Tâm lý -0 đến 6 tuổi

Trẻ từ1 đến 2 tháng, não bộnặng 400 gr, tế bào thần kinh khá đầy đủ. Dây thần

kinh chưa được nhiễm chất myêlin nên họat động còn hạn chế. Trẻ chỉ có một số

phản xạ không điều kiện như bú, tựvệ, định hướng, một vài phản xạcủa chân tay.

Trẻ có đầy đủ các cơ quan phân tích, nhận cảm sẵn sàng hoạt động. Thính giác, thị

giác phát triển nhanh. Phản xạ định hướng phân hóa dần, tính tích cực tâm lý nảy

sinh. Cuối tháng thứ2, xuất hiện phức cảm hớn hở là cử động chân tay khi mẹ,

người thân xuất hi ện và âu yếm.

pdf8 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tâm lý -0 đến 6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tâm lý - 0 đến 6 tuổi Trẻ trước tuổi đi học được xác định từ 0 đến 6 tuổi. Có thể chia nhiều giai đoạn khác nhau. Tuổi sơ sinh Trẻ từ 1 đến 2 tháng, não bộ nặng 400 gr, tế bào thần kinh khá đầy đủ. Dây thần kinh chưa được nhiễm chất myêlin nên họat động còn hạn chế. Trẻ chỉ có một số phản xạ không điều kiện như bú, tự vệ, định hướng, một vài phản xạ của chân tay. Trẻ có đầy đủ các cơ quan phân tích, nhận cảm sẵn sàng hoạt động. Thính giác, thị giác phát triển nhanh. Phản xạ định hướng phân hóa dần, tính tích cực tâm lý nảy sinh. Cuối tháng thứ 2, xuất hiện phức cảm hớn hở là cử động chân tay khi mẹ, người thân xuất hiện và âu yếm. Vào những giây phút đầu tiên của cuộc đời, người mẹ chào đón con mình càng nhiệt thành, yêu thương bao nhiêu thì khả năng phát triển sau này càng thuận lợi bấy nhiêu. Tuổi hài nhi Từ 2 đến 12 tháng, cuộc sống trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Giao tiếp với người lớn là nhu cầu đầu tiên, bức thiết nhất. Đây cũng là hoạt động chủ đạo tạo ra cấu tạo tâm lý ở trẻ trong những năm đầu tiên. Giao tiếp mang tính chất cơ thể như bế ẵm, hôn hít... Thị giác, thính giác dần phát triển nhờ người lớn giúp đỡ. Trẻ bắt đầu thấy, nghe những sự vật, hiện tượng xung quanh. Vận động lẫy, ngồi, bò giúp cho xúc giác, vận động giác phát triển. Cầm nắm, đập gõ đồ vật là những cảm giác ban đầu. Sống giữa người lớn, trẻ không ngừng thu nhận những tri thức càng mới mẻ, nhu cầu nhận thức càng tăng. Phản xạ định hướng chuyển dần thành tính tò mò nhận thức, thành hứng thú tìm hiểu mọi vật xung quanh. Trẻ tích cực vận động để đạt kỹ xảo vận động như cầm, nắm, trườn, bò, ngồi, đi, đứng. Cảm giác âm thanh, hình khối, màu sắc hình thành. Hành động, thao tác bằng tay phát triển. Trẻ bắt đầu bắt chước người lớn nên hành vi mang tính chủ định xuất hiện. Trẻ bắt đầu hình thành sự lĩnh hội ngôn ngữ. Trẻ bắt chước những âm thanh của người lớn. Khi nhìn, nghe người lớn cùng cử chỉ nét mặt, trẻ bắt đầu hiểu âm thanh, ngôn ngữ và giúp bộ máy phát âm của trẻ hoàn thiện dần. Tuổi vườn trẻ Khi trẻ 3 tuổi, não nặng 1200gr, gần bằng người lớn (1300- 1400gr). Myêlin hóa phát triển mạnh. Đứng thẳng người và những bước đi đã vững chắc hơn. Trẻ không chỉ đi mà còn chạy nhảy trong không gian càng rộng, độc lập, tự chủ hơn. Trẻ có khả năng tự phục vụ và tham gia vào các mối quan hệ qua lại với người xung quanh. Họat động và hành động với thế giới đồ vật là chủ đạo. Khi hành động với đối tượng, trẻ lĩnh hội phương thức hành động của công cụ và cả chức năng của công cụ. Khi sử dụng các đồ vật sinh họat, trẻ cũng lĩnh hội được các quy tắc hành vi xã hội. Trẻ có thể ném cốc nước xuống sàn nhà khi giận dỗi, nhưng qua thái độ của người lớn, trẻ dần nhận ra đó là hành động không đúng, không phù hợp với quy tắc sử dụng đồ vật . Nếu có tái phạm lần sau, trẻ tỏ ra sợ hãi khi nhìn vào mặt người lớn. Trẻ hướng vào thế giới đồ vật do con người tạo ra để tìm hiểu và khám phá chúng. Trẻ thiết lập được mối tương quan giữa các đồ vật với nhau như chồng các khối gỗ thành hình tháp, xếp búp bê đồng dạng vào nhau. Ngôn ngữ Hứng thú của trẻ càng tăng với các họat động đồ vật, ngày càng kích thích trẻ hướng tới người lớn và mở rộng giao tiếp với người lớn. Trẻ nhạy cảm với sự phát triển ngôn ngữ có câu " Thỏ thẻ như trẻ lên ba " Cuối năm 1, trẻ có khoảng 30 - 40 từ. Năm 2 có khoảng 300 từ. Năm 3 có khoảng 1500 từ. Khả năng gắn từ với hành động mà nó biểu thị được hình thành. Trẻ hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn, mặt khác hình thành ngôn ngữ tích cực riêng của mình. Trình độ ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc vào sự dạy bảo của người lớn. Càng thỏa mãn được yêu cầu giao tiếp của trẻ thì ngôn ngữ của trẻ càng phát triển phong phú, đa dạng. Trẻ nói khá thạo câu đơn và cuối tuổi thứ 3 có thể nói được câu phức. Cái tôi về bản thân bắt đầu hình thành để phân biệt mình với người khác. Biểu hiện là không nhất định nghe theo người lớn nữa, trẻ bắt đầu bướng. Xuất hiện mâu thuẫn giữa trẻ và người lớn. Người lớn vẫn coi trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào mình, bị mình điều khiển, chỉ huy trong khi trẻ bắt đầu phát triển tính độc lập, muốn tách mình ra khỏi người lớn. Đây là mâu thuẫn tích cực chứng tỏ sự trưởng thành của trẻ. Có thể gọi đây là thời kỳ khủng hoảng tuổi lên ba. Chỉ xảy ra khi người lớn thể hiện tính độc đoán, muốn hạn chế tính tự do, độc lập của trẻ. Tuổi mẫu giáo Từ 3 đến 6 tuổi. Diễn ra sự trưởng thành nhanh chóng về hình thái cũng như não bộ. Trọng lượng não tăng nhanh chóng từ 1100 lên 1300 gr. Vai trò điều chỉnh và kiểm tra của bán cầu đại não được tăng cường với các trung tâm dưới vỏ: xương được cốt hóa, cơ to ra, hô hấp và tuần hoàn phát triển. Phản xạ có điều kiện hình thành tăng nhanh. Bộ máy nhận cảm phát triển nhanh. Tất cả là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tâm lý cấp cao. Quan hệ giữa trẻ và người lớn mang tính chất mới. Trước kia người lớn cùng hoạt động với trẻ thì giờ trẻ phải thực hiện những nhiệm vụ độc lập theo chỉ dẫn của người lớn. Trẻ phải hoàn thành một số nghĩa vụ sơ đẳng với bản thân và người xung quanh. Tri gíac tuổi ấu nhi còn sơ sài mang tính chất ngẫu nhiên và mơ hồ. Qua hoạt động với đồ vật, ngôn ngữ phát triển, tri giác trẻ mang tính biểu tượng rõ rệt. Với đồ vật, trẻ không chỉ nắm được phương thức sử dụng mà còn tri giác được kích thước, hình dạng, tính chất, và sự tương quan với các đồ vật khác. Nhờ so sánh, đối chiếu thuộc tính bên ngoài của đồ vật, trẻ có thể nhận ra người thân trong ảnh và các đồ vật trong tranh một cách chính xác. Trẻ có thể lĩnh hội được hình tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, bầu dục, đa giác và 8 màu: đỏ, đen, trắng, vàng, lục, da cam, xanh, tím. Chủ yếu là tư duy trực quan hành động cụ thể. Biểu hiện tư duy gắn chặt với hành động trong tình huống cụ thể. Tư duy có được do trẻ hành động trực tiếp với đối tượng dưới sự giúp đỡ của người lớn. Chẳng hạn cái gối để bé nằm cũng là em bé để bé bế. Dưới sự dạy dỗ của người lớn, trẻ dần được gắn thống nhất với ngôn ngữ. Trẻ có thể vừa hành động vừa nói thành lời. Ý thức về cái tôi được tăng cường và củng cố. Trò chơi thành hoạt động chủ đạo. Trò chơi phân vai theo chủ đề tạo những thay đổi về chất trong sự phát triển tâm lý trẻ. Trò chơi đóng vai giúp trẻ tái tạo đời sống lao động, tái tạo quan hệ xã hội làm thỏa mãn khát vọng làm người lớn của trẻ. Qua trò chơi giúp trẻ học cách hợp tác và phối hợp hành động với nhau. Hoạt động có sản phẩm cụ thể góp phần hình thành, phát triển tâm lý ở tuổi này. Họat động vẽ, nặn, ghép hình, xây dựng... để đi đến sản phẩm nhất định giúp trẻ họat động có mục đích. Tất cả tạo ra những rung cảm thẩm mỹ, năng lực sáng tạo, và nhiều phẩm chất khác cho trẻ. Khoảng 4 tuổi ở trẻ bắt đầu diễn ra một bước ngoặt cơ bản về tư duy: từ trực quan – hành động chuyển dần sang kiểu trực quan – hình tượng. Đặc điểm là việc thực hiện các hành động không chỉ ở bên ngoài mang tính chất cụ thể mà được xem xét ngầm trong óc dựa trên hình ảnh, biểu tượng mà trẻ lĩnh hội được trước đó. Tư duy trực quan – hình tượng phát triển trong suốt tuổi mẫu giáo. Trẻ hình thành tư duy manh tính suy luận, dựa trên những biểu tượng cụ thể về thế giới khách quan. Những suy luận này còn gắn chặt với hành động, bị chi phối bởi những ý nghĩa chủ quan, còn chưa xác đáng. Đây là công cụ mạnh mẽ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, tích lũy phong phú các biểu tượng ngày càng mang tính khái quát. Khi 5, 6 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát trển mạnh, đạt chất lượng cao về phát âm, vốn từ và các hình thức ngữ pháp. Đây là điều kiện cơ bản để hoàn thiện chức năng tâm lý người. Tuổi mẫu giáo, nhân cách của trẻ đã thực sự bắt đầu hình thành như tự khẳng định, tự ý thức, ở cảm xúc, ý chí…“ Cái tôi” của trẻ đã bắt đầu hình thành từ 3 tuổi, trong suốt tuổi mẫu giáo “cái tôi” phát triển mạnh và dần trở thành ý thức về bản thân. Trẻ một mặt ngày càng tách mình ra khỏi người lớn. Mặt khác muốn bắt chước để xử sự như người lớn. Lúc đầu ý thức bản ngã của trẻ chưa phục tùng những quy luật, quy tắc khách quan, trẻ nhìn nhận, đánh giá sự vật khách quan theo ý muốn của mình. Piaget gọi đây là biểu hiện của “ tính tự ngã trung tâm”. Tính tự lực, tự do, tự chủ ở trẻ dần dần phát triển thông qua các hoạt động chơi, nhất là chơi đóng vai có theo chủ đề. Trẻ nhận ra thế giới của mình, ra vị trí của mình trong gia đình, trong nhóm bạn… Cuối tuổi mẫu giáo đứa trẻ nhận thức ra mình là một thành viên của xã hội. Đây là bước phát triển quan trọng trong sự hình thành nhân cách trẻ. Trong vui chơi, hoạt động có sản phẩm ở trẻ thể hiện những xúc cảm, tình cảm đối với cái ác, cái thiện, xúc cảm về cái đẹp… được thể hiện một cách độc đáo: trẻ rất âu yếm khi bế em búp bê, rất đồng cảm với người lớn khi làm bác sĩ. Tình cảm của trẻ không chỉ biểu lộ với nhân vật trong truyện mà còn cả đối với động vật, cây cối và những vật vô tri, vô giác, ở đâu trẻ cũng thấy thấm đậm tình người. Tất cả là cơ hội tốt cho sự giáo dục những tình cảm đạo đức, tình cảm thẫm mỹ, lòng nhân ái ở trẻ. Điểm nổi bật về sự hình thành nhân cách của tuổi này là những hệ thống thứ bậc, động cơ hành vi ở trẻ. Đầu tiên là xuất hiện những động cơ hành vi có liên quan đến ý thức thể hiện bản ngã, đến sự hình thành “cái tôi” với tư cách là một thành viên xã hội. Dần dần những động cơ này chuyển thành động cơ tự khẳng định, tự ý thức thể hiện ở chỗ muốn làm người lớn vui lòng, muốn được khen, muốn làm cái gì có ích cho người khác (làm đồ chơi cho em bé, tặng quà cho mẹ...) Tiếp đến là những động cơ gắn liền với sự thành công hay thất bại đối với hoạt động đó, gắn liền với tinh thần thi đua… Những động cơ này không xếp hàng ngang nhau, mà có những mối quan hệ phong phú. Tùy theo những điều kiện, hoàn cảnh giáo dục của người lớn mà ở trẻ có những động cơ chủ đạo khác nhau đối với hoạt động. Ví dụ: cùng thực hiện một hoạt động như nhau, nhưng ở trẻ này vì tính hiếu danh mà làm còn ở trẻ khác thì lại vì tình cảm xã hội chi phối. Những đặc điểm phát triển về tâm lý, nhân cách của trẻ em trong tuổi mẫu giáo đánh dấu một bước mới về chất so với tuổi vườn trẻ trước đó. Đặc điểm trí tuệ, đặc điểm về nhân cách cho phép trẻ trở thành một thành viên độc lập trong cộng đồng, xã hội. Với điều kiện sống và giáo dục phù hợp, trẻ cuối tuổi mẫu giáo đã có đủ những yếu tố sẵn sàng đi học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftam_ly_lua_tuoi_phan_13_2628.pdf
Tài liệu liên quan