Cũng nhưánh sáng và bức xạquang hợp, nhiệt độcũng là một trong những yếu
tốsống còn của cây trồng.Trong điều kiện nhiệt độthích hợp cây trồng sinh trưởng và
phát triển thuận lợi, hấp thụ được nhiều bức xạquang hợp và chất dinh dưỡng khoáng,
tạo năng suất cao. Sựdiễn biến của nhiệt độcó ý nghĩa quyết định đến cơcấu thời vụ
gieo trồng khi các điều kiện khác được đảm bảo, nhưSeleninôp G.T.khẳng định "Cây
trồng bắt đầu sinh trưởng ởnhiệt độnào thì kết thúc sinh trưởng ởnhiệt độ đó". Điều
kiện nhiệt độ đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và cây trồng nói riêng được các
tác giảnghiên cứu các đặc trưng sau đây:
- Nhiệt độtrung bình, nhiệt độtối cao và nhiệt độtối thấp trung bình;
- Biên độnhiệt độ;
- Ngàychuyển mức nhiệt độqua 20
0
C, qua 25
0
C ứng với các suất bảo đảm khác
nhau;
- Tích nhiệt theo mùa vụvà theo năm ứng với các suất bảo đảmkhác nhau;
- Yêu cầu của cây trồng vào lượng nhiệt và đánh giá tài nguyên nhiệt;
- Nhiệt độtối thấp tuyệt đối trung bình năm ứng với các xác suất khác nhau.
11 trang |
Chia sẻ: Mr hưng | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tài nguyên nhiệt - Ẩm và sự hình thành các vùng khí hậu nông nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phong phú như cao su, cà
phê, điều, cọ dầu, đào lộn hộn, dừa, ca cao... Đa số các cây trồng nhiệt đới có biên độ
sinh thái hẹp.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 163
3.2. Các vùng nhiệt
Như đã phân tích ở phần trước, nhiệt là yếu tố khí hậu có ý nghĩa sống còn của
hệ sinh thái và là yếu tố con người khó điều tiết. Tích nhiệt năm biểu hiện thời gian
sinh vật cho nên dựa vào tích nhiệt năm, lãnh thổ Việt Nam được được chia thành các
vùng nhiệt sau:
3.2.1. Các vùng nhiệt thuộc miền khí hậu nông nghiệp phía Bắc
- Vùng B1 (vùng núi cao Bắc Bộ): có tích nhiệt năm dưới 70000C được gọi là
vùng nóng ít, tương ứng là nhiệt độ trung bình năm dưới 200C (thực chất nhỏ
hơn 19,20C), ở độ cao trên 500-700m thuộc vùng Đông Bắc, Việt Bắc, vùng núi
cao trên 700m ở Tây Bắc, vùng cao 750-800m thuộc các tỉnh Bắc Trung Bộ.
- Vùng B2: Vùng đồi núi thấp trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ:Tổng nhiệt độ
năm từ 7000-80000C được gọi là vùng nóng vừa và là vùng chuyển tiếp giữa
vùng núi cao và vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, bao gồm các vùng
núi thấp dưới 500m ở Đông Bắc và 700m ở Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình năm
20-220C.
- Vùng B3: Vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ đến bờ
Bắc sông Bến Hải - Quảng Trị. Tổng nhiệt độ năm từ 8000-90000C được gọi là
vùng nóng bao gồm các vùng đồng bằng Bắc Bộ, thung lũng ven sông Đà, sông
Lô, sông Hồng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ kéo dài đến bờ Bắc sông Bến
Hải - Quảng Trị.
- Vùng B4: Dải đồng bằng hẹp phía Nam sông Bến Hải - Quảng Trị đến đèo Hải
Vân. Vùng này có tổng nhiệt năm trên 90000C và được gọi là vùng rất nóng,
biên độ năm của nhiệt độ trên 90C. Nhiệt độ trung bình năm trên 24,60C (24,7-
270C).
3.2.2.Các vùng nhiệt thuộc miền khí hậu nông nghiệp phía Nam
- Vùng N1 được gọi là vùng nóng ít thuộc miền khí hậu nông nghiệp miền núi
cao nhiệt đới phía Nam, ở độ cao trên 1500m ở Đà Lạt - Lâm Đồng và Kon
Tum được coi là khu vực đặc biệt với tổng nhiệt năm dưới 70000C, nhiệt độ
trung bình năm dưới 200C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trung bình năm dưới 80C.
- Vùng N2: Thuộc vùng núi cao dưới 1500m đến trên 780m ở Tây Nguyên, phần
lớn tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Kon Tum. Tổng nhiệt độ năm 7000-80000C
được gọi là vùng nóng vừa.. Nhiệt độ trung bình năm 20-220C, nhiệt độ thấp
nhất tuyệt đối trung bình năm khoảng 8-120C.
- Vùng N3: Vùng đất thấp Tây Nguyên, tích nhiệt năm 8000-90000C được gọi là
vùng nóng, bao gồm toàn bộ phần còn lại của đất Tây Nguyên ở độ cao dưới
750m đến trên 100m và miền đồi núi thấp Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Nhiệt độ trung bình năm 22-240C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trung bình năm
12-160C.
- Vùng N4: Vùng duyên hải miền Trung, từ đèo Hải Vân trở vào đồng bằng Nam
Bộ, vùng tthấp phía tây của Tây nguyên Vùng này có tổng nhiệt độ năm trên
90000C được gọi là vùng rất nóng. Nhiệt độ trung bình năm trên 24,70C (24,7-
270C). Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trung bình năm trên 160C.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 164
Hình 1. Sơ đồ về các chỉ tiêu phân vùng khí hậu nông nghiệp Việt Nam
3.3. Các vùng ẩm
(1) Các vùng ẩm thuộc miền khí hậu nông nghiệp phía Bắc”B”
- Vùng "B.a": Vùng có mùa mưa và mùa khô nhẹ. Hệ số ẩm trong mùa ít mưa
>0,7;
- Vùng "B.b": Vùng có mùa mưa và mùa khô vừa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4-5
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 165
và kết thúc vào tháng 9-10. Hệ số ẩm trong mùa ít mưa bằng 0,5-0,7;
- Vùng "B.c": Vùng có mùa mưa và mùa khô: Mùa mưa tuỳ nơi có thể bắt đầu từ
tháng 4-5 và kết thúc vào tháng 10, vùng Bắc Trung Bộ mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5-6 và kết thúc vào tháng 10-11. Hệ số ẩm trung bình trong mùa ít mưa từ
0,3-0,5;
- Vùng "B.e": Vùng có mùa mưa và mùa khô nóng xen mưa. Vùng có hệ số ẩm
trong mùa ít mưa lớn hơn 0,7 do mùa mưa lệch về cuối năm và do ảnh hưởng
của gió tây khô nóng, mùa mưa ở đây bắt đầu từ tháng 5-6 kết thúc vào tháng
10-11.
(2) Các vùng ẩm thuộc miền khí hậu nông nghiệp phía Nam "N"
- Vùng "N.a": vùng có mùa mưa và mùa khô nhẹ. Hệ số ẩm trong mùa ít mưa lớn
hơn 0,7;
- Vùng "N.b": Vùng có mùa mưa và mùa khô vừa. Với hệ số ẩm trong mùa ít
mưa bằng 0,5-0,7;
- Vùng "N.c": Vùng có mùa mưa và mùa khô. Với hệ số ẩm trong mùa khô bằng
0,3-0,5;
- Vùng "N.d": Vùng có mùa mưa và mùa rất khô; Hệ số ẩm trong mùa ít mưa nhỏ
hơn 0,3.
Kết hợp giữa các vùng nhiệt và ẩm lãnh thổ Việt Nam được chia thành 22 tiểu
vùng KHNN khác nhau về chế độ nhiệt ẩm và hệ thống canh tác, tưới tiêu giữ nước
cho cây trồng trong mùa ít mưa.Sơ đồ phân vùng được thể hiện trên bản đồ hình 2.
Dựa vào các tiểu vùng khí hậu nông nghiệp có thể xem xét phân tích những
vùng khí hậu nông nghiệp tương tự để di chuyển giống hay trao đổi các biện pháp
canh tác nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế trên quan điểm khai thác hợp lý tài nguyên
khí hậu nông nghiệp, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 166
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 167
Hình 2. Sơ đồ phân vùng khí hậu nông nghiệp Việt Nam
4. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:
- Tài nguyên nhiệt của Việt Nam rất phong phú được đánh giá trên cơ sở nhiệt độ
trung bình, tối cao, tối thấp, ngày chuyển mức các cấp nhiệt độ, biên độ nhiệt,
tổng nhiệt năm và mùa vụ, mức bảo đảm nhiệt cho cây trồng, có sự phân hoá rất
lớn từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi đặc biệt là tổng nhiệt năm biến
động từ 70000C đến gần 10.0000C bảo đảm cho nhiều loại cây trồng sinh
trưởng, phát triển, cơ cấu luân canh đa dạng và có khả năng sản xuất nhiều vụ
trong năm phụ thuộc vào tài nguyên nhiệt của từng vùng;
- Tài nguyên ẩm của Việt Nam cũng rất phong phú được đánh giá qua các đặc
trưng về lượng mưa và mùa mưa; suất bảo đảm lượng mưa năm và mùa vụ;
thống kê xác suất mưa; thống kê lượng mưa tích luỹ trước và sau mốc đựơc
chon; xác suất 2,3 tuần khô ướt liên tục; nghiên cứu mức bảo đảm ẩm cho cây
trồng; ngày bắt đầu và kết thúc mùa ẩm và mùa khô hạn; đánh giá độ ẩm đất
cho cây trồng v.v Đặc biệt sự phân bố độ ẩm trung bình trong mùa ít mưa là chỉ
tiêu quan trọng để xác định chế độ tưới tiêu và giữ nước cho cây trồng phát
triển quanh năm.
- Từ tài nguyên nhiệt - ẩm lãnh thổ Việt Nam được phân chia thành 22 tiểu vùng
khí hậu nông nghiệp khác nhau về các đặc trưng nhiệt ẩm và cơ cấu luân canh,
tăng vụ, cũng như chế độ tưới tiêu, giữ nước cho sản xuất nông nghiệp đối với
từng vùng.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Duy Chinh và ctv: Kiểm kê, đánh giá tài nguyên khí hậu Việt Nam,
Báo cáo tổng kết đề tài NCKH, Viện KHKTTVMT, Hà Nội 2006;
2. Lê Quang Huỳnh và nnk: Sơ đồ phân vùng khí hậu Việt Nam (bản thảo 1987);
3. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu: Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt
Nam- Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội 2004;
4. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc: Khí hậu Việt Nam- HaNội (Tái bản 1993);
5. Nguyễn Văn Viết: Thống kê lượng mưa và xác suất các đợt khô hạn đối với sản
xuất nông nghiệp Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học Viện KTTV
lần thứ 8, Tp. Hoà Bình năm 2005;
6. Seleninop G.T. Bản đồ khí hậu nông nghiệp thế giới, Leningrat 1966 (Tiếng
Nga);
7. Xinxưna N.I. Khí hậu nông nghiệp học, NXB Leningrat 1973 (Tiếng Nga);
8. Oldeman L.R. and Frere M.A. Study of the agroclimatology of the humid
tropics of Southeast Asia. Technical report. FAO Rome 1982;
9. ShrikantS. Jagtap: Planing sustainable agriculture using agroclimatic databases.
Technical report CAgM, WMO, No 85, 2001.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 168
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 47_nguyenvanviet358_8703.pdf