Tâm lý học pháp lý

Sự phát triển của khoa học được đánh dấu một mặt bởi việc phân hóa các tri thức khoa học, còn mặt khác là tích hợp, xâm nhập lẫn nhau một số lĩnh vực này vào những lĩnh vực khác. Quá trình này dẫn đến sự tạo thành những lĩnh vực tri thức khoa học mới gắn liền những ngành khoa học đã từng tách rời với nhau.

Dưới góc độ trên, việc hình thành ngành khoa học như tâm lý học pháp lý với tư cách là khâu nối kết giữa tâm lý học và khoa học luật, là một hiện tượng tất yếu.

Tâm lý học pháp lý – ngành khoa học ứng dụng, bao hàm trong mình tâm lý học cũng như luật học. Lĩnh vực tâm lý của những người gắn liền với tố tụng và hoạt động pháp luật có hàng loạt những đặc điểm có tính chất được quy định bởi việc thực hiện tập hợp những chức năng xã hội và pháp luật đa dạng. Tâm lý học pháp lý có nhiệm vụ nghiên cứu đặc điểm hoạt động tâm lý của những người tham gia các quan hệ pháp luật.

Như vậy, đối tượng tâm lý học pháp lý đó là nghiên cứu các hiện tượng, cơ chế, quy luật tâm lý biểu hiện trong lĩnh vực thực hành của luật pháp.

Tâm lý học pháp lý với tư cách là khoa học có những nhiệm vụ nhất định, và có thể chia làm hai loại: chung và cụ thể.

Nhiệm vụ chung của tâm lý học pháp lý là sự kết hợp khoa học các tri thức tâm lý học và luật học, phát hiện bản chất tâm lý của những phạm trù cơ bản của luật pháp.

Có thể coi những nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học pháp lý là nghiên cứu các hướng dẫn thực hiện hiệu quả nhất hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó gồm có:

- Nghiên cứu các cơ sở (điều kiện) tâm lý của các chuẩn mực pháp luật.

- Nghiên cứu tâm lý nhân cách tội phạm, vạch ra những động cơ của hành động phạm tội, đặc điểm động cơ hành động các dạng phạm tội khác nhau.

- Nghiên cứu cơ sở tâm lý xã hội của việc phòng ngừa tội phạm.

- Nghiên cứu các quy luật tâm lý của các dạng hoạt động bảo vệ pháp luật khác nhau (của điều tra viên, công tố viên, luật sư, thẩm phán).

- Nghiên cứu các quy luật tâm lý hoạt động của các cơ sở cải tạo với mục đích soạn ra hệ thống các biện pháp cải tạo và giáo dục phạm nhân.

- Đưa ra các hướng dẫn về việc hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, về việc định hướng nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp, tham vấn nghề nghiệp những người có nguyện vọng làm việc trong các cơ quan này.

 

doc210 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tâm lý học pháp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng nghề nghiệp của Thẩm phán đó là ý thức luật pháp. Đặc trưng của sự thể hiện ý thức luật pháp chuyên nghiệp của Thẩm phán đó là việc luôn xem xét các kết luận của mình về vụ án trong quan hệ với ý thức pháp luật của mình, xác định trong trường hợp này, sự đánh giá cá nhân của mình về các tình tiết cụ thể của vụ án và quyết định của mình có tương ứng với các yêu cầu của luật pháp hay không. Các phẩm chất đạo đức đóng vai trò quan trọng trong khuynh hướng nghề nghiệp của cá nhân Thẩm phán, trong sự lựa chọn hành vi của Thẩm phán. Ý nghĩa của phẩm chất đạo đức của Thẩm phán thể hiện ở việc các phẩm chất này loại trừ tính chủ quan trong khi ra quyết định về vụ án, bảo đảm sự hình thành nội dung tri thức về các tình tiết vụ án tương ứng với các yêu cầu của luật pháp. Phẩm chất xuyên suốt của Thẩm phán bảo đảm tính khách quan và toàn diện trong nghiên cứu về các tình tiết vụ án hình sự cho việc đưa ra một bản án hợp pháp và có cơ sở - đó là tính trung thực, công bằng, nguyên tắc và khách quan. Tính khách quan được thể hiện trong thái độ không thiên vị đối với công việc và con người, ngược lại với phẩm chất này đó là thái độ thành kiến, định kiến, đó là những phẩm chất đặc biệt đối lập với nghề Thẩm phán và mỗi Thẩm phán nhất thiết phải loại bỏ chúng. Người Thẩm phán khi xem xét vụ án hình sự không phụ thuộc vào việc đánh giá cá nhân về bị cáo, người bị hại, cần phải thực hiện yêu cầu của luật pháp về nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ với các tình tiết của hành vi phạm tội đã gây ra và trên cơ sở đó đi tới quyết định về việc có tội hay không có tội của bị cáo, thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp này không cho phép các phẩm chất tâm lý tiêu cực đôi lúc xuất hiện trong hoạt động nghề nghiệp như thái độ thành kiến đối với bị cáo, đối với nhân cách của bị cáo và đối với phương thức thực hiện hành vi phạm tội. Tính thành kiến trong quan hệ của Thẩm phán đối với nhân cách bị cáo, lời khai của bị cáo và đối với toàn bộ các chứng cứ thu thập được sẽ dẫn tới tính phiến diện trong đánh giá của Thẩm phán, định kiến của Thẩm phán làm cho sự chú ý của Thẩm phán chỉ hướng tới các sự kiện tương ứng ở mức độ nhất định với ý kiến đã có sẵn. Định kiến kéo theo các sai lầm không chỉ trong quá trình nghiên cứu các tình tiết thực tế của vụ án mà còn trong việc phân loại về mặt pháp lý hành vi đã được thực hiện trong việc lựa chọn mức độ trừng phạt. Tính không khách quan của Thẩm phán có thể thể hiện ở việc quá tin vào điều tra viên, nhất là điều tra viên đã có những phẩm chất công việc lành nghề. Điều này rõ ràng là đã loại bỏ thái độ phê phán đối với tài liệu điều tra, bởi vì Thẩm phán tin tưởng vững chắc rằng cán bộ điều tra đã đưa ra và kiểm tra tất cả các giả thuyết. Thái độ đối với tài liệu điều tra này thường dẫn đến việc xem xét không đầy đủ vụ án và dẫn tới việc dùng niềm tin của điều tra viên để tạo ra niềm tin của Thẩm phán về sự có tội của bị cáo. Ngoài ra, khi có niềm tin như vậy đối với cán bộ điều tra, Thẩm phán thường không kiểm tra các tuyên bố của bị cáo về việc vi phạm các yêu cầu của luật pháp trong quá trình điều tra. Trong những phẩm chất cá nhân cần thiết đối với Thẩm phán cần phải để ý đến tính kiên nhẫn, khiêm tốn, chính chắn, tôn trọng luật pháp, kiến thức cuộc sống, sự uyên bác, trình độ văn hóa cao, tính người. Những phẩm chất này cũng như các phẩm chất vừa kể trên là những gì có tính quyết định trong cấu trúc nhân cách của Thẩm phán. Chúng không chỉ quyết định sự thực hiện thành công trách nhiệm của Thẩm phán và giải quyết mỗi vụ án hình sự tương ứng với các yêu cầu của luật pháp mà còn thúc đẩy sự hình thành quan điểm của Thẩm phán tránh khỏi các tác động bên ngoài. Đặc trưng của hoạt động giao tiếp trong toà đã dẫn tới việc tạo ra cho Thẩm phán các phẩm chất truyền thông đặc biệt. Hành động, diện mạo của Thẩm phán cần phải tạo ra sự tôn trọng của mọi người đối với mình, để sao cho tất cả mọi người tham dự có niềm tin về quyền lực, khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp – liên quan số phận con người. Phẩm chất quan trọng nhất trong các tính chất truyền thông của cá nhân Thẩm phán đó không phải là khuynh hướng trở nên dễ chịu trong giao tiếp (nụ cười hiền lành, cái nhìn nhân hậu, thông cảm) mà là kỹ năng thông qua bộ dạng của mình thể hiện khả năng và ước muốn làm rõ đến cùng tất cả các tình tiết của vụ án, mức độ tập trung của sự nỗ lực về mặt ý chí cũng như trong tư duy. Chính điều này đã tạo ra thái độ tôn trọng đối với Thẩm phán và đối với xét xử tư pháp nói chung và là động lực thúc đẩy tất cả mọi người tham dự quá trình trình bày một cách chi tiết về các sự kiện, và sự đánh giá và quan niệm của mình về những sự kiện đó. Trong các phẩm chất truyền thông của Thẩm phán không được có điệu bộ chân tay quá mức, thái độ nổi nóng, thô bạo, giễu cợt, dạy đời. Hoạt động của xét xử luôn tràn đầy xúc cảm, chủ yếu là xúc cảm tiêu cực. Thẩm phán không phải là người máy, có thái độ thờ ơ đối với cái ác. Tội ác đặc biệt là tội ác nghiêm trọng luôn gây cho con người tình cảm phẫn nộ và khinh bỉ. Nhưng Thẩm phán với tư cách là một người hoạt động chuyên nghiệp không được biểu lộ ra bên ngoài những tình cảm tương tự. Mặc dù bên trong đầy xúc cảm nhưng bên ngoài trong khi xem xét về các sự kiện, tình tiết thì cần phải biểu lộ thản nhiên, chỉ với kiểu hành động này của Thẩm phán mới bảo đảm được việc xác định chân lý khách quan trong vụ án và tác động giáo dục của quá trình xét xử. Kỹ năng điều khiển tình cảm của mình đòi hỏi ở Thẩm phán các phẩm chất ý chí như bình tĩnh, lạnh lùng, tự kiềm chế. Ngoài ra, trong khi xem xét vụ án cũng đòi hỏi Thẩm phán thể hiện các phẩm chất ý chí như: tính kiên quyết, tự tin – đó là những phẩm chất cần thiết để vượt qua mọi nghi ngờ dao động, bảo đảm việc thực hiện rõ ràng hoạt động thiết kế và để làm sao trong mỗi trường hợp cụ thể không phụ thuộc vào mức độ của tình huống, luôn có được sự giải quyết đúng đắn và đưa ra lời tuyên án có cơ sở. Hoạt động của Thẩm phán ở mức độ nhất định luôn có những yếu tố đặc biệt phức tạp như hạn chế về mặt thời gian, thực hiện hoạt động trong điều kiện nhiễu thông tin, sự cần thiết trong thời gian ngắn tham dự vào hoạt động điều khiển xét xử; tính trách nhiệm cao trong khi ra quyết định và tuyên án (ví dụ tuyên án tử hình). Tất cả những điều này đòi hỏi ở Thẩm phán các phẩm chất tâm sinh lý: ổn định xúc cảm, năng lực làm việc bền, “ổn định đối với nhiễu”, định hướng nhanh, nhanh nhẹn, có những phâm chất của chú ý (độ ổn định của chú ý, phân bố chú ý, chuyển chú ý). Như thực tiễn cho thấy trong quá trình hoạt động chuyên nghiệp của mình, ở Thẩm phán có thể xuất hiện các phẩm chất cá nhân có ảnh hưởng xấu đến kết quả công việc. Các phẩm chất xấu này chứng tỏ sự biến dạng nghề nghiệp, trước tiên đó là không tin tưởng con người, đa nghi, vô trách nhiệm, thô bạo, quá tự tin, nóng nảy. Các nét xấu của tính cách kể trên là chống chỉ định đối với nghề của Thẩm phán, chúng thể hiện ở trong khuôn mẫu hành vi bảo thủ và là một trong những kiểu biểu hiện khái quát của sự biến dạng nghề nghiệp, do trình độ tư tưởng chính trị thấp, trình độ văn hóavà đạo đức thấp, cũng như do hạn chế về tri thức nghề nghiệp mà các phán đoán và khuôn mẫu đã tác động đến mức độ phù hợp trong các đánh giá của Thẩm phán, cản trở nhận thức đúng đắn thông tin chứng cứ, ảnh hưởng đến tính khách quan quan điểm của Thẩm phán và tạo ra tính chủ quan ở các kết luận. Khuôn mẫu bảo thủ về phương diện tâm lý thể hiện ở việc Thẩm phán có ý kiến về tính đúng đắn vô điều kiện chỉ có ở những đánh giá của mình, và không muốn so sánh quyết định của mình với tình huống cụ thể có xảy ra trong vụ án. Khuôn mẫu bảo thủ trong hoạt động nhận thức thay thế những lập luận bằng võ đoán và chỗ trống trong hệ thống chứng cứ thì bù đắp bằng kinh nghiệm đã qua. Nói cách khác, khuôn mẫu bảo thủ đã làm hạn chế chức năng phân tích và tìm kiếm trong khi ra quyết định. Đối lập với ảnh hưởng của khuôn mẫu bảo thủ trong quá trình tuyên án và nghiên cứu vụ án đó là các nhân tố như sự tham dự của các hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử, việc tuyên án tập thể CHƯƠNG II: TÂM LÝ THẨM VẤN Ở TOÀ §1. CÁC ĐẶC ĐIỂM XÉT HỎI TẠI PHIÊN TOÀ Thẩm vấn ở toà có đặc điểm khác với thẩm vấn ở quá trình điều tra. Có 3 dạng khác nhau của thẩm vấn tại phiên toà: loại chính, loại hỏi cung chéo và thẩm vấn theo kiểu đan xen. Bản chất của loại chính thể hiện ở chỗ thông thường tại toà tất cả các thành viên sẽ tiến hành thẩm vấn một người nhất định (bị cáo, người bị hại, nhân chứng, giám định viên). Trong quá trình thẩm vấn này, Thẩm phán và các thành viên sẽ làm rõ các tình tiết mà họ quan tâm. Trình tự tiến hành thẩm vấn được luật tố tụng hình sự qui định mà theo đó Thẩm phán được thực hiện thẩm vấn đầu tiên, sau đó đến các thành viên khác. Thẩm phán có quyền đưa ra câu hỏi bất kì lúc nào. Loại thẩm vấn này cho phép xác định đầy đủ và toàn diện những gì là quan trọng đối với xét xử. Dạng thứ hai của thẩm vấn tại toà là thẩm vấn chéo. Ở đây các thành viên có thể thay nhau đặt câu hỏi cùng về một tình tiết với mục tiêu là kiểm tra, hoặc làm chính xác, hoặc bổ sung lời khai. Khi sử dụng phương pháp thẩm vấn chéo, Thẩm phán và các người khác có thể nghiên cứu các tình tiết trong vụ án, bổ sung những khiếm khuyết trong lời khai, kiểm tra lại chúng hoặc cụ thể hóa những điểm chưa rõ trong lời khai. Thẩm vấn chéo khác với thẩm vấn bình thường, cho phép phát hiện những mâu thuẫn trong lời khai, làm rõ các chi tiết và vạch trần những lời khai man. Nó đặc biệt hiệu quả trong tất cả các trường hợp khi mà lời khai có mâu thuẫn bên trong, không chính xác, khi có sự nghi vấn về tính đúng đắn và thành thực trong lời khai. Thẩm vấn chéo chỉ được phép tiến hành sau khi người được thẩm vấn đã kể toàn bộ những gì mình biết về vụ án, nhờ đó cho phép hình dung đầy đủ các sự kiện cần phải làm rõ. Ngoài ra loại thẩm vấn chéo được tiến hành trong khuôn khổ của một chủ đề, tức là các tình tiết mà người bị thẩm vấn đã trình bày trong thẩm vấn chính. Trình tự của thẩm vấn chéo được xác định bởi luật tố tụng hình sự, trong đó chủ toạ cần làm sao để các câu hỏi được đặt ra một cách có trình tự, cụ thể, rõ ràng; thường các câu hỏi do công tố viên đưa ra trước, sau đó đến người bào chữa, và những người khác. Loại thẩm vấn đan xen: khi thẩm vấn một người thì đồng thời đặt ra câu hỏi cho những người khác, mục tiêu của loại này là khẳng định hoặc phủ nhận bằng lời khai của những người khác, nó có thể được tiến hành cùng với thẩm vấn bị cáo, người bị hại, nhân chứngKhi thẩm vấn bị cáo thì đồng thời đặt câu hỏi với nhân chứng, người bị hại hoặc ngược lại. Theo luật tố tụng hình sự thì thẩm vấn đan xen phải được thực hiện sau thẩm vấn chính, trong khi thẩm vấn đan xen thì các câu hỏi được đặt ra bất kì lúc nào và đối với bất kì ai đã từng được thẩm vấn. Tại toà tiến hành hai loại thẩm vấn mà giống như ở quá trình điều tra, thẩm vấn bổ sung thể hiện ở chỗ: các thành viên và Thẩm phán làm rõ các tình tiết đã bị bỏ sót trong thẩm vấn chính, hoặc là làm rõ các sự kiện mà các nhân chứng hoặc là người khác đã đưa ra các lời khai khác với lời khai của người đang tiến hành thẩm vấn bổ sung. Bởi vì mục tiêu của loại thẩm vấn này tương đối cụ thể cho nên không nên biến thẩm vấn bổ sung thành thẩm vấn chính mới về tất cả các tình tiết của vụ án, ở đây chỉ cần làm rõ một vài điểm cần thiết. Thẩm vấn bổ sung chỉ có hiệu quả trong trường hợp nếu như bị cáo phủ nhận tội của mình hoặc là nhân chứng và người bị hại đưa ra những lời khai mâu thuẫn với nhau. Thẩm vấn lại: được tiến hành trong trường hợp sau khi thẩm vấn chính và sau khi nghiên cứu các chứng cứ khác đã xuất hiện nghi vấn về các lời khai hoặc là cần phải làm chính xác. Ví dụ thẩm vấn một nhân chứng thì toà xác định là như vậy nhưng nhân chứng khác lại đưa ra lời khai khác, trong trường hợp này toà có quyền hỏi lại nhân chứng trước. Việc sử dụng các chiến thuật thẩm vấn mà tâm lý học tư pháp đã tổng kết đã cho phép tiến hành thành công một trong các loại thẩm vấn kể trên. Hiệu quả nhất trong các chiến thuật - đó là các biện pháp đối chiếu, làm chính xác, cụ thể hóa , kiểm tra, nhớ lại, hình ảnh cụ thể. So sánh (đối chiếu): chiến thuật thực hiện để so sánh mâu thuẫn trong lời khai, hoặc những lời khai mâu thuẫn với các chứng cứ. Hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn đúng đắn các sự kiện cần so sánh. Thứ nhất chúng cần thực sự mâu thuẫn với lời khai, thứ hai là không gây ra sự hoài nghi về tính đúng đắn của nó, trong thực tiễn xét xử, thường những sự so sánh này tiến hành trong thẩm vấn để tỏ rõ các chứng cứ vạch trần sự dối trá. Làm chính xác – người hỏi làm rõ các chi tiết liên quan tới các tình huống cụ thể - thời gian, địa điểm thực hiện và thứ tự các hành động . Cụ thể hóa bằng cách đặt các câu hỏi cho phép phân tách những lời khai chung và không cụ thể thành từng giai đoạn và sự kiện riêng biệt, từ đó nghiên cứu sâu hơn về chúng. Kiểm tra- đặt câu hỏi không có quan hệ trực tiếp với chủ đề của thẩm vấn nhưng cho phép nhận được các thông tin để kiểm tra tính đúng đắn của lời khai về các sự kiện riêng lẻ. Câu hỏi kiểm tra hướng đến việc xác định rõ các tình tiết đi cùng với sự kiện nào đó nhưng qua câu trả lời của họ thì toà có thể xác định được độ xác thực và giá trị của lời khai nói chung. Gợi nhớ - là biện pháp được thực hện tại toà thông qua các câu hỏi giúp người bị thẩm vấn nhớ lại các sự kiên mà họ đã quên, ví dụ khi xác định thứ tự một loại hoạt động nhất định, người hỏi có thể làm sống lại các mối liên tưởng ở nhân chứng hoặc người bị hại, gợi nhớ cho họ về một trong những yếu tố gắn liền với sự kiện này. Những gợi nhớ về các thời điểm của sự kiện không được biến thành những câu hỏi gợi ý. Hình ảnh cụ thể - đó là biện pháp dựa trên phân tích tâm lý về các liên tưởng xuất hiện khi đưa cho người bị thẩm vấn vấn hình ảnh cụ thể. Việc sử dụng những hình ảnh cụ thể này chỉ có lợi khi chúng đưa ra hàng loạt các vật khác nhau và cũng loại bỏ tác động ám thị đối với con người. § 2. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ THẨM VẤN BỊ CÁO Đặc điểm của thẩm vấn bị cáo có nhiều khác biệt với thẩm vấn bị can – là do các đặc điểm tâm lý của bị cáo. Những đặc điểm này chịu ảnh hưởng của việc sắp kết thúc vụ án, bởi tính công khai của thẩm vấn, bởi sự hiện diện của những chứng cứ xác đáng, bởi việc bị can được làm quen với tất cả các tài liệu của điều tra mà sẽ được kiểm tra tại phiên toà trước mặt bị cáo, bởi việc chuẩn bị bào chữa đối với vụ án. Tác động của các yếu tố này rất đa dạng, đôi khi mâu thuẫn nhau. Tâm lý hành động của bị cáo chịu ảnh hưởng của các trạng thái tâm lý tiêu cực thường xuyên xuất hiện – stress và “cùng quẫn”. Conhi đã mô tả rõ nét sự kết hợp các trạng thái mà bị cáo cảm nhận: “đừng quên rằng bị cáo không bao giờ có trạng thái yên ổn, sự hồi hộp tự nhiên sau chuỗi ngày tháng chờ đợi nặng nề, đôi lúc trong cảnh bị giam một mình, nỗi sợ trước bản án, xấu hổ trước bản thân và người thân, và cảm giác khó chịu khi bị “phơi bày” trước cặp mắt lạnh lùng và tò mò của đám đông, trạng thái này sẽ ảnh hưởng, đè nén hoặc là kích động một cách bệnh hoạn đến các bị cáo khi ngồi trước toà”. Hành vi bị cáo tại toà có sự chuẩn bị tương đối đầy đủ, trong quá trình điều tra thì bị cáo đã có sự chuẩn bị để nhận thức về các đặc điểm của quá trình tố tụng xét xử tư pháp, nhưng yếu tố luôn có tác động mạnh mẽ đối với bị cáo là sự hiện diện của nhiều người tại phòng xử án và bản thân quá trình xét xử. Hành động của bị can khi ngồi đối mặt với điều tra viên khác với khi ở phiên toà có sự hiện diện của công chúng, từ đó có thể gò bó, làm tê liệt hành động hoặc là làm cho bị cáo trở nên láu xược để che giấu nỗi sợ của mình. Cử toạ đôi lúc gây áp lực đối với bị cáo, còn trong trường hợp khác có thể giúp đỡ bị cáo nếu như bị cáo cảm thấy cử toạ có thái độ thông cảm với mình. Nếu như có những người cùng chí hướng thì bị cáo sẽ thấy tự tin hơn. Bị cáo cũng được thêm tự tin nhất định khi có sự tham dự của luật sư bào chữa, mà luật sư này đã giúp bị cáo trong việc xác định và lựa chọn quan điểm bào chữa, cũng như dự đoán trước khả năng xấu có thể xuất hiện trong quá trình xét xử, và điều này đem lại sự trấn an nhất định cho bị cáo trước khi bị thẩm vấn tại phiên toà. Thẩm vấn bị cáo là một trong những phương tiện để toà xác định các tình tiết của vụ án. Cùng với đó thẩm vấn bị cáo và việc bị cáo đưa ra lời khai có liên quan tới lời buộc tội đó chính là phương tiện quan trong nhất để bảo vệ lợi ích của bị cáo. Khi sử dụng quyền đưa ra lời khai tại phiên toà, bị cáo xuất phát từ quan điểm mà mình đã lựa chọn có thể đưa ra những lời khai đúng, hỗ trợ toà xác định các tình tiết chân lý của sự kiện, nhưng bị cáo cũng có thể bằng cách đưa ra những lời khai man cản trở hoặc làm khó việc làm rõ các tình tiết này. Việc có được những lời khai thành thực đã giảm bớt sự nỗ lực của Thẩm phán tìm kiếm chân lý, từ đây dễ hiểu rằng Thẩm phán luôn có khuynh hướng nhận được từ bị cáo những lời khai mà có vẻ chứa đựng những thông tin thật về vấn đề mà Thẩm phán quan tâm. Bị cáo đã bị thẩm vấn về những vấn đề liên quan tới lời buộc tội đối với bị cáo. Đối với Thẩm phán điều quan trọng không phải là nhắc lại những lời khai mà bị cáo đưa ra ở giai đoạn điều tra. Lời khai đưa ra đối với điều tra viên có thể đó là thành thật hoặc cũng có thể không phải như vậy, do đó không được ép bị cáo khẳng định những lời khai trong quá trình điều tra. Điều quan trọng không phải là bị cáo khẳng định những lời khai đã đưa ra ở giai đoạn điều tra mà là việc bị cáo đưa ra những lời khai thành thực tại phiên toà. Độ đúng đắn của những lời khai được xác định không phải bởi sự tương ứng với những lời khai ở giai đoạn điều tra mà là tương ứng với các tình tiết của vụ án, chân lý khách quan. Nếu như trong quá trình thẩm vấn, Thẩm phán cho rằng bị cáo sẽ chủ ý đưa ra những lời khai man thì Thẩm phán cần phải có những tác động tâm lý cần thiết đến bị cáo để có những lời khai thành thật. Trong các điều kiện của thẩm vấn tại phiên toà, tác động tâm lý của Thẩm phán đến bị cáo có thể được tiến hành khi có những điều kiện tương ứng. Một trong những điều kiện này đó là xác lập mối quan hệ tâm lý giữa Thẩm phán và bị cáo. Việc xác lập quan hệ này trong điều kiện phiên toà có những khó khăn nhất định. Nhiều biện pháp mà cán bộ điều tra sử dụng để xác lập mối quan hệ tâm lý với bị can không thể thực hiện ở đây. Trong điều kiện của một quá trình xét xử có tính mở và công khai thì bản thân khung cảnh phiên toà, cần phải làm sao để bị cáo và những người khác luôn sẵn sàng giúp đỡ trong việc xác định chân lý. Việc xây dựng bầu không khí xét xử như vậy phần lớn phụ thuộc vào Thẩm phán mà trước tiên là chủ tọa. Việc tiến hành quá trình xét xử trên cơ sở khách quan, không có dấu hiệu thành kiến chống hoặc bênh bị cáo và giải quyết đúng đắn các đơn khiếu nại của bị cáo và luật sư, có những hành động khéo léo của các Thẩm phán .Tất cả những cái này tạo ra bầu không khí tâm lý thuận lợi cho bị cáo cũng như những người bị thẩm vấn khác cung cấp lời khai thành thực. Phương pháp tiếp cận cá biệt cũng thúc đẩy sự hình thành mối quan hệ tâm lý với bị cáo. Ngay từ khi chuẩn bị thẩm vấn cần phải có được các thông tin về các nét tính cách, thói quen, xu hướng của bị cáo, vai trò của bi cáo trong quá trình thực hiện gây án, sử dụng tất cả những điều này trong khi thẩm vấn có thể giúp chúng ta thu được những lời khai chính xác và thành thực. Phần lớn các bị cáo là những người lần đầu tiên thực hiện hành vi phạm tội, vì vậy cần phải giải thích cho họ biết rằng những lời khai thành khẩn của họ sẽ giúp toà có được quan niệm đúng đắn về vai trò của họ trong việc thực hiện hành động phạm tội. Thẩm phán cần phải sử dụng tất cả các phẩm chất tích cực của bị cáo để thức tỉnh trong bị cáo thái độ hối hận. Để tạo ra sự tin cậy của bị cáo đối với Thẩm phán, với công tố viên cần phải xác định không chỉ những nét tiêu cực trong tiểu sử của bị cáo (số lần đi tù, bị bắt) mà còn cả những điểm tích cực như bằng khen, huân chương. Hiệu quả của thẩm vấn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa kiểm sát viên - công tố với người bào chữa. Trong quá trình thẩm vấn bị cáo, công tố viên và người bào chữa không được thể hiện những quan hệ đối với nhau bằng các tuyên bố và lời nói thiếu tế nhị. Lời khai của bị cáo có thể không thỏa mãn công tố viên hoặc là người bào chữa, nhưng điều đó không cho phép họ có thái độ nóng nảy, bực bội. Trong khi thực hiện lãnh đạo thẩm vấn chủ toạ cần phải theo dõi làm sao để những người tham dự đưa ra câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn có liên quan tới công việc đối với bị cáo. Chủ toạ cần phải ngăn chặn nếu ai đó đưa ra cho bị cáo những câu hỏi có tính chất gợi ý. Trong quá trình thẩm vấn không được có thái độ thiên kiến với bị cáo, không được thể hiện thái độ khó chịu của mình đối với lời khai của bị cáo, thể hiện thái độ coi thường những tuyên bố của bi cáo. Thông thường điều này sẽ dẫn tới việc phức tạp hóa quá trình thẩm vấn, bị cáo tin rằng những lời giải thích của mình là không có tác dụng và có thể sẽ từ chối không đưa ra lời khai.Trong quá trình thẩm vấn tại toà có nhiều biện pháp được sử dụng, tính chất và nội dung của chúng thì phụ thuộc vào lập trường mà bị cáo lựa chọn. Rõ ràng là các thủ pháp thẩm vấn bị cáo, công nhận hoặc là phủ nhận tội của mình, bị cáo ở giai đoạn điều tra thì công nhận mình có tội, còn ở toà thì lại phủ nhận – các thủ pháp sẽ phải hoàn toàn khác nhau. Mô hình chiến thuật chung của thẩm vấn bị cáo có thể hình dung như sau: Từ các sự kiện trung tính tới các tình tiết chủ yếu của vụ án. Thẩm vấn từ các sự kiện trung lập cho phép xây dựng mối liên hệ với bị cáo, làm cho việc thẩm vấn về các tình tiết chủ yếu của vụ án trở nên dễ dàng hơn. Đôi khi có thể sử dụng các câu trung gian, chủ yếu xen kẽ nhau, điều này sẽ giảm bớt sự căng thẳng trong thẩm vấn. Đối với thẩm vấn bị cáo công nhận mình có tội thì nên lựa chọn các biện pháp chiến thuật bảo đảm việc xem xét khách quan toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ án. Mặc dù bị cáo đã nhận tội của mình và có thể là mong muốn được giảm nhẹ, song vẫn cần phải tiến hành thẩm vấn sao cho có thể xác định chi tiết các tình tiết phạm tội, động cơ và những người cùng tham dự. Việc làm rõ những điều này là cần thiết để kiểm tra bị cáo thông qua các chứng cứ khác cũng như để xác định có phải là có yếu tố tự vu cho mình hay không. Chi tiết hóa lời khai, nhận tối đa các thông tin thực tế - đó là những nét đặc trưng của thẩm vấn bị cáo nhận mình có tội. Khi thẩm vấn bị cáo nhận mình có tội cần phải xác định nguyên nhân thực hiện hành vi phạm tội, các hoàn cảnh, tình tiết mà bị cáo sử dụng để thực hiện. Qua đây cho phép xác định điều kiện của sự hình thành ý đồ phạm tội cũng như tâm lý của bị cáo. Các biện pháp chiến thuật thẩm vấn bị cáo không nhận mình có tội cần phải hướng tới việc làm rõ và so sánh các sự kiện khác nhau trong lời khai của bị cáo mà những cái này tổng hợp lại cùng với những chứng cứ khác sẽ thuyết phục toà về việc bị cáo có tội hay không . Khi thẩm vấn những bị cáo này cần phải chi tiết hóa, làm chính xác lời khai của bị cáo và so sánh chúng với những chứng cứ khác (xác thực, tránh so sánh với những chứng cứ còn mang tính giả định). Thông thường thẩm vấn bị cáo hay được tiến hành dưới hình thức thẩm vấn chéo. Tâm lý bị cáo trong trường hợp này thường chịu sự căng thẳng mạnh mẽ đặc biệt. Bị cáo rất chú ý đến hành động của toà, luôn cố xác định xem lời khai của mình có thuyết phục toà hay không, hoặc là dự tính của bị cáo tiếp tục nói dối đã không còn giá trị nữa nếu như bản thân bị cáo cảm thấy những giải thích của mình đã bị lung lay và mâu thuẫn thì bị cáo sẽ cố đoán xem toà có thể tiếp nhận như thế nào đối với sự thay đổi trong lời khai của mình, sẽ có những hậu quả nào. Không ít trường hợp bị cáo sẵn sàng thay đổi những lời khai man trước kia của mình (một phần hoặc là tất cả lời khai ), nếu như điều này gặp được sự thông cảm của toà và được toà xét tới khi xác định tương lai của bị cáo. Một biện pháp chiến thuật có hiệu quả đối với bị cáo không nhận tội của mình đó là thẩm vấn bi cáo trong khi xem xét từng tình tiết riêng lẻ của vụ án. Biện pháp này cho phép hỏi tương đối cặn kẽ bị cáo và so sánh lời khai của bị cáo với các tình tiết đã được xem xét của vụ án. Để có được những lời khai thành thật người hỏi cần phải khêu gợi các phẩm chất tích cực của bị cáo. Những Thẩm phán có kinh nghiệm khi làm việc với bị cáo thường hay nhận xét về việc trong quá khứ bị cáo lao động tốt, có tiếng là người dũng cảm, thành thật, trung thựcvà bây giờ bị cáo vẫn còn có cơ hội để sửa chữa. Thái độ này có thể làm cho bị cáo ngừng ngoan cố không nhận tội và sẽ kể cho toà nghe sự thật. Với thái độ của mình toà cần phải tỏ rõ cho bị cáo biết rằng toà không có định kiến và nhất là sự thù địch đối với bị cáo và luôn muốn giúp bị cáo sửa chữa và xét tới những công lao trước kia của bị cáo. Chiến thuật thẩm vấn bị cáo đã từng nhận tội trong lúc bị điều tra, còn ở phiên toà lại phủ nhận, có đặc điểm nhất định. Trong trường hợp này trước tiên cần làm rõ nguyên nhân thay đổi lời khai và xác định sự thay đổi đó cụ thể ở điểm nào. Khi không biết được nguyên nhân thực sự của việc thay đổi lời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsach_tam_ly_phap_ly_thay_chung_3134.doc
Tài liệu liên quan