Tâm lý học trẻ em là khoa học nghiên cứu những sự kiện và quy luật phát
triển tâm lý của trẻ: Phát triển hoạt động, phát triển các quá trình, phẩm chất
tâm lý và sự hình thành nhân cách của trẻ.
Tâm lý học lứa tuổi mầm non là một bộ phận của tâm lý học trẻ em, nghiên
cứu những đặc điểm tâm lý lứa tuổi từ 0 - 6 tuổi. Nghiên cứu những khả năng
đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và nhân tố chủ đạo
trong sự phát triển tâm lý của trẻ từ 0 - 6 tuổi (vai trò hoạt động chủ đạo).
65 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tâm lý học mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển ngôn ngữ của trẻ.
Tuy vậy, việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở tuổi này phần lớn phụ thuộc
vào sự dạy bảo của người lớn. Người lớn tổ chức sự giao tiếp với trẻ như thế
nào? đòi hỏi ở trẻ có những gì? Điều đó có vai trò rất quan trọng. Nhưng trẻ ít
được người lớn giao tiếp thì sự phát triển ngôn ngữ rất chậm. Để kích thích trẻ
nói, người lớn cần đòi hỏi trẻ phải bày tỏ nguyện vọng của mình bằng lời nói
mới đáp ứng được nguyện vọng đó.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi diễn ra trên hai hướng chính:
1 Hoàn thiện khả năng hiểu được lời nói của người lớn.
47
2 Phát triển lời nói tích cực chủ động của bản thân trẻ.
Bước vào hai tuổi sự thông hiểu lời nói của trẻ có liên quan đến toàn bộ
tình huống chứ không phải đến một hành động hay một đối tượng cụ thể. Ví
dụ: Người lớn nói “đưa tay đây” và tự mình chìa tay cho trẻ. Trẻ sẽ học rất
nhanh hành động đáp lại.
Đối với trẻ lên hai tuổi thì từ ngữ có tác dụng hưng phấn nhiều hơn ức
chế: trẻ dễ dàng bắt đầu một hành động để đáp lại lời nói hơn là theo lời nói
để dừng lại một hành động đã bắt đầu. Ví dụ: bảo trẻ đóng cửa thì nó cứ đóng
lại mở ra nhiều lần; trẻ gõ đũa vào mâm cơm bảo nó “dừng lại” nó lại càng gõ
mạnh hơn, gõ cả vào bát đĩa trên mâm.
Chỉ sang năm thứ ba thì những chỉ dẫn bằng lời nói của người lớn mới
bắt đầu điều khiển được hành vi của trẻ trong các điều kiện khác nhau hoặc
bảo làm, bảo ngừng hoặc có tác dụng ngay tức khắc sau đó một thời gian.
Trước 1,5 tuổi ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển còn chậm. Trong thời
kỳ này trẻ nắm được từ 30 - 40 hoặc 100 từ và rất ít khi dùng đến. Sau tuổi
này (2 tuổi) thường lấy một sự biến đổi rất nhanh, không những trẻ thường
xuyên hỏi tên các đồ vật mà còn nói lên những từ chỉ các đồ vật đó “cái gì
đây?” luôn được đưa ra cho người lớn và tốc độ ngôn ngữ tăng rất nhanh.
Cuối năm thứ hai, trẻ đã dùng được 300 từ - cuối năm thứ ba lên đến 1500 từ.
Đầu 1,5 tuổi, ngôn ngữ của trẻ ít giống ngôn ngữ của người lớn. Nó
thường dùng những từ mà người lớn không dùng, trẻ thường dùng từ: ăn -
măm, ăng ; thịt - xịt; bánh - bắn; kẹo - chẹo; cơm - chơm...
Người ta gọi đây là ngôn ngữ tự trị. Sở dĩ xuất hiện loại ngôn ngữ này là
vì:
+ Do người lớn gần gũi trẻ nói với nó như vậy.
+ Do trẻ phát âm chưa chuẩn ( nghe không chuẩn nên phát âm sai ).
+ Do vốn từ của trẻ còn nghèo nên trẻ nghĩ ra một số từ để giao tiếp.
Nếu dạy trẻ tập nói một cách đúng đắn thì loại ngôn ngữ tự trị này cũng
mất đi.
48
Lên hai tuổi trẻ còn hạn chế trong những câu có một từ và sau đó hai từ.
mỗi câu một từ như vậy có nghĩa khác nhau. Khi trẻ nói “mẹ” có nghĩa là “mẹ
bế con” hoặc “mẹ cho con đi chơi”. Sau đó trẻ dùng câu 2 từ : chủ ngữ + vị
ngữ. Ví dụ:’’mẹ xúc” có nghĩa là “mẹ xúc cơm cho con” hoặc vị ngữ + bổ
ngữ. “lấy kẹo”, “lấy nước”...Đây là hai kiểu câu mà trẻ thường dùng để biểu
thị các hành động với đồ vật.
Trẻ chưa nắm vững ngữ pháp nên thường hay nói ngược.
: " Mẹ bế " thì nói “bế - mẹ”
Có nhiều trẻ nói được câu nhiều từ (3 tuổi) nhưng vẫn nói ngược:
“bố về con mách” -> “con bố về mách”
Trẻ hỏi bạn “đi chơi không” -> “chơi đi không”
“Trẻ lên 3 cả nhà học nói” - đây là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ của trẻ.
Trẻ nói suốt ngày, đưa ra nhiều câu hỏi “ cái gì đây?” “để làm gì?”, “ai làm
đây?”, “tại sao lại thế ”...
Trẻ nói được nhiều câu và nói thạo những câu đơn giản
“mẹ bế con đi chơi” - “con đói rồi”, “con khát nước”...
Đến cuối ba tuổi trẻ nói được nhiều câu phức tạp có thể kể những câu
chuyện đơn giản, giải thích nhiều lý do.
Như vậy, trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ là thể hiện trẻ đã đạt tới một
trình độ cao trong sự phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ đã trở thành một phương
tiện giao tiếp , để tiếp thu kinh nghiện xã hội, để tư duy, để tìm hiểu thế giới
xung quanh và là phương tiện để phát triển các chức năng tâm lý khác. Những
quá trình tâm lý của trẻ như tri giác, tư duy, trí nhớ...được cải tổ dưới ảnh
hưởng của ngôn ngữ.
3.1.3. Biết đi- hình thái vận động đặc trưng của con người.
Cuối tuổi hài nhi, trẻ bắt đầu đi những bước đầu tiên. Đi là hình thái vận
động đặc trưng của con người, không có sẵn trong chương trính di truyền.
Điều đó đã được chứng minh rõ ràng ở những em bé bị lạc vào rừng sống với
bầy sói thì cũng đi bằng bốn chi như chó sói.
49
Chuyển sang tư thế thẳng người là một việc khó khăn đối với đứa trẻ một
tuổi. Vì thế, trẻ thường hay mất thăng bằng và té ngã. Một trở ngại nhỏ như
cái ghế phải vòng qua, một đồ vật nhỏ rơi xuống chân cũng làm trẻ lúng túng
và sau một hai bước nó lại té ngã. Tuy vậy, trẻ có thể khắc phục nỗi sợ bị ngã
để lại cố gắng tiếp tục đi đó là nhờ sự khuyến khích của người lớn.
Quan sát một đứa trẻ tập đi, nó thường dang rộng 2 tay ra nghiêng về
phía trước, vẻ mặt thích thú, có lúc nó thích quá, hoa tay rồi ngã xuống. Tuy
vậy, điều đó không ảnh hưởng đến nguyện vọng tập đi cũng như tâm trạng vui
vẻ của nó.
Hoặc có bé ước lượng khoảng cách nó cần đến. Chẳng hạn người lớn
đứng trước nó vẫy tay. Nó hấp tấp xông tới.
Sang hai tuổi trẻ bước đi thoải mái hơn, cử động không còn quá căng
thẳng như trước. Thậm chí khi bước đi trẻ còn tìm thêm những chỗ khó đi như
mô đất, bậc thềm hay chỗ lồi lõm. Trẻ hầu như thường xuyên sống trong sự
tập luyện vận động. Đi bình thường không làm nó thoả mãn, trẻ còn đi trên
những đồ vật nhỏ, đi thụt lùi, đi vòng quanh, chui qua chỗ này chỗ nọ, nhắm
mắt đi mò.
Như vậy, việc làm chủ bước đi là một nhiệm vụ đặc biệt đối với trẻ và
gây nên những cảm xúc mạnh. Dần dần về sau cách vận động này trở thành tự
động hoá và không còn gây hứng thú đặc biệt cho trẻ nữa.
Biết đi thẳng người giúp cho trẻ bước vào thời kỳ có những quan hệ tự
do và độc lập hơn với thế giới bên ngoài. Trẻ phát triển khả năng tự định
hướng trong không gian. Sự nhảy cảm về cơ bắp trở thành thước đo để ước
lượng khoảng cách và vị trí của đối tượng trong không gian.
Khi tiến đến đồ vật mà nó nhìn thấy, nó đã nắm được phương hướng và
khoảng cách của đồ vật so với điểm xuất phát.
Khi đã biết đi rồi thì trẻ mở rộng thêm nhiều số lượng những đối tượng
hiểu biết của nó. Trẻ đã biết hành động với nhiều đối tượng khác nhau mà
người lớn trước đó cho rằng trẻ chưa cần thiết.
50
Nhờ việc đi thành thạo, đứa trẻ đã thu nhập được nhiều kinh nghiệm.
Trên đường đi có cái hố, không nên đi đến mà té ngã, đi chân đất thì đau
chân...Như vậy, nhờ biết đi mà ở trẻ tăng thêm tính độc lập của mình thì đồng
thời cũng mở rộng sự hiểu biết đối với các đồ vật và các tính chất của chúng
cùng với kỹ năng xử lý các đồ vật đó.
Nhờ biết đi trẻ mở rộng sự giao tiếp với người xung quanh mà trước đây
nó chỉ có thể giao tiếp với người trong nhà. Trẻ lên ba có thể tự mình chạy
sang hàng xóm, chơi với bạn bè cùng lứa, với các anh chị lớn tuổi bên hàng
xóm. Trẻ thích xem người lớn làm việc và muốn xen vào những việc ấy...Điều
đó không những làm phong phú vốn kinh nghiệm riêng của trẻ mà còn phát
triển nhu cầu giao tiếp và kích thích khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Như vậy: việc biết đi là một bước trưởng thành về mặt sinh học và về
mặt xã hội. Đứa trẻ đã thể hiện được tính độc lập trong việc chiếm lĩnh thế
giới đồ vật và giao tiếp với những người xung quanh.
3.2. Sự phát triển trí tuệ của trẻ ấu nhi.
Trong suốt thời kỳ ấu nhi, sự làm chủ ngôn ngữ tiếp tục diễn ra và là một
phương tiện quan trọng của sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Tuổi hài nhi, trẻ tri giác được các thuộc tính của đồ vật xung quanh, nhận
ra các mối quan hệ đơn giản nhất của các đồ vật đó với nhau và sử dụng các
thao tác bằng tay - điều này tạo tiền đề cho sự phát triển trí tuệ ở tuổi ấu nhi,
cũng với việc mở rộng giao tiếp bằng ngôn ngữ với những người xung quanh
thì trí tuệ của trẻ ấu nhi được phát triển một cách mạnh mẽ.
Những dạng hành động tri giác và những dạng hành động tư duy mới
đang được hình thành là biểu hiện rõ rệt nhất của sự phát triển trí tuệ của trẻ
ấu nhi.
Phát triển tri giác.
Tuổi hài nhi trẻ đã có những hoạt động về thị giác giúp trẻ biết được một
số tính chất của đồ vật và điều khiển được hành vi. Song tri giác của trẻ hãy
còn rất yếu ớt. Trẻ chưa thể nhìn liên tục và có hệ thống vào một đồ vật hoặc
51
nhận ra các thuộc tính khác nhau của đồ vật đó. Trẻ thường nắm được một vài
dấu hiệu đối với đồ vật và trẻ nhận ra đồ vật khi xử lý nó bằng tay.
Chẳng hạn, đồ vật mềm thì trẻ bóp; kêu thì lúc lắc; trẻ học từ ‘con chim’
thì trẻ dùng để chỉ mọi vật gì có bóng dáng của một cái mỏ.
Bước vào tuổi ấu nhi, tri giác của trẻ trở nên đầy đủ hơn và toàn diện
hơn, bởi ở trẻ đã hình thành hành động tri giác mới có liên quan đến sự làm
chủ của trẻ đối với hành động đồ vật, đặc biệt là hoạt động có phối hợp và
hoạt động dùng công cụ.
Khi trẻ tập thực hiện một hành động có phối hợp thì nó lựa chọn và liên
kết các đồ vật hoặc các bộ phận khác của đồ vật với nhau theo hình dáng, kích
thước hoặc màu sắc và đặt nó trong vị trí không gian nhất định tương ứng với
nhau. Đôi khi trẻ bắt chước người lớn, nhớ lại trật tự đã được thực hiện (lắp
hoặc tháo ra một đồ chơi xếp hình) và lắp lại trật tự đó, bất kể các thuộc tính
đồ vật đó như thế nào ( kích thước của vòng tròn). Tuy nhiên hành động này
chỉ đạt kết quả trong điều kiện không có gì thay đổi. Nếu các vòng của hình
tháp bị thay đổi chỗ hoặc bị rơi thì trẻ không thể nào đạt được kết quả mong
muốn.
Thường thì bước đầu trẻ chỉ có thể đạt được yêu cầu của hành động bằng
cách “thử và sai” bởi vì năng lực (bằng mắt) tri giác chưa giúp trẻ so sánh
được bằng mắt, các đồ vật khác nhau theo các thuộc tính của chúng. VD: lắp
hai nửa con búp bê, lắp phần này không được thì lắp phần khác. Sau đó khi
lắp hình tháp thì trẻ chọn vòng lớn nhất xuống dưới, xong lại chọn các vòng
lớn còn lại đặt lên trên...Trẻ cũng biết làm như vậy khi lắp hai khối gỗ vuông
vào với nhau thì nó phải tìm xem hai khối gỗ đó có cùng màu hay không.
Tất cả các việc làm này là những hành động định hướng bên ngoài, giúp
trẻ đạt được kết quả đúng đắn. Nhưng trẻ chỉ làm chủ được các hành động
định hướng bên ngoài này nhờ sự hướng dẫn của người lớn.
Như vậy, hành động tri giác mới được hình thành ở trẻ ấu nhi đó là hành
động định hướng bên ngoài.
52
Các hành động định hướng bên ngoài nhằm phát hiện các thuộc tính đồ
vật cũng phát triển trong quá trình trẻ học cách sử dụng công cụ.
Từ chỗ tiến hành các hành động định hướng bên ngoài để liên hệ và so
sánh thuộc tính của các đồ vật, trẻ chuyển sang đối chiếu các thuộc tính đó
bằng mắt. Đây là một kiểu hoạt động tri giác mới được hình thành. Thuộc tính
của một đồ vật được chuyển thành hình mẫu, thành thước đo để đo lường
thuộc tính của các đồ vật khác. Ví dụ: Chiều dài của cây gậy làm thước đo
khoảng cách. Dần dần trong khi thực hiện các hành động với đồ vật, trẻ
chuyển sang sự định hướng bằng mắt. Trẻ dùng mắt lựa chọn các đồ vật hay
các bộ phận cần thiết rồi thực hiện ngay hành đọng một cách chính xác không
cần làm thử trước.
Từ 2,5 - 3 tuổi, trẻ đã biết lựa chọn bằng mắt, và nếu người lớn yêu cầu
thì từ hai đồ vật có hình dạng kích thước và màu sắc khác nhau, trẻ có thể
chọn ra một cái hoàn toàn giống với cái thứ ba được đưa ra làm mẫu. Khi làm
điều này, trước hết trẻ chọn theo hình dáng, theo kích thước, sau đó theo màu
sắc. Điều này có nghĩa là các hành động mới về tri giác được hình thành sớm
đối với các thuộc tính của đồ vật mà hoạt động thực tiễn với đồ vật phải dựa
vào, và sau đó chuyển sang các thuộc tính khác. Lúc này trẻ đã biết được rằng
có nhiều đồ vật cùng có những thuộc tính như nhau.
Sự ngắm nhìn đồ vật trong quá trình so sánh với các đồ vật khác đã trở
thành tỉ mỉ hơn, trẻ không còn chỉ hạn chế trong một đặc điểm riêng biệt nổi
bật nào đó mà thôi.
Nếu như bước vào tuổi thứ hai, khi so sánh các đồ vật với nhau, trẻ chọn
một cái bất kỳ để làm mẫu, thì lên ba tuổi, một số đồ vật rất quen thuộc với trẻ
đã trở thành những mẫu thường xuyên để trẻ so sánh với thuộc tính của các đồ
vật khác và không những các đồ vật thật có thể dùng làm mẫu như vậy mà cả
những hình ảnh của chúng đã được hình thành và cố định trong trí nhớ của trẻ
cũng được làm mẫu. Xác định một vật hình tam giác, trẻ nói: “giống cái nhà” ,
“giống mái nhà”. Xác định vật tròn - “giống quả bóng”, một vật hình bầu dục
53
“giống quả trứng”, một vật màu đỏ “giống cờ”; màu lục ‘giống cỏ”, “giống
lá”.
Trong suốt thời kỳ ấu nhi, tri giác của trẻ gắn liền chặt chẽ với các hoạt
động đồ vật. trẻ có thể xác định khá chính xác hình dáng, kích thước màu sắc
cũng như vị trí của đồ vật trong trường hợp những cái đó cần thiết để thực
hiện những hành động mà nó có thể làm.
Trong các trường hợp khác thì tri giác của trẻ có thể rất không rõ ràng và
không chính xác. Nếu như trẻ học vẽ, ta yêu cầu trẻ tô những bức tranh, trẻ
không để ý đến màu sắc của đồ vật mà chỉ dùng cây bút chì nào có màu mà nó
thích nhất.
Khi đã quen thuộc với nhiều đồ vật khác nhau với hình dáng, kích thước,
màu sắc khác nhau, thì trẻ đã tích luỹ được với biểu tượng về các thuộc tính
của chúng. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ trong
tương lai.
Để cho vốn biểu tượng của trẻ về các thuộc tính của đồ vật được phong
phú trẻ cần làm quen với tính chất đa dạng của các thuộc tính đó và thực hiện
những hoạt động với các đồ vật đòi hỏi lưu ý đến các thuộc tính đó. Do đó
người lớn cần cho trẻ sử dụng phong phú các chất liệu (hình dạng, màu sắc)
đồ vật khác nhau.
Các công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ lên ba tuổi nếu được
giáo dục một cách đặc biệt có thể tiếp nhận được khái niệm từ 5 - 6 hình (tròn,
bầu dục, vuông, chữ nhật, tam giác, đa giác) và 8 màu (đỏ, cam, vàng, lục,
xanh, tím, trắng, đen).
Trong thời kỳ ấu nhi, cùng với tri giác bằng mắt (thị giác) tri giác bằng
tai (thính giác) cũng phát triển mạnh. Hoạt động cơ bản của trẻ trong lứa tuổi
này có liên quan đến tri giác âm thanh là hoạt động ngôn ngữ. Trong thời kỳ
này, năng lực thính giác âm bị của trẻ được phát triển đặc biệt mạnh mẽ.
Trẻ đã tiếp nhận được tất cả âm thanh của tiếng mẹ đẻ.Tuy nhiên thính giác
độ cao (tri giác âm thanh cao thấp khác nhau) phát triển chậm hơn. Do đó, cần
tập cho trẻ nghe các độ cao âm thanh khác nhau gắn liền với các trò chơi với
54
các đối tượng quen thuộc. Ví dụ: tiếng gà gáy ò ó o , vịt kêu: cạc cạc, cần
khuyến khích trẻ nhún nhảy theo nhạc để phát triển khả năng tiết tấu.
Phát triển tư duy.
Đầu tuổi ấu nhi, ở trẻ đã xuất hiện nhiều hành động có thể coi đó là mầm
mống của tư duy. Trẻ đã biết sử dụng mối liên hệ giữa đối tượng để đạt tới
mục đích. Kéo cái đĩa để lấy quả cam trên đó. Nhưng điều này chỉ xảy ra với
trẻ trong trường hợp đơn giản nhất khi hai đồ vật đó có quan hệ với nhau (quả
cam nằm trên đĩa). Trẻ sẽ vận dụng ngày càng rộng rãi mối quan hệ này trong
suốt thời kỳ ấu nhi, như kéo cái xe con bằng một sợi dây, đẩy bánh xe bằng
một cái gậy, khều quả bóng bằng cái que...
Trong khi thực hiện các hành động thì trẻ đã chú ý đến mối quan hệ giữa
các đồ vật, đặc biệt giữa công cụ và đồ vật (đối tượng) để rồi sau đó bắt đầu tự
mình thiết lập những mối quan hệ trong các điều kiện mới, nhằm giải quyết
những nhiệm vụ mới : Lấy gậy khều đồ chơi từ xa lại gần mình, sau đó dùng
gậy chọc vật gì đó từ trên cao xuống hoặc không dùng gậy mà dùng bất kể cái
que nào đó.
Việc chuyển được từ sử dụng các quan hệ có sẵn sang tự mình xác lập
được quan hệ, đó là bước đầu quan trọng trong phát triển tư duy của trẻ. Ban
đầu, các quan hệ mới này được xác lập bằng cách làm thử, nhiều lúc trẻ tình
cờ gặp may. Điều này đạt được nhờ các hành động định hướng bên ngoài.
Nhưng các hành động này về căn bản khác với hành động làm cơ sở cho sự
hình thành tri giác: chúng không nhằm mục đích phát hiện và lưu ý đến các
thuộc tính bên ngoài của đồ vật mà đi tìm mối quan hệ giữa đồ vật và hành
động, làm cho hành động đạt được một kết quả nhất định. Loại tư duy này
được gọi là tư duy trực quan hành động.
Như ta đã biết, các hành động định hướng bên ngoài là khởi điểm để
hình thành các hoạt động tâm lý bên trong. khi trẻ biết rằng có thể dùng cái
gậy để khều một vật nào đó thì trẻ cũng biết rằng có thể dùng gậy khều quả
bóng lăn xuống gầm giường. Việc làm thử ở đây diễn ra trong óc trẻ, trên cơ
sở những phỏng đoán. Trong quá trình này, trẻ không tiến hành với những đồ
55
vật thật mà với những hình ảnh, biểu tượng về các đồ vật và về cách sử dụng
chúng. Loại tư duy này được gọi là tư duy trực quan hình ảnh.
Trong sự phát triển tư duy của tuổi ấu nhi, ở trẻ bắt đầu hình thành khả
năng khái quát, tức là sự kết hợp trong tâm trí những đồ vật và những hành
động có dấu hiệu chung chiếm một vị trí rất lớn. Đứa bé gọi tất cả các con vật
có lông đều là “mèo” như chó, thỏ, mèo...gọi tất cả các con vật có mõ như vịt,
gà, chim đều là chim, gọi râu ông là lông, tóc. ..
Trong sự hình thành những khái quát ban đầu thì ngôn ngữ đóng vai trò
quan trọng bởi vì ý nghĩa của các từ mà người lớn dạy cho trẻ hiểu và trẻ luôn
dùng nó với ý nghĩa khái quát.
Trẻ học dùng từ “đồng hồ” để chỉ đồng hồ đeo tay, đồng hồ báo thức,
đồng hồ treo tường; tuy nhiên, không phải trẻ nắm được ngay ý nghĩa chung
của từ đã được mọi người thừa nhận. Việc sử dụng những từ đơn giản đầu tiên
của trẻ chứng tỏ rằng ý nghĩa của chúng trong cách hiểu còn mơ hồ và biến
đổi. Trẻ thường dùng một từ để chỉ những vật khác nhau, chuyển từ vật này
sang vật khác trên cơ sở một vài dấu hiệu ngẫu nhiên giống nhau. Ví dụ: Trẻ
gọi thìa, nĩa, môi bằng thìa. Gọi cỏ, lá cây bằng lá...
Sự hướng dẫn và sự làm mẫu của người lớn về cách sử dụng các từ làm
cho trẻ dần dần nhận thấy rằng có một tên gọi chung cho các đồ vật có cùng
một công dụng nhưng lại có những thuộc tính bên ngoài hết sức khác nhau thì
trẻ cũng khó nhận thấy rằng chúng có một cái gì đó chung. Rõ ràng rằng, trẻ
không có được điều đó nếu như nó không có những hoạt động với đồ vật và
không sử dụng các đồ vật theo công dụng của chúng.
Trong khi hoạt động với đồ vật, công cụ, không những trẻ nhận ra chức
năng chung của các đồ vật mà còn nhận ra rằng có thể hành động với các
công cụ khác nhau nhưng có cùng mục đích. Vd: dùng cái gậy khều một vật
về phía mình và sau đó nếu không có gậy đứa trẻ có thể dùng một vật dài dài
nào đó (thước, thìa, bút, que, ...)
56
Qua việc này, trẻ hiểu được rằng hành động với công cụ khác nhau
nhưng có ý nghĩa chung là lấy được vật từ xa lại gần mình và chúng chung
một từ “khều”.
Có thể nói rằng trẻ học được từ chỉ trong khi thực hiện với đồ vật và
người ta đã chứng minh điều đó bằng thực nghiệm.
Người ta đưa cho trẻ các đồ chơi bằng nhựa ( xẻng, xô ) và dạy trẻ tên
gọi đồ chơi đó. Sau khi trẻ nhớ được rồi, người ta đưa trẻ đồ chơi đó nhưng
màu sắc khác và hỏi trẻ “ đây là cái gì ”trẻ không trả lời được. Nhưng trẻ
được tổ chức một trò chơi đặc biệt: dùng xẻng đào cát; múc nước vào xô, và
trẻ vừa chơi vừa học tên gọi đồ vật đó.
Người ta nhận thấy rằng trong trường hợp thứ hai, trẻ học được ý nghĩa
khái quát của các từ dễ hơn và nhanh hơn nhiều.
Như vậy là sự khái quát các đồ vật theo chức năng của chúng đầu tiên
xuất hiện trong hành động với đồ vật thì sau đó được củng cố trong từ ngữ.
Những đồ vật, công cụ trở thành những yếu tố đầu tiên chứa đựng sự ấhí quát
nhưng chỉ khi đứa trẻ biết hành động với những đồ vật đó theo phương thức
sử dụng nó thì mới thực sự lĩnh hội được ý nghĩa kết quả của nó. Có thể nói
rằng kiểu tư duy chủ yếu của trẻ ấu nhi là trực quan - hành động. Sự phát triển
tư duy của trẻ gắn liền với hoạt động với đồ vật, trong đó đặc biệt quan trọng
là việc thực hiện những hành động công cụ.
Cuối tuổi ấu nhi (3 tuổi) trong sự phát triển của trẻ diễn ra một chuyển
biến quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với việc làm chủ các hình thái tư duy
phức tạp hơn và các loại hình thức hoạt động mới đó là chức năng ký hiệu
(tượng trưng) của ý thức bắt đầu được hình thành, chức năng ký hiệu thể hiện
ở khả năng vận động một đồ vật này thay thế cho đồ vật khác. Đáng lẽ hành
động diễn ra với đồ vật này thì lại được thực hiện thay thế với đồ vật khác.
Một bé trai ba tuổi vẽ những đường nghuệch ngoạc trên giấy và nói “
đây là con bọ dừa ) sau đấy nó lấy tay che những đường nét đó và nói con bọ
dừa đã biến mất - như vậy đối với hình vẽ trên trang giấy biến thành mảnh đất
hay đám cỏ.
57
Trong thời kỳ nảy sinh chức năng ký hiệu, trẻ thường có xu hướng nhìn
thấy các hình ảnh hoặc đúng hơn là các ký hiệu của những đồ vật quen thuộc
hầu như ở khắp nơi.
Bé trai lên 3 đang ăn bánh quy, nó để miếng bánh lên bàn và nói “mẹ ơi
xem cái nhà của con này”, nó cắn thêm một góc bánh “bây giờ là thằng
người”.
Bé gái bẻ những mẩu bánh quy bôi lên mặt và nói “mẹ ơi con đánh phấn
đẹp chưa này, má hồng này”.
Như vậy, đặc điểm phát triển tư duy của tuổi ấu nhi là các phương tiện
khác nhau của nó (tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình ảnh;
tư duy khái quát và tư duy ký hiệu) đang còn rất rời rạc, chưa liên kết lại với
nhau.
Chỉ sau này các phương tiện trên đây mới hoà nhập vào nhau ở tuổi mẫu
giáo, tạo cơ sở cho trẻ làm chủ những hình thái tư duy phức tạp hơn.
4. XUẤT HIỆN TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH TRONG TUỔI
ẤU NHI.
4.1. Đời sống triển tình cảm của trẻ Ấu nhi.
Ngay trong tuổi hài nhi, trẻ bắt đầu phát triển tình yêu đối với những người
gần gũi như cha, mẹ, bà...sang tuổi ấu nhi tình yêu này có thêm những hình
thái mới. Đứa trẻ mong được người lớn khen ngợi, âu yếm và trở nên buồn bã
khi người lớn không bằng lòng với nó.
Do vậy, Sự đánh giá của người lớn đối với hành vi của đúa trẻ trở thành
một nguồn quan trọng tạo ra tình cảm của trẻ.
Đối với tuổi ấu nhi thì lời khen ngợi của người lớn đã trở thành một trong
những nguồn tình cảm quan trọng của trẻ.
Lời khen ngợi và sự tán thưởng của những người xung quanh đã bắt đầu
thức tỉnh tình cảm tự hào trong đứa trẻ và trẻ thường cố gắng biểu hiện thành
tích của mình cho người lớn để được khen.
Sau đó bên cạnh tình cảm tự hào, đứa trẻ bắt đầu cảm thấy xấu hổ khi
những hành động của nó không được như người lớn mong mỏi, khi nó bị
58
người lớn chê trách. Trẻ thường lúng túng và xấu hổ khi nói nhầm một tiếng
nào đó hay làm một điều gì sai trái. Trong nhiều trường hợp, tình cảm xấu hổ
trở nên quá mạnh, lấn át các động cơ khác và làm cho trẻ từ chối một đồ chơi
thích thú hoặc làm được một việc rất khó khăn đối với trẻ.
Bé trai có đồ chơi rất đẹp, mẹ bảo nhường cho bạn chơi một lúc bé khóc
và nhất định không đưa - nhưng mẹ bảo “con thật xấu, đồ tham lam” cuối
cùng bé đành đưa cho bạn vừa khóc vừa nói “đồ chơi đẹp lắm... con không
tham lam đâu...”.
Tuy nhiên, sự phát triển tinh thần tự trọng, tình cảm tự hào và xấu hổ như
đã nói không có nghĩa rằng trẻ đã điều khiển được một cách có hệ thống các
hành động của mình dưới ảnh hưởng của các tình cảm đó. Trẻ chưa có được
sự điều khiển như vậy.
Tình cảm của trẻ đối với những trẻ khác được biểu lộ thành mối thiện cảm
bằng cách giúp đỡ bạn đang đau buồn: Trẻ dỗ bạn đang khóc, doạ lại người
bắt nạt bạn hay chia bánh kẹo cho bạn.
Trẻ thường dễ bị lây tình cảm của người khác. Ở nhà trẻ nếu một, hai
đứa trẻ bắt đầu khóc thì tiếng khóc lây lan sang đứa khác và thường thì cả
nhóm trẻ bắt đầu cùng khóc. Tuy nhiên, những tình cảm của trẻ đối với các
bạn cùng tuổi thường không lâu bền.
Tình cảm của trẻ tuổi Ấu nhi tuy đã được bộc lộ rõ ràng nhưng vẫn còn
phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh và không ổn định. So với người lớn, sự biểu
hiện bên ngoài của các tình cảm ở trẻ em mang tính chất mạnh mẽ hơn, trực
tiếp và không chủ định hơn. Tình cảm của trẻ còn mong manh và chưa ổn
định. Trẻ vừa cười như nắc nẻ đã có thể khóc ngay được.
Những tình cảm âu yếm như sự quan tâm, thông cảm đối với người thân
và những đứa trẻ khác được thể hiện hơn, sâu sắc và bền vững hơn ở trẻ mẫu
giáo.
Với sự giúp đỡ của người lớn, trẻ bắt đầu có được động cơ. Nhưng động
cơ của trẻ thường không tự giác và không được tổ chức thành hệ thống. Thế
59
giới nội tâm của trẻ đang tiến dần đến sự xác định và ổn định. Và mặc dù
người lớn có ảnh hưởng quyết định đối với sự hình thành thế giới nội tâm này
của trẻ, nhưng người lớn không thể trực tiếp áp đặt cho trẻ thái độ của mình,
hoặc bắt trẻ phải theo các cách thức ứng xử của mình.
Một đặc điểm hành vi nổi bật trong tuổi ấu nhi là trẻ hành động không
suy nghĩ, do ảnh hưởng của tình cảm và ý muốn nảy sinh từ hoàn cảnh trực
tiếp trong một lúc nào đó, vì thế trẻ rất dễ hứng thú một cái gì đó nhưng cũng
dễ dàng lãng quên, chán nó. Vào cuối tuổi ấu nhi trẻ đã có thể hành động có
mục đích. nhưng sự điều khiển hành động bằng lời nói rất yếu ớt, ý nghĩa của
trẻ còn thiếu ổn định, có thể thay đổi nửa chừng do kết quả của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtmn0024_p1_9073.pdf