Tâm lý học giao tiếp

Sơ lược lịch sử ra đời của phạm trù giao tiếp trong tâm lý học.

Xocrate (470 – 399 TCN):

Đối thoại như là một sự giao tiếp trí tuệ

Đối thoại phản ánh mối quan hệ con người – con người.

Leona Devinci (1452 – 1512): mô tả sự giao tiếp giữa mẹ con thông qua những bức tranh nổi tiếng.

Phobach (1804 – 1872): “Bản chất con người chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất của con người, trong sự thống nhất dựa trên tính hiện thực của sự khác biệt giữa tôi và bạn”.

 

ppt60 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tâm lý học giao tiếp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP Giảng viên: ThS. Cao Xuân Liễu  TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP Số học trình: 03 (Lý thuyết + thực hành) Đối tượng: SV năm thứ 3  TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP Mục đích, yêu cầu Sinh viên tiếp cận một số kiến thức nền tảng và chuyên sâu về tâm lý học giao tiếp như: khái niệm chung giao tiếp; quá trình giao tiếp; các nguyên tắc, phương tiện, phong cách, kỹ năng giao tiếp… Sinh viên biết áp dụng các tri thức về tâm lý học giao tiếp vào thực tiễn cuộc sống cũng như hình thành và xây dựng các kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Trên cơ sở các những tri thức đã được trang bị, sinh viên tiến hành một số bài tập thực hành. Từ đó, xây dựng và nâng cao kỹ năng giao tiếp cho bản thân.  TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP  Hình thức học: Chia sẻ Thảo luận  Đánh giá: Điểm giữa kỳ: 30% Điểm thi cuối kỳ: 70%  TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP Tài liệu tham khảo Hoạt động – Giao tiếp – Nhân cách – Hoàng Anh (chủ biên), Nxb ĐHSP, 2009. Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp – Nguyễn Bá Minh, Nxb ĐHSP 2008. Tâm lý học đại cương – Nguyễn Xuân Thức (chủ biên), Nxb ĐHSP, 2007. Những vấn đề lý luận và phương pháp luận Tâm lý học – B.Ph.Lomov, Nxb ĐHQG Hà Nội 2001. Dennis Coon, Introduction to Psychology – Gate ways to Mind and Behavior, Tenth Edition, Thomson Wadsworth, 2004. 13. Henry Gleitman, Alan J.Fridlund, Daniel Reisberg, Psychology, sixth Edition, Ww.Norton & Company. Inc 2004 www.google.com www.tamlyhoc.net  TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP Kết cấu chương trình Phần thứ nhất: Một số vấn đề lý luận Chương I. Khái quát chung về giao tiếp Chương II. Quá trình giao tiếp Chương III. Nguyên tắc giao tiếp Chương IV. Phương tiện giao tiếp Chương V. Phong cách giao tiếp Chương VI. Kỹ năng giao tiếp Phần thứ hai: Thực hành kỹ năng giao tiếp  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp Sơ lược lịch sử ra đời của phạm trù giao tiếp trong tâm lý học Khái niệm giao tiếp Đặc trưng cơ bản của giao tiếp Chức năng của giao tiếp Phân loại giao tiếp Sơ đồ và các mô hình giao tiếp Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp Một số học thuyết về giao tiếp  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp Sơ lược lịch sử ra đời của phạm trù giao tiếp trong tâm lý học. Xocrate (470 – 399 TCN): Đối thoại như là một sự giao tiếp trí tuệ Đối thoại phản ánh mối quan hệ con người – con người. Leona Devinci (1452 – 1512): mô tả sự giao tiếp giữa mẹ con thông qua những bức tranh nổi tiếng. Phobach (1804 – 1872): “Bản chất con người chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất của con người, trong sự thống nhất dựa trên tính hiện thực của sự khác biệt giữa tôi và bạn”.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp Sơ lược lịch sử ra đời của phạm trù giao tiếp trong tâm lý học. C.Mác (1818 – 1883): “…Giao tiếp với những người khác đã trở thành khí quan biểu hiện sinh hoạt của tôi và một trong những phương thức chiếm hữu sinh hoạt của con người…” “…Thông qua giao tiếp với người khác mà có thái độ với chính bản thân mình, mỗi người tự soi mình” “Con người chỉ trở thành con người khi có những quan hệ hiện thực với những người khác, có quan hệ trực tiếp với những người khác”.(Bản thảo Kinh tế-Triết học).  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp Sơ lược lịch sử ra đời của phạm trù giao tiếp trong tâm lý học. Cacgiape (1883 – 1969): Con người phải có sự giao tiếp (thông tin) sống động, liên tục, được thể hiện bằng các cuộc tranh luận tự do về các quan điểm, lập trường… Giao tiếp là điều kiện tổng quát của sự tồn tại của con người  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp Sơ lược lịch sử ra đời của phạm trù giao tiếp trong tâm lý học. M.Tinbulo (1876 – 1965) Tồn tại là đối thoại Trong giao tiếp hai người bổ sung cho nhau chứ không phải thay thế cho nhau Cuộc sống được ông xác định là “sự tiếp xúc giữa các nhân cách”.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp Sơ lược lịch sử ra đời của phạm trù giao tiếp trong tâm lý học. V.M.Becchurep (1857 – 1927): Giao tiếp là ảnh hưởng tâm lý giữa người này và người kia. Giao tiếp là điều kiện thực hiện giáo dục, truyền đạt kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác. B.Vina (Lý thuyết điều khiển học: 1948): Nghiên cứu giao tiếp như là mối quan hệ qua lại giữa các nhân cách Giao tiếp được xem là một tổ hợp hành vi, là một quá trình xã hội thường xuyên diễn ra giữa con người với con người.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 2. Định nghĩa giao tiếp K.K.Platonop: Giao tiếp là những mối liên hệ có ý thức của con người trong cộng đồng loài người. I.a.L.kolominxki: Giao tiếp là sự tác động qua lại có đối tượng và thông tin giữa con người với con người, trong đó những quan hệ nhân cách được thực hiện, bộc lộ và hình thành.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 2. Định nghĩa giao tiếp B.D.Parưgin: Giao tiếp là quá trình tác động lẫn nhau, trao đổi thông tin ảnh hưởng lẫn nhau, hiểu biết và nhận thức lẫn nhau. L.P.Bueva: Giao tiếp không chỉ là một quá trình tinh thần mà còn là quá trình vật chất, quá trình xã hội, trong đó diễn ra sự trao đổi hoạt động, kinh nghiệm, sản phẩm của hoạt động. L.X. Vugotxki: là quá trình chuyển giao tư duy và cảm xúc.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 2. Định nghĩa giao tiếp Osgood C.E: chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin. M.Arglye (Anh): ảnh hưởng lẫn nhau thông qua quá trình tác động qua lại về mặt vật lý và chuyển dịch không gian. T.Sibutanhi (Mỹ): hoạt động đảm bảo cho sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp hành động. IA.Ianousek (Séc): liên lạc và tác động qua lại.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 2. Định nghĩa giao tiếp Phạm Minh Hạc: Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ xã hội giữa con người với nhau. Theo “Từ điển Tâm lý học” của Vũ Dũng. Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 2. Định nghĩa giao tiếp Theo “Từ điển Tâm lý học” của Nguyễn Khắc Viện: Giao tiếp là quá trình truyền đi, phát đi một thông tin từ một người hay một nhóm cho một người hay một nhóm khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau (tương tác) Trần Thị Minh Đức: Giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi thông tin giữa người với người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, tư thế, trang phục…  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 2. Định nghĩa giao tiếp Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 2. Định nghĩa giao tiếp Sự khác nhau giữa quá trình giao tiếp và quá trình thông tin:  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 2. Định nghĩa giao tiếp  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 2. Định nghĩa giao tiếp  Qúa trình trao đổi thông tin  Sự tác động qua lại giữa người với người  Sự tri giác con người bởi con người.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 3. Đặc trưng cơ bản của giao tiếp Giao tiếp mang tính nhận thức Cá nhân ý thức được mục đích giao tiếp, nhiệm vụ, nội dung của tiến trình giao tiếp, phương tiện giao tiếp. Khả năng nhận thức và hiểu biết lẫn nhau của các chủ thể giao tiếp.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 3. Đặc trưng cơ bản của giao tiếp Trao đổi thông tin Trong quá trình giao tiếp xảy ra sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan. Nhờ đặc trưng này mà mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình theo những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của nghề nghiệp, của vị trí xã hội mà họ chiếm giữ. Nhờ đặc trưng này, những phẩm chất tâm lý, hành vi ứng xử, thái độ biểu hiện của con người được nảy sinh và phát triển theo các mẫu hình “nhân cách” mà mỗi cá nhân mong muốn trở thành.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 3. Đặc trưng cơ bản của giao tiếp Giao tiếp thực hiện quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội. Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện thông qua giao tiếp người - người. Con người vừa là thành viên tích cực của các mối quan hệ xã hội vừa hoạt động tích cực cho sự tồn tại và phát triển của chính các quan hệ xã hội đó.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 3. Đặc trưng cơ bản của giao tiếp Giao tiếp giữa các cá nhân mang tính chất lịch sử, tính kế thừa Giao tiếp bao giờ cũng được cá nhân thực hiện với nội dung cụ thể, trong khung cảnh không gian và thời gian nhất định. Giao tiếp bản thân nó chứa đựng sự kế thừa, sự chọn lọc, tiếp tục sáng tạo những giá trị tinh thần, vật chất của xã hội loài người. Giao tiếp được phát triển liên tục không ngừng đối với cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, cộng đồng tạo thành nền văn hoá, văn minh của các thời đại.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 4. Chức năng của giao tiếp Chức năng thông tin: con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm cho nhau, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, lịch sử  tạo ra sự phát triển nhân cách. Tổ chức, điều khiển, phối hợp hoạt động: nhằm phục vụ nhu cầu chung của một nhóm người, cộng đồng người. Chức năng cảm xúc: con người bộc lộ cảm xúc, tạo ấn tượng với người khác. Giao tiếp là một trong những con đường hình thành tình cảm.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 4. Chức năng của giao tiếp Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau: trong giao tiếp, chủ thể bộc lộ quan điểm, tri thức, tình cảm…  các chủ thể có thể nhận thức được nhau, đánh giá lẫn nhau và tự nhận thức, đánh giá chính bản thân mình. Chức năng điều chỉnh hành vi: trên cơ sở nhận thức, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá bản thân, trong giao tiếp, mỗi chủ thể có khả năng điều chỉnh hành vi của mình và hành vi người khác.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 5. Phân loại giao tiếp Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp của quá trình giao tiếp. Giao tiếp trực tiếp: là sự tiếp xúc, trao đổi giữa các chủ thể giao tiếp, được thực hiện trong cùng một khoảng không gian và thời gian nhất định - giao tiếp trực tiếp còn gọi là đàm thoại. Có hai hình thức đàm thoại: + Đối thoại. + Độc thoại.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 5. Phân loại giao tiếp Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp của quá trình giao tiếp Giao tiếp gián tiếp: Là giao tiếp được thực hiện qua các phương tiện trung gian như điện thoại, thư tín, sách báo, tivi… + Ưu điểm: tính nhanh chóng, thuận lợi hơn so với giao tiếp trực tiếp. + Hạn chế: phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, kém sinh động, kém hiệu quả hơn.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 5. Phân loại giao tiếp Căn cứ vào mục đích giao tiếp Giao tiếp chính thức: + Giao tiếp giữa các cá nhân đại diện cho nhóm, hoặc giữa các nhóm mang tính hình thức, được thực hiện theo các lễ nghi nhất định, được quy định bởi các chuẩn mực xã hội hoặc pháp luật. + Trong giao tiếp chính thức, nội dung thông báo rõ ràng, khúc chiết, ngôn ngữ đóng vai trò chủ đạo, thể hiện ở hình thức hội họp, bàn luận, ký kết… + Giao tiếp chính thức nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể, mang tính thiết thực.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 5. Phân loại giao tiếp Căn cứ vào mục đích giao tiếp Giao tiếp không chính thức: + Giao tiếp không mang tính hình thức, không có sự quy định về lễ nghi. + Các hình thức giao tiếp cũng như cách phục trang, địa điểm, hoàn cảnh giao tiếp…thường không bị lệ thuộc, không gò bó. + Là giao tiếp giữa các cá nhân hoặc nhóm mang tính chất nhu cầu riêng tư. + Mục đích giao tiếp thường nhằm làm thoả mãn nhu cầu tiếp xúc, giải trí… nên bầu không khí giao tiếp mang tính chất thân mật, gần gũi, hiểu biết lẫn nhau.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 5. Phân loại giao tiếp Căn cứ vào đối tượng giao tiếp Giao tiếp song đôi: + Chủ thể và đối tượng giao tiếp là hai cá nhân tiếp xúc với nhau. + Đây là hình thức giao tiếp cơ bản, có đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người (trẻ với mẹ) và phổ biến nhất. + Thường diễn ra nhanh gọn và dễ đạt hiệu quả cao, nghi thức đơn giản, gần gũi với các đối tượng tham gia, tiện lợi trong mọi hoàn cảnh và địa điểm.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 5. Phân loại giao tiếp Căn cứ vào đối tượng giao tiếp Giao tiếp nhóm: + Là giao tiếp giữa cá nhân với nhóm hoặc giữa các thành viên trong và ngoài nhóm với nhau. + Đây là kiểu giao tiếp “đại trà”, thường nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiều người, nội dung giao tiếp không bí mật và mất nhiều thời gian. + Trong giao tiếp nhóm, vai trò chính vẫn thuộc về một hoặc vài người là đại diện nên thường không đòi hỏi mọi người phải tham gia đầy đủ, trừ khi cần thiết.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 5. Phân loại giao tiếp Dựa vào thế tâm lý giữa hai bên trong quá trình giao tiếp: Thế mạnh Thế yếu Thế cân bằng  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 6. Sơ đồ giao tiếp và các mô hình giao tiếp. Ý nghĩ, mã hóa ------------------ Người phát Thông điệp ------------ Kênh Tiếp nhận giải mã -------------- Người nhận Phản hồi Nhiễu  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 6. Sơ đồ và mô hình giao tiếp Các mô hình giao tiếp  Bánh lái OA OE OB OC OD Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 6. Sơ đồ và mô hình giao tiếp Các mô hình giao tiếp  Chữ Y OA OD OE OC OB Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 6. Sơ đồ và mô hình giao tiếp Các mô hình giao tiếp  Hình xích OC OB OD OE OA Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 6. Sơ đồ và mô hình giao tiếp Các mô hình giao tiếp  Hình tròn OC OB OD OE OA Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 6. Sơ đồ và mô hình giao tiếp Các mô hình giao tiếp  Xẩy ra đồng thời OC OB OD OE OA Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 7. Ấn tượng ban đầu Hãy thử đoán tính cách của hai nhân vật sau:  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 7. Ấn tượng ban đầu Hãy thử đoán tính cách của hai nhân vật sau:  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 7. Ấn tượng ban đầu Khái niệm ? Ấn tượng ban đầu là những nhận xét, những dấu hiệu sơ khai mà con người có được về đối tượng (người khác) trong lần gặp gỡ đầu tiên. Ấn tượng ban đầu là hình ảnh tâm lý về tổng thể các đặc điểm diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ, trang phục mà con người có được về đối tượng trong lần tiếp xúc đầu tiên.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 7. Ấn tượng ban đầu Ấn tượng ban đầu được hình thành trên những cơ sở sau: Theo các đặc điểm trung tâm: tức là có những đặc tính nhân cách nào đó có ý nghĩa nhất quyết định ấn tượng của ta về người khác. Theo lý thuyết nhân cách ngầm ẩn: khi nhìn nhận người khác, cá nhân mang sẵn trong đầu một sơ đồ liên hệ giữa các tính cách của người đó. Các hiệu ứng tri giác: hiệu ứng ban đầu, hiệu ứng bối cảnh… A.A.Bodaliop: cơ chế “dựng hình chiếu”: chủ thể lồng những trạng thái của mình vào cá nhân khác, quy cho cá nhân đó những nét tính cách mà thực ra những nét tính cách đó là của chủ thể.  Ấn tượng ban đầu mang tính chủ quan, khó xác định, bị nhiều hiệu ứng tác động không dễ xóa nhòa.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 7. Ấn tượng ban đầu Trong quá trình hình thành ấn tượng ban đầu, con người thường mắc một số sai lầm: Tác dụng xuôi chiều Cảm nhận hiệu ứng: ấn tượng gần nhất. Tác dụng lôi cuốn: thích đem các đặc điểm, cá tính, năng lực, hứng thú,… của mình ghép cho người khác và muồn mọi người như mình.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 7. Ấn tượng ban đầu Cấu trúc tâm lý của ấn tượng ban đầu Thành phần cảm tính: quần áo, cách ăn mặc cử chỉ, điệu bộ… Thành phần logic: tính cách, năng lực… Thành phần xúc cảm: “vui mừng”, “bực bội”, “khó chịu”…  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 8. Trở ngại tâm lý trong giao tiếp ? Trở ngại tâm lý trong giao tiếp là những cản trở tâm lý kìm hãm giao tiếp đạt hiệu quả. Trở ngại tâm lý trong giao tiếp mang tính đa dạng Trở ngại tâm lý vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Trở ngại tâm lý trong giao tiếp làm giảm hiệu quả của giao tiếp. Trở ngại giao tiếp thường biểu hiện ở ba mặt: Nhận thức Xúc cảm Hành vi ứng xử  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 8. Trở ngại tâm lý trong giao tiếp Các nguyên nhân gây ra trở ngại tâm lý trong giao tiếp ? Hoàn cảnh giao tiếp mới lạ Tình huống giao tiếp bất ngờ, phức tạp Tâm thế trong giao tiếp Vị thế xã hội trong giao tiếp Tập quán giao tiếp khác nhau Chủ thể thiếu kinh nghiệm giao tiếp Hiểu biết chưa đầy đủ về đối tượng giao tiếp Sơ ý, bất cẩn làm phật ý đối tượng giao tiếp…  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 9. Văn hóa giao tiếp Khái niệm văn hóa ? Văn hóa là một phạm trù rộng, có nhiều cách hiểu khác nhau. Hồ Chí Minh: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. UNESCO: Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất và tinh thần của xã hội.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 9. Văn hóa giao tiếp Khái niệm văn hóa Theo nghĩa rộng: văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Theo nghĩa hẹp: văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu tượng chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong mỗi cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 9. Văn hóa giao tiếp Văn hóa giao tiếp là gì? Hãy lấy một vài ví dụ và phân tích đó là hành vi giao tiếp có văn hóa? ?  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 9. Văn hóa giao tiếp Văn hóa giao tiếp là hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực, văn hóa, đạo đức… được biểu hiện ở lối sống, phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa của một cộng đồng, nhóm, dân tộc nhất định.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 9. Văn hóa giao tiếp Biểu hiện của văn hóa giao tiếp: Thông qua quan hệ xã hội Lối sống, phong tục, tập quán Truyền thống Hành vi giao tiếp của từng cá nhân trong xã hội.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 9. Văn hóa giao tiếp Hành vi giao tiếp có văn hóa Hành vi giao tiếp có văn hóa là hành vi phù hợp với lối sống, phong tục, tập quán của một xã hội và những giá trị văn hóa chung của nhân loại Cấu trúc của hành vi có văn hóa Yếu tố nhận thức Yếu tố tình cảm Yếu tố thói quen Ba thành phần này có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên cơ cấu chỉnh thể điều chỉnh hành vi của con người trong những hành động ứng xử hàng ngày.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 9. Văn hóa giao tiếp Biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hóa Nhóm giá trị quan hệ với người khác Nhóm giá trị quan hệ với các dân tộc khác Nhóm giá trị quan hệ với bản thân Nhóm giá trị trong quan hệ với công việc Biểu hiện ở phương tiện giao tiếp Ngôn ngữ viết và nói Cử chỉ, điệu bộ, hành vi  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 9. Văn hóa giao tiếp Tiêu chuẩn đánh giá hành vi giao tiếp có văn hóa Động cơ của hành vi Có chứa đựng nội dung và hình thức của các chuẩn mực giao tiếp xã hội không? Ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của hành vi Quy tắc giao tiếp  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 10. Một số học thuyết về giao tiếp Học thuyết của Jurgen Ruesch Xây dựng học thuyết dựa trên vai trò cá nhân trong xã hội, cộng đồng. Những khó khăn trong giao tiếp không tập trung ở những gì con người nói hoặc viết, mà ở những gì người ta nghĩ ở trong đầu. Công việc của giao tiếp là làm thế nào để xóa đi những khoảng cách trong suy nghĩ giữa người này với người khác thông qua việc dùng ngôn ngữ.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 10. Một số học thuyết về giao tiếp Học thuyết của Jurgen Ruesch Học thuyết chú trọng đến tầm quan trọng của các yếu tố như hoàn cảnh xã hội, nguyên tắc, luật lệ , những thông điệp gợi ý giúp bạn hiểu được những tác động của xã hội và ý định của người khác. Học thuyết chú trọng đến vai và vai trò cá nhân trong nhóm, cộng đồng Đề cập đến vấn đề biểu hiện bề ngoài của cá nhân có thể bộc lộ bản chất, nghề nghiệp của người đó.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 10. Một số học thuyết về giao tiếp Hệ thống cấp độ nhu cầu của A.Maslow.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp 10. Một số học thuyết về giao tiếp Học thuyết phân tích giao dịch Đề cập tới quá trình trao đổi thông tin giữa hai người Phân tích các kiểu hành vi trong trong các quan hệ cá nhân với nhau. Tiền đề cơ sở của học thuyết này xuất phát từ ba trạng thái bản ngã: + Bản ngã phụ mẫu (Parent) + Bản ngã thanh niên (Adult) + Bản ngã trẻ con (Child) Có thể chấp nhận hoặc xung đột lẫn nhau khi các cá nhân sử dụng bản ngã trên để giao tiếp.  Chương I. Khái quát chung về giao tiếp CẢM ƠN! 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppttlh_giao_tiep_1063.ppt
Tài liệu liên quan