Người bệnh thường nhầm lẫn giữa đầy hơi với chậm
tiêu. Đầy hơi là hiện tượng có nhiều hơi trong dạ dày,
ruột, khác với tình trạng thức ăn chậm tiêu hóa.
Chứng đầy hơi thường là bệnh chức năng, nghĩa là
không do tổn thương thực thể như khối u hay hẹp tắc
ruột.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Tại sao người ta bị đầy hơi?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tại sao người ta bị đầy hơi?
Người bệnh thường nhầm lẫn giữa đầy hơi với chậm
tiêu. Đầy hơi là hiện tượng có nhiều hơi trong dạ dày,
ruột, khác với tình trạng thức ăn chậm tiêu hóa.
Chứng đầy hơi thường là bệnh chức năng, nghĩa là
không do tổn thương thực thể như khối u hay hẹp tắc
ruột.
Có nhiều nguyên nhân gây đầy hơi nhưng có thể phòng
và chữa được.
Chứng ợ hơi
Bình thường, nhu động thực
quản, dạ dày, ruột theo hướng
phía dưới và hơi được tống ra
qua hậu môn. Ở người bình
thường, khi ăn, cơ thực quản dưới giãn ra, hơi theo thức
ăn xuống dạ dày. Ở người bị bệnh, hơi bị tống ngược lên
do cơ thắt thực quản dưới bị giãn, từ dạ dày qua thực
quản ra miệng. Có một số thức ăn làm lỗ thực quản dưới
đóng không kín (như hành, khoai tây, bạc hà…) dễ gây ợ
hơi. Hiện tượng đầy vùng thượng vị sau ăn, chướng hơi,
ợ hơi được gọi là hội chứng Magenblase.
Hiện tượng chướng hơi ở vùng thượng vị thường là do
nuốt hơi trong lúc ăn, đặc biệt là khi uống nước. Khi nhai
kẹo cao su, hút thuốc lá, hoặc miệng bị kích thích tăng tiết
nước bọt cũng làm nuốt hơi tăng lên.
Ở người lo âu, căng thẳng, cơ thực quản trên giãn ra, áp
suất lồng ngực giảm xuống, hơi được hít vào theo thực
quản, dạ dày. Hiện tượng ợ hơi còn gặp trong bệnh trào
ngược thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh phổi,
viêm túi mật. Hiện tượng ợ hơi kéo dài nhiều ngày thường
do giãn cơ thực quản dưới và hay gặp ở người sau mổ
thực quản. Có người ợ hơi nhiều đến mức gặp khó khăn
trong ăn uống hoặc khi nói chuyện.
Chứng đầy hơi
Ở người bình thường, hơi chứa trong ruột khoảng 200 ml
và được đánh hơi (trung tiện) khoảng 600 ml/ngày. Thanh
niên đánh hơi trung bình 14 lần, các đối tượng khác đánh
hơi dưới 25 lần một ngày. Ở người bị bệnh, số lượng hơi
tăng lên, gây chướng bụng, khó chịu. Các loại hơi này
gồm có nitrogen, oxy, carbon dioxit, hydrogen và methan.
Hiện tượng hơi tăng lên trong ống tiêu hóa là do rối loạn
chuyển hóa chất tinh bột, do sự lên men của vi trùng. Các
chất tinh bột, glycoprotein xuống đến đại tràng bị vi trùng
lên men gây ra khí hydrogen, carbon dioxit, methan.
Người bệnh bị chứng rối loạn hấp thu hoặc rối loạn tiêu
hóa do tinh bột. Các loại tinh bột này gồm có đậu, thực
phẩm họ đậu, đường fructo, sorbitol trong trái cây hoặc
một số loại bột. Chụp X-quang hoặc nội soi không phát
hiện bất thường ở bệnh nhân.
Đầy hơi cũng thường gặp trong loại bệnh rối loạn vận
động ống tiêu hóa và bệnh chuyển hóa. Hội chứng đại
tràng kích thích (đại tràng chức năng) và loại bệnh giảm
nhu động ruột gây chướng hơi do vi trùng lên men tinh bột
ở lâu trong đại tràng. Vi trùng ở đại tràng gây ra các loại
hơi khác nhau tùy theo người và có thể thay đổi theo độ
pH, kháng sinh sử dụng hoặc làm sạch ruột. Tùy theo
triệu chứng và loại hơi, mà bác sĩ có thể tìm ra nguyên
nhân để điều trị. Nếu hơi ít do nitrogen hoặc do nuốt vào,
có thể điều trị với thuốc an thần. Nếu hơi gồm nitrogen,
carbon dioxyt, có thể do vi trùng lên men. Nếu do rối loạn
hấp thu, có thể điều chỉnh chế độ ăn tinh bột thích hợp.
Chứng rối loạn hấp thu
Chứng rối loạn hấp thu một số loại tinh bột thường gây
đầy hơi, đau bụng. Người ta đã phát hiện chứng rối loạn
hấp thu đường lactose, sorbitol, fructose và các loại bột.
Tùy theo cá nhân mà bị rối loạn hấp thu các loại đường
khác nhau. Ở trẻ em bị chứng đau bụng mạn tính không
giải thích được, có đến 40% là do rối loạn hấp thu sữa. Ở
người khỏe mạnh cũng có tới 20% bị rối loạn hấp thu tinh
bột.
Chỉ có gạo và bột mì không có gluten là được hấp thu
hoàn toàn. Các loại tinh bột khác như bột mì, lúa yến
mạch, khoai tây, bắp có thể gây rối loạn hấp thu một
phần. Các loại thực phẩm có chất xơ như cám, chất xơ
khác không làm mất hơi. Một số chất không hấp thu
oligosaccharid như stachyose, raffinose và verbasco -
những chất dư thừa từ đậu và họ đậu - gây ra hơi do lên
men của vi trùng. Một số thực phẩm như măng tây, hành,
bột mì có những chất không hấp thu trên. Chứng rối loạn
hấp thu biểu hiện các triệu chứng như đầy hơi, chướng
bụng, co rút và ợ hơi.
Các nguyên nhân gây đầy hơi khác
Do ứ phân: Thường gặp trong hội chứng đại tràng kích
thích, chứng táo bón tự miễn, chứng chậm tiêu không có
ổ lóet, bệnh tiêu chảy chức năng.
Do sau mổ tạo hình thực quản, sau mổ dạ dày tá tràng,
sau thủ thuật nội soi đại tràng, cắt polyp đại tràng.
Do bệnh suy tuyến giáp trạng, do dùng một số thuốc như
anticholinergic, chế phẩm thuốc phiện, thuốc huyết áp như
ức chế kênh canci, thuốc chữa trầm cảm.
Chứng đầy hơi chức năng có nhiều nguyên nhân khác
nhau và khác nhau ở từng đối tượng người bệnh. Vì vậy,
mục đích điều trị là giảm hơi và điều hòa vận động ống
tiêu hóa. Người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống như
hạn chế ăn kẹo hoặc nhai kẹo cao su, bỏ thuốc lá, giữ vệ
sinh răng miệng sạch sẽ để giảm nuốt hơi. Nếu để ý theo
dõi, chúng ta có thể phát hiện một số thức ăn gây đầy hơi.
Những thức ăn này khác nhau ở mỗi người, vì vậy chỉ nên
ăn uống những thức ăn dễ tiêu hóa và tránh những thực
phẩm gây chướng bụng, đầy hơi mặc dù thức ăn ấy được
cho là bổ hoặc quý hiếm.
Tránh ăn những thức ăn bị ô nhiễm gây rối loạn tiêu hóa,
nếu ăn nhầm những thức ăn này, cần theo dõi sau khi ăn.
Người bệnh có thể dùng thuốc tetracyclin hoặc
metronidazol, berberin 7-14 ngày.
Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm có thể dùng cho
bệnh nhân lo âu, căng thẳng hoặc bị trầm cảm.
Người bị hội chứng trào ngược thực quản (nóng rát sau
xương ức, ợ hơi, ợ nóng, ợ ra nước…) thường được điều
trị bằng ranitidin, omeprazole hoặc thuốc tương tự.
Có một số thuốc làm giảm đầy hơi như than hoạt
(carbophos, carbogast), simethicon (espumisan,
meteospasmin…) khi đầy hơi do hydrogen và không tiêu
hóa tinh bột. Thuốc được dùng trước khi ăn. Simethicon
có dạng đơn chất hoặc kết hợp với thuốc chống co thắt
hoặc men tiêu hóa.
Thuốc nhuận tràng có chất xơ như igol, normacol… có tác
dụng tốt với bệnh đại tràng chức năng, chứng táo bón
mạn tính. Khi bị táo bón, người bệnh có thể ăn thêm khoai
lang, rau lang, mè đen, lá nha đam nấu chín… Thuốc
metoclopramit có tác dụng giảm đầy hơi do tăng vận động
ống tiêu hóa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_sao_nguoi_ta_bi_day_hoi_3297.pdf