... Họ
không thấy rằng những cách nghĩ sai lầm như vậy vô hình chung đã tiếp tay cho
những kẻ quen thói giải quyết bất động, xung đột bằng bạo lực. Thực ra trong những
tình huống như vậy, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của pháp luật là hoàn toàn chính
đáng và cần thiết. Nó không chỉ nhằm bảo vệ nhân quyền cho phụ nữ mà còn bảo vệ
quyền của trẻ em được sống và phát triển bình thường trong một bầu không khí gia
đình thuận lợi, không có những xung đột, bạo lực gay gắt giữa bố mẹ....
Và như vậy, một lần nữa chúng ta thấy rằng giải quyết vấn đề ly thân cần một hành
trang ứng xử rất rộng, từ sự kiểm tra lại độ xác đáng của quyết định ly thân, dự báo
diễn biến tình hình, đến những giải pháp tổng hợp trên các phương diện tâm lý, xã
hội, giáo dục và pháp luật.
(Sổ tay Nữ công)
Chứng suy nhược
Sự suy nhược của những đứa trẻ thường rất khó nhận ra. Tại sao chỉ những người lớn mới có
sự sáng suốt nhận ra rằng mình sắp “quỵ” vì mệt mỏi? Những đứa trẻ cũng suy yếu chứ! Sự
suy nhược của trẻ không bộc lộ như của người lớn nên các bậc cha mẹ khó có thể nhận ra
được. Những đứa trẻ suy nhược không quan tâm đến sự động viên hay những trò chơi được
đề nghị cho mình. Chúng có cái nhìn vô hồn, từ chối vui đùa, cười nói. Việc đạt được tư thế
ngồi, tư thế đứng, cũng như việc nói được bị đình trệ lại chậm hơn những đứa trẻ bình
thường.
Có tác giả đã diễn tả một tình trạng suy nhược của trẻ và gọi là “suy nhược nương tựa”. Đứa
trẻ có nhu cầu để phát triển nơi nương tựa vào người mẹ hay người trực tiếp nuôi dưỡng mình
thay thế cho mẹ. Sự suy nhược này có thể gây thương tổn cho những đứa trẻ phải sống xa
mẹ trong lúc mới được 6 – 8 tháng tuổi. Gương mặt của chúng không biểu lộ cảm xúc nào,
chúng nằm ngủ trong tư thế nằm sấp, đập đầu vào song giường hay bứt tóc mình. Người ta
ghi nhận có một sự đình trệ về sự tăng trưởng chiều cao hay trọng lượng của chúng.
Trẻ có thể trở nên buồn bã từ vài tuần trước, khóc rưng rức, mệt mỏi, khép kín, biếng ăn,
không có khả năng tìm được giấc ngủ hoặc lại ngủ triền miên, lo âu, than thở về những cơn
đau đầu hay đau bụng. Chẳng có gì làm cho chúng vui thích, chúng cũng chẳng thèm vui đùa
nữa. Năng lực của chúng có thể dần dần giảm: một số đứa bé không còn biết tự làm vệ sinh,
dọn bàn ăn, chuẩn bị cặp sách của mình, có khi chúng từ chối đi học; những đứa khác còn có
những biểu hiện đặc thù (không an tâm, lo lắng, giận dữ, thô bạo - hoặc ngược lại). Chúng có
thể có những sinh hoạt tự kích thích dục tính của mình lập đi lập lại nhiều lần qua việc mày mò
cơ quan sinh thực. Chúng có thể có những biểu hiện của những cơn tiêu chảy, hắc lào, chàm
hay hen suyễn... là những xáo trộn làm cho tinh thần bị kích động nặng nề thêm. Kết quả học
tập của chúng tất nhiên là tụt hậu và chúng thường than phiền là không thể làm gì được.
Sự suy nhược có thể liên quan với một sự thất vọng (thất bại trong học vấn hay thất vọng
trong tình cảm), một vấn đề sức khoẻ, một sự thay đổi môi trường sống, thay đổi người chăm
sóc, thay đổi trường lớp, sự ly hôn của cha mẹ, sự xa cách, sự suy nhược của người cha hay
người mẹ... Đôi khi không có một lý do thật sự nào được nhận thấy. Đứa trẻ bị suy nhược,
cũng giống như người lớn bỏ mặc, buông xuôi và hững hờ với tất cả những sự giúp đỡ làm
cho tình trạng của chúng càng thêm trầm trọng. Việc trị liệu của chứng suy nhược rất cấp
bách. Công việc điều trị tăng gấp đôi với liệu pháp tâm lý bù trừ với cách điều trị bằng dược
phẩm.
(Tư liệu)
36% trẻ đường phố xuất thân từ gia đình bị phá vỡ
16:17' 26/06/2003 (GMT+7)
34
(VietNamNet) - Đó là con số được công bố tại Hội thảo "Gia đình với việc phát triển nhân
cách của thế hệ trẻ trong xã hội" vừa mới tổ chức tại TP.HCM. Tiến sĩ Phạm Đức Quang
cho biết, kết quả nghiên cứu 70 trẻ đường phố ở Hà Nội, TP.HCM, Thanh Hoá, Hải Phòng,
Ninh Bình của Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em cho thấy có 25 em (36%) xuất thân từ
những gia đình bị phá vỡ.
Các em bỏ nhà ra đi trong trạng thái quyết định đột xuất
do cãi nhau với bố, mẹ, dì ghẻ hoặc bị hắt hủi đánh
đuổi. Các em ra đi đột xuất không có sự chuẩn bị vật
chất nên ban đầu thường nhặt rác, ăn xin, kiếm sống,
sau đó có chút vốn liếng thì đi đánh giày, bán hàng rong.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình
trạng trẻ đường phố bị tiêm nhiễm tệ nạn xã hội, theo
ông Quang là do mặc cảm với số phận, chán ghét cuộc
đời, bị bạn bè rủ rê hay bị các phần tử xấu lợi dụng.
Các nhà khoa học, giáo sư, phó giáo sư đầu ngành của
thành phố đưa ra các biện pháp đối với các tệ nạn xã
hội như trẻ nghiện ngập, bất hạnh. Trong đó gây chú ý
nhất là "liệu pháp can thiệp gia đình" mà bác sĩ Lâm
Xuân Điền - Giám đốc Bệnh viện tâm thần TP.HCM đưa
ra tại hội thảo. Ông Điền cho biết, biện pháp mới này sẽ
can thiệp hệ thống gia đình, coi gia đình như một chức
năng liên kết các thành viên trong xã hội. Lúc này không
đổ tội cho ai mà tác động đến từng thành viên trong gia đìn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tam_ly_tre_em_trong_hoan_canh_kho_khan_1195264848417258_3_438.pdf