Tài nguyên giáo dục mở trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được

thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới

bên ngoài cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người

có khả năng cải tạo thế giới hiện thực” (Từ điển Tiếng Việt, 2002). Đó là

một hệ thống tri thức mà nhân loại đã tích lũy được trong suốt quá trình

lịch sử. Hệ thống tri thức ấy được phân chia thành các lĩnh vực khác nhau

như khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật, khoa học

xã hội. Trong đó, khoa học xã hội là một hệ thống những tri thức về xã

hội và con người. Nhiệm vụ của khoa học là nghiên cứu nhằm phát hiện

quy luật hình thành, phát triển của con người và xã hội loài người, làm rõ

quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội và giữa

con người với tự nhiên. (Phạm Văn Đức, 2015).

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài nguyên giáo dục mở trong hoạt động nghiên cứu khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ThS. Nguyễn Minh Diễm Quỳnh1 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực” (Từ điển Tiếng Việt, 2002). Đó là một hệ thống tri thức mà nhân loại đã tích lũy được trong suốt quá trình lịch sử. Hệ thống tri thức ấy được phân chia thành các lĩnh vực khác nhau như khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội. Trong đó, khoa học xã hội là một hệ thống những tri thức về xã hội và con người. Nhiệm vụ của khoa học là nghiên cứu nhằm phát hiện quy luật hình thành, phát triển của con người và xã hội loài người, làm rõ quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội và giữa con người với tự nhiên. (Phạm Văn Đức, 2015). Trong mối liên hệ giữa khoa học và con người, tự nhiên, xã hội thì khoa học tự nhiên gắn liền với hiện tượng tự nhiên; khoa học xã hội gắn liền với hiện tượng xã hội; còn khoa học con người gắn liền với hiện tượng môi trường sống. Tức khoa học tự nhiên, môi trường và xã hội là các hiện tượng gắn với sự tồn tại của xã hội loài người. Khoa học xã hội bao hàm các khái niệm khoa học và xã hội.(Nguyễn Hữu Đổng, 2018). Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. (Quốc hội, 2013). Đây là 1 Khoa Luật - Khoa học Chính trị. Trường Đại học An Giang. 154 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ một chu trình vòng tròn, bắt đầu từ khi đặt câu hỏi, phát biểu giả thuyết, tiến hành thí nghiệm và công bố kết quả. (Nguyễn Văn Tuấn, 2012). “Nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của con người.(Vũ Cao Đàm, 2009). Trong giai đoạn hiện nay, với tầm quan trọng của tài nguyên giáo dục mở nói chung cũng như nghiên cứu khoa học nói riêng, đã có nhiều tác giả tiếp cận khác nhau về vấn đề này như “Đặc thù quyền tác giả và quyền liên quan trong trường Đại học” (Trần Lê Đăng Phương, 2016). “Khám phá và phân tích các nguyên tắc đạo đức và chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu khoa học” (Trần Văn Đạt, Võ Văn Thắng, Lê Minh Tuấn Lâm, 2016). “Nhận thức của sinh viên Khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang về Quyền tác giả trong nghiên cứu khoa học”.(Nguyễn Thái Ngọc Hà, 2018). Mặt khác, tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của địa phương thì vấn đề liên quan quyền sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu vẫn thường được lồng ghép tuyên truyền thông qua các buổi họp, hội hay sinh hoạt, báo cáo chuyên để khoa học nhất là trong bối cảnh tài nguyên giáo dục mở đang trong quá trình xây dựng và phát triển thì mỗi công trình cần đảm bảo tính khách quan và sự trung thực trong nghiên cứu. 2. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG BỐI CẢNH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 2.1. Thành tựu Trên cơ sở thu thập các thông tin và dữ liệu của vấn đề từ thực tiễn một cách khách quan và minh bạch khi đối chiếu với tình huống và hoạt động nghiên cứu khoa học đã được khai thác từ tài nguyên giáo dục mở, có thể nói, những thành tựu đạt được đã khẳng định vai trò của nguồn học liệu có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy định của luật Sở hữu trí tuệ và văn bản hướng dẫn thi hành cũng cần được thực thi. Theo đó, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cũng cần được khái quát trong quá trình nghiên cứu, bao gồm: Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; Trích dẫn hợp lý 155PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh hoạ trong tác phẩm của mình; Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu (Quốc hội, 2009).Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.(Chính phủ, 2018) Có thể nói, thành tựu nghiên cứu khoa học ở Việt Nam đã và đang đáp ứng yêu cầu của thời đại, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vấn đề thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dân chủ cơ sở, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam trong thời gian qua cũng được giới thiệu tại “Triển lãm giới thiệu thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và Thăng Long - Hà Nội”. Trong đó, ngành Khoa học Xã hội giới thiệu và trưng bày 21 công trình nghiên cứu khoa học lớn về khoa học xã hội và nhân văn của 17 nhà khoa học nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đã công bố và xuất bản từ năm 2001 đến nay. Bên cạnh đó là 16 công trình nghiên cứu khoa học đồ sộ do hàng trăm các nhà khoa học với 162 tên sách. Hơn 200 đầu sách khoa học chuyên ngành về triết học, lịch sử, văn học, văn hóa học, kinh tế học, xã hội học, khảo cổ, pháp luật, ngôn ngữ, tôn giáo. Trong đó, phải kể đến các công trình nghiên cứu như: Sử thi Tây Nguyên với hơn 70 tập, hàng trăm vạn trang ấn phẩm. Lịch sử Việt Nam, Lịch sử kinh tế Việt Nam, Tổng tập văn học dân gian người Việt, Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tổng tập truyện thơ Nôm, Thác bản Việt Nam, Tổng tập văn học Nôm, Văn bia Việt Nam (https://khoahoc.tv, 06/10/2010). 156 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học có những bước cải thiện rõ rệt. Giai đoạn 2011-2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tư khoảng 292 tỷ đồng cho 46 dự án tăng cường năng lực nghiên cứu. Các phòng thí nghiệm được tập trung cho tăng cường trang thiết bị nhằm tăng khả năng tạo sản phẩm ứng dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Báo cáo Khoa học và Công Nghệ Việt Nam năm 2016 cho thấy, hằng năm, các trường Đại học ở Việt Nam đã thực hiện các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ thu hút đầu tư của Nhà nước với tổng mức đầu tư bình quân 1.063,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao so với các tổ chức khoa học công nghệ trong cả nước. (Mạnh Xuân, Giang Sơn, 2017) Song song đó, sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2018 đã kết thúc với 291 giải thưởng, trong đó có 9 giải nhất và 49 giải nhì cho các đề tài giàu tính ứng dụng. Điểm chung của giải thưởng năm nay là các đề tài nghiên cứu đi sát với nhu cầu thực tế, giàu triển vọng ứng dụng vào nhiều lĩnh vực đa dạng của đời sống sản xuất. Đây được xem là kết quả thành công trong công tác triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục theo hướng trang bị năng lực nghiên cứu, năng lực thực tiễn và xây dựng “hệ sinh thái đại học” phù hợp cho nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ theo hướng xã hội hóa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các trường đại học trên cả nước. Những giá trị từ đề tài nghiên cứu, dự án khởi nghiệp được cả giới nghiên cứu và giới doanh nghiệp công nhận là một tín hiệu đáng mừng từ giảng đường đại học cho thấy năng lực nghiên cứu, năng lực tổ chức và làm việc trong môi trường thực tiễn ở sinh viên được nâng cao đáng kể. Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trên tinh thần tự chủ đại học đã tác động tích cực đến hoạt động đào tạo, cho phép trường đại học và người học lựa chọn định hướng phù hợp với mình. (Diệp Trà, 2018) 2.2. Những hành vi vi phạm phổ biến trong nghiên cứu khoa học khi khai thác tài nguyên giáo dục mở 2.2.1. Giả tạo, mô phỏng và tự tạo số liệu Trong thực tiễn đã có nhiều trường hợp phát sinh trở thành hạt sạn trong quá trình nghiên cứu. Hiện tượng lấy kết quả nghiên cứu từ 157PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ tỉnh thành khác đã được đăng tải từ nguồn tài nguyên giáo dục mở để đổi thành số liệu của tỉnh mình dưới dạng mô phỏng trong khi toàn bộ thông tin, dữ liệu lại được người sao chép đã giữ y nguyên văn toàn bộ nội dung diễn ra mỗi lúc một nhiều. 2.2.2. Đứng tên đồng tác giả nhưng thực chất lại không nghiên cứu Quá trình xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở chưa có công cụ hỗ trợ hay cơ chế đánh giá đảm bảo tính trung thực đối với tác giả hay đồng tác giả của đề tài nghiên cứu. Bởi lẽ trong thực tế, việc phân định này cần được thực hiện trước khi đưa vào nguồn học liệu của tài nguyên giáo dục mở nhằm phản ánh chính xác giá trị từng sản phẩm có liên quan đến sản phẩm trí tuệ con người. 2.2.3. Vi phạm bản quyền đối với công trình nghiên cứu Đây cũng là chuyện thường gặp tại các cơ sở giáo dục và đào tạo khi công tác nghiên cứu khoa học vẫn chưa được chú trọng; vẫn thường xảy ra đối với giảng viên trong vai trò thỉnh giảng. Chỉ cần copy một số dữ liệu trên mạng hay đa dạng công trình từ nguồn tài nguyên giáo dục mở rồi cắt, dán, thay tên mình là tác giả biên soạn và cấp phát cho sinh viên mà không phải thông qua bất kỳ một khâu kiểm duyệt. Lúc bấy giờ, người học chỉ quan tâm nội dung tài liệu ngắn hay dài, nhỏ hay to so với với kích thước khổ giấy và phông chữ chứ không quan tâm đến ai biên soạn khi sự hiện diện sẵn tên của thầy được đặt ở trang bìa của tài liệu ấy. Việc trích dẫn đúng từ tài liệu gốc chính là thể hiện sự tôn trọng thành quả của tác giả trước, làm tăng độ tin cậy và giá trị cho tác phẩm. Văn hóa trích dẫn trong hoạt động học tập, nghiên cứu là một vấn đề hết sức cần thiết để xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả công trình. Việc trích dẫn cũng là một phạm trù thuộc phạm vi đạo đức nhằm ngăn ngừa đạo văn. Vì thế, sinh viên phải có kiến thức về trích dẫn trong các nghiên cứu, trong môi trường học thuật và công việc. Đạo văn là một hành vi vi phạm đạo đức rất nghiêm trọng. Trong nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu nghiêm túc cần tuân thủ yêu cầu về bản quyền tác giả. Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cũng không phải là ngoại lệ, 158 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ cần tuân thủ để tránh mắc lỗi vì vô tình. Một số trường hợp đạo văn có thể cấu thành hành vi vi phạm bản quyền.(Nam Phong, 2014) 2.2.4. Thiếu trung thực trong nghiên cứu Hình thức sao chép toàn bộ ý tưởng, số liệu và giải pháp của người khác hay viện dẫn các công trình, kết quả nghiên cứu của người khác trong đề tài của mình là việc làm bình thường và cần có trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là tài nguyên giáo dục mở đang được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, khi trích dẫn thì người sử dụng phải nêu rõ nguồn gốc, tác giả. Đó cũng chính là lương tâm và trách nhiệm của người làm khoa học. Thế nhưng, phần đông sinh viên và cả một bộ phận giảng viên không thực hiện hoặc lại quên quy tắc này. Minh chứng vụ việc này có thể nêu vào thời điểm cuối tháng 4-2010, nhóm tác giả đứng tên chủ biên 2 cuốn sách Tài chính quốc tế và nguyên lý thực hành bảo hiểm bị tố “ đạo sách” đã phải nhận quyết định kỷ luật khiển trách của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Lý do chính là vì trong 2 cuốn sách này có sử dụng tài liệu biên soạn giáo trình không được sự đồng ý của tác giả. (Yến Anh, 2010) Gian lận là một trong những đức tính tiêu cực cần sớm được loại trừ đối với học sinh, sinh viên. Họ sao chép bài vở từ bạn bè. Họ mua luận văn từ các trang nhà mạng trên internet. Họ ăn cắp dữ kiện, công thức và bài giải. Họ lợi dụng máy tính, phần mềm và hệ thống máy vi tính để thực hiện đến khi bị phát hiện thì hình phạt áp dụng cũng chưa đủ sức răn đe. Ngoài ra, duyệt bài là một cơ chế có mục đích chính là đánh giá và kiểm tra các bài báo khoa học trước khi chấp nhận cho công bố trên một tập san khoa học chuyên môn. Về mặt lí thuyết, đây là một cơ chế rất hay. Bởi vì người đánh giá công trình nghiên cứu là những người cùng làm trong ngành, có chuyên môn liên quan đến công trình nghiên cứu, họ chính là người có thẩm quyền và khả năng đánh giá chất lượng của công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, cơ chế kiểm duyệt bài không thể hay ít khi phát hiện những lỗi lầm từ sự cố ý lường gạt như giả tạo số liệu. Bởi vì chức năng của cơ chế này không làm việc đó. Cơ chế duyệt bài có nhiều khiếm khuyết mà hiện nay vẫn chưa thể giải quyết được. ( 9/4/2006) 159PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Thật vậy, với mỗi con người đều có mỗi cách hiểu, cách lập luận khác nhau về những vấn đề nghiên cứu nhưng kết quả cần đạt được là mục tiêu nghiên cứu; tính sáng tạo, khách quan, chính xác và trung thực của mỗi công trình. Đó là thành quả để người khác cảm nhận tác giả nghiên cứu tiếp cận vấn đề trong giới hạn nào, góc độ nào, tìm ra cái mới trong đề xuất những giải pháp nghiên cứu thì đó chính là mục tiêu trọng tâm mà mỗi tác giả cần tập trung hướng đến nhất là khi nguồn dữ liệu được khai thác giống nhau từ tài nguyên giáo dục mở đang được phát huy công dụng tối ưu. 3. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TRONG NGHIÊN CỨU TRONG KHOA HỌC 3.1. Giải pháp chung Sự đồng lòng, chung sức và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cơ sở giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp cần hiểu ý nghĩa, lợi ích và những mặt hạn chế khi khai thác tài nguyên giáo dục mở nhằm phát huy tinh thần chủ động, tự giác ý thức tích cực của mỗi cá nhân trong quá trình nghiên cứu nhằm đảm bảo ý nghĩa của tài nguyên mở được sử dụng một cách phù hợp, đáp ứng thực tiễn nhu cầu nghiên cứu. 3.2. Giải pháp cụ thể liên quan đến nghiên cứu khoa học trong khai thác tài nguyên giáo dục mở 3.2.1. Thay đổi đề tài trong nghiên cứu Các cơ sở giáo dục cần chủ động thường xuyên thay đổi đề tài khi nghiên cứu ở từng năm đối với sinh viên làm luận văn tốt nghiệp để tránh các trường hợp sao chép rập khuôn nội dung đề tài giữa các khóa. Hơn nữa, khi tổ chức Hội nghị, Hội thảo và Diễn đàn khoa học thì các đơn vị chủ trì và cơ sở đào tạo cần cân nhắc chủ đề nghiên cứu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự tương đồng về chủ đề giữa các trường thì tính mới của mỗi đề tài mới có thể vận dụng để khai thác hết. Đồng thời, chú trọng các giải pháp mang tính khả thi và sự ứng dụng vào trong thực tiễn của từng công trình nghiên cứu. 160 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 3.2.2. Đề cao trách nhiệm của người nghiên cứu khoa học Những nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn sẽ giúp cho việc cải tiến chất lượng và tính chân thực của công trình nghiên cứu. Từ vấn đề này, các cơ quan, đơn vị trường học bên cạnh phần mềm sử dụng để phát hiện đạo văn thì khi tuyển dụng nhân sự cần chọn lựa các ứng cử viên là người tốt nghiệp chuyên ngành Luật sở hữu trí tuệ để có thể tư vấn, hỗ trợ và khắc phục tình trạng liên quan đến quyền tác giả trong quá trình thẩm định bài viết không đúng với năng lực chuyên môn của người ra quyết định. Sau mỗi vòng sơ tuyển phân loại để đánh giá chất lượng của mỗi công trình thì Hội đồng khoa học cần tổ chức cho các tác giả báo cáo kết quả nghiên cứu một cách khách quan, công khai và minh bạch để chọn ra tác phẩm hay và có chất lượng tốt nhất. Điều này đòi hỏi cần phải có sự đầu tư về mặt thời gian khi xác định công việc nghiên cứu là trách nhiệm và yêu cầu đặt ra đối với mỗi giảng viên và kể cả sinh viên trong thời đại kỷ nguyên số hóa. Đồng thời, nên chăng cần bổ sung quy định chế tài áp dụng như cấm nghiên cứu khoa học trong 02 năm hoặc 3 năm, dẫn đến tiêu chí xếp loại các mặt thi đua của năm bị ảnh hưởng. Riêng đối với sinh viên thì hoãn hoặc kéo dài hơn thời gian tốt nghiệp từ 2 - 3 năm sau khi kết thúc khóa học nhằm nâng cao ý thức tích cực và tinh thần về đạo đức nghiên cứu trong khoa học. 3.2.3. Áp dụng định mức nghiên cứu khoa học thống nhất chung trên phạm vi cả nước Để tránh bị áp lực về mặt tâm lý, các cơ sở đào tạo cần thống nhất quy định số tiết chuẩn nghiên cứu khoa học đối với các giảng viên nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm trong nghiên cứu, đặc biệt là đối với những người không thích nghiên cứu và không muốn hay không có khả năng nghiên cứu nhưng có tâm lý ỷ lại vào nguồn tài nguyên giáo dục mở để sao chép và chỉnh sửa qua loa mang tính đối phó. Qua đó cũng nhằm tìm ra những bài viết có chất lượng tốt nhất, tránh hiện tượng chạy theo số lượng công trình nên dẫn đến những tiêu cực và khập khiễng phát sinh không đúng với bản chất trung thực khi nghiên cứu. Bởi lẽ, một công trình nghiên cứu chất lượng thì không thể thiếu tính chân thực, thông tin xác thực của các dữ liệu bằng ý tưởng sáng tạo và đòi hỏi người viết có tư duy phân tích, tổng hợp tốt. Đồng thời dự 161PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ báo khả năng có thể thực hiện được dựa trên kết quả nghiên cứu và đề xuất thiết thực, có tâm của người làm khoa học. 4. KẾT LUẬN Tóm lại, mục đích của nghiên cứu khoa học là nhằm phát hiện ra những tri thức mới, sáng tạo những giá trị mới, đề xuất những giải pháp mới để vượt lên những tri thức cũ, bổ sung hoặc thay thế những giá trị không còn phù hợp, làm thay đổi nhận thức của con người theo hướng tiến bộ hơn, giúp con người ngày càng tiệm cận hơn với chân lý và đối tượng. Từ các kết quả của nghiên cứu khoa học để vận dụng vào việc cải tạo thực tiễn, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao hơn của cuộc sống con người (Lê Thị Hồng Vân, Phạm Thị Ngọc Thủy, 2011). Cùng với đó, việc khai thác tài nguyên giáo dục mở sẽ mang đến cho người làm khoa học cơ hội tiếp cận thông tin được dễ dàng và mở rộng thêm tri thức với nguồn tài nguyên mang nhiều lợi thế tiết kiệm được thời gian nhưng hiệu quả lại rất tối ưu, phản ánh sự phát triển vượt bậc ở bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2018), Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ. 2. Lê Thị Hồng Vân, Phạm Thị Ngọc Thủy (2011), Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 8. 3. Nguyễn Thái Ngọc Hà (2018), Nhận thức của sinh viên Khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang về Quyền tác giả trong nghiên cứu khoa học, Tạp chí Giáo dục số 422, (2), tr.60. 4. Phạm Văn Đức (2015), Phát triển bền vững và vai trò của khoa học xã hội đối với phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 2. 5. Nguyễn Văn Tuấn (2012), Đạo đức trong nghiên cứu khoa học, Tọa đàm của Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục. 6. Quốc hội (2009), Luật Sở hữu trí tuệ. 7. Quốc hội (2013), Luật Khoa học và Công nghệ. 162 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 8. Trần Lê Đăng Phương (2016), Đặc thù quyền tác giả và quyền liên quan trong trường Đại học, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học An Giang, số 10 (2), tr 89. 9. Trần Văn Đạt, Võ Văn Thắng, Lê Minh Tuấn Lâm (2016), Khám phá và phân tích các nguyên tắc đạo đức và chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu khoa học, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học An Giang, số 9 (1). 10. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Việt Nam, NXB Đà Nẵng. 11. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, tr35 12. Diệp Trà, “Những tín hiệu tích cực từ nghiên cứu khoa học của sinh viên”. Khai thác từ https://new.zing, truy cập 30/10/2018. 13.“Gian lận và vi phạm đạo đức trong khoa học”. Khai thác từ http:// vnn. vietnamnet, truy cập 9/4/2006. 14. Mạnh Xuân, Giang Sơn, “Thúc đẩy nghiên cứu trong các trường đại học”. Khai thác từ www.nhandan.com.vn, truy cập 04/9/2017. 15. Nam Phong, “Khuyến khích nghiên cứu liên ngành và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống”. Khai thác từ http:// hcmussh.edu.vn. 16. Nguyễn Hữu Đổng, “Đổi mới tư duy nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam hiện nay”. Khai thác từ http:// lyluanchínhtri.vn, truy cập 11/9/2018 17. “Thành tựu, công nghệ đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội”. Khai thác từ https://khoahoc.tv, truy cập ngày 06/10/2010. 18. Yến Anh, “Loạn sao chép trong trường Đại học” Khai thác từ http:// www.stu.edu.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_nguyen_giao_duc_mo_trong_hoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc.pdf
Tài liệu liên quan