Tóm tắt. Sông Gianh có tổng diện tích lưu vực 4680 km
2
, chảy qua và cung cấp nước cho các
huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch (1 phần) của tỉnh Quảng Bình và 1 phần
huyện Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh. Bởi vậy, nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông
Gianh là vấn đề cần thiết và có nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, do rất thiếu số liệu thực đo dòng chảy
nên tài nguyên nước lưu vực sông Gianh trước đây chưa được nghiên cứu đầy đủ. Bài báo này
công bố kết quả đánh giá tài nguyên nước mặt lưu vực sông Gianh dựa trên cơ sở dữ liệu bao gồm
các số liệu đo mưa tại các trạm trong và lân cận lưu vực tính đến năm 2008, chuỗi số liệu dòng
chảy thực đo 21 năm (1961-1981) duy nhất tại trạm Đồng Tâm trên sông Rào Nậy và chuỗi số liệu
dòng chảy khôi phục được nhờ ứng dụng mô hình MIKE-NAM tại các vị trí cần thiết trên các sông
thuộc lưu vực. Các kết quả nghiên cứu cho thấy: Lượng mưa hàng năm trên lưu vực sông Gianh
thuộc loại phong phú. Chính vì vậy lượng dòng chảy hàng năm trên các sông suối cũng thuộc loại
dồi dào. Tuy nhiên, do dòng chảy phân phối không đều theo cả không gian và thời gian nên việc
sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Gianh gặp phải những khó khăn không nhỏ.
10 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tài nguyên nước mặt lưu vực sông Gianh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 166-1758
166
Tài nguyên nước mặt lưu vực sông Gianh
Nguyễn Thị Nga*, Nguyễn Phương Nhung
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 29 tháng 4 năm 2011
Tóm tắt. Sông Gianh có tổng diện tích lưu vực 4680 km2, chảy qua và cung cấp nước cho các
huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch (1 phần) của tỉnh Quảng Bình và 1 phần
huyện Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh. Bởi vậy, nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông
Gianh là vấn đề cần thiết và có nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, do rất thiếu số liệu thực đo dòng chảy
nên tài nguyên nước lưu vực sông Gianh trước đây chưa được nghiên cứu đầy đủ. Bài báo này
công bố kết quả đánh giá tài nguyên nước mặt lưu vực sông Gianh dựa trên cơ sở dữ liệu bao gồm
các số liệu đo mưa tại các trạm trong và lân cận lưu vực tính đến năm 2008, chuỗi số liệu dòng
chảy thực đo 21 năm (1961-1981) duy nhất tại trạm Đồng Tâm trên sông Rào Nậy và chuỗi số liệu
dòng chảy khôi phục được nhờ ứng dụng mô hình MIKE-NAM tại các vị trí cần thiết trên các sông
thuộc lưu vực. Các kết quả nghiên cứu cho thấy: Lượng mưa hàng năm trên lưu vực sông Gianh
thuộc loại phong phú. Chính vì vậy lượng dòng chảy hàng năm trên các sông suối cũng thuộc loại
dồi dào. Tuy nhiên, do dòng chảy phân phối không đều theo cả không gian và thời gian nên việc
sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Gianh gặp phải những khó khăn không nhỏ.
1. Điều kiện địa lí tự nhiên [1, 2]
Lưu vực sông Gianh nằm trong phạm vi từ
vĩ tuyến 17o23’ đến 18o07’ vĩ bắc và từ kinh
tuyến 105o37’ đến 106030’ kinh đông, phía bắc
giáp lưu vực sông Rào Cái và Ngàn Sâu với
đường phân nước là dãy Hoành Sơn và dãy
Động Chùa-Mốc Lèn, phía tây giáp Lào với
đường phân nước là đỉnh của dãy Trường Sơn,
phía nam giáp lưu vực sông Kiến Giang và phía
đông giáp biển Đông (hình 1). Do địa hình
cacxtơ phát triển nên đường phân nước phía tây
nam và nam của lưu vực không xác định được
rõ ràng.
_______
Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-38584943
E-mail: ngant@vnu.edu.vn
Lưu vực sông Gianh có độ cao bình quân
360 m, độ dốc trung bình 19,2%. Địa hình đồi
núi chiếm hầu hết diện tích lưu vực, địa hình
đồng bằng rất hẹp, giáp biển là các cồn cát di
động ảnh hưởng lớn đến việc thoát nước của
cửa sông. Hướng chủ yếu của các dãy núi trên
lưu vực là tây bắc-đông nam, riêng dãy Hoành
Sơn ở phía bắc có hướng tây-đông.
Nham thạch phân bố trong lưu vực chủ yếu
là đá vôi và đá trầm tích, rải rác có đá granit. Đá
vôi phân bố ở phía nam, chiếm khoảng 25-30%
diện tích lưu vực 1160 km2) và là vùng hoang
vắng vì không có nước mặt nhưng có nhiều
hang động ngầm (lớn nhất là động Phong Nha:
dài 1500 m, rộng 8-35 m, cao 40 m).
N.T. Nga, N.P. Nhung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 166-175 167
Đất trên lưu vực sông Gianh được tạo thành
do nhiều nguồn gốc, chủ yếu là đất phù sa bị
nhiễm mặn hàng năm, ít màu mỡ và đất thềm
dốc cao cấu tạo bởi sản phẩm phong hóa bở rời
của các đá Feratic, sét, sa diệp thạch.
Rừng trong lưu vực còn nhiều, chiếm
khoảng 55% diện tích lưu vực.
Khí hậu lưu vực sông Gianh mang những
đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa
của miền Trung Trung bộ nhưng có nhiều nét
riêng biệt. Nhiệt độ bình quân tháng cao
(19-30
o), tăng dần từ tây sang đông và từ bắc
xuống nam. Lượng bốc hơi năm dao động trong
khoảng 800-1200 mm, có xu thế tăng dần về
phía đông. Lượng mưa hàng năm trên lưu vực
sông Gianh thuộc loại phong phú, trung bình
khoảng 2400 mm. Mùa mưa muộn và ngắn hơn
so với các tỉnh miền Bắc, bắt đầu từ tháng VIII
hoặc IX và kết thúc vào tháng X, chiếm 60-70%
tổng lượng mưa năm. Đây là vùng có nhiều
ngày mưa trên 100 mm (chỉ sau Bắc Quang).
Dòng chính sông Gianh dài 160 km, bắt
nguồn từ núi Phu-cô-pi thuộc dãy Trường Sơn,
chảy theo hướng đông bắc-tây nam và đổ ra
biển Đông tại cửa Gianh. Lưu vực sông Gianh
có dạng gần tròn, hệ số phát triển chiều dài
đường phân nước là 1,55.
Do có địa hình đá vôi nên mật độ lưới sông
dao động trong phạm vi lớn, từ dưới 0,6
km/km
2
(vùng núi đá vôi) đến trên 1,5 km/km2
(vùng núi Phu-cô-pi và vùng núi phía bắc lưu
vực), trung bình 1,04 km/km2.
Hình 1. Bản đồ mạng lưới sông và các trạm khí tượng thủy văn lưu vực sông Gianh.
N.T. Nga, N.P. Nhung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 166-175 168
Sông Gianh có 13 sông nhánh cấp I, (8 ở bờ
trái và 5 ở bờ phải. Hai nhánh cấp I lớn nhất là
sông Trôi và Rào Trổ. Sông Trôi dài 84 km, có
diện tích lưu vực 2390 km2 (trong đó xấp xỉ
50% là đá vôi), bắt nguồn từ độ cao 1350 m của
núi Cô-Ta-Ram, đổ vào sông Gianh ở bờ phải
tại Vạn Phúc, cách cửa Gianh 6 km. Sông Rào
Trổ, dài 68,5 km, có diện tích lưu vực 556 km2,
bắt nguồn từ Đông-Hồ-Nhanh có độ cao 375 m,
chảy qua vùng đồi núi thấp và đổ vào sông
Gianh từ bờ trái tại Cổ-Cẳng cách cửa Gianh 38
km.
Mạng lưới sông và các trạm khí tượng thủy
văn trong và lân cận lưu vực như hình 1.
2. Tài nguyên nước mưa
2.1. Chuẩn mưa năm và dao động của mưa năm
trong thời kỳ nhiều năm
Bản đồ đẳng trị chuẩn mưa năm (hình 2)
được xây dựng dựa trên các giá trị chuẩn mưa
năm tính toán cho 10 trạm đo mưa trong và lân
cận lưu vực sông Gianh. Trong số 10 trạm này,
7 trạm (Đồng Tâm, Mai Hóa, Ba Đồn, Tân Mỹ,
Kỳ Anh, Hương Khê, Đồng Hới) có tài liệu
mưa năm dài và liên tục còn 3 trạm (Tuyên
Hóa, Minh Hóa, Trường Sơn) có chuỗi số liệu
mưa năm tương đối dài nhưng không liên tục.
Chuẩn mưa năm tại 7 trạm có tài liệu dài và liên
tục được tính bằng trị trung bình của thời kỳ
tính toán đại biểu lựa chọn căn cứ vào đường
cong lũy tích sai chuẩn mưa năm vẽ cho từng
trạm (số liệu từ năm bắt đầu quan trắc đến năm
2008). Chuẩn mưa năm của 3 trạm còn lại được
tính từ chuẩn mưa năm của trạm tương tự dựa
theo phương trình hồi quy của quan hệ tương
quan giữa từng cặp trạm (tính toán và tương tự).
Phân tích bản đồ đẳng trị chuẩn mưa năm
lưu vực sông Gianh có thể thấy:
- Lượng mưa hàng năm trên lưu vực sông
Gianh khá lớn, tính trung bình trên toàn lưu vực
đạt cỡ 2400 mm.
- Lượng mưa năm phân bố không đều trong
phạm vi lưu vực, có xu thế tăng theo độ cao địa
hình từ 1800 mm đến 2800 mm. Vùng trung và
hạ lưu lưu vực mưa ít nhất (1800-2000mm),
vùng bắc lưu vực mưa nhiều nhất (2600-2800
mm).
N.T. Nga, N.P. Nhung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 166-175 169
Hình 2. Bản đồ đẳng trị chuẩn mưa năm lưu vực sông Gianh.
Kết quả tính hệ số biến đổi mưa năm trong
thời kỳ nhiều năm và phân tích các đường cong
lũy tích sai chuẩn mưa năm tại các trạm đo mưa
trong phạm vi lưu vực sông Gianh cho thấy:
- Mức độ dao động của mưa năm trong thời
kỳ nhiều năm trên lưu vực sông Gianh thuộc
loại trung bình. Hệ số biến đổi mưa năm tại các
trạm dao động trong khoảng 0,19-0,23.
- Dao động của mưa năm tại các trạm khá
đồng pha với nhau, trong thời kỳ nhiều năm,
những năm mưa nhiều liên tục thường xuất hiện
xen kẽ với những năm mưa ít liên tục làm thành
những chu kỳ mưa không hoàn toàn. Sự xuất
hiện những năm mưa nhiều liên tục và những
năm mưa ít liên tục này gây ra những khó khăn
không nhỏ cho sản xuất và đời sống.
2.2. Phân phối mưa trong năm
2.2.1 Phân phối mưa năm theo mùa
Cũng như các nơi khác của nước ta, chế độ
mưa trong năm ở đây cũng phân hóa rõ rệt theo
mùa. Kết quả phân mùa mưa-khô theo chỉ tiêu
“vượt trung bình” cho các trạm đo mưa trong
phạm vi lưu vực sông Gianh được thể hiện
trong bảng 1. Qua đó có thể thấy:
N.T. Nga, N.P. Nhung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 166-175 170
- So với các tỉnh miền Bắc nước ta, mùa
mưa trên lưu vực sông Gianh muộn và ngắn. Đa
số các trạm có mùa mưa bắt đầu từ tháng VIII
và kết thúc vào tháng XI, kéo dài 4 tháng.
Riêng trạm Tân Mỹ có mùa mưa muộn và ngắn
nhất, chỉ 3 tháng (IX-XI).
- Sự phân hóa giữa hai mùa mưa khô khá
sâu sắc. Mùa mưa chỉ kéo dài 3-4 tháng nhưng
có tổng lượng mưa chiếm tới 67-73% tổng
lượng mưa năm. Trong khi đó, mùa khô rất dài
tới 8-9 tháng nhưng có tổng lượng mưa chỉ
chiếm khoảng 27,5-32,8% tổng lượng mưa
năm, gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất và
đời sống.
Bảng 1. Kết quả phân mùa mưa-khô tại các trạm đo mưa trong phạm vi lưu vực sông Gianh
TT Tên trạm
Mùa mưa Mùa khô
Thời gian (% so với Xnăm) Thời gian (%so với Xnăm)
1 Đồng Tâm VIII-XI 68,7 XI-VII 31,3
2 Minh Hóa VIII-XI 67,2 XI-VII 32,8
3 Mai Hóa VIII-XI 70,2 XII-VII 29,9
4 Tuyên Hóa VIII-XI 68,8 XI-VIII 31,2
5 Ba Đồn VIII-XI 72,5 XII-VIII 27,5
6 Tân Mỹ IX-XI 72,2 XII-VIII 27,8
Hình 4. Biểu đồ phân phối mưa trong năm tại các trạm đo mưa trong phạm vi lưu vực sông Gianh.
N.T. Nga, N.P. Nhung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 166-175 171
2.2.2. Phân phối mưa năm theo tháng
Biểu đồ phân phối mưa năm theo tháng tại
các trạm trong phạm vi lưu vực sông Gianh
(hình 4) đều có dạng hai đỉnh (2 cực đại, 2 cực
tiểu). Cực đại chính xuất hiện vào tháng X, cực
tiểu chính xuất hiện vào tháng II hoặc III. Cực
đại phụ do mưa tiểu mãn gây ra xuất hiện vào
tháng V kéo theo cực tiểu phụ xuất hiện vào
tháng VI hoặc VII. Mặc dù lượng không lớn
nhưng sự xuất hiện của mưa tiểu mãn cũng góp
phần làm giảm bớt tình trạng căng thẳng về
nước đối với sản xuất nông nghiệp trong mùa
khô.
Lượng mưa năm không chỉ phân hóa sâu
sắc theo mùa mà còn phân phối rất không đều
theo tháng. Tháng mưa lớn nhất (X) có lượng
mưa chiếm tới 25-29,5% lượng mưa năm, lớn
gấp 12-16,5 lần lượng mưa của tháng mưa nhỏ
nhất (II hoặc III). Ba tháng mưa lớn nhất (VIII-
X hoặc IX-XI) có lượng mưa chiếm 58- 64,2%
tổng lượng mưa năm, lớn gấp 9,3-11,3 lần
lượng mưa của ba tháng khô nhất (I-III hoặc II-
IV).
Như vậy, mặc dù lượng mưa hàng năm trên
lưu vực sông Gianh tương đối phong phú nhưng
do phân phối rất không đều theo các tháng
trong năm nên gây không ít khó khăn cho sản
xuất và đời sống.
3. Tài nguyên nước sông, hồ
3.1. Chuẩn dòng chảy năm và dao động của
dòng chảy năm trong thời kỳ nhiều năm
Chuẩn dòng chảy năm là trị số dòng chảy
năm trung bình trong thời kỳ nhiều năm, với
điều kiện cảnh quan địa lý không thay đổi, cùng
thuộc thời đại địa chất ngày nay và cùng mức
độ khai thác kinh tế sông ngòi. Đây là một đặc
trưng cơ bản và ổn định của nguồn nước của
một lưu vực sông [3].
Bảng 2. Kết quả tính các đặc trưng chuẩn dòng chảy năm tại các trạm thực đo giả định trên lưu vực sông Gianh
TT Trạm
Diện
tích
lưu vực
F (km
2
)
Lưu
lượng
dòng
chảy
chuẩn
Qo (m
3
/s)
Môđun
dòng chảy
chuẩn Mo
(l/s/km
2
)
Lớp
dòng chảy
chuẩn
yo (mm)
Tổng lượng
dòng chảy
chuẩn
Wo (10
6
m
3
)
Chuẩn
mưa năm
bình quân
lưu vực
xo (mm)
Hệ số
dòng
chảy
chuẩn
o
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
1
Đồng
Tâm
1150 64,3 55,9 1763,5 2028,022 2375,9 0,74
2 Rào Trổ 556 31,2 56,2 1769,9 984,048 2579,5 0,69
3
Khe
Trang
48,64 2,50 51,4 1621,1 78,85 2420,9 0,67
4 Rào Bòng 106 4,80 45,3 1428,2 151,392 2290,4 0,62
N.T. Nga, N.P. Nhung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 166-175 172
Hình 5. Bản đồ chuẩn môđun dòng chảy năm lưu vực sông Gianh.
Dựa trên 21 năm số liệu thực đo dòng chảy
(1961-1981) tại trạm Đồng Tâm trên sông Rào
Nậy và số liệu dòng chảy khôi phục từ mưa và
bốc hơi nhờ ứng dụng mô hình MIKE-NAM [4]
cho những năm không đo dòng chảy của trạm
Đồng Tâm (1982-2008) và toàn bộ chuỗi số
liệu dòng chảy đồng bộ với chuỗi số liệu mưa
và bốc hơi cho 3 trạm thủy văn giả định: Rào
Trổ (trên sông Rào Trổ), Khe Trang (trên sông
Khe Trang) và Rào Bòng (trên sông Rào Bòng)
(xem hình 2), các đặc trưng chuẩn dòng chảy
năm của 4 lưu vực sông đã được tính toán (bảng
2). Bản đồ chuẩn môđun dòng chảy năm lưu
vực sông Gianh trên hình 5 được xây dựng dựa
trên kết quả tính chuẩn mô đun dòng chảy năm
của 4 lưu vực sông nói trên (cột 5 của bảng 2).
Riêng khu tây nam lưu vực: do địa hình hoàn
toàn đá vôi, mưa rơi xuống bị tổn thất hết do
bốc hơi và thấm hút vào các hang động caxtơ,
không hình thành được sông suối nên không có
dòng chảy mặt mà chỉ có dòng chảy ngầm.
Chuẩn mô đun dòng chảy năm của khu vực này
coi như bằng 0. Các kết quả tính và vẽ cho thấy:
- Nhờ có lượng mưa năm phong phú nên
dòng chảy năm trên các sông của lưu vực sông
Gianh rất dồi dào. Tuy nhiên, do tác dụng phân
N.T. Nga, N.P. Nhung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 166-175 173
phối lại của điều kiện địa hình địa chất, dòng
chảy năm phân bố rất không đều trong phạm vi
lưu vực sông Gianh. Khu vực đá vôi ở tây nam
lưu vực hoàn toàn không có sự hiện diện của
sông suối, mưa rơi xuống bị tổn thất hết do bốc
hơi và thấm hút vào các khe nứt caxtơ nên
không có dòng chảy mặt mà chỉ có dòng chảy
ngầm. Các khu vực còn lại có chuẩn mô đun
dòng chảy năm dao động trong khoảng 45-55
l/s/km
2
(tương đương với lớp dòng chảy năm
1400-1700 mm), nhỏ nhất ở hạ lưu, lớn nhất ở
phía bắc, phù hợp với diễn biến theo không
gian của mưa năm.
- Hệ số dòng chảy chuẩn của khu vực hoàn
toàn đá vôi bằng 0 còn của các khu vực còn lại
khá lớn, dao động trong khoảng 0,62-0,74.
Kết quả tính hệ số biến đổi dòng chảy năm
trong thời kỳ nhiều năm và phân tích các đường
cong lũy tích sai chuẩn dòng chảy năm tại trạm
Đồng Tâm và 3 trạm thủy văn giả định cho thấy:
- Mức độ dao động của dòng chảy năm
trong thời kỳ nhiều năm trên lưu vực sông
Gianh thuộc loại trung bình. Hệ số biến đổi
dòng chảy năm tại các trạm dao động trong
khoảng 0,26-0,31.
- Dao động của dòng chảy năm tại các trạm
khá đồng pha với nhau và đồng pha với mưa
năm. Những năm mưa nhiều cũng là những
năm dòng chảy năm phong phú và ngược lại.
- Trong thời kỳ nhiều năm, những năm
nhiều nước liên tục thường xuất hiện xen kẽ với
những năm ít nước liên tục làm thành những
chu kỳ nước không hoàn toàn. Sự xuất hiện
những năm nhiều nước liên tục và những năm ít
nước liên tục này gây ra những khó khăn không
nhỏ cho sản xuất và đời sống.
3.2. Phân phối dòng chảy trong năm
3.2.1. Phân phối dòng chảy năm theo mùa
Phù hợp với chế độ mưa mùa, dòng chảy
năm trên các sông suối cũng phân hóa thảnh hai
mùa lũ-kiệt rõ rệt. Kết quả phân mùa dòng chảy
theo chỉ tiêu “vượt trung bình” [3] (bảng 3) cho
thấy:
- So với các sông miền Bắc, mùa lũ trên lưu
vực sông Gianh muộn và ngắn, bắt đầu cùng
hoặc sau mùa mưa 1 tháng (từ tháng VIII hoặc
IX), kết thúc cùng với mùa mưa (tháng XI), chỉ
kéo dài 3-4 tháng.
- Sự phân hóa dòng chảy theo mùa khá sâu
sắc: 3-4 tháng mùa lũ có lượng dòng chảy
chiếm tới 64,6-72,2% tổng lượng dòng chảy
năm còn mùa kiệt kéo dài tới 8-9 tháng nhưng
có lượng dòng chảy chỉ chiếm 27,8-35,4% tổng
lượng dòng chảy năm.
3.2.2. Phân phối dòng chảy năm theo tháng
Biểu đồ phân phối dòng chảy trong năm tại
các trạm thực đo và giả định trên lưu vực sông
Gianh (hình 6) cho thấy:
- Phù hợp với phân phổi mưa trong năm,
biểu đồ phân phối dòng chảy trong năm cũng có
dạng 2 đỉnh. Cực đại chính thường do mưa lớn
gây bởi sự kết hợp của các hình thế thời tiết
như: bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh, dải
hội tụ nhiệt đới... và thường xuất hiện vào tháng
X. Cực đại phụ do mưa tiểu mãn gây ra thường
xuất hiện vào tháng V hoặc VI, tuy có lượng
không lớn (3,6-4,7% tổng lượng dòng chảy
năm) nhưng góp phần làm giảm nhẹ tình trạng
căng thẳng vì thiếu nước trong mùa kiệt đối với
sản xuất nông nghiệp. Cực tiểu chính thường
xuất hiện vào tháng (II hoặc IV và cực tiểu phụ
thường xuất hiện vào tháng VII.
- Biên độ dao động của dòng chảy tháng
trong năm khá lớn. Lượng dòng chảy của tháng
có dòng chảy lớn nhất (tháng X) chiếm 29,5-
33,5% tổng lượng dòng chảy năm và lớn gấp
14-22 lần lượng dòng chảy của tháng nhỏ nhất
(tháng II hoặc IV).
- Ba tháng liên tục có dòng chảy lớn nhất là
IX-XI có tổng lượng dòng chảy chiếm 62-68%
tổng lượng dòng chảy năm và lớn gấp 9-11 lần
tổng lượng dòng chảy của ba tháng liên tục kiệt
nhất (II-IV).
N.T. Nga, N.P. Nhung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 166-175 174
Bảng 3. Kết quả phân mùa dòng chảy tại các trạm thực đo và giả định trên lưu vực sông Gianh
TT Tên trạm Tên sông
Mùa lũ Mùa kiệt
Thời gian (% so với Wnăm) Thời gian (%so với Wnăm)
1 Đồng Tâm Rào Nậy VIII-XI 70,35 XI-VII 29,65
2 Rào Trổ Rào Trổ IX-XI 64,63 XII-VIII 35,37
3 Khe Trang Khe Trang VIII-XI 72,17 XII-VII 27,83
4 Rào Bòng Rào Bòng IX-XI 67,96 XII-VIII 32,04
Hình 6. Biểu đồ phân phối dòng chảy trong năm tại các trạm thực đo và giả định trên lưu vực sông Gianh.
Như vậy, mặc dù nhìn chung tổng lượng
dòng chảy năm trên lưu vực sông Gianh khá
phong phú nhưng do phân phối không đều trong
năm, mâu thuẫn với nhu cầu dùng nước nên gây
khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
3.2.3. Chất lượng nước sông
Chất lượng nước mặt trên sông Gianh hiện
không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng nước
uống về chỉ số hữu cơ. Chỉ số BOD5 trong nước
sông tăng từ 1,4 đến 2 lần so với tiêu chuẩn quy
định cho nước sinh hoạt loại A [5].
N.T. Nga, N.P. Nhung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 166-175 175
3.2.4. Tài nguyên nước hồ
Trên phạm vi lưu vực sông Gianh có tổng
cộng 17 hồ chứa nước nhỏ xây dựng trên các
sông ở hai bên tả hữu phần hạ lưu lưu vực với
tổng diện tích mặt hồ xấp xỉ 10,11 km2, trong
đó 7 hồ ở phía bờ trái và 10 hồ ở phía bờ phải
[6]. Hồ chứa nước lớn nhất xây dựng trên sông
Khe Trang cũng chỉ có diện tích 2,253 km2. Hồ
chứa nước lớn thứ hai xây dựng trên nhánh cấp
I của sông Rào Trổ có diện tích 1,275 km2. Các
hồ chứa nước còn lại đều có diện tích dưới 1
km
2
. Ngoài ra còn có một số hồ bãi bồi nằm rải
rác ven hai bên đoạn hạ lưu của sông chính.
4. Kết luận
Các kết quả đánh giá tài nguyên nước mặt
lưu vực sông Gianh nói trên là đáng tin cậy, có
thể sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc lập
quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên nói chung và tài nguyên nước nói
riêng trên lưu vực sông Gianh.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được hoàn thành với sự hỗ
trợ kinh phí của đề tài cấp cơ sở mã số
TN-10-47. Các tác giả xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ nói trên.
Tài liệu tham khảo
[1] Trần Tuất, Nguyễn Đức Nhật. Khái quát địa lý
thủy văn sông ngòi Việt Nam, Phần một, Miền
Bắc, 1981.
[2] Trần Tuất và nnk, Đặc trưng hình thái lưu vực
sông Việt Nam, Tổng cục Khí tượng Thủy văn -
Viện Khí tượng Thủy văn, 1985.
[3] K.P. Klibasev, I.F. Goroskov, Tính toán thủy văn
(Bản dịch từ Tiếng Nga của Ngô Đình Tuấn và Lê
Thạc Cán), Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà
Nội, 1975.
[4] Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Phương Nhung, Kết
quả ứng dụng mô hình NAM trong MIKE 11 khôi
phục số liệu dòng chảy lưu vực sông Gianh - tỉnh
Quảng Bình, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ Tập 26, số 3S (2010)
405.
[5] Nguyễn Công Thành, Ngành cấp thoát nước đô
thị Việt Nam và những thách thức của đô thị hóa
và biên đổi khí hậu, Báo cáo tham luận tại Hội
thảo khoa học “Nước cho phát triển đô thị” Thành
phố Phan Rang-Tháp Chàm 21 tháng 3 năm 2011.
[6] Bản đồ địa hình tỉnh Quảng Bình (tỷ lệ 1:50000).
Surface water resources of Gianh watershed
Nguyen Thi Nga, Nguyen Phuong Nhung
Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, Hanoi University of Science, VNU,
334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam
Gianh watershed has total area of 4680 km
2
. Gianh river flows through and provides water for 4
districts of Minh Hoa, Tuyen Hoa, Quang Trach, Bo Trach of Quang Binh province and Ky Anh of Ha
Tinh province. Therefore, studying to assessement of water resources of Gianh river basin is very
necessary. However, because measureed flow data are very limited so previous water resources of
Gianh river watershed does not study fully. This paper publishes results of assessment surface water
resources of Gianh watershed based on database, that include rainfall measure data at stations inside
and next to Gianh watershed up to 2008, series of flow measure data at Dong Tam on Rao Nay river in
21 years (1961-1981) and series of restored flow data by MIKE-NAM model at nessesary potitions on
the rivers belong to Gianh watershed. The study results show that because annual rainfall on the
wathershed is rich so annual flow quantity in the rivers also is plentiful. However because flows
distribute irregular to space and to time so use water in the wateshed encountered not less dificulties.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thuy_van_78__3009.pdf