Nhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận
thức, tình cảm, hành động). Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là
phản ánh sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
Các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan vô cùng phong phú và
đa dạng: - Có những svht hiện hình cụ thể bằng trực quan mà nhận biết được (
nghe, ngửi, nhìn ).
72 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tâm lý học - Phần II: Hoạt động nhận thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì thường có hịên
tượng di chuyển tình cảm từ đối tượng này sang đối tượng khác có lien quan đến
đối tượng đã gây nên tình cảm trước đó.
Ví dụ: “Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”
“Giận cá chém thớt”
“Vơ đũa cả nắm”
e. Quy luật lây lan:
Tình cảm của con người có lây truyền từ người này sang người khác. Nền
tảng của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm của con người.
129
Ví dụ: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”
Tình cảm tập thể được hình thành trên quy luật này.
g. Quy luật hình thành tình cảm:
Tình cảm được hình thành trên cơ sở những xúc cảm đồng loại. Chúng
được lặp đi lặp lại nhiều lần, được tổng hợp hoá, động hình hoá, khái quát hoá
tạo nên một chất lượng mới đó là tình cảm.
Ví dụ: “Năng mưa thì giếng năng đầy
Anh năng đi lại thì mẹ thầy năng thương”
Tình cảm được hình thành trở thành động hình bền vững khó mất đi:
“Từ ngày ta bén duyên nhau
Như áo phải dầu gột cũng chẳng phai”
Đố anh chừa được rượu tăm
Chừa ăn thuốc chín, chừa nằm chung hơi
Rượu tăm anh đã chừa rồi
Thuốc chín chừa, đoạn chung hơi không chừa”
Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm, nhưng khi đã được hình
thành thì tình cảm được thể hiện thông qua các xúc cảm đa dạng và chi phối các
xúc cảm.
B. Mặt ý chí của nhân cách:
1. ý chí là gì?
a. Định nghĩa:
ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những
hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
Năng lực này không phải tự nhiên mà có, không phải ở mọi người như
nhau. ý chí là một thuộc tính tâm lí của nhân cách.
Ví dụ: Đe mot xen- nhà hùng biện Hy Lạp cổ, lúc đầu là một người nói
ngọng quyết tâm luyện tập, ông đã đứng trước biển luyên tạp trong một thời
gian dài và đã thành công- trở thành nổi tiếng trong lĩnh vực mà ban đầu ông bị
hạn chế.
- Là một hiện tượng tâm lí, ý chí cũng phản ánh hiện thực khách quan: ý
chí phản ánh mục đích của hành động, múc đích này do điều kiện khách quan
quy định.
- Là mặt năng động của ý thức, ý chí là hình thức tâm lý điều chỉnh hành
vi tích cực nhất ở con người vì trong ý chí thể hiện cả trí tuệ lẫn tình cảm đạo
đức.
- ý chí biến đổi tuỳ theo điều kiện LS - XH, tuỳ theo những điều kiện vật
chất của xã hội.
130
Ví dụ: Trong những năm kháng chiến ý chí của chúng ta được thể hiện:
“Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, chúng ta cũng quyết tâm đánh thắng
giặc Mỹ”; “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa nhưng
chúng ta nhất định thắng lợi”
Ngay nay ý chí của con người thể hiện trong học tập công tác của cá nhân
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng ...
- Giai cấp khác nhau thể hiện xu hướng ý chí khác nhau
- Giá trị của ý chí không phải ở chỗ ý chí đó mạnh hay yếu mà ở chỗ ý chí
đó được hướng vào cái gì? Cho nên phải phân biệt cường độ (mức độ) ý chí với
nội dung đạo đức của ý chí
Ví dụ:Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyết tâm con cao hơn núi (cường độ)
Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù (Nội dung đạo đức của
ý chí)
Những kẻ làm ăn phi pháp cũng băng rừng lội suối vất vả gian nan, cũng
thể hiện ý chí cao nhưng không có giá trị vì hành động thể hiện ý chí của chúng
mang nội dung phi đạo đức.
Vì vậy phải giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh như vậy mới có thể
có những biến chuyển to lớn, những sức mạnh lớn lao thôi thúc các em hành
động có đạo đức.
b. Những phẩm chất của ý chí
- Tính mục đích của ý chí: Đây là phẩm chất quan trọng của ý chí, là khả
năng con người biết đề ra cho hoạt động và cuộc sống của mình những mục đích
gần, mục đích xa, mục đích bộ phận, mục đích tổng thể, điều chỉnh hành vi của
mình thực hiện những mục đích đó.
Tính mục đích phụ thuộc vào thế giới quan, nội dung đạo đức, tính giai
cấp của nhân cách mang ý chí đó. Vì vậy xem xét các phẩm chất ý chí không
phải ở mặt hình thức mà ở mặt nội dung.
- Tính độc lập: Là phẩm chất ý chí cho phép con người quyết định và thực
hiện hành động theo quan điểm và niềm tin của chính mình
Ví dụ: Dù ai nói nga nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Tính độc lập chân chính không giống tính bướng bỉnh, bất luận là đúng
hay sai đều chống lại những ảnh hưởng bên ngoài.
- Tính quyết đoán: Là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt
khoát trên cơ sơ tính toán cân nhắc kỹ lưỡng, chắc chắn.
Ví dụ: Khi nghĩa quân Lam Sơn bị quân Minh bao vây. Tình thế ngàn cân
treo sợi tóc. Để cứu minh chúa là Lê Lợi, Lê Lai nhanh chóng có quyết định kịp
thời, sáng ngày hôm sau mặc áo bào giả làm Lê Lợi dẫn một đội quân cảm tử
phá vòng vây. Lê lai bị địch bắt và giết nhưng địch nhầm tưởng đó là Lê Lợi và
nhầm tưởng đã tiêu diệt được nghĩa quân Lam Sơn. Sự hy sinh này góp phần to
131
lớn vào chiến thắng của Lê Lợi chống quân Minh. Để tưởng nhớ công lao của vị
anh hùng này, sau này người ta tổ chức ngày giỗ Lê Lai trước ngày giỗ Lê Lợi.
Vì thế có câu: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”
Tiền đề của tính quyết đoán là trình độ trí tuệ và lòng dũng cảm.
- Tính kiên trì: Thể hiện ở chỗ khắc phục khó khăn và trở ngại cả về phía
chủ quan lẫn khách quan để thực hiện mục đích.
Tính kiên trì khác với tính lì lợm (là không có khả năng từ bỏ quyết định
sai lầm do tự ái nhỏ nhen); cũng không giống tính ương bướng ( tính ương
bướng ở trẻ là do phản ứng của trẻ với thái độ thiếu tế nhị, không đúng mức của
người lớn đối với các em, cũng có khi do tính đỏng đảnh của các em, có khi là
hậu quả của việc quan niệm không đúng về phẩm chất này.
- Tính tự chủ: Đó là khả năng làm chủ được bản thân và khả năng kiểm
soát hành vi của mình. Người tự chủ thắng được những thúc đẩy không mong
muốn, những tác động có tính chất xung đột, những cơn xúc động trong mình
Các phẩm chất ý chí trên đây được thể hiện trong hành động ý chí
2. Hành động ý chí:
a. Hành động ý chí là gì?
Có nhiều loại hành động khác nhau nhưng không phải hành động nào của
con người cũng là hành động ý chí. Vậy thế nào là hành động ý chí?
Hành động ý chí là hành động có ý thức, có sự nỗ lực khắc phục khó khăn
để thực hiện mục đích đã đề ra.
Đặc điểm của hành động ý chí:
- Hành động ý chí chỉ xuất hiện khi gặp khó khăn trở ngại. Vì vậy ý chí là
sự phản ánh hiện thực khách quan.
- Nguồn gốc kích thích hành động là cơ chế động cơ hóa hành động, trong
đó chủ thể nhận thức ý nghĩa của kích thích để từ đó quyết định có hành động
hay không.
- Hành động ý chí là hành động luôn có mục đích đề ra từ trước
- Hành động ý chí có sự theo dõi kiểm tra điều chỉnh, sự nỗ lực khắc phục
khó khăn, trở ngại cả bên ngoài và bên trong để thực hiện mục đích.
b. Cấu trúc của hành động ý chí:
Một hành động ý chí gồm ba giai đoạn (hay ba thành phần):
- Giai đoạn chuẩn bị: giai đoạn này gồm các khâu
+ Xác định mục đích, hình thành động cơ hành động. Trong giai đoạn
này có sự đấu tranh động cơ để chọn lấy một mục đích, động cơ nổi bật. Việc
đấu tranh động cơ diễn ra trong suốt quá trình hoạt động.
+ Lập kế hoạch hành động
+ Chọn phương tiện hành động
132
+ Quyết định hành động
- Giai đoạn thực hiện hành động: là giai đoạn chuyển từ quyết định đến
hành động, từ nguyện vọng đến hiện thực.Việc thực hiện hành động diễn ra dưới
hai hình thức: hành động bên ngoài và hành động ý chí bên trong.
- Giai đoạn đánh giá kết quả hành động: Khi hành động đạt kết quả, con
người có sự đánh giá đối chiếu kết quả với mục đích đề ra. Nếu kết quả phù hợp
với mục đích thì hành động kết thúc. Sự đánh giá đó có thể hài lòng hoặc chưa
hài lòng và có thể trở thành động cơ kích thích đối với hoạt động tiếp theo.
Ba giai đoạn trên của hành động ý chí có liên quan chặt chẽ với nhau, nối
tiếp và bổ sung cho nhau.
Hành động ý chí là hành động đặc trưng của con người. Tuy nhiên, hoạt
động của con người không chỉ bao hàm toàn hành động ý chí, bên cạnh hành
động ý chí còn có hành động tự động hoá, chúng hỗ trợ, phối hợp với hành động
ý chí.
3. Hành động tự động hoá: kỹ xảo và thói quen.
a. Hành động tự động hoá là gì?
Hành động tự động hoá vốn là hành động có ý thức nhưng do lặp đi lặp lại
nhiều lần hoặc do luyện tập mà trở thành tự động hoá, không cần sự kiểm soát
trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có hiệu quả.
Trong hành động ý chí bao giờ cũng có một số thành phần được tự động
hoá nhờ ý thức và nghị lực được tập trung vào những thành phần chủ yếu và
quan trọng.
b. Các loại hành động tự đông hoá:
- Kỹ xảo: Là hành động được tự động hoá một cách có ý thức nhờ luyện
tập.
Ví dụ: hành đông đan len, đi xe đạp đánh máy chữ, viết...
Hành động kỹ xảo có các đặc điểm sau:
+ Không có sự kiểm soát thường xuyên của ý thức, không cần sự kiểm tra
của thị giác.
+ Động tác mang tính khái quát, không có động tác thừa, kết quả cao, ít
tốn năng lượng thần kinh và cơ bắp.
+ Kỹ xảo được hình thành trên cơ sở các kỹ năng sơ đẳng.
Thói quen: cũng là hành đông tự động hoá song có một số đặc điểm khác
với kỹ xảo:
Kỹ xảo Thói quen
+ Mang tính chất kỹ thuật + Mang tính chất nhu cầu,nếp sống
133
thuần tuý
+ Con đường hình thành chủ
yếu là do luyện tập có mục đích, có
hệ thống.
+ Được hình thành bằng nhiều
con đường khác nhau
+ ít gắn với tình huống xác
định
+ Bao giờ cũng gắn với tình huống
xác định
+ Có thể ít bền vững nếu
không được thường xuyên luyện
tập củng cố, có thể được thay đổi
sửa chữa khi có yêu cầu
+ Bền vững, ăn sâu vào nếp
sống nên khó thay đổi
+ Được đánh giá về mặt kỹ
thuật.
+ Được đánh giá về mặt đạo đức.
c. Quy luật hình thành kỹ xảo
- Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều của kỹ xảo:
+ Có loại kỹ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ nhanh, sau đó chậm dần.
+ Có loại kỹ xảo khi mới luyện tập tiến bộ chậm nhưng đến một giai đoạn
nhất định lại tăng nhanh.
Vì vậy khi hình thành kỹ xảo không được nóng vội, chủ quan để luyện tập
có hiệu quả.
- Quy luật đỉnh của phương pháp luyện tập:
Mỗi phương pháp luyện tập kỹ xảo chỉ đem lại một kết quả cao nhất có
thể đối với nó mà thôi. Kết quả đó gọi là đỉnh của phương pháp luyện tập đó.
Muốn đạt kết quả cao hơn ta phải thay đổi phương pháp luyện tập.
- Quy luật về sự tác đông qua lại giữa kỹ xảo đã có và kỹ xảo mới:
+ Kỹ xảo cũ ảnh hưởng tốt, có lợi cho việc hình thành kỹ xảo mới, làm
cho kỹ xảo mới hình thành nhanh hơn, đễ dàng hơn. Đó gọi là hiện tượng cộng
hưởng kỹ xảo.
+ Kỹ xảo cũ ảnh hưởng xấu, gây trở ngại cho việc hình thành kỹ xảo mới.
Đó gọi là hiện tượng giao thoa kỹ xảo.
- Quy luật dập tắt kỹ xảo:
Một kỹ xảo được hình thành, nếu không luyên tập củng cố và sử dụng
thường xuyên sẽ bị suy yếu và cuối cùng sẽ bị mất hẳn (bị dập tắt)
134
IV. NHỮNG THUỘC TÍNH TÂM LÝ CỦA NHÂN CÁCH:
Nhân cách có 4 nhóm thuộc tính điển hình:
+ Xu hướng
+ Năng lực
+ Tích cách
+ Khí chất
A. Xu hướng nhân cách và động cơ của nhân cách:
1. Xu hướng nhân cách:
Xu hướng nhân cách là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân bao gồm
một hệ thống động cơ của qui định tính tích cực hoạt động của cá nhân và qui
định sự lựa chọn thái độ của nó.
Xu hướng qui định phương hướng cơ bản của hành vi, qui định bộ mặt
đạo đức và mục đích cuộc đời của cá nhân. Xu hướng tạo nên động cơ của hoạt
động, chi phối và điều khiển, điều chỉnh hoạt động.
Xu hướng thường biểu hiện ở một số mặt chủ yếu:
a. Nhu cầu: Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần phải
thoả mãn để tồn tại và phát triển.
Nhu cầu phản ánh mối quan hệ giữa điều kiện sống bên ngoài với đặc
điểm bên trong của cơ thể.
- Đặc điểm của nhu cầu:
+Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng. Khi nào nhu cầu gặp đối tượng có
khả năng thoả mãn nhu cầu thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con
người hoạt động nhằm tới đối tượng.
+ Nội dung của nhu cầu do điều kiện và phương thức thoả mãn nó qui
định:
Nhu cầu là sự phản ánh điều kiện sống của con người. Xã hội càng phát
triển thì nhu cầu càng phát triển.
Về phương thức thoả mãn nhu cầu, Mác nói: “Đói là đói. Song cái đói
được thoả mãn bằng thịt chín với dao, dĩa khác hẳn với cái đói bắt buộc phải
nuốt thịt sống, với cách dùng tay, móng và răng.”
+ Nhu cầu mang tính chu kỳ: Khi nhu cầu được thoả mãn không có nghĩa
là nó chấm dứt mà nó còn tiếp diễn ra nếu yêu cầu và điều kiện gây nên nhu cầu
đó tái diễn, và sự tái diễn đó mang tính chu kỳ.
Nhu cầu xuất hiện, con người tích cực hoạt động để thảo mãn nhu cầu.
Do đó tính chu kỳ của nhu cầu nói lên nguồn gốc của tính tích cực hoạt động.
+ Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội lịch sử: nhờ vậy mà nhu
cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật. Nhu cầu của con
người được hình thành, phát triển và biến đổi trong tiến trình lịch sử, mà cốt lõi
là lịch sử của các phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất thay đổi làm cho
135
điều kiện và phương thức thoả mãn nhu cầu thay đổi, tức là thay đổi nội dung
của nhu cầu.
+ Có nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần:
Nhu cầu vật chất là nhu cầu đầu tiên là cơ sơ cho hoạt động “Có thực mới
vực được đạo”.
Nhu cầu tinh thần là nhu cầu đặc biệt mang tính người và chúng biểu thị
trình độ phát triển của cá nhân, như nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẫm mỹ...
Ngay trong nhu cầu vật chất của con cũng thể hiện tính xã hội: “Một
miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”...
b. Hứng thú:
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có
ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân
trong quá trình hoạt động.
Hứng thú thể hiện 2 điều kiện:
- Cá nhân phải ý thức được ý nghĩa của đối tượng.
- Đối tượng đó phải gây cho cá nhân tình cảm đặc biệt.
(Thành phần xúc cảm tình cảm giúp ta phân biệt hứng thú với nhu cầu)
- Đặc điểm của hứng thú:
- Hứng thú thể hiện sự tập trung cao độ vào đối tượng. Hứng thú nảy sinh
chủ yếu do tính hấp dẫn về mặt cảm xúc của nội dung hoạt động.
- Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, tăng sức làm việc, đặc biệt
là tăng tính tự giác tích cực trong hoạt động vì vậy tăng hiệu quả hoạt động.
Hứng thú còn là một thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách.
- Hình thành hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong quá trình dạy
học:
Cũng như các lĩnh vực hoạt động khác, học tập là một loại lao động gian
khổ và phức tạp. Muốn đạt tới những đỉnh cao của khoa học, cần phải thường
xuyên, tích cực học tập một cách sáng tạo. Bởi vậy không có hứng thú trong học
tập, hoc tập một cách miễn cưỡng thì người ta không thể đạt tới kết quả mĩ mãn.
Thực vậy, trong học tập không có hứng thú mà chỉ dùng sức mạnh của sự cưỡng
ép, nó sẽ làm cho óc sáng tạo của con người ngày càng một thêm mai một, nó sẽ
làm cho con người ngày càng thờ ơ với loại hoạt động này.
Bởi vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên trong
quá trình dạy học là phải gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Trước hết, hứng thú học tập bao giờ cũng liên quan chặt chẽ với động cơ
học tập. Sự hình thành hứng thú học tập dựa trên sự phát triển động cơ học tập.
Do đó, việc bồi dưỡng hứng thú học tập không thể tách rời việc xây dựng động
cơ học tập chính xác nói riêng và toàn bộ việc giáo dục nhân cách cho học sinh
nói chung. Đối với học sinh tiểu học, hoạt động học là hoạt động lần đầu tiên
136
xuất hiện, hoạt động này đặt ra cho trẻ những khó khăn mâu thuẫn nhất định; đó
là, mâu thuẫn với những yêu cầu mới của hoạt động với chức năng tâm lý mà
đứa trẻ phải có để giải quyết những mâu thuẫn đó. Nếu trẻ không giải quyết
được mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động học tập sẽ dẫn đến tình trạng chán
học, không có hứng thú với việc học. Vì thế, người giáo viên giữ một vị trí rất
quan trọng trong việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho các em. Tuy nhiên, muốn
bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh tiểu học, bản thân người giáo viên phải
là người có hứng thú sâu sắc đối với nghề, quan tâm, gần gũi trẻ, luôn đổi mới
phương pháp dạy học, đưa trẻ vào những tình huống học tập mới, kích thích
niềm say mê học tập ở trẻ, từ đó thúc đẩy sự phát triển trí trí tuệ cũng như các
phẩm chất nhân cách ở trẻ đáp ứng đựợc những yêu cầu của xã hội.
c. Lý tưởng:
Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, là một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn
chỉnh có sức lôi cuốn con người vươn tới nó.
- Đặc điểm của lý tưởng:
- Lý tưởng vừa mang tính lãng mạn, vừa mang tính hiện thực: tính hiện
thực thể hiện ở chỗ hình ảnh của lý tưởng bao giờ cũng được xây dựng từ
những chất liệu có trong hiện thực, nó thúc đẩy con người đạt được mục tiêu đó
trong hiện thực. Đồng thời nó cũng mang tính lãng mạn vì hình ảnh lý tưởng đó
là cái có thể đạt được trong tương lai và là hình ảnh đẹp đẽ. Cái mà cá nhân đã
vươn tới không còn là lý tưởng nữa và con người lại muốn vươn tới cái đẹp đẽ,
mẫu mực hơn. Vì vậy nói chính xác hơn là con người không bao giờ đạt tới lý
tưởng một cách tuyệt đối.
- Lý tưởng mang tính xã hội lịch sử: Vì hình ảnh của lý tưởng được xây
dựng từ những chất liệu có trong hiện thực, xuất phát từ hiện thực.
- Lý tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách, nó có
chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân, động lực thức
đẩy, điều khiển hoạt động của con người, trực tiếp chi phối sự hình thành và
phát triển của cá nhân.
Vai trò của lý tưởng trong nhân cách của cá nhân.
- Lý tưởng ảnh hưởng quyết định tới việc hình thành và phát triển của nhu
cầu và hứng thú. Để vươn tới lý tưởng cao đẹp của cuộc đời mình, nhiều khi cá
nhân phải điều chỉnh hoặc huỷ bỏ những nhu cầu và hứng thú không phù hợp để
hình thành những nhu cầu và hứng thú mới phù hợp hơn để thực hiện lý tưởng.
- Do yêu cầu của lý tưởng mà cá nhân thấy rằng cần phải trau dồi những
năng lực mới cũng như sửa đổi tính cách cho phù hợp với hoạt động để vươn
tới lý tưởng của mình.
- Lý tưởng được xây dựng trên cơ sở của sự thống nhất và hài hoà của 3
mặt hoạt động tâm lý và chi phối cả 3 mặt này ở mức độ cao. Vì thế nó có thể
tạo ra cho con người một sức mạnh phi thường, giúp con người vượt qua mọi
khó khăn trở ngại, thậm chí không sợ hy sinh cả tính mạng để đạt được lý tưởng
137
của mình. Do đó, lý tưởng có khả năng thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động
của con người.
Vì lý tưởng có vai trò quan trọng trong đời sống và trong hoạt động của
con người nên việc giáo dục lý tưởng là một yêu cầu quan trọng của giáo dục
nhân cách. Trong giáo dục lý tưởng cho học sinh cần lưu ý:
+ Cần tổ chức tốt hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn để
tạo nên tảng vững chắc cho việc hình thành và phát triển lý tưởng cho học sinh,
đặc biệt là học sinh đầu tuổi học.
+ Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi dễ bắt chước, làm theo, vì vậy, cần
tổ chức cho học sinh học tập và làm việc theo những gương người tốt, việc tốt,
những người sống có lý tưởng giúp hình thành lý tưởng sống cho các em và hình
thành khát vọng vươn tới lý tưởng cao.
+ Bản thân người làm công tác giáo dục phải nêu một tấm gương sáng về
việc sống có lý tưởng và phấn đấu vì lý tưởng để học sinh noi theo.
d. Thế giới quan: Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản
thân, xác định phương châm hành động của con người. Thế giới quan khoa học
là thế giới quan duy vật biện chứng mang tính khoa học, tính nhất quán cao.
e. Niềm tin: Là một sản phẩm của thế giới quan, là kết tinh các quan
điểm, tri thức, rung cảm, ý chí, được con người thể nghiệm, trở thành chân lý
bền vững trong mỗi cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành
động theo quan điểm của mình, là lẽ sống của con người.
2. Hệ thống động cơ của nhân cách:
Động cơ hiểu theo nghĩa rộng là cái thúc đẩy con người hoạt động nhằm
thoả mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và qui định xu hướng của
tính tích cực đó. Động cơ là động lực kích thích trực tiếp, là nguyên nhân trực
tiếp của hành vi.
- Giải thích nguồn gốc của động cơ, hiện nay có nhiều quan điểm khác
nhau:
+ Quan điểm duy lý coi nguồn gốc động cơ được tìm thấy trong tư duy,
các động cơ đi từ ý thức.
+ Quan điểm sinh vật hoá động cơ giải thích nguồn gốc của động cơ chủ
yếu trên bình diện sinh vật, coi bản năng và những nhu cầu sinh vật là nguồn
năng lượng chủ yếu thúc đẩy con người hoạt động.
+ Các nhà TLH Xô viết cho rằng động cơ là sự phản ánh nhu cầu. Những
đối tượng đáp ứng nhu cầu này hay nhu cầu khác tồn tại trong hiện thực khách
quan, một khi chúng được bộc lộ ra, được chủ thể nhận biết sẽ thúc đẩy, hướng
dẫn con người hoạt động. Nói khác đi, khi nhu cầu gặp đối tượng có khả năng
thoả mãn thì trở thành động cơ hoạt động. Động cơ là sự biểu hiện chủ quan của
nhu cầu.
Đồng thời các nhà TLH còn cho rằng: trong nhân cách có các động cơ
được sắp xếp theo thứ bậc. Thứ bậc này không phải bất biến mà cơ động, mềm
138
dẻo, có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện cụ thể, song bao giờ cũng có động cơ
chiếm ưu thế - động cơ có sức thúc đẩy mạnh nhất quyết định hoạt động của cá
nhân
Toàn bộ các thành phần của xu hướng nhân cách như: nhu cầu, hứng thú,
lý tưởng niềm tin... là các thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách, là
động lực trực tiếp của hành vi.
- Phân loại động cơ có nhiều cách khác nhau:
+ Động cơ ham thích và động cơ nghĩa vụ
+ Động cơ quá trình và động cơ kết quả
+ Động cơ gần và động cơ xa
+ Động cơ cá nhân, động cơ xã hội, động cơ công việc
+ Động cơ bên ngoài và động cơ bên trong.
+ Động cơ tạo ý và động cơ kích thích...
Các loại động cơ, các thành phần trong hệ thống động cơ có quan hệ chi
phối lẫn nhau. Tuỳ theo sự khác nhau về nội dung, tính chất cũng nh]vij trí của
chúng trong cấu trúc mà tác động thúc đẩy của chúng đối với hoạt động của chủ
thể là khác nhau và dẫn đến kết quả hoạt động khác nhau.
B. Tính cách:
1. Tính cách là gì?
Tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con
người, các đặc điểm này qui định các phương thức hành vi điển hình của con
người đó trong điều kiện và hoàn cảnh sống nhất định, thể hiện thái độ của họ
đối thế giới xung quanh và bản thân.
Có thể nói một cách ngắn gọn: Tính cách là thái độ đã được củng cố trong
các hành vi quen thuộc.
Tính cách cá nhân là sự kết hợp giữa cái chung và cái riêng, giữa cái điển
hình và cái cá biệt: Tính cách được hình thành phát triển dưới ảnh hưởng của
môi trường của kinh nghiệm sống, của giáo dục, của điều kiện lịch sử xã hội.
Bởi vậy tính cách của cá nhân mang nét chung của điều kiện lịch sử- xã hội. Tuy
nhiên, điều kiện sống và hoạt động của mỗi cá thể mang tính độc đáo không lặp
lại. Vì thế, tính cách của mỗi người ngoài sự chế ước của điều kiện, hoàn cảnh
xã hội còn bị qui định bởi đời sống của cá nhân họ nữa. Trong tính cách của một
con người cụ thể có thể tách ra những nét chung của cả loài người, của dân tộc,
của giai cấp và cả những nét cá biệt, đặc trưng của cá nhân họ. Cái cá biệt đặc
trưng và cái chung, điển hình hoà quyện vào nhau thành một chỉnh thể thống
nhất.
2. Cấu trúc của tính cách:
Bao gồm hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực và hệ thống hành vi,
cư chỉ, cách nói năng tương ứng.
139
- Hệ thống thái độ bao gồm 4 mặt sau đây
+ Thái độ đối với tập thể và xã hội: thể hiện qua các nét tính cách như:
lòng yêu nước, yêu CNXH, thái độ chính trị, tinh thần đổi mới, tinh thần hợp tác
cộng đồng...
+ Thái độ đối với lao động, thể hiện ở những nét tính cách như lòng yêu
lao động, cần cù sáng tạo, lao động có kỷ luật, tiết kiệm...
+ Thái độ đối với mọi người, thể hiện ở những nét tính cách lòng yêu
thương con người theo tinh thần nhân đạo, quý trọng con người, có tinh thần
đoàn kết tương trợ, thẳng thắn, cởi mở, công bằng...
+ Thái độ đối với bản thân: thể hiện tính khiêm tốn, lòng tự trọng, tính tự
phê...
- Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng của cá nhân: đây là
sự thể hiện ra bên ngoài của hệ thống thái độ nói trên. Hệ thống cử chỉ, cách nói
năng rất đa dạng và chịu sự chi phối của hệ thống thái độ. Người có tính cách
tốt, nhất quán hệ thống thái độ sẽ tương ứng với hành vi, cử chỉ, cách nói năng.
Trong đó, thái độ là mặt nội dung, mặt chỉ đạo, còn hành vi, cử chỉ, cách nói
năng là hình thức biểu hiện của tính cách, chúng không tách rời nhau, thống nhất
hữu cơ với nhau.
C. Khí chất:
1. Khí chất là gì?
Trong đời sống hàng ngày, khi nhận xét những người xung quanh ta
thường thấy sự biểu hiện của những hoạt động tâm lý ra bên ngoài ở mỗi người
môt khác.
Đó là những biểu hiện cụ thể ra hành vi, cử chỉ của những hoạt động tâm
lý con người. Những biểu hiện đó tâm lý học gọi là khí chất. Vậy khí chất là gì?
Khí chất là một thuộc tính tâm lý phức hợp, biểu hiện cường độ, tiến độ
và nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách
nói năng của cá nhân.
- Khí chất có cơ sở sinh lý là các kiểu thần kinh.
2. Các kiểu khí chất:
- Thời Hy Lap cổ đại, danh y Hypôcrát ( 460- 356) cho rằng con người có
4 kiểu khí chất do sự chiếm ưu thế của 1 trong 4 thứ nước trong cơ thể qui địn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtmn0025_p2_2027.pdf