Tâm lý của tuổi vị thành niên

Vị thành niên là những người không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Dù là con trai hay con gái, diễn biến tình cảm và tâm lý cũng có những điểm giống nhau do lứa tuổi, tất nhiên ở mỗi giới có thể có các biểu hiện ít nhiều khác nhau. Về thời vị thành niên đòi hỏi phải xét đến độ tuổi và những ảnh hưởng của lịch sử xã hội. Theo quan điểm hiện nay thì thời vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp giữa thời đồng ấu và thời trưởng thành. Nó bao gồm những thay đổi về sinh lý, nhận thức và cảm xúc xã hội.

doc35 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tâm lý của tuổi vị thành niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục I. Tính cấp thiết: Vị thành niên là những người không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Dù là con trai hay con gái, diễn biến tình cảm và tâm lý cũng có những điểm giống nhau do lứa tuổi, tất nhiên ở mỗi giới có thể có các biểu hiện ít nhiều khác nhau. Về thời vị thành niên đòi hỏi phải xét đến độ tuổi và những ảnh hưởng của lịch sử xã hội. Theo quan điểm hiện nay thì thời vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp giữa thời đồng ấu và thời trưởng thành. Nó bao gồm những thay đổi về sinh lý, nhận thức và cảm xúc xã hội. Một phần ba dân số thế giới ở vào độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi; và 4 phần 5 dân số này hiện sống ở các nước đang phát triển. Từ trước đến nay, các chương trình về sức khỏe của đối tượng thanh niên trẻ ít khi được định hướng ưu tiên, bởi vì hầu hết các thống kê về y tế đều cho thấy tỷ lệ bệnh tật và tử vong có khuynh hướng thấp đối với thanh niên. Gần đây, với quan niệm rộng hơn và có chiều sâu hơn về sự phát triển về nhân cách vị thành niên và các hậu quả lâu dài của nó đã đặt ra nhiều tranh cãi, đòi hỏi phải ưu tiên cho những chương trình phục vụ các yêu cầu bức thiết đảm bảo sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của lứa tuổi này. Vị thành niên là một giai đoạn phát triển rất nhanh về thể chất, tâm sinh lý và tinh thần. Nhiều vấn đề về sức khỏe ở người lớn xuất phát từ những thói quen dung nhập trong giai đoạn vị thành niên, như hành vi tình dục, rượu chè, ma túy... Trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay, các giá trị văn hóa phương Tây xâm nhập vào từng thành phố, làng mạc ở các nước thứ ba, làm thay đổi và ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành vi của lứa tuổi vị thành niên. Các em đi kiếm tìm những giá trị từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè cùng lứa, ngôi sao điện ảnh, ngôi sao nhạc nhẹ... để tự khẳng định mình. Trong bối cảnh đó, sức khỏe vị thành niên là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với những nhà hoạch định chiến lược phát triển. Bên cạnh những đặc điểm về số lượng dân số của lứa tuổi này, về tính cấp thiết và đặc thù của các nhu cầu sức khỏe của các em, chúng ta phải nhìn thấy rằng tương lai của trẻ vị thành niên là tương lai thật sự của nhân loại. Vì thế thực hiện đề tài “TÂM LÝ CỦA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN” để cho chúng ta thấy tâm lý của tuổi vị thành niên trong thời buổi hiện nay như thế nào. II. Các giai đoạn phát triển của tuổi vị thành niên: * Ở tuổi vị thành niên sớm (10-13 tuổi): Về mặt tâm lý và tình cảm, các em bắt đầu có tư duy trìu tượng; các em ý thức được mình không còn là trẻ con nữa, và hành động, muốn thử sức mình và muốn khám phá những điều mới lạ. Các em thường quan tâm, đến những thay đổi của cơ thể, nhất là các em gái; dễ băn khoăn; lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm ở cơ thể mình khi so sánh với các bạn cùng lứa. Các em cũng bắt đầu quan tâm đến bè bạn, muốn tách khỏi sự bảo hộ của bố mẹ, tuy nhiên các em vẫn còn quá trẻ, chưa có kinh nghiệm và vẫn phụ thuộc vào bố mẹ và gia đình. * Ở tuổi vị thành niên sớm (14-16 tuổi): Các em phát triển mạnh tính độc lập, muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, phát triển mạnh cá tính và muốn tìm kiếm những mối quan hệ bạn bè cùng lứa. Nhu cầu về tình bạn trở nên quan trọng và dễ chịu ảnh hưởng (tốt cũng như xấu) của nhóm bạn đó; đặc biệt chú ý đến người bạn khác giới và dễ nhầm lẫn tình bạn với tình yêu. Các em tiếp tục phát triển mạnh về tư duy trìu tượng, tuy vậy các em lại thường thay đổi tình cảm một cách dễ dàng, khi vui, khi buồn kiểu “sớm nắng chiều mưa”. Khi mong muốn điều gì, các em muốn được thoả mãn nhu cầu ngay và có thể hành động bất chấp hậu quả, trong khi về mặt tư duy các em chưa phát triển đầy đủ khả năng tự phê phán. Cũng ở nhóm tuổi này các em thường muốn tìm hiểu về khả năng hoạt động tình dục của mình. * Ở nhóm tuổi vị thành niên muộn (17-19 tuổi): Cơ thể và chức năng sinh lý của các bộ phận trong cơ thể các em đã gần như hoàn chỉnh. Về mặt tâm lý, tình cảm đã có cách suy nghĩ, ứng xử khá chín chắn giống như người trưởng thành. Có suy nghĩ kế hoạch cho tương lai, về sự lựa chọn nghề nghiệp một cách thực tế hơn. Ảnh hưởng của nhóm bạn bè giảm bớt, thường kén chọn bạn thích hợp với mình (bạn tâm giao). Tình yêu ở nhóm tuổi này thực tế hơn, đã phân biệt tình bạn và tình yêu chứ không còn mơ hồ như những năm trước đó. Tuy vậy, để nhận biết và hiểu được các thay đổi quan trọng đó, ta sẽ xem xét riêng từng phương diện. * Sự phát triển về thể chất. Trong suốt thời trẻ em, các cơ quan sinh dục chẳng thay đổi bao nhiêu, song trong giai đoạn vị thành niên, sự tăng trưởng từ dậy thì đến chín muồi diễn ra theo một trình tự nhất định. Tuổi dậy thì được phát khởi từ vùng dưới đồi (hypothalamus), nó kích thích tuyến yên. Tuyến yên kiểm soát toàn bộ sự tăng trưởng, kích thích sự sản xuất các hormon của buồng trứng, tinh hoàn và tuyến thượng thận. Các tác nhân đặc hiệu của tuổi dậy thì là hormon giới tính - estrogen từ buồng trứng và androgen từ tinh hoàn. Con gái thường đạt tới tuổi chín muồi về giới tính sớm hơn con trai 2 năm. Tuổi dậy thì trung bình của trẻ gái là 11-14 tuổi; ở trẻ trai là 13-16 tuổi. Mỗi cá nhân có một thời gian biểu riêng, nam hay nữ cũng vậy, thành thử có những biến thiên lớn về thời gian, song trình tự chín muồi về giới tính thì như nhau.             Sự phát triển “kịch tính” của các cơ quan sinh dục dẫn đến sự thức tỉnh và các ham muốn tính dục, nhưng lại có những ràng buộc rất nghiêm ngặt chi phối các ứng xử tính dục của người vị thành niên. Mặc dù chín muồi về chức năng sinh lý, người vị thành niên vẫn được xem là trẻ em về mặt cảm xúc và xã hội. Người vị thành niên thấy sợ hãi và bối rối vì những cảm nghĩ mới mẻ về giới tính này mà ngay bản thân (và cả các bậc cha mẹ) thường cho đó là “điều xấu xa”. Người chưa thành niên cần có cơ hội bày tỏ các cảm nghĩ đó và học cách làm sao kềm chế và chuyển hướng các ham muốn tính dục của mình. Đồng thời với sự tăng trưởng về giới tính, cũng diễn ra giai đoạn “nước rút” của sự tăng trưởng toàn thân. Người vị thành niên dường như lớn lên từng ngày. Trong thời kỳ dậy thì, trung bình mỗi em trai cao thêm chừng 20cm và em gái chừng 9cm (người Châu Âu) mà đỉnh điểm là từ 12-13 tuổi đối với em gái và 14-15 tuổi đối với em trai. Trong giai đoạn này, cơ thể không chỉ lớn lên về chiều cao và cân nặng, mà còn cả về các kích thước khác: đầu, ngực, mông, tay, chân. Tất cả các bộ phận cơ thể lại không lớn lên theo cùng một tốc độ, nên người vị thành niên trông có dáng ngượng nghịu và có phần không cân đối.             Các cô, các cậu đều lo nghĩ về dáng vẻ của mình và mất hàng giờ đứng trước gương, tìm hiểu những thay đổi đang diễn ra. Thường thì các cô muốn mình thấp hơn hiện tại, còn các cậu thì muốn mình cao hơn. Thường bàn chân to nhanh theo kiểu “nước rút”, hiện tượng này càng diễn ra sớm thì bàn chân càng có vẻ to hơn. Điều này đôi khi làm nảy sinh vấn đề đối với cha mẹ cũng như người vị thành niên vì phải đóng giầy mới luôn. Bất cứ một thời kỳ lớn nhanh nào cũng là một thời kỳ có nguy cơ, nên người vị thành niên cần được cung cấp thêm thực phẩm và cần được nghỉ ngơi. Anh ta cần huy động toàn bộ sức lực và năng lượng có thể có vào việc làm chủ các vấn đề của giai đoạn lớn nhanh này. Chỉ riêng nhu cầu calori không thôi cũng đã là chuyện ghê gớm rồi. Đối với người Châu Âu, trung bình mỗi cậu con trai 16-19 tuổi cần hơn 3.600 Kcal mỗi ngày, nhiều hơn nhu cầu ở bất cứ giai đoạn nào trước đó và về sau cũng không cần nhiều hơn thế nữa. Một thiếu nữ tuổi 13 đến 15 cần đến 2.500 Kcal mỗi ngày, một nhu cầu chỉ thua mỗi thời cho con bú mà thôi. Thật vậy, người vị thành niên có thể chẳng bao giờ được ăn no nếu dạ dày quá nhỏ không chứa đủ tất cả các thứ mà mình cần. Và hậu quả là dưới mắt cha mẹ, dường như anh ta lúc nào cũng ăn cả.             Tất cả cơ, xương, khớp và đều có một giai đoạn lớn nhanh, khiến chúng đặc biệt dễ bị căng và đau. Trong sự tăng trưởng của hệ tim mạch, quả tim có thể quá nhỏ không chống đỡ nổi stress và các căng thẳng, nên người vị thành niên cần được bảo vệ để tránh bị kiệt sức. Anh ta cần tất cả các yếu tố dinh dưỡng cho sự tăng trưởng - các vitamin, muối khoáng và protein - chứ không phải chỉ cần chất bột, chất béo để cung cấp năng lượng không thôi. Những thiếu hụt trong chế độ ăn đã có một ảnh hưởng bất lợi trong việc cung cấp năng lượng, với khả năng chống đỡ bệnh tật, với ứng xử cảm xúc và cả diện mạo nữa. Một trong những điều khó khăn nhất là giúp cho người vị thành niên được đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng, mà không phải là cứ nhét đầy bụng vì đói. Người vị thành niên cũng cần được độc lập và đưa ra các quyết định riêng, vì vậy không nên lúc nào cũng giám sát và “khuyên giải” anh ta, làm như vậy sẽ khiến nảy sinh các vấn đề rắc rối cho cả người vị thành niên lẫn các bậc cha mẹ.             Chức năng vận động tiếp tục phát triển, người vị thành niên có thêm sức lực, thêm khả năng phối hợp, khả năng chịu đựng. Sự lúng túng của anh ta có liên quan đến diện mạo, đến sự ngượng ngùng e thẹn gia tăng, đến sự biến đổi nhiều hơn là liên quan đến sự thiếu khả năng của hệ thần kinh-cơ.             Người vị thành niên được dẫn dắt tới một cách tư duy hoàn toàn mới mẻ. Lần đầu tiên, anh ta có khả năng thực nghiệm được tư duy trừu tượng hay tư duy hình thức. Đó thực sự là đỉnh cao của cái đã xây dựng được trong suốt thời kỳ trẻ em. Tất cả các quá trình tư duy đều được tổ chức lại ở một tầm cao hơn: tầm của những người trưởng thành. Trước đây còn là trẻ em, tư duy theo các đồ vật, các sự kiện cụ thể, cái đang tồn tại trước mắt trong thực tại. Bây giờ là thanh thiếu niên, anh ta có năng lực tư duy theo lối trừu tượng và tượng trưng, ấp ủ các quan niệm và lý tưởng chưa từng có trong kinh nghiệm của mình - như cái Vô tận chẳng hạn. Anh ta bắt đầu xây dựng các hệ thống và lý thuyết nhằm cắt nghĩa sự kiện thay vì chấp nhận và mô tả chúng. Điều khác biệt chính yếu giữa trí tuệ thanh thiếu niên với trí tuệ trẻ em là do nơi thanh thiếu niên có năng lực tư duy theo giả thuyết: cái mệnh đề “nếu...” mở ra một chân trời mới cho tư duy. Năng lực xem xét căn cứ một khía cạnh vào một thời điểm và xem xét mối liên quan của mỗi bộ phận với tổng thể, năng lực liên hệ các kinh nghiệm thực tế với cái có thể xảy ra, năng lực ấp ủ những ý tưởng mới mẻ và năng lực thay thế hoặc sửa đổi những ý tưởng cũ kỹ, hết thảy đều là những kinh nghiệm trí tuệ mới mẻ, cực kỳ quyến rũ đối với thanh thiếu niên. Những năng lực này làm thay đổi toàn bộ quan niệm về bản thân và về cái thế giới mà mình đang sống. Hết giờ nọ qua giờ kia, anh ta dành thì giờ để nắm bắt cái thế giới mới mẻ này của tư duy và thường làm cho cha mẹ khó chịu rất nhiều. Anh ta thực sự không phải là “kẻ đang mơ mộng” như thường bị buộc tội; mà là đang trải nghiệm, đang luyện tập và đang lớn lên trong các quá trình tư duy của mình - một phương tiện phát triển mang tính chất sống còn vậy.             Liên quan tới các kinh nghiệm mới mẻ về trí tuệ, là một tình trạng xáo trộn trong kinh nghiệm về thời gian, một xáo trộn được gọi là “sự khuếch tán của viễn cảnh về thời gian” (diffusion of time perspective). Anh ta trải qua một cảm nghĩ về tính cấp bách của thời gian, nhưng lại hành động như thể thời gian chẳng quan trọng gì cả. Thật vậy, dường như đôi khi, từ các hành động của mình, anh ta đã mất tất cả các dấu vết của thời gian. Thật khó khăn biết bao khi phải ngừng các hoạt động đã nhập cuộc và cũng khó khăn không kém lúc khởi sự. Chẳng hạn, thật khó khăn khi lên giường ngủ cũng như lúc thức dậy buổi sáng. Một phương diện mới mẻ khác về thời gian ở tuổi vị thành niên là nhu cầu hướng tới tương lai. vị thành niên phải phát huy năng lực trí não được sự thỏa mãn trước mắt để dành khoái cảm nhiều hơn trong tương lai, năng lực này là một biện pháp thích nghi của người trưởng thành.             Năng lực người vị thành niên xem xét ý nghĩ của riêng mình và ý nghĩ của người khác cho phép anh ta tạo ra một khán thính giả tưởng tượng. Sẽ dễ dàng hiểu biết một ứng xử nào đó của vị thành niên nếu ta thực hiện được điều là anh ta vừa là diễn viên vừa là khán thính giả. Một cách cho vị thành niên học được cách ứng xử mới là toát ra thành hành động và xem nó thích hợp như thế nào. Đôi khi, anh ta gặp khó khăn trong việc phân biệt những ý nghĩ, tình cảm và ham muốn của mình với người khác. Khi trở nên tinh khôn hơn, anh ta bắt đầu nhìn nhận bản thân trong mối quan hệ với người khác một cách thực tế hơn. Sự khám phá bản thân không đến một cách dễ dàng là vì vị thành niên có khuynh hướng nghĩ bản thân mình hoặc như một người nào đó rất đặc biệt hay “độc nhất vô nhị” (hoàng tử hay công chúa) hoặc như một người nào đó không tốt hay không được mong muốn (dứa con riêng). Tuy vậy, tự khám phá là điều cốt lõi để rèn luyện tính độc lập.             Lúc này cũng thấy gia tăng tổng quát trong ngữ vựng của vị thành niên cho các mục đích giao tiếp và tư duy, đồng thời cũng phát triển một loại từ vựng đặc thù và một lối nói riêng cho vị thành niên, xuất phát từ nhóm những người ngang hàng. Ngôn ngữ chẳng những làm nhiệm vụ chuyển tải một ý tưởng hay một thông tin, mà còn giúp làm nổi bật một cá nhân như một thành viên (hay không phải thành viên) của nhóm. Đôi khi, nó được dùng làm một thứ ngụy trang cho những ý tưởng, tình cảm và hành động thực của vị thành niên, vì thế những người khác, nhất là cha mẹ, sợ rằng chẳng khám phá được gì thật sự đang xảy ra với anh ta cả.             Thời kỳ vị thành niên còn làm sống lại các huyễn tưởng hay trí tưởng tượng. Đây còn là thời gian cho các giấc mơ lý tưởng... không thực tế về niềm vinh quang của cá nhân và thế giới. Anh ta có nhiều ý tưởng về việc tổ chức thế giới này ra sao và làm thế nào để thế giới này được tốt hơn; anh ta cố gắng biến một số trong các ý tưởng đó thành hành động. vị thành niên cần có các kinh nghiệm để khuyến khích tư duy độc lập và ứng xử mang tính sáng tạo. Tính sáng tạo ở vị thành niên được nuôi dưỡng nếu anh ta được tôn trọng, được tin tưởng, được khuyến khích thăm dò và thích thú bản thân và thế giới xung quanh. * Phát triển tâm lý.             Tuổi vị thành niên là một trong các giai đoạn thích nghi khó khăn nhất trong cuộc sống chúng ta. Đứa trẻ đã học để sống được một cách thoải mái trong thế giới của những người lớn và đã có được cuộc sống khá tốt cho đến khi đột ngột tới tuổi vị thành niên, để phải chờ đợi có những thay đổi to lớn về tất cả các phương diện của cuộc sống. Người vị thành niên phải hình thành được ý thức về tính đồng nhất của mình - Anh ta là ai? Có thể làm được gì? Và ở đâu thì thích hợp cho những quan hệ với người khác? Tính đồng nhất được định nghĩa là “ý thức về sự đồng nhất kiên trì trong nội tâm và sự chia sẻ kiên trì một tính cách cốt lõi nào đó với người khác” (Erikson). Để tìm thấy mình, chính cái Tôi thời thơ ấu của mình và những người gần gũi nhất đã gắn với thời thơ ấu đó - cha mẹ, anh ta phải khẳng định mình như một cá nhân độc lập, tự mình điều khiển, dẫn dắt lấy mình chứ không phải ai khác. Anh ta phải khắc họa cho được tương lai của chính mình - sẽ làm gì và sẽ là gì? Tất cả những điều này làm nảy sinh một mâu thuẫn thực tế trong bản thân vị thành niên và giữa anh ta với những người khác, nhất là với cha mẹ. Đây là thời kỳ thỏa mãn và khoái lạc ở các mức cực kỳ cao và cực kỳ thấp.             Tuổi vị thành niên là thời kỳ thử nghiệm hết thảy những gì đã được học cho đến lúc ấy về việc thỏa mãn các nhu cầu của mình bằng cách có thể chấp nhận được và giải tỏa lo hãi do thiếu thành công. Tại mỗi giai đoạn của cuộc đời, người ta mong đợi anh ta phải làm chủ được một số nhiệm vụ của giai đoạn phát triển đó. Các nhiệm vụ này được hoàn thành tốt sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của tuổi vị thành niên: sự nảy sinh ý thức về tính đồng nhất.             Như đã biết, tại mỗi giai đoạn phát triển, con người phải đương đầu với một cuộc sống “khủng hoảng”, một bước ngoặt, mà nếu làm chủ được thì con người sẽ có thêm sức mạnh và tài năng. Với sự nảy sinh mỗi ý thức hoặc viễn cảnh về cuộc sống, anh ta lại có thêm các yếu tố cho nhân cách phát triển. Nền tảng quan trọng nhất là ý thức về lòng tin cơ bản, nó nảy sinh trước tất cả các ý thức khác và bắt đầu ở tuổi bế bồng. Nếu không có ý thức về lòng tin cơ bản này nơi bản thân và người khác thì sẽ không có các quan hệ thành công với người khác, sẽ không có ý thức về các mối quan hệ. Trong thời kỳ đầu của tuổi thiếu niên, đứa trẻ phải có đực ý thức tự chủ - Nó biết được bản thân mình là một con người riêng biệt với những năng lực của chính mình. Nó bắt đầu có kinh nghiệm sơ khai về tính độc lập, là kinh nghiệm đầu tiên có tự do. Giờ đây, khi biết rằng nó là một con người theo cái quyền riêng của nó thì nó tiếp tục hoạt động để tìm thấy được mình sẽ trở thành loại người thế nào. Trong tuổi vui chơi, nó phải hình thành được ý thức sáng kiến giúp cho nó đi đúng hướng và mục đích của cuộc đời. Nó cố gắng làm điều mà nó thấy người khác làm và bắt đầu tìm kiếm các lý do cắt nghĩa các sự vật như chúng đang tồn tại. Trong lứa tuổi học trò, nó phát sinh ý thức công nghệ, các năng lực chế tạo ra các đồ vật. Sự nảy sinh ý thức này là điềm báo hiệu năng lực trở thành một công nhân, một người cung ứng và một người cha người mẹ.             Nếu trong giai đoạn đầu có nảy sinh được ý thức cơ bản về lòng tin thì nhiên hậu, đến tuổi vị thành niên, anh ta mới tìm kiếm những người để có thể gửi gắm nơi họ lòng tin của mình và cố tỏ ra là mình đáng tin cậy. Đồng thời, anh ta sợ bị phản bội và làm ầm lên trước sự ngờ vực của cha mẹ và những người xung quanh. Nếu trong giai đoạn thứ hai, đã rèn luyện được ý thức tự chủ, thì đến tuổi vị thành niên anh ta mới tìm kiếm các cơ hội để đưa ra những quyết định của mình. Anh ta sợ đến chết khiếp vì bị ép phải làm những điều có thể làm mất lòng tự tin hoặc khiến chúng bạn chê cười. Hãy để anh ta tự mình phạm sai lầm và tự mình tìm kiếm các cơ may. Nếu đã có đầu óc sáng kiến rồi, thì sau đó khi đến tuổi vị thành niên, anh ta mới đặt lòng tin vào những gì hỗ trợ cho các tham vọng của mình. Đồng thời với việc anh ta tự bảo vệ đến cùng các quyền được hưởng niềm vinh quang của mình, anh ta lại sợ hãi sự trừng phạt hoặc sự hủy hoại, và có thể dễ dàng bị thất bại. Sau cùng, nếu có được ý thức về công nghệ thì đến tuổi vị thành niên mới chọn được một việc làm và việc chuẩn bị để có được một việc làm lại là điều cực kỳ quan trọng đối với anh ta. Thật là điều đáng lo ngại vì đôi khi có những thanh niên phải trì hoãn việc lựa chọn cho đến khi nào có thể và phải mất cả một thời kỳ đi tìm kiếm những lời đáp hoặc “tìm kiếm bản thân”.             Tất cả những gì đã diễn ra trước đây thì giờ đây đều là một phần của sự hình thành tính đồng nhất trong tuổi vị thành niên, y như sự phát triển một ý thức về tính đồng nhất là điều mấu chốt để hình thành một ý thức về sự riêng tư ở người thanh niên đến độ trưởng thành. Đối với vị thành niên, không thể có chuyện anh ta hiến dâng mình cho một người khác trong tình thương yêu và sự thỏa mãn chừng nào anh ta chưa trở thành chính mình. Vì thế, trừ khi là một người lớn, còn thì các quan hệ ye6u thương của anh ta phần lớn là có tính chất tạm thời.             Trong xã hội ngày nay, trẻ em được mong đợi sẽ lớn lên, rời tổ ấm và khởi sự thành lập gia đình riêng - gia đình hạt nhân. Để làm được như vậy, người vị thành niên phải được tự do thoát khỏi sự che chở và điều khiển của cha mẹ, học cách tự đưa ra quyết định, suy nghĩ cho bản thân và có trách nhiệm về các hành động của mình. Giai đoạn vị thành niên đầy rẫy những mơ hồ, hụt hẫng và mâu thuẫn, và khi vượt qua được các rối loạn này thì phải trở thành một người lớn độc lập, có khả năng cho và cộng tác. Đồng thời với việc từ bỏ tuổi thơ, phấn đấu cho sự độc lập và tính đồng nhất, vị thành niên cần có tình thương yêu, sự an ủi và hướng dẫn của cha mẹ. Trong quan hệ với cha mẹ, anh ta có được ý thức về tính đồng nhất và xác định được mình sẽ là loại người nào, sẽ học được cách quan hệ với người khác trên cương vị một người lớn.             Để giúp cho vị thành niên trưởng thành một cách lành mạnh, điều trước tiên là vị thành niên cần được các bậc cha mẹ chăm sóc, không phải vì lý do anh ta là con của mình mà là vì anh ta là một con người. Những vị thành niên đang gặp phiền muộn thường nói rằng cha mẹ chẳng chú ý gì, chẳng quan tâm gì và hình như cha mẹ chẳng chăm sóc gì đến mình cả. Làm sao anh ta có thể tìm thấy được mình là ai, đang đi đâu và đang ở vị trí nào trong quan hệ với những người khác nếu những người thân xung quanh không chứng tỏ là có quan tâm đến anh ta? vị thành niên cần được biết các giới hạn hợp lý được đặt ra cho họ khả dĩ giúp họ có thể học được cách kềm chế và điều khiển các ứng xử của mình một cách xây dựng.             Để học cách đưa ra những quyết định khôn ngoan, khả dĩ ảnh hưởng đến cuộc sống riêng và cuộc sống của người khác, vị thành niên cần được thực hành ở một mức độ nào đó, mà cơ hội tốt nhất là trong quan hệ với cha mẹ của mình. Có những chuyện cần được đưa ra bàn với người vị thành niên, phải lắng nghe ý kiến của anh ta và quyết định phải được chia sẻ. Anh ta cần có đủ lòng tin và được cha mẹ để tự do khi đưa ra các quyết định riêng, nhất là khi cha mẹ không hiện diện. Những quyết định này cần được tôn trọng, cho dù chúng có sai lầm đi chăng nữa. Điều quan trọng là anh ta có thể học hỏi được từ toàn bộ quá trình, không riêng gì điều đã phạm sai lầm, và cha mẹ có thể giúp anh ta nhận ra điều này. Mâu thuẫn và hiểu lầm phần lớn thường bắt nguồn từ chỗ không nhìn nhận quan điểm của người khác. Giao tiếp và các mối quan hệ được tăng cường nếu các bậc cha mẹ và vị thành niên tôn trọng và thành thực quan tâm lẫn nhau.             Vị thành niên chịu ảnh hưởng bởi những cảm nghĩ và các quan hệ của cha mẹ với nhau, với con cái và với người khác. Cha mẹ là những kiểu mẫu cho vị thành niên về người đàn ông và người đàn bà, người chồng và người vợ, người cha và người mẹ... nên vị thành niên có chiều hướng giống cha mẹ mình nhiều hơn là không giống họ. vị thành niên học được cách ứng xử mà họ thấy cha mẹ mình bộc lộ trong cuộc sống thường ngày. vị thành niên đặc biệt dễ nhạy cảm và phê phán sự không trung thực, cho nên họ tin vào việc làm chứ không phải vào lời nói.             Các bậc cha mẹ thường có tình cảm hai mặt đối với sự trưởng thành của đứa con. Thường thì điều này được xem như một tổn thất đối với cha mẹ, nhất là người mẹ, mất đi một nguồn thỏa mãn quan trọng, cũng như mất đi tinh thần trách nhiệm. Điều cốt lõi với các bậc cha mẹ là phải biết khi nào thì để đứa con được làm theo ý muốn, khi nào thì phải chỉ bảo, răn đe. Cha mẹ thường phải có cái nhìn thấu đáo, thấy được cái gì tạo điều kiện cho sự trưởng thành và cái gì có thể dẫn đến tác hại. Nhiều bậc cha mẹ hay thay đổi ý kiến và không kiên định lòng tin của mình khiến họ cảm thấy khó khăn trong việc dẫn dắt vị thành niên đang mò mẫm và nghi ngờ.             Vị thành niên đặc biệt nhạy cảm với tình cảm của cha mẹ đối với họ và giữa cha mẹ với nhau. Do những cảm xúc mãnh liệt của người vị thành niên nên đôi khi chỉ một lời chỉ trích bóng gió thôi cũng đủ gây tác hại rồi. Và điều quan trọng là anh ta phải được hướng dẫn với lòng yêu thương và tế nhị. Thường thì cha mẹ không chủ tâm độc ác khi bông đùa về cách ứng xử và diện mạo của con cái họ. Đôi khi cha mẹ than phiền về gánh nặng tài chính đối với đứa con về giá thực phẩm, áo quần, học phí, giải trí... khiến vị thành niên cảm thấy tội lỗi và là kẻ không ai mong muốn. Quan hệ tình cảm giữa cha mẹ với nhau cũng ảnh hưởng đến tình cảm của người vị thành niên về bản thân và về người khác. Nếu cha mẹ thương yêu và chăm sóc lẫn nhau thi người vị thành niên cũng học được cách suy nghĩ và ứng xử như vậy. Nếu thường xuyên cha mẹ đánh lộn, cãi vã thì vị thành niên cũng học được cách ứng xử đó.             Sự phát triển ý thức về tính đồng nhất cũng bao gồm cả sự nảy nở tính đồng nhất giới tính. Mặc dù gần đây có sự thay đổi trong vai trò điển hình giữa nam và nữ, song nam tính vẫn thường được định nghĩa là tính ưa hoạt động và sự thành đạt; còn nữ tính được định nghĩa là tính nhạy cảm và “tài ngoại giao”. Kết quả là, con trai thường được mang lại nhiều cơ hội để thành đạt tính độc lập và phát huy tài năng hơn con gái; con gái có phần khó phát huy tiềm năng vì những thành kiến xã hội. Người ta nhấn mạnh nhiều đến việc chuẩn bị cho kết hôn trong sự phát triển vai trò của nữ giới, cho nên sự yêu thích của người nữ đối với người nam còn quan trọng hơn cả sự thành đạt. Đôi khi các cô gái không có lấy một cơ hội nào để phát triển năng khiếu bản thân, trừ khi họ xây dựng được một quan hệ yêu đương bền vững. Việc tìm kiếm những giá trị mới mẻ và một sự định nghĩa lại vai trò của nam và nữ giới đã thúc đẩy chúng ta hướng tới sự bình đẳng nhiều hơn giữa hai giới, và chẳng nghi ngờ gì nữa, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nữ thanh niên trong tương lai.             Những cô gái, dù sao đi nữa, cũng cứ muốn là phái đẹp và họ cũng không tiếc thời gian đi tìm cái đẹp trong các ngôi sao màn bạc, các nhân vật trên màn ảnh nhỏ, các người mẫu và nơi cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè cùng lứa. Chiếc áo khoác hay bộ trang phục dứt khoát là chuyện cốt yếu phải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctam_ly_cu_a_tuo_i_vi_tha_nh_nien_9636.doc