Mục đích: Đánh giá kết quả hình thái và chức năng ống tai ngoài sau tái tạo thành sau ống tai ngoài bằng
san hô cứng. Xây dựng qui trình tái tạo thành sau ống tai ngoài bằng san hô cứng.
Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca
Kết quả: Trong 32 ca hình dạng ống tai tròn đều chiếm 84%, 16% chưa đạt; CT scan sau mổ 80% mảnh
san hô đúng vị trí, 20% di lệch nhẹ; thính lực mất sau mổ 9,6 dB.
Kết luận: San hô cứng là vật liệu tốt trong tái tạo thành sau ống tai ngoài một thì. Kỹ thuật này cho kết quả
tốt về hình thái lẫn chức năng
4 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tái tạo thành sau ống tai ngoài bằng san hô cứng một thì trong phẫu thuật điều trị viêm tai giữa mạn cholesteatoma, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 252
TÁI TẠO THÀNH SAU ỐNG TAI NGOÀI BẰNG SAN HÔ CỨNG
MỘT THÌ TRONG PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA MẠN
CHOLESTEATOMA
Nguyễn Văn Thức*, Phạm Ngọc Chất**
TÓM TẮT
Mục đích: Đánh giá kết quả hình thái và chức năng ống tai ngoài sau tái tạo thành sau ống tai ngoài bằng
san hô cứng. Xây dựng qui trình tái tạo thành sau ống tai ngoài bằng san hô cứng.
Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca
Kết quả: Trong 32 ca hình dạng ống tai tròn đều chiếm 84%, 16% chưa đạt; CT scan sau mổ 80% mảnh
san hô đúng vị trí, 20% di lệch nhẹ; thính lực mất sau mổ 9,6 dB.
Kết luận: San hô cứng là vật liệu tốt trong tái tạo thành sau ống tai ngoài một thì. Kỹ thuật này cho kết quả
tốt về hình thái lẫn chức năng.
Từ khóa: Tái tạo thành sau ống tai ngoài,khoét rỗng đá chũm, san hô cứng
ABSTRACT
THE ONE‐ STAGE RECONSTRUCTION OF POSTERIOR CANAL WALL WITH HARD CORAL
MATERIALS IN SURGICAL TREATMENT OF CHRONIC OTITIS MEDIA WITH CHOLESTEATOMA
Nguyen Van Thuc, Pham Ngoc Chat
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 252 ‐ 255
Objective: To evaluate the appearance and function of external auditory canal after the reconstruction of
posterior canal wall with hard coral materials.
Study design: case series
Results: In 32 cases in our sample, 84% of external meatuses is rounded, 16% did not meet the standard;
The hard corals are in right position in 80% of cases while the others had a slight abnormal posterior canal wall in
CT scans after surgery. The hearing loss in air conduction after the procedure was 9.6dB.
Conclusion: Hard coral materials proved to be a a good one for the reconstruction of the posterior canal wall.
This technique provided acceptable results in both restoring the appearance as well as preserving the function of
the external auditory canal.
Key words: Hard coral materials, Mastoidectomy, posterior canal wall reconstruction
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tai giữa mạn tính cholesteatoma còn
khá nhiều ở nước ta, là bệnh lý âm thầm nguy
hiểm, không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến
chứng và di chứng.
Điều trị chủ yếu là phẫu thuật, thường bệnh
nhân đến muộn nên phẫu thuật ưa chuộng là
khoét rỗng đá chũm, chưa quan tâm đến đến
vấn đề bảo tồn và phục hồi chức năng tai, nên
sau mổ thính lực giảm. Do đó muốn sức nghe
cải thiện sau mổ chúng ta cần bảo tồn cấu
trúc,tái tạo lại cấu trúc, phục hồi chức năng tai.
Quan điểm hiện nay để giải quyết vấn đề
* Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM, ** Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Thức ĐT: 091883639
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 253
chức năng tai, trong giai đoạn giải quyết bệnh lý
cần phải bảo tồn cấu trúc. Đối với vấn đề phục
hồi chức năng tai, bệnh nhân phải chịu nhiều lần
phẫu thuật, tái tạo lại cấu trúc do bệnh lý và do
phẫu thuật để lại, nhầm phục hồi chức năng tốt
nhất có thể được.
Trên thế giới quan điểm tái tạo đã được áp
dụng từ đầu thế kỷ XX.Việt Nam phẫu thuật tái
tạo phục hồi chức năng nghe trong điều trị viêm
tai giữa mạn cholesteatoma bước đầu cho cho
kết quả tốt.
Thực tế tại bệnh viện Tai Mũi Họng, khi
phẫu thuật để giải quyết vấn đề bệnh lý
cholesteatoma, chúng tôi nhận thấy có thể tái tạo
thành sau ống tai ngoài một thì cùng với phẫu
thuật khoét rỗng đá chũm, điều này giúp người
bệnh giảm thiểu một lần phẫu thuật tái tạo để
phục hồi chức năng nghe và không phải chăm
sóc tai định kỳ để lấy vẩy ráy tai hố chũm, song
sự thay đổi chức năng nghe như thế nào vẫn
chưa có nghiên cứu chứng minh.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Tái tạo thành sau ống tai ngoài bằng
san hô cứng một thì trong phẫu thuật điều trị
viêm tai giữa mạn cholesteatoma” với mục tiêu
chuyên biệt như sau:
‐ Xây dựng qui trình phẫu thuật tái tạo
thành sau ống tai ngoài bằng san hô cứng.
‐ Đánh giá kết quả hình dáng, tái tạo thành
sau ống tai ngoài và thay đổi sức nghe sức nghe
trước và sau phẫu thuật.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân VTG mạn cholesteatoma
khám và điều trị tại BV TMH
Tuổi trên 16 tuổi, viêm tai giữa mạn
cholesteatoma có chỉ định phẫu thuật dựa trên
CT scan và nội soi
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca
Tiến hành nghiên cứu
‐ Thực hiện tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP
Hồ Chí Minh, thờigian từ tháng 9/2011‐9/2013
‐ Vật liệu nghiên cứu
Sản phẩm san hô sinh học miếng cứng‐
Bioporites, của Bộ môn Mô Phôi‐ Di Truyền đại
học Y Phạm Ngọc Thạch
‐ Tiến hành phẫu thuật khoét rỗng đá
chũm, tái tạo thành sau ống tai bằng san hô
cứng một thì.
‐ Đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả sau tái tạo thành sau ống tai
trong phẫu thụât điều trị viêm tai giữa mạn
cholesteatoma, chúng tôi dựa trên 2 yếu tố là hình
thái cấu trúc ống tai và chức năng thính lực.
KẾT QUẢ
Tổng số ca
32 ca được tái tạo thành sau ống tai bằng san hô
cứng một thì trong phẫu thuật khoét rỗng đá
chũm.
Tuổi
Tuổi Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
16 63 35
Giới
Giới Nam Nữ Tổng số Tỉ lệ
5 27 32 5/27
Kết quả thu được
Thính lực trung bình khí đạo Trung bình Tổng số
Thính lực trước mổ 46,94 dB
32 Thính lực sau mổ 56,56 dB
Thính lực mất sau mổ 9,62 dB
Hình dáng ống tai sau mổ
Hình dáng thành sau
ống tai Số ca Phần trăm Tổng số
Tròn đều 27 84,37
32 Lõm vào hố mổ 4 12,5
Hẹp nhẹ ống tai 1 3,12
Vị trí mảnh san hô sau mổ trên CT scan
CT scan xương chũm Số ca Phần trăm Tổng số
Vị trí mảnh
san hô
Đúng vị trí 13 81,25 16
Di lệch nhẹ 3 18,75
Đánh giá kết quả
Hình thái ống tai ngoài qua nội soi
Hình dáng OTN Tốt Khá Trung bình Xấu
Số ca 6 21 4 1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 254
Hình dáng OTN Tốt Khá Trung bình Xấu
Phần trăm (%) 18,75 65,62 12,5 3,12
Chức năng ống tai ngoài
Sức nghe Tốt Khá Trung bình Xấu
Số ca 9 23 0 0
Phần trăm (%) 28,13 71,87 0 0
CT scan: vị trí mảnh san hô trên thành sau
ống tai
Vị trí san hô Tốt Khá Trung bình Xấu
Số ca 13 0 0 3
Phần trăm (%) 81, 25 18,75
Tai biến: hẹp ống tai 1 ca (3,12%)
BÀN LUẬN
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các tác giả nước ngoài, tất cả những trường
hợp viêm tai giữa mạn cholesteatoma có tái tạo
thường kết hợp với tái tạo thành sau và lấp hố
mổ chũm; nghiên cứu chung người lớn và trẻ
em. Chúng tôi chỉ nghiên cứu các trường hợp
viêm tai giữa mạn cholesteatoma ở ngừoi lớn,
do bệnh lý chủ yếu ở trẻ em rất ít.
‐ Nếu bệnh tích nặng cần giải quyết bệnh
lý, chúng tôi thực hiện phẫu thuật khoét rỗng
đá chũm là chủ yếu, ít quan tâm đến vấn đề
chức năng.
‐ Nếu đảm bảo lấy sạch bệnh tích
cholesteatoma mà vẫn bảo tồn cấu trúc được,
chúng tôi cố gắng bảo tồn tối đa thành sau ống
tai.
‐ Chúng tôi theo quan điểm chung nhưng
nghiêng về tái tạo và bảo tồn, nên những ca nào
có thể bảo tồn được thành sau ống tai, chúng tôi
vẫn bảo tồn. Những trường hợp không bảo đảm
lấy sạch cholesteatoma chúng tôi vẫn tiến hành
phẫu thuật khoét rỗng đá chũm. Những ca cần
thiết phải khoét rỗng đá chũm để giải quyết
bệnh lý, chúng tôi vẫn khoét rỗng đá chũm rồi
tái tạo thành sau ống tai một thì và đưa vào
nhóm nghiên cứu.
Kỹ thuật tái tạo
Vật liệu tái tạo
Có rất nhiều vật liệu khác nhau để dùng
trong tái tạo thành sau ống tai, thường được ưa
chuộng là vật liệu tự thân, vật liệu dị chủng
Từ khi hydroxyapatite ra đời, tuy là vật liệu
nhân tạo song do có cấu trúc rất giống với
xương người và tỉ lệ thải trừ cũng như nhiễm
trùng thấp hơn nhiều so với các vật liệu khác,
nên được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới,
nhưng giá thành khá là đắt, chưa phù hợp với
điều kiện kinh tế của người Việt Nam hiện nay.
San hô sinh học có cấu trúc tương tự như
hydroxyapatite; trước đây đã được sử dụng
rộng rãi, nhưng do công nghệ sản xuất còn thấp
nên chưa loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, do vậy
khi dùng làm vật liệu tái tạo trên con người, tỉ lệ
thải trừ và nhiễm trùng khá cao, vì vậy khi
hydroxyapatide ra đời, người ta ít quan tâm cải
tiến công nghệ đến san hô sinh học.
Chúng tôi sử dụng san hô sinh học Việt
Nam dạng miếng cứng của bộ môn Mô Phôi Di
Truyền trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch.
Kỹ thuật
Ưu điểm
Còn da ống tai nguyên vẹn. (2) Sau tái tạo
thành sau có cấu trúc, chức năng như ban đầu,
ống tai có hình dáng gần như ban đầu.
Khuyết điểm
‐ Vật liệu: San hô cứng, mõng khó tạo dáng
theo độ cong ống tai.
‐ Kỹ thuật: Vẫn còn trường hợp di lệch mảnh
san hô. Hình dáng ống tai chưa thật sư giống
ban đầu
Kết quả
‐ Hình thái đạt 84%
‐ Thính lực mất 9,6 dB
‐ Tai biến và biến chứng: Chưa ghi nhận có
hiện tượng thải ghép từ 2011‐ 2013. Chưa ghi
nhận nhiễm trùng. Không có trường hợp lộ san
hô. Có 1 ca di lệch mảnh san hô vào ống tai.
‐Tái phát: Chưa ghi nhận tái phát
cholesteatoma sau mổ trong 20 tháng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 255
KẾT LUẬN
Trong 32 ca nghiên cứu sau tái tạo thành sau
ống tai bằng san cứng một thì:
Qui trình phẫu thuật
Vai trò của CT scan rất quan trọng.
Vấn đề tạo hình mảnh san hô thích hợp với
tổn thương và hình dáng ống tai.
Vấn đề thành sau ống tai, để đảm bảo lấy
sạch cholesteatoma đôi phải hạ tường và chặt
cầu và tái tạo lại thành sau ống tai.
Vấn đề da ống tai còn nguyên vẹn đóng vai
trò quan trọng trong việc bảo vệ mảnh san hô.
Kết quả
Hình dáng đạt 84% tròn đều. Thính lực sau
mổ mất 9,6 dB.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bailey B (2006), “Surgery of the Mastoid and Petrosa”, Head
and Neck Surgery, fourth edition, Lippincott Williams &
Wilkins, pp.2094‐2111.
2. Đặng Xuân Hùng (2010). “Thính học lâm sàng”, NXB Y Học
2010, tr 26‐42
3. Lê Hoàng Phong (2011). “Lấp hố mổ chũm bằng san hô sinh
học Việt Nam”. Luận án chuyên khoa cấp II. Đại học Y Dược
TP. HCM.
4. Tos M (1995), “Definitions and Classifications of
Mastoidectomy”, Manual of Middle Ear Surgery, Vol 2,
Theime Medical Publishers, pp.2‐10.
5. Nguyễn Nguyễn Bảo Quỳnh (2011). “Khảo sát thính lực trước
và sau phẫu thuật cảu viêm tai giữa mạn cholesteatoma”
Luận án tốt nghiệp cao học. Đại học Y Dược TP. HCM.
6. Nguyễn Quang Quyền (1983). “Từ điển Giải Phẫu Học”.
NXB Y Học TP. HCM.
7. Nguyễn Quang Quyền (2001). “Cơ quan tiền đình ốc tai”. Bài
giảng Giải Phẫu Học – Tập 1, NXB Y Học TP. HCM, tr.429‐
430.
8. Nguyễn Tấn Phong, Nguyễn Kim Nghĩa (1999). “Bít lấp hố
mổ xương chũm bằng bột xương – cân cơ”. Nội san Tai Mũi
Họng – số 3, tr.20‐22.
9. Phạm Đăng Diệu (2008). “Giải phẫu Đầu‐Mặt‐Cổ” NXB Y
học chi nhánh Tp. HCM, tr.36‐43.
10. Phạm Ngọc Chất (2005). “Một số tiến bộ trong ngành Tai”.
Tài liệu Hội Thảo khoa học kỹ thuật Tai‐Mũi‐Họng các tỉnh
phía nam, tr.19.
11. Phan Gia Duy Linh (2012). “Tái tạo hố mổ chũm bàng san hô
bột kết hợp với keo sinh”. Luận án chuyên khoa cấp II Đại
học Y Dược TP. HCM.
12. Tô Vũ Phương, Trần Bắc Hải, Trần Công Toại, Đoàn Bình
(1995). “Khảo sát đặc tính lý hóa của các thỏi san hô vùng
biển Việt Nam làm vật liệu sinh học ghép thay xương”. Tài
liệu nghiên cứu Bộ môn Mô Phôi – Di truyền Y Phạm Ngọc
Thạch.
13. Tos M, Falhe‐Hansen JJr (1975),“Tympanoplasty on only
hearing ears”, The Journal of Laryngology & Otology, Vol 89,
pp. 1057‐1064
14. Triệu Thế Dũng (2006). “Lấp hố mổ xương chũm bằng san hô
sinh học Việt Nam”. Luận án chuyên khoa cấp II. Đại học Y
Dược TP. HCM.
15. Từ Cẩm Hương (2011). “Lấp hố mổ chũm bằng san hô trong
phẫu thuật sào bào thượng nhĩ vá nhĩ”. Luận án tốt nghiệp
nội trú. Đại học Y Dược TP. HCM.
16. Võ Quang Phúc,(2002). “Sách thực hành các xét nghiệm thính
học” tài liệu học tập lưu hành nội bộ Trung Tâm Tai Mũi
Họng TP Hồ Chí Minh tr 18‐30, 40‐45
17. Võ Tấn (1991).“Tai Mũi Họng Thực Hành”. NXB Y Học TP.
HCM, tái bản lần 3.
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 252_2102.pdf