Học viên có thể:
1. Hiểu về một số kỹ năng cơ bản
-KN chú tâm và quan sát.
-KN lắng nghe tích cực.
-KN đặt câu hỏi.
- Thấu cảm và trung thực.
2. Thực hành được các kỹ năng.
29 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tâm lý học - Chương 5: Một số kỹ năng tham vấn cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KỸ NĂNG THAM VẤN CƠ BẢNMỤC TIÊU Học viên có thể: 1. Hiểu về một số kỹ năng cơ bản-KN chú tâm và quan sát.-KN lắng nghe tích cực.-KN đặt câu hỏi.- Thấu cảm và trung thực.2. Thực hành được các kỹ năng.B.NỘI DUNG:I. KỸ NĂNG CHÚ TÂM VÀ QUAN SÁT: 1. Chú tâm: - Là dành cho họ toàn bộ sự chú ý của mình đến người nào đó. Lắng nghe bất cứ điều gì họ nói và làm, không lời và có lời.-Chú tâm giúp hiểu được về thân chủ; thân chủ biết được rằng mình đang được lắng nghe; truyền thông điệp rằng chúng ta đang quan tâm đến họ.2.Biểu hiện của chú tâm:Tư thế cơ thể.Tiếp xúc mắt.Biểu hiện nét mặt.Gật đầu.Khoảng cách giữa CBTVTLHĐ và thân chủ.Âm điệu/giọng điệu.Cách nói.Sự im lặng.3.Chú tâm chọn lọc là gì?Chú tâm chọn lọc là khi CBTVTLHĐ chọn lựa để thể hiện sự chú ý đặc biệt đến một điều gì đó được thân chủ nói ra. Chú tâm chọn lọc giúp CBTVTLHĐ hiểu được lý do thân chủ bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ đó và thu thập được nhiều thông tin về thân chủ để diễn giải được những cảm xúc, suy nghĩ đó.4.Một số biểu hiện không chú tâm:Kiểm soát sự tập trung thường trực nhiều khi không dễ dàng. Chú tâm đòi hỏi CBTVTLHĐ chú ý cả về tâm trí và thể chất đến thân chủ.Tránh:- Cắt ngang lời.- Ghi chép.- Đưa lời khuyên (chúng ta phải để thân chủ tự khám phá giải pháp).Hoạt động : Soi gươngCác học viên xếp theo từng cặp. Các cặp ngồi hoặc đứng. Lần 1: Một người trong cặp đóng vai là người dẫn và làm bất cứ động tác, cử chỉ, nét mặt gì mà mình muốn. Người còn lại bắt chước theo động tác của người kia.Lần 2: Sau 2-3 phút, đổi lại vai người dẫn và người làm theo.Lần 3: Không ai là người dẫn và người làm theo, 2 người chú ý và chuyển động đồng nhất với nhau như là hình ảnh soi gương đồng thời.Hoạt động : Kịch câmChia thành các nhóm, mỗi nhóm 4-5 người.Mỗi nhóm tự chọn một cảnh diễn chỉ có ngôn ngữ cơ thể, KHÔNG LỜI và diễn lại cảnh đó. Các thành viên trong nhóm đều phải tham dự vào cảnh đó.Hoạt động: Không chú tâmChia thành từng cặp. Một người là người nói chuyện, người kia là người nghe. Người nói chuyện kể về bất cứ câu chuyện nào của bạn thân mà mình muốn kể cho người nghe. Người nghe thể hiện các biểu hiện phi ngôn ngữ, hành vi thể hiện mình KHÔNG CHÚ TÂM vào người kể.II. LẮNG NGHE TÍCH CỰC.1.Thế nào là “lắng nghe tích cực”?Lắng nghe tích cực là cách lắng nghe và đáp trả phù hợp, thể hiện sự lắng nghe, chú ý, quan tâm, thấu hiểu của CBTVTLHĐ đến thân chủ.Lắng nghe tích cực giúp CBTVTLHĐ hiểu được các thông điệp, cảm xúc của thân chủ, quan điểm của thân chủ, tăng khả năng hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. 2.Tầm quan trọng của lắng nghe tích cực:Lắng nghe tích cực giúp:Xây dựng sự tin tưởng và tôn trọng.Tạo môi trường an toàn hỗ trợ cho giải quyết vấn đề.Người nói được giải tỏa cảm xúc.Giảm căng thẳng.Khuyến khích khai thác sâu thông tin.3.Cách thức lắng nghe tích cực:Đối diện thân chủ: ngồi thẳng hoặc nghiêng người ra phía trước để thể hiện sự chú tâm .Duy trì giao tiếp mắt mắt, thể hiện chúng ta quan tâm đến họ và điều họ nói.Cố gắng thấu hiểu cảm xúc của thân chủ đằng sau những thông tin hoặc suy nghĩ mà thân chủ nói ra.Đáp trả phù hợp, có lời (như gật đầu, nhíu lông mày) và có lời để khuyến khích thân chủ nói tiếp.Với đáp trả có lời, tập trung vào vấn đề then chốt giúp CBTVTLHĐ theo dõi được dòng câu chuyện.Hạn chế đặt câu hỏi. Nghe nhiều hơn nói. 4.Các kỹ thuật lắng nghe tích cực:Nhắc lại.Diễn đạt lại.Tóm tắt.Phản ánh.4.Các kỹ thuật trong lắng nghe tích cực:Nhắc lại: chú ý đến nội dung (một câu) mà thân chủ nói mà theo CBTVTLHĐ đánh giá là quan trọng và then chốt đối với thân chủ và nhắc lại nguyên văn điều thân chủ nói.Diễn đạt lại: thể hiện lại những gì người khác đã nói. Diễn đạt lại chỉ tập trung vào nội dung vừa kể mà không đưa ra một sự giải thích nào. 4.Các kỹ thuật trong lắng nghe tích cực:Tóm tắt: tóm tắt lại những điều được nói sau khi nói một chuyện dài. Cô đọng và sắp xếp lại những ý chính trẻ kể. Phản ánh: nhắc lại cho TC những điều quan trọng TC đã nói để giúp TC nhìn nhận sâu hơn về điều đó. CBTVTLHĐ giống như một cái gương, để TC soi lại những suy nghĩ, cảm xúc, niềm tin, giá trị của bản thân mình.4.Các kỹ thuật trong lắng nghe tích cực:Phản ánh bao gồm các yếu tố sau(Dalmar, 1981)Chú tâm trong cuộc nói chuyện.Thấu cảm quan điểm của thân chủ. Chú ý phản chiếu (gương) cảm xúc của TC, phản ánh lại trạng thái cảm xúc bằng lời và không lời.Phản ánh, nói lại những điều TC vừa nói. Có thể phản ánh cảm xúc, nội dung.Các kỹ thuật trong lắng nghe tích cựcPhản ánh cảm xúc như thế nào?- Gọi tên cảm xúc: Dùng những từ thân chủ đã sử dụng hoặc qua việc quan sát hành vi không lời của TC. VD: Có vẻ như em cảm thấy buồn bực/ chán nản/ đau khổ khikhông làm đúng ý bố mẹ dù em đã rất cố gắng. + Sử dụng cấu trúc câu như: “em có vẻ đang cảm thấy”, “tôi nhận thấy em đang cảm thấy”+ Sử dụng cách diễn đạt lại để làm sáng tỏ hơn.+ Kiểm tra lại: “điều đó có sát thực không?”, “điều đó có đúng không?” “đó có phải là cách em đang cảm nhận không?”.Hoạt động : Phân biệt lắng nghe tích cực và lắng nghe thụ độngBước 1: Chia thành nhóm, mỗi nhóm 4-5 người. Các nhóm ghi lại những điểm khác biệt giữa lắng nghe tích cực và lắng nghe thụ động.Bước 2: Các nhóm chuẩn bị.Bước 3: Trình bày ý kiến của nhóm và thảo luận.Luyện tập: Lắng nghe tích cựcChia nhóm thành 3 người: một cán bộ TVTLHĐ, một thân chủ, một người quan sát. Làm 3 lượt để đổi vai lẫn nhau. Mỗi lượt 10 phútThân chủ: chọn một vấn đề cá nhân có thật, mức độ vừa phải để trao đổi. Trung thực nhất để cán bộ TVTLHĐ có thể đáp ứng được theo cách chân thựcCán bộ TVTLHĐ: thực hành lắng nghe tích cực. Không đặt câu hỏi. Nghe nhiều hơn nói. Nhìn các hành vi không lời và cố gắng chú tâm từng phút với thân chủ. Phản ánh lại suy nghĩ và cảm xúc, và quan sát ảnh hưởng đến sự tham dự của thân chủNgười quan sát: quan sát đóng vai và ghi lại kỹ năng lắng nghe và thời điểm cụ thể nào đó khi cán bộ TVTLHĐ có thể đáp ứng hiệu quả.III.ĐẶT CÂU HỎI KHÉO LÉOKỹ năng đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của CBTVTLHĐ. Có 2 dạng câu hỏi: câu hỏi mở và câu hỏi đóngCâu hỏi mở:Câu hỏi đóng:1.Cách đặt câu hỏi:Lựa chọn cẩn thận câu hỏi vì người đặt câu hỏi là thường là người kiểm soát cuộc nói chuyện; quá nhiều câu hỏi biến buổi tư vấn thành phỏng vấn. Sử dụng câu hỏi mở “Cái gì”, “Điều gì” : sự kiện (Điều gì sẽ xảy ra khi em bỏ nhà đi?) “ Thế nào »: quá trình hay cảm xúc.VD: Em cảm thấy thế nào khi chuyện đó xảy ra? “Tại sao”: nguyên nhân.Em có biết tại sao các bạn gọi em bằng biệt danh đó không? “Có thể”: bức tranh tổng quan. VD: Em có thể cho biết tình hình học tập của em từ khi em thích chơi game? Câu hỏi tập trung vào thân chủ (quá khứ, hiện tại, tương lai, vấn đề, giải pháp). Có thể hỏi các câu hỏi có giả định, chẳng hạn các thay đổi tích cực nào họ có để ý trong tuần qua. Điều này giả định là có thay đổi tích cực và hướng sự chú ý đến sự thay đổi.2.Những lưu ý khi sử dụng câu hỏi:Hỏi tới tấp, tra hỏi: quá nhiều câu hỏi sẽ đẩy người ta vào thế tự vệ, đồng thời làm người phong vấn quá nhiều sự kiểm soát.Hỏi nhiều câu hỏi một lúc: Các câu hỏi có chức năng như những lời khẳng định: “cháu không nghĩ là học hành siêng năng hơn sẽ giúp ích cho cháu rất nhiều hay sao”. Câu hỏi “tại sao”: trong tư vấn, câu hỏi “Tại sao” thường đặt người ta vào thế tự vệ và tạo ra sự không thoải máiCác câu hỏi và sự kiểm soát. Luyện tập: đặt câu hỏi khéo léoChia nhóm 3 người: một cán bộ TVTLHĐ, một thân chủ, một người quan sát. Làm 3 lượt để đổi vai lẫn nhau. Mỗi lượt 10 phút. Sau 3 lượt, dành 15 phút để chia sẻ, trao đổi. Thân chủ: Chọn 1 vấn đề cá nhân có thật, mức độ vừa phải để trao đổi. Trung thực nhất để cán bộ TVTLHĐ có thể đáp ứng theo cách chân thực. Cán bộ TVTLĐH: Thực hành lắng nghe phản chiếu nhưng đặt câu hỏi. Nghĩ về mục đích câu hỏi và chú ý đến hệ quả của đặt câu hỏi (đến TC, độ tham dự v.v) Người quan sát: Quan sát đóng vai và ghi lại kĩ năng lắng nghe và thời điểm cụ thể nào đó khi cán bộ TVTLHĐ có thế đáp ứng hiệu quả. IV.THẤU CẢM VÀ TRUNG THỰC.Thấu cảm (empathy) là năng lực và phẩm chất cho phép ngừời ta cảm nhận và thấu hiểu những gì kẻ khác đang trải nghiệm. Về mặt chữ nghĩa, nó hàm ý “cùng với [em-] nỗi đau đớn [-pathos]” những nỗi đớn đau mà ai đó đang gánh chịuTHẤU CẢM VÀ TRUNG THỰCThấu cảm giúp cán bộ TVTLHĐ: - Hiểu thân chủ ở cả mức độ nhận thức (họ đang nghĩ gì) và mức độ cảm xúc (họ đang cảm thấy gì) - Quan tâm thực sự đến thân chủ. - Chấp nhận thân chủ không phán xét. - Có thể truyền đạt các kinh nghiệm của bản thân đến thân chủ theo cách đúng đắn và tế nhị. Thấu cảm và trung thựcTrung thực là một thái độ, một phẩm chất của cán bộ hỗ trợ tâm lý. Thân chủ biết khi chúng ta không trung thực và không chú tâm. Chỉ bằng sự trung thực, cán bộ TVTLHĐ mới có được niềm tin từ thân chủ. Trung thực có nghĩa là: Luôn đáp ứng thân chủ theo cách chân thực, tinh khiết nhất để truyền tải tôn trọng, hứng thú và chấp nhận. Trung thực về chi phí, thời gian và các khả năng cũng những hạn chế của mình.Hoạt động: Họa sĩ hai đầuHoạt động: Thấu cảm như thế nào?Cảm ơn sự tham gia của các thầy cô!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_5_tap_huan_tu_van_hoc_duong_moet_5_5913.ppt