Tâm lý học mầm non - Chương III: Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo (3 - 6) tuổi

Tính tự do: Tự do là đặc điểm nổi bật, chủ yếu của trò chơi, tính tự do

thể hiện ở việc trẻ tự nguyện tham gia vào trò chơi mình thích, tự chọn bạn

chơi, tự lựa chọn đồ chơi mà mình cần, tự chơi theo cách trẻ biết, không chơi

nữa nếu không hứng thú. Nguyên cớ thúc đẩy trẻ chơi là tính hấp dẫn của trò

chơi.

* Tính tự lực, tự điều khiển (độc lập).

Biểu hiện ở ý thức làm chủ, hoạt động hết mình, tích cực, độc lập, người

lớn không thể áp đặt hay chơi hộ trẻ, chỉ có thể hội ý, hướng dẫn mà thôi.

pdf46 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 3642 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tâm lý học mầm non - Chương III: Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo (3 - 6) tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch ô. Thậm chí, trò chơi có thể diễn ra không cần đến những hành động nhìn thấy được, diễn ra hoàn toàn trong diện biểu tượng. Bé nằm giữa đống đồ chơi và nghĩ ra những chuyện đang xảy ra với đồ chơi đó. Tưởng tượng hình thành trong trò chơi và cũng hình thành trong các dạng hành động khác. Biểu hiện rõ nhất trong tranh vẽ, trong các chuyện cổ tích, các bài thơ do trẻ sáng tác. Bé vẽ với nhiều đề tài khác nhau: vẽ con ngựa, mèo; vẽ bé, bố mẹ, rồi quả ớt... Bé hát - bịa những từ, câu, ghép từ bài này sang bài khác đọc thơ, ghép vần và bịa không theo nội dung, kể chuyện cổ tích do tự sáng tác. Sự biến đổi hiện thực trong trí tưởng tượng của trẻ không chỉ diễn ra bằng con đường kết hợp các biểu tượng mà còn diễn ra bằng con đường gán cho các đối tượng những thuộc tính mà chúng không biết. Trẻ say sưa phóng đại hay thu nhỏ đối tượng “em xây nhà cao tầng đến mây” “em bay trên vì sao”... Vai trò của trí tưởng tượng trong đời sống của trẻ lớn hơn trong đời sống của người lớn vì nó biểu hiện thường xuyên hơn, bay bổng hơn và vi phạm hiện thực nhiều hơn. Sự làm việc mệt mỏi của trí tưởng tượng là một trong 97 những con đường dẫn trẻ đến chỗ nhận thức và tìm hiểu môi trường xung quanh. Tưởng tưởng của trẻ mẫu giáo phần lớn là không chủ định. Những cái gì làm trẻ xúc động mạnh sẽ trở thành đối tượng của tưởng tượng. Do ảnh hưởng của tình cảm, trẻ sáng tác những chuyện cổ tích và làm thơ. Tưởng tưởng có chủ định hình thành ở trẻ mẫu giáo lớn trong quá trình phát triển các dạng hoạt động sáng tạo, khi trẻ nắm kỹ năng thiết kế và thực hiện một ý đồ nhất định trong thiết kế. 3.1.6. Chú ý: Bước vào tuổi Mẫu giáo, hoạt động của trẻ ngày càng phức tạp và trí tuệ của trẻ cũng phức tạp dần lên. Vì thế chú ý của trẻ ngày càng tập trung và bền vững hơn. Đầu tuổi mẫu giáo trẻ có thể tập trung vào hoạt động có hứng thú khoảng 30-40 phuát thì cuối tuổi Mẫu giáo sự tập trung được kéo dài khoảng 80-90 phút. Ở trẻ 4- 5 tuổi bắt đầu hình thành khả năng điều khiển chú ý một cách có chủ định. Sự phát triển chú ý có chủ định của trẻ thường gắn với mục đích của hành động và chức năng đặt kế hoạch của ngôn ngữ. Điều đó có nghĩa là cái gì trở thành đối tượng của hành động có mục đích được thể hiện bằng lời nói mang tính định hướng sẽ làm cho chú ý của trẻ tập trung được lâu hơn, bền vững hơn. Mặc dầu chú ý có chủ định bắt đầu hình thành nhưng nhìn chung chú không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Trẻ rất khó tập trung vào những công việc mang tính đơn điệu và không hấp dẫn. Cuối tuổi MG chú ý có chủ định của trẻ tiến bộ hơn. Việc tổ chức các hoạt động theo những yêu cầu nhất định ngay cả khi công việc không thú vị sẽ làm cho trẻ cố gáng hướng chú ý của mình vào đối tượng, điều đó hình thành cho trẻ thói quen tập trung chú ý đê chuẩn bị vào lớp Một. 3.1.7. Trí nhớ: Đầu tuổi Mẫu giáo trí nhớ của trẻ chủ yếu là trí nhớ không chủ định, nhứ một cách máy móc. Trẻ ghi nhớ những gì gây cho trẻ nhiều cảm xúc, những hình ảnh trực quan được trẻ nhớ dễ dàng hơn nhiều so với 98 những lập luận bằng lời. Đến cuối tuổi MG, ở trẻ phát triển trí nhớ bằng ngôn ngữ. Bước ngoặt trong sự phát triển trí nhớ là sự nảy sinh những hành động trí nhớ đặc biệt. Khi có những hành động đó, trẻ có thể đặt cho mình mục đích ghi nhớ và có những biện pháp ghi nhớ. Trẻ thường lặp đi lặp lại vài lần tài liệu cần ghi nhớ. Cùng với sự phát triển của tư duy, trí nhớ có ý nghĩa cũng phát triển. Những gì mà trẻ hiểu thường được ghi nhớ lâu hơn. Tuy vậy, trí nhớ máy móc vẫn chiếm ưu thế, giữ vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ. 4. SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4.1.Sự hình thành ý thức về bản thân. ý thức về bản thân- còn gọi là ý thức bản ngã hay cái tôi của một người đã được nảy sinh vào cuối tuổi ấu nhi. Nhưng ý thức về bản thân của tuổi ấu nhi hết sức mờ nhạt, do đó trẻ còn chưa phân biệt được một cách rõ rệt đâu là mình và đâu là người khác, nhiều trẻ cuối tuổi ấu nhi chưa biết mình lên mấy tuổi, mình là trai hay gái Năm tháng qua đi, trẻ càng lớn càng được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn, kinh nghiệm của trẻ càng trở nên phong phú. Trẻ biết được nhiều hiện tượng, sự vật trong thiên nhiên, biết được các mối quan hệ của con người trong cuộc sống cùng với lao động của họ. Từ đó trẻ rất muốn gia nhập vào các mối quan hệ của người lớn, muốn được làm người lớn, được thử sức trong các công việc của người lớn. Trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ) là một hoạt động đặc biệt giúp trẻ thực hiện điều đó một cách có hiệu quả. Trò chơi ĐVTCĐ giúp trẻ gia nhập các mối quan hệ xã hội của người lớn với những kinh nghiệm của họ về cuộc sống. Khi nhập vào những mối quan hệ trong trò chơi, trẻ phát hiện ra mình trong nhóm bạn bè, trẻ so sánh mình với bạn, thấy được vị trí của mình trong nhóm chơi, khả năng của mình so với bạn ra sao, cần phải điều chỉnh hành vi của mình như thế nào để phục vụ cho mục đích chơi chungTất cả những điều đó dần dần giúp trẻ nhận ra được mình. Nhưng nhận ra được mình đâu phải là chuyện dễ, trẻ phải trải qua cả một thời kỳ khá dài từ 3-6 tuổi mới nhận ra mình một cách rõ ràng. 99 trẻ 3-4 tuổi là thời kỳ khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã, nên trong ý thức mang những đặc điểm sau: - Trẻ không phân biệt được đâu là ý muốn, ý đồ chủ quan của mình và đâu là tính chất khách quan của sự vật, do đó bé thường đòi hỏi những việc làm rất vô lý. Chẳng hạn bé đòi mở ti vi ra để vào đó múa cho mọi người coi. - Trẻ chưa nhận rõ đâu là ý muốn, nhu cầu chủ quan của mình với những quy định, luật lệ, quy tắc trong xã hội, do đó trẻ thường có những đòi hỏi vô lý mà người lớn không thể đáp ứng được. Chẳng hạn có bé đòi mua thật nhiều đôi dày sau khi mẹ vừa mua cho bé một đôi, hay bé đòi hái những bông hoa trên quảng trường- nơi mà không được phép hái hoa. - Để ý thức bản ngã phát triển tốt hơn, cần mở rộng phạm vi giao tiếp của trẻ với người lớn, với thế giới xung, qua đó trẻ mới nhận ra được quy luật khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mình. Trẻ nắm bắt được luật lệ, quy tắc hành vi trong xã hội mà tất cả mọi người phải tuân thủ chứ không phải muốn làm theo ý thích của mình. Đầu tuổi mẫu giáo, trẻ còn hiểu biết rất ít về bản thân mình, nhưng đến cuối tuổi trẻ bắt đầu hiểu rõ về bản thân mình hơn. Trẻ hiểu mình có ưu điểm gì, người khác đối xử với mình như thế nào, tại sao mình lại có hành động như vậy. “ Con không cho bạn quà vì bạn hay trêu con; con rất thích chơi với bạn , vì bạn yêu quý con”. Trẻ bắt đầu biết đánh giá về mình, so sánh mình với bạn “Bạn ấy vẽ đẹp hơn con nhưng con thông minh hơn, con trả lời câu hỏi của cô nhanh nhất lớp”. Sự tự ý thức được biểu hiện rõ trong việc nhận ra giới tính của mình. Trẻ không những nhận ra mình là trai hay gái mà còn biết rằng nếu là trai hay gái thì phải có những hành vi phù hợp với giới tính của mình. điều đó được biểu hiện trong hành vi giao tiếp, trong hoạt động vui chơi. Khi nhận xét về nhau, trẻ nói: Con trai gì mà nhát gan, con gái gì mà chạy nhảy nghịch như con trai. Trong các trò chơi, trong sinh hoạt, các bé trai 100 thường bắt chước hành vi của đàn ông, các bé gái thường bắt chước hành vi của phụ nữ. ý thức bản ngã được xác định đã giúp trẻ điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình dần dần phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc hành vi xã hội, từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội, tính nhân cách đậm nét hơn. ý thức bản ngã được xác định cho phép trẻ thực hiện các hành động có chủ tâm hơn- nhờ đó, các quá trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt (Chủ tâm nghe, chủ tâm nhớ, chủ tâm nghĩ...). 4.2. Động cơ hành vi và hệ thống thứ bậc động cơ. Trong suốt thời kỳ Mẫu giáo, ở trẻ diễn ra những biến đổi căn bản trong hành vi: Chuyển từ hành vi bột phát sang hành vi mang tính xã hội, hay là hành vi mang tính nhân cách. Tuy nhiên, ở tuổi MG bé thì bước chuyển này mới ở thời điểm ban đầu. Phần nhiều hành động của trẻ MG bé còn giống với hành động của trẻ ấu nhi. Trẻ thường không hiểu được tại sao mình lại có hành động như thế này hay như thế kia. trẻ hành động là do những nguyên nhân trực tiếp như vì ý muốn chủ quan của mình hay do tình huống ở thời điểm đó đã khiến trẻ hành động mà không hiểu được tại sao mình lại hành động như vậy. ( Tự nhiên nắm tóc bạn kéo, tự nhiên đá vào bạn mà không vì lý do nào cả). Dần dần trong hành vi của trẻ có sự biến đổi quan trọng, đó là nảy sinh động cơ. Lúc đầu động cơ còn mờ nhạt, đơn giản. Trẻ bị kích thích bởi động cơ sau: - Động cơ gắn liền với ý thích muốn làm được như người lớn. Nguyện vọng này biến thành động cơ dẫn trẻ tới việc đóng vai trong các trò chơi ĐVTCĐ. - Động cơ gắn liền với quá trình chơi (hành động chơi). Hành động của trẻ được thúc đẩy bằng động cơ vui chơi. Đứa trẻ có thể biến mọi việc nghiêm chỉnh thành trò chơi, nếu trẻ có thể làm được việc gì đó trong khi đóng vai người lớn thì nó sẽ làm một cách hăng hái và chăm chỉ, nhưng thực ra đó là lúc trẻ đang chơi một cách say sưa và nó đang tạo ra tình huống tưởng tượng đối với mình. 101 - Động cơ làm cho người lớn vui lòng và được yêu mến. Trẻ thích được người lớn khen ngợi, yêu mến cho nên trẻ thường cố gắng thực hiện công việc nào đó để được khen ngợi, được yêu thương. ( Trẻ nói: Hôm nay con ngoan, con ăn giỏi nên mẹ yêu con đúng không?). Đến tuổi MG Nhỡ, những động cơ đã được xuất hiện trước đây-( ở MG bé ) tiếp tục phát triển mạnh. Đặc biệt đến tuổi Mẫu giáo Nhỡ và MG Lớn động cơ đạo đức phát triển mạnh- thể hiện thái độ của trẻ đối với người khác. Động cơ đạo đức gắn liền với việc trẻ lĩnh hội và ý thức được những chuẩn mực và những quy tắc hành vi xã hội. Trẻ hiểu được ý nghĩa xã hội của hành vi đạo đức-. Chẳng hạn, trẻ hiểu trước khi ăn phải mời ông bà vì ông bà là người lớn tuổi nhất, phải được kính trọng nhất; Anh, chị phải biết nhường nhịn em nhỏ và phải thương yêu em. .- Đây chính là động cơ xã hội. ở tuổi này những động cơ xã hội chiếm ưu thế trong số các động cơ đạo đức. Trẻ hiểu rằng, những hành vi của trẻ có thể đem lại lợi ích và niềm vui cho người khác và trẻ cố gắng thực hiện công việc của mình. Chẳng hạn trẻ cố gắng vẽ xong bức tranh để tặng mẹ nhân ngày sinh nhật của mẹ; Trẻ cố giúp mẹ lau bàn ghế để mẹ đỡ vất vả. Như vậy, có thể thấy trẻ cuối tuổi MG thực hiện một cách có ý thức những công việc mang nội dung đạo đức tốt đẹp. Trẻ biết nâng bạn dậy khi bạn bị ngã, biết nhường đồ chơi cho em nhỏ Cuối tuổi MG, trong động cơ đạo đức có thêm yếu tố thi đua giữa các bạn, yếu tố thi đua kích thích trẻ hoat động một cách tích cực. Có thể nhận thấy động cơ của trẻ MG Nhỡ và MG lớn trở nên phong phú: Động cơ muốn tự khẳng định mình; Động cơ muốn nhận thức; Động cơ thi đua; Động cơ xã hội...Tuy nhiên trong các động cơ xã hội có pha trộn giữa mặt tích cực và tiêu cực, do đó cần phải quan tâm đến nội dung động cơ của trẻ, phát huy động cơ tích cực và ngăn chặn động cơ tiêu cực. Sự biến đổi động cơ hành vi ở tuổi MG Nhỡ và Lớn không chỉ thể hiện ở mặt nội dung của động cơ với sự xuất hiện nhiều động cơ mới mà còn bắt đầu 102 hình thành hệ thống thứ bậc các động cơ- đó là cấu tạo tâm lý mới trong sự phát triển nhân cách của trẻ MG. Trong hệ thống thứ bậc này các động cơ được sắp xếp theo ý nghĩa quan trọng của mỗi động cơ đối với bản thân trẻ. Chẳng hạn khi cô giao nhiệm vụ trẻ phải vẽ bức tranh tặng mẹ nhân ngày 8.3, ở trẻ không phải có một động cơ thúc đẩy mà có nhiều động cơ như: Trẻ muốn khẳng định khả năng của mình; Mẹ sẽ khen giỏi và yêu mình hơn; Muốn đem lại niềm vui cho mẹ...Những động cơ này thường không tồn tại ngang nhau. Mỗi đứa trẻ có một động cơ nào đó chiếm vị trí hàng đầu. Cháu A là công việc yêu thích; Cháu B muốn chứng tỏ khả năng của mình; Cháu C muốn làm cho mẹ vui lòng...Như vậy, trước mỗi công việc, mỗi trẻ đều có thể có một hệ thống động cơ thúc đẩy. Sự khác nhau giữa trẻ em biểu hiện trong hệ thống thứ bậc động cơ- đó là động cơ nào chiếm ưu thế. Hệ thống thứ bậc động cơ được hình thành ở tuổi này khiến cho toàn bộ hành vi của trẻ nhằm theo xu hướng nhất định. Đây là điểm khác so với trẻ MG bé. Hành vi của trẻ MG bé thường không xác định. Trẻ vừa cùng mẹ dọn dẹp căn phòng gọn gàng, lập tức xé giấy bừa bãi, vứt lung tung. Trẻ MG Nhỡ và Lớn hành vi tương đối xác định, nếu trẻ có động cơ xã hội- muuốn đem lại niềm vui cho người khác nổi lên hàng đầu thì trẻ sẽ cố gắng thực hiện hành vi mang tính đạo đức tốt đẹp. Ngược lại, nếu động cơ nhằm đem lại ý thích cho bản thân chiếm ưu thế thì trẻ sẽ có những hành vi vì lợi ích cá nhân, ích kỷ sẽ dẫn đến sai phạm nghiêm trọng về quy tắc đạo đức xã hội. Như vậy có thể thấy rằng hành vi của trẻ MG Lớn mang tính xã hội rõ rệt, hay còn gọi là hành vi mang tính nhân cách. 4.3. Đời sống tình cảm. Ơ trẻ em, tình cảm chi phối tất cả các mặt trong hoạt động tâm lý. Tuổi MG, tình cảm của trẻ có một sự chuyển biến mạnh mẽ, vừa phong phú, vừa sâu sắc. 103 Tình cảm của con người được nảy sinh trong những mối quan hệ giữa người và người. Ơ tuổi MG quan hệ của trẻ với những người xung quanh được mở rộng khiến tình cảm của trẻ được phát triển phong phú. Trẻ rất thèm khát sự yêu thương, lo sợ trước thái độ thờ ơ lạnh nhạt của những người xung quanh đối với mình. Chính điều đó dẫn đến tình trạng trẻ thường ghen tị với những người xung quanh trẻ. Trẻ sợ mẹ yêu bố hơn mình, sợ bố mẹ yêu em bé hoặc anh chị hơn. Bé oà khóc khi cô không được phát phiếu bé ngoan, bé buồn bã và đòi bỏ học vì trên lớp các bạn mải nô đùa mà không rủ bé chơi cùng. Nhu cầu yêu thương của trẻ thật lớn. Sự bộc lộ tình cảm của trẻ cũng rất mạnh mẽ đối với những người xung quanh, đặc biệt đối với người thân trong gia đình. Bé buồn bã lo lắng khi mẹ ốm. Bé đề nghi được chăm sóc mẹ, an ủi mẹ: “mẹ chịu khó nhé, mẹ có thèm ăn cái gì không mẹ, con đánh gió cho mẹ hết đau đầu nhé” Trẻ MG bé và Nhỡ chưa có tình bạn ổn định, trẻ thường kết bạn do hoàn cảnh: gần nhà, cùng tổ, ngồi cạnh nhau...Tình bạn của trẻ MG lớn ổn định hơn, trẻ kết bạn là do nhận ra phẩm chất tốt đẹp nào đó của bạn: “bạn Thuý Hiền nhanh nhẹn, hay giúp bạn bè, bạn ấy hiền, bạn ấy quan tâm, nói chuyện với con...” Trẻ rất quan tâm đến bạn, nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi, quà bánh cho bạn. Trẻ cũng rất quan tâm đến các em bé và muốn được chăm sóc các em. Tình cảm yêu thương, nhân hậu của trẻ cũng được chuyển vào những nhân vật trong các câu chuyện cổ tích, trong phim. Tình cảm nhân hậu của trẻ đã khiến trẻ thường ước ao các nhân vật trong câu chuyện luôn gặp điều may mắn. Trẻ phản đối đoạn kết của câu chuyện Tấm Cám: “ Mẹ đừng kể đoạn Tấm bày cho cám nhảy vào nồi nước sôi nhé, tội nghiệp Cám... Mẹ kể là mụ gì ghẻ tặng cho hai chị em hai yếm đào vì cả hai đều ngoan nhé, sau đó hai chị em càng lớn càng xinh đẹp nên có hai Hoàng Tử cưới làm vợ, còn mụ dì ghẻ độc ác thì sống cô đơn một mình nên rất buồn.” 104 Tình cảm của trẻ rất phân mình, yêu ghét rõ ràng. Khi được nghe chuyện Thạch Sanh, trẻ cười khoái trá vì Lý Thông bị sét đánh biến thành con bọ hung: “ Đáng đời tên Lý Thông, trên đời này ai ác độc là bị trời đánh mẹ nhỉ” Tình cảm của trẻ không chỉ biểu lộ với người thân hay các nhân vật trong truyện, trong phim mà còn biểu lộ với cảnh vật xung quanh. Trẻ xót xa với cành cây bị gãy, đồ chơi bị hỏng. Có bé ôm con búp bê gãy tay và rên lên: “ búp bê bị đau lắm, trời ơi tội nghiệp ”. Như vậy, tình cảm của trẻ MG bộc lộ mãnh mẽ, đặc biệt là tính đồng cảm, sự nhân hậu và dễ xuất hiện xúc cảm. Đây là thời điểm thuận lợi để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ sống trong môi trường không tốt- xung quanh là những người ích kỷ hẹp hòi, hoặc trẻ nhận sự giáo dục sai lầm thì dễ hình thành tình cảm tiêu cực: ích kỷ, tham lam, độc ác, khinh người....Những dấu ấn này sẽ để lại di chứng cho giai đoạn phát triển sau này. Sự phát triển tình cảm của trẻ thể hiện nhiều hướng: tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ và tình cảm thẩm mỹ. Các loại tình cảm này đang ở vào thời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt là tình cảm thẩm mỹ. Có thể coi đây là thời kỳ phát cảm thẩm mỹ. Ơ trẻ xuất hiện những rung động mãnh liệt với vẻ đẹp của thiên nhiên, khâm phục, ngưỡng mộ cái đẹp của nghệ thuật, của cuộc sống, mối quan hệ gữa con người. Bên cạnh đó trẻ cũng tỏ thái độ khinh ghét cái xấu xa, cái thấp hèn, độc ác. Như vậy trong tình cảm thẩm mỹ chứa đựng tình cảm đạo đức. Ngược lại trong tình cảm đạo đức chứa đựng tình cảm thẩm mỹ. Trong tình cảm của trẻ không chỉ thể hiện thái độ đối với những người xung quanh mà trẻ còn tỏ thái độ đối với bản thân mình. trẻ vui sướng khi được khen ngợi và buồn rầu khi bị chê trách. Dựa vào sự đánh giá của người khác về trẻ mà trẻ biết tự hào hay xấu hổ. Bé gái tức dận khi người lớn vô tình 105 nhận xét rằng bé không được xinh đep; Bé trai dận dữ vì bị người lớn chê kém cỏi Trong suốt thời kỳ MG, những cảm xúc biến đổi căn bản: MG bé chưa biết kìm chế cảm xúc; MG lớn biết kiềm chế cảm xúc. Trẻ nắm được sắc thái biểu hiện cảm xúc qua thái độ hành vi, cử chỉ,biểu hiện trên nét mặt, giọng nói... Tình cảm trí tuệ cũng được bộc lộ mạnh mẽ. Trẻ tò mò, băn khoăn về các hiện tượng trong thiên nhiên: Tại sao cành cây đung đưa? Tại sao ta đi trăng lại đi theo mà không đứng im? Mặt trời ở xa ta không? Tại sao gọi là biển, biển và sông giống nhau không?...Trẻ MG Lớn không chỉ tò mò trước các hiện tượng thiên nhiên mà trẻ còn quan tâm cả các hiện tượng xã hội, mối quan hệ giữa con người. Trẻ tìm hiểu cả những từ ngữ khó hiểu: Vô ý và vô tình có giống nhau không? buông xuôi là gì? quên lãng là gì?... Đời sống tình cảm của trẻ càng ngày càng phức tạp, tình cảm của trẻ tuy đã phát triển và bộc lộ mạnh mẽ nhưng chưa thực sự ổn định và bền vững, do vậy vai trò của giáo dục để hình thành tình và phát triển một tâm hồn đẹp nơi trẻ là rất cần thiết. 4.4.Sự phát triển ý chí. Trong sự phát triển ý chí của trẻ mẫu giáo có thể tách ra ba mặt liên hệ qua lại với nhau đó là: Thứ nhất: sự phát triển của tính mục đích của các hành động; Thứ hai: xác lập quan hệ giữa mục đích hành động và động cơ; Thứ ba: tăng vai trò điều chỉnh ngôn ngữ trong việc thực hiện các hành động. Trong lứa tuổi mẫu giáo đã hình thành được kỹ năng kiên trì mục đích. Trong một thực nghiệm, người ta yêu cầu trẻ mẫu giáo đẩy nhẹ một quả bóng lăn theo đường đã vạch sẵn, đi được nửa đường thì người ta đẩy một xe đồ chơi - một số trẻ mẫu giáo bé dừng lại và chơi với đồ chơi, sau đó mới nhớ tới nhiệm vụ của mình, còn đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn thì các em đã hoàn thành được nhiệm vụ của mình. 106 Khả năng kiên trì mục đích ở trẻ phụ thuộc trực tiếp vào mức độ khó của nhiệm vụ - nếu nhiệm vụ khó thì trẻ dễ bỏ cuộc và chỉ hoàn thành nhiệm vụ nếu không gặp khó khăn quá. Ở trẻ, những thất bại trong khi thực hiện hành động làm mất yếu tố kích thích trẻ đạt tới mục đích, nếu hành động đạt kết quả thì trẻ sẽ làm tới cùng. Ở tuổi mẫu giáo nhỡ mục đích, động cơ hành động hoàn toàn trùng nhau, trẻ chỉ có thể thực hiện những hành động mà động cơ và mục đích không trùng nhau trong những trường hợp khi bản thân hành động không phức tạp lắm (Đưa nhiệm vụ của hành động vào trò chơi). Ở tuổi mẫu giáo lớn đã tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.Trẻ quét nhà sạch sẽ để mẹ vui lòng - mẹ vui thì trẻ sẽ thích; trẻ làm quà tặng 8/3, tặng bạn nhỏ... Tuy nhiên, nếu hành động quá phức tạp và kéo dài thì trẻ chỉ nhớ tới động cơ và bắt hành động của mình phục tùng động cơ khi có sự nhắc nhở của người lớn. Trẻ biết thực hiện những hành động phức tạp nào đó theo hướng dẫn chỉ bảo của người lớn; trẻ biết lập kế hoạch và điều chỉnh hành động có thể dùng lời nói để biểu thị mục đích của hành động (có thể nói to hoặc suy nghĩ trong đầu) 5. Bước ngoặt 6 tuổi. Các nhà tâm lý học coi thời điểm lúc trẻ tròn 6 tuổi là bước ngoặt quan trọng. Một bên là đứa trẻ đang phát triển để hoàn thiện cấu trúc tâm lý con người với hoạt động chủ đạo là vui chơi mà trẻ chưa phải thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào. Bên kia là một học sinh đang thực hiện nghĩa vụ xã hội bằng hoạt động học tập. Hoặc một bên là trẻ mới chỉ có biểu tượng về sự vật, bên kia đang hình thành khái niệm về sự vật. Theo Piaget thì bên này là thời kỳ tiền thao tác, bên kia là thời kỳ thao tác. 107 Bước vào lớp một là bước ngoặt trong đời sống của đứa trẻ. Đó là sự chuyển qua một lối sống với những điều kiện hoạt động mới, chuyển qua một địa vị mới trong xã hội, chuyển qua những quan hệ mới với người lớn và bạn bè cùng tuổi. Đây là thời kỳ trẻ tiến vào bước ngoặt, với sự biến đổi của hoạt động chủ đạo. Hoạt động vui chơi vốn giữ vai trò chủ đạo, những yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh để tiến tới giữ vai trò chủ đạo ở giai đoạn sau. Việc chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý cho trẻ đến trường phổ thông là nhiệm vụ quan trọng của người lớn. 2. Trình độ chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý cho trẻ đến trường phố thông. Do lòng mong muốn trở thành học sinh, biểu hiện rõ cuối trẻ mẫu giáo, trẻ ý thức được rằng việc tham gia vào hoạt động vui chơi để được làm giống người lớn chỉ là trò đùa. Trẻ thấy chỉ có thể làm người lớn là đi học. Trẻ hồi hộp chờ ngày đến trường, có quần áo mới, cặp sách, bút, có góc học tập, trống vào lớp, cô giáo... Vậy cần chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ: - Chuẩn bị trình độ ý chí để đủ sức điều chỉnh hành vi. - Phát triển tính chủ định của hoạt động tâm lý (ghi nhớ, chú ý có chủ định). - Phát triển hoạt động trí tuệ: quan sát, trí nhớ, tư duy... - Phát triển vốn kiến thức về thế giới xung quanh. - Khơi dậy ở trẻ lòng ham hiểu biết, khám phá những điều mới lạ ở thế giới tự nhiên và xã hội. - Hình thành hứng thú nhận thức. - Phát triển ngôn ngữ - là điều kiện quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức. - Phát triển nhân cách: ý thức trách nhiệm, tinh thần tập thể, động cơ xã hội của hành vi, cách ứng xử, giao tiếp. 108 Việc chuẩn bị đó được thực hiện trong các trò chơi và các hoạt động có sản phẩm hặc hoạt động múa hát, đọc thơ, kể chuyện.v,.v.. Chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ đòi hỏi cả một quá trình công phu suốt cả thời kỳ mẫu giáo. Về cuối tuổi mẫu giáo thì việc chuẩn bị đó càng tích cực hơn,tạo cho trẻ một hứng thú sãn sàng đi học. Hướng dẫn tự học Đọc giáo trình cần tập trung vào các vấn đề sau: 1. Nắm được các đặc điểm của hoạt động vui chơi 2. Nắm được cấu trúc của trò chơi Đóng vai theo chủ đề. 3. vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển tâm lý và sự hình thành nhân cách trẻ MG. 4. Các dạng hoạt động sáng tạo, học tập, lao động và ý nghĩa của chúng. 5. Đặc điểm các hành động nhận cảm và sự lĩnh hội các chuẩn nhận cảm. 6. Đặc điểm phát triển tư duy của ba độ tuổi MG ( 3-4; 4-5; 5-6). 7. Đặc điểm phát triển trí tưởng tượng; chú ý; trí nhớ. 8. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ MG. 9. Khả năng tự ý thức của trẻ MG 3-4; 4-5; 5-6 tuổi. 10. Động cơ hành vi của trẻ MG 3-4; 4-5; 5-6 tuổi. 11. Đời sống tình cảm của trẻ MG 3-4; 4-5; 5-6 tuổi. 12. Hành đông ý chí của trẻ MG được thể hiện như thế nào. Câu hỏi ôn tập. 1. Chứng minh rằng: hoạt động vui chơi đóng vai trò quan trọng đói với sự phát triển tâm lý và sự hình thành nhân cách trẻ MG. 2. Chứng minh mức độ phát triển từ đơn giản đến phức tạp của trò chơi Đóng vai theo chủ đề của trẻ MG. 3. Phân biệt hoạt động vui chơi và các dạng hoạt động khác. 4. Trình bày đặc điểm phát triển nhận cảm của trẻ MG. 5. Trình bày đặc điểm phát triển tư duy của trẻ MG. 6. Trình bày đặc điểm phát triển trí tưởng tượng của trẻ MG. 7. Trình bày đặc điểm phát triển chú ý, trí nhớ của trẻ MG. 109 8. Trình bày đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ MG 9. Trình bày đặc điểm phát triển khả năng tự ý thức của trẻ MG. 10. Trình bày đặc điểm phát triển động cơ hành vi của trẻ MG. 11. Trình bày đặc điểm phát triển Đời sống tình cảm của trẻ MG. 12. Trình bày đặc điểm phát triển hành động ý chí của trẻ MG 13. Tại sao nói tròn 6 tuổi là bước quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ? Tài liệu cần đọc thêm - A.A. Giakharopva. Những cơ sở của Giáo dục học mẫu giáo, tập 2, NXB - V.X. Mukhina. Tâm lý học Mẫu giáo tập 1 + 2. NXB Giáo dục, Hà nội, 1981 - V.X. Mukhina. Lớn lên thành người hoặc sự ra đời của nhân cách. NXB Giáo dục, Hà nội, 1984 - A.P. Uxova, Dạy học ở mẫu giáo. NXB Giáo dục 1979. - Nguyễn ánh Tuyết. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997 - Nguyễn ánh Tuyết, Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường phổ thông, NXB GD, HN 1998 110 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI MẦM NON 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI MẦM NON. 2 2 2. CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtmn0024_p2_0073.pdf
Tài liệu liên quan