Đã từ lâu, trái táo khuyết là nhãn hiệu khiến một phần thế giới trở nên
điên cuồng và phần khác khó chịu không kém. Song không ai có thể phủ
nhận, Apple là một hình mẫu thành công tuyệt vời và vẫn đang tiếp tục
trên con đường chinh phục những đỉnh cao mới.
Ở Apple, kỹ sư là những người vận hành công ty chứ không phải những nhà quản
lý
Với Apple, một phần thành công có được nhờ vào sự khởi đầu ấn tượng
cộng với một nền văn hóa doanh nghiệp tập trung vào con người và
công nghệ; tối thiểu hóa sự quan liêu và sự quan tâm tới nguồn nhân lực
của mình.
Là một kỹ sư công nghệ lâu năm tại Apple, Sachin Agarwal đã học và
thấu hiểu phong cách quản lý của Steve Job và các lãnh đạo cấp cao của
Apple đã xây dựng nên. Agarwal làm việc tại Apple 6 năm trước khi
chuyển sang làm công việc kinh doanh riêng với Công ty Công nghệ
Posterous. Song với anh, thời gian 6 năm là quá đủ để thấy được những
sự tuyệt vời trong nghệ thuật quản lý của nhãn hiệu trái táo khuyết.
“Tôi yêu công việc của mình tại đó Quyết định rời bỏ Apple thật sự
vô cùng khó khăn”, - Agarwal cho biết. Sau khi rời Apple, điều tuyệt vời
không kém phần thú vị đã đến với Agarwal, anh vận dụng những bài học
quản lý đó để rồi đạt được thành công với Posterous.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Tám bài học quản lý tuyệt vời của Apple, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tám bài học quản lý
tuyệt vời của Apple
Đã từ lâu, trái táo khuyết là nhãn hiệu khiến một phần thế giới trở nên
điên cuồng và phần khác khó chịu không kém. Song không ai có thể phủ
nhận, Apple là một hình mẫu thành công tuyệt vời và vẫn đang tiếp tục
trên con đường chinh phục những đỉnh cao mới.
Ở Apple, kỹ sư là những người vận hành công ty chứ không phải những nhà quản
lý
Với Apple, một phần thành công có được nhờ vào sự khởi đầu ấn tượng
cộng với một nền văn hóa doanh nghiệp tập trung vào con người và
công nghệ; tối thiểu hóa sự quan liêu và sự quan tâm tới nguồn nhân lực
của mình.
Là một kỹ sư công nghệ lâu năm tại Apple, Sachin Agarwal đã học và
thấu hiểu phong cách quản lý của Steve Job và các lãnh đạo cấp cao của
Apple đã xây dựng nên. Agarwal làm việc tại Apple 6 năm trước khi
chuyển sang làm công việc kinh doanh riêng với Công ty Công nghệ
Posterous. Song với anh, thời gian 6 năm là quá đủ để thấy được những
sự tuyệt vời trong nghệ thuật quản lý của nhãn hiệu trái táo khuyết.
“Tôi yêu công việc của mình tại đó… Quyết định rời bỏ Apple thật sự
vô cùng khó khăn”, - Agarwal cho biết. Sau khi rời Apple, điều tuyệt vời
không kém phần thú vị đã đến với Agarwal, anh vận dụng những bài học
quản lý đó để rồi đạt được thành công với Posterous.
Các kỹ sư là những người vận hành công ty chứ không phải những
nhà quản lý
Theo Agarwal, các kỹ sư công nghệ chính là những
người đã vận hành Apple hàng ngày. "Họ không có
nhiều nhà quản lý. Hầu hết các nhóm dự án đều khá
nhỏ. Các thành viên đều là các kỹ sư công nghệ”, - Sachin cho biết.
Hơn nữa, đa phần các nhà quản lý của Apple đều xuất phát từ các kỹ sư
công nghệ, chứ không phải là những người có bằng MBA hay có kinh
nghiệm quản lý lâu năm. Điều này đồng nghĩa rằng những con người
giám sát và quản lý dự án luôn hiểu rõ công nghệ, hiểu rõ những gì cần
cho dự án và có mối liên hệ gần gũi với các thành viên khác.
Văn hóa tôn trọng lẫn nhau giữa các nhà quản lý
và nhân viên
Tại Apple, xuất phát từ việc hầu hết các nhà quản lý
đều có kinh nghiệm và kiến thức về công nghệ nên
hoàn toàn không tồn tại khái niệm “cấp trên và sự phục tùng của cấp
dưới”. Nơi nào cũng hiện hữu sự tôn trọng qua lại giữa nhà quản lý và
nhân viên.
"Sếp của tôi là một kỹ sư công nghệ đã làm việc tại Apple hơn 10 năm
trước khi bước lên vị trí quản lý. Đó chính là điều tôi tôn trọng ở ông và
nó luôn khiến tôi nỗ lực làm việc hơn để gây ấn tượng với ông", -
Agarwal thổ lộ.
Một trong những chìa khóa giải mã bài toán thành công của Apple chính
là sự tôn trọng lẫn nhau hiện hữu tại khắp các bộ phận.
Tạo sự tự do cho nhân viên trong việc phát triển các sản phẩm
Tại Apple, nếu một nhân viên phát hiện ra những vấn
đề khó chịu và sai sót của một sản phẩm nào đó, thì
anh ta có đầy đủ sự tự do để nghiên cứu và khắc
phục lỗi này mà không cần trải qua các thủ tục phức tạp xin ý kiến và
chấp thuận từ phía nhà quản lý trực tiếp.
Với Agarwal, tất cả các dự án tại Apple đều được định hướng và vận
hành bởi những mục tiêu dài hạn nhưng những kết quả nổi bật thường
đến một cách rất cá nhân.
Tạo thách thức thúc đẩy sự phát triển của nhân viên
Agarwal nhớ lại những năm làm việc của mình tại
Apple, anh luôn nhận được những thách thức thực sự
từ các cấp quản lý thông qua việc họ giao cho
Agarwal những nhiệm vụ khó khăn hơn một chút so với khả năng của
anh. “Nhưng kết quả là tôi vẫn hoàn thành và học hỏi được nhiều thứ”, -
Agarwal cho biết.
Agarwal đã được đề bạt lên vị trí quản lý dự án chỉ trong vòng sáu tháng
kể từ thời điểm bước chân vào Apple.
Apple thực sự có tài trong việc phát triển các nhân viên của mình cũng
như trang bị cho họ các kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân trong
công ty.
Thời hạn là thiết yếu
Apple luôn đặt thời hạn hoàn thành công việc khắt
khe, thậm chí có phần độc đoán. Nhưng theo
Agarwal thì hầu như mọi người đều hoàn thành đúng
hạn.
"Về mặt chất lượng, một trong những điều quan trọng, tôi học được là
bạn đừng bao giờ giao bất cứ sản phẩm nào mà không đạt ‘chất lượng
Apple', đồng thời phải cắt bỏ bất cứ yếu tố nào khiến bạn chậm trễ”, -
Agarwal cho biết.
“Đặc biệt tại thời điểm khởi sự kinh doanh, thật dễ dàng để trễ hạn,
nhưng đừng bao giờ đi quá một giới hạn nào. Điều tốt nhất là thực hiện
đúng thời gian và sau đó tiếp tục lặp lại nó", - Agarwal bổ sung.
Đừng chơi “cuộc chơi tính năng” với các đối thủ cạnh tranh
Tại Apple, các nhà quản lý không tin vào “cuộc chơi
tính năng” với các sản phẩm của hãng. Và như thế,
Apple tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu cụ thể đặt ra cho mỗi sản
phẩm thay vì so sánh mình với các đối thủ cạnh tranh để cố gắng nổi trội
hơn họ ở cùng một mức độ nào đó.
Quan niệm này đã ăn sâu vào văn hóa Apple. Các nhân viên không tập
trung vào những gì các đối thủ cạnh tranh đang làm mà họ chú trọng tới
sự cách tân và mục tiêu thành công của các sản phẩm được vạch ra trước
đó.
Tuyển dụng những người đam mê với sản phẩm Apple
Theo Agarwal, bất cứ ai làm việc tại Aple đều khát
khao trở thành một phần của Apple. "Về mặt cá
nhân, tôi là một fan cuồng nhiệt của Apple. Điều đó
tốt chứ không xấu. Tôi sẵn sàng làm việc gấp đôi thời gian và sức lực
cho công ty chỉ bởi vì tôi tin rằng đó là toàn bộ cuộc sống của mình", -
Agarwal tâm sự
Sự nhiệt tình và hăng hái luôn được xem là chìa khóa quan trọng hướng
tới thành công. Các nhà quản lý Apple luôn tìm kiếm những nhân viên
thực sự đam mê và yêu mến công ty, sản phẩm, phong cách và văn hóa
của Apple.
Agarwal đã mang theo tinh thần này đến Posterous. Anh cho biết: “Mọi
người mà chúng tôi tuyển dụng đều yêu quý sản phẩm của hãng và ở đây
có những gì họ muốn làm để thỏa mãn đam mê".
Chú trọng sự cần bằng giữa cuộc sống và công việc
Tại Apple, sự cần bằng giữa cuộc sống và công việc
luôn được chú trọng. “Bạn làm việc chăm chỉ nhưng
Apple để bạn tận hưởng thời gian của mình theo cách
riêng”, Agarwal cho biết.
Từ các chính sách chăm sóc sức khỏe tuyệt vời cho đến những sự phóng
khoáng trong các ngày nghỉ lễ hàng năm, Agarwal nhớ lại rằng mọi nhân
viên Apple đều yêu quý môi trường làm việc mà hãng tạo ra. “Chúng tôi
thích làm việc tại đây, chúng tôi làm việc vất vả, nhưng chúng tôi thực
sự đang được tận hưởng cuộc sống của mình”, - Agarwal kể lại tâm
trạng chung của các nhân viên Apple.
Và như thế, với nhiều người, bài học Apple cho thấy việc duy trì một
văn hóa doanh nghiệp ngay cả khi bạn đã trở thành một công ty lớn là
rất cần thiết.
Apple đã thành công với tập thể kỹ sư yêu công ty, trọng lòng trung
thành và theo đuổi niềm đam mê của mình với nhiều phương thức quản
lý hiệu quả khác. Apple thực sự là một nơi tuyệt vời nhất mà bạn có thể
làm việc và tận hưởng cuộc sống.
(Dịch từ Businessinsider)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tam_bai_hoc_quan_ly_tuyet_voi_cua_apple_311.pdf