Tài nguyên giáo dục mở tại pháp và kinh nghiệm cho tài nguyên giáo dục mở tại Việt Nam

Giáo dục đã và đang có một sự thay đổi sâu sắc. Tại diễn đàn về giáo

dục toàn cầu do UNESCO tổ chức tại Incheon (Hàn Quốc), Bà Michaëlle

Jean, tổng thư ký cộng đồng Pháp ngữ đã từng nói: “Giáo dục là một thứ

vũ khí xây dựng to lớn” [4]. Nâng cao chất lượng giáo dục đang trở thành

ưu tiên hàng đầu và hệ thống giáo dục buộc phải tiên tiến và thích ứng với

bối cảnh này. Thế giới kỹ thuật số đã tạo ra cơ hội để hình thành các thiết

bị giáo dục mới cho giảng dạy và học tập có hiệu quả. Bản thân nó có thể

là một chất xúc tác cho việc thay đổi các phương pháp sư phạm hiện đại.

Trong bối cảnh này, điều quan trọng là giáo viên và người học cùng phải

có các kỹ năng kỹ thuật số cần thiết để tận dụng lợi thế của mình trong

quá trình đào tạo, học tập. Có thể thấy, sự phát triển của việc học tập kỹ

thuật số là một ưu tiên cho tất cả các cơ sở giáo dục.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài nguyên giáo dục mở tại pháp và kinh nghiệm cho tài nguyên giáo dục mở tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TẠI PHÁP VÀ KINH NGHIỆM CHO TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Minh Phượng1 Giáo dục đã và đang có một sự thay đổi sâu sắc. Tại diễn đàn về giáo dục toàn cầu do UNESCO tổ chức tại Incheon (Hàn Quốc), Bà Michaëlle Jean, tổng thư ký cộng đồng Pháp ngữ đã từng nói: “Giáo dục là một thứ vũ khí xây dựng to lớn” [4]. Nâng cao chất lượng giáo dục đang trở thành ưu tiên hàng đầu và hệ thống giáo dục buộc phải tiên tiến và thích ứng với bối cảnh này. Thế giới kỹ thuật số đã tạo ra cơ hội để hình thành các thiết bị giáo dục mới cho giảng dạy và học tập có hiệu quả. Bản thân nó có thể là một chất xúc tác cho việc thay đổi các phương pháp sư phạm hiện đại. Trong bối cảnh này, điều quan trọng là giáo viên và người học cùng phải có các kỹ năng kỹ thuật số cần thiết để tận dụng lợi thế của mình trong quá trình đào tạo, học tập. Có thể thấy, sự phát triển của việc học tập kỹ thuật số là một ưu tiên cho tất cả các cơ sở giáo dục. Tại Pháp, vấn đề giáo dục mở đang ngày càng bùng nổ, nhất là sau sự kiện hội nghị thế giới về tài nguyên giáo dục mở (Open Education Resources - OER) được UNESCO tổ chức tại Paris năm 2012. Mặc dù đã manh nha về tài nguyên giáo dục mở, có sự chuẩn bị từ những năm trước, nhưng phải sau năm 2012, OER mới thực sự phát triển mạnh mẽ tại Pháp. HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHÁP TRONG KỶ NGUYÊN SỐ Nguyên tắc giáo dục Nền giáo dục Pháp được xây dựng gồm năm nguyên tắc: 1 Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia. 519PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ - Miễn phí: Nguyên tắc này áp dụng cho giáo dục tiểu học công lập từ năm 1881 và sau đó là giáo dục trung học năm 1933. - Giáo dục bắt buộc: Từ năm 1882, giáo dục là bắt buộc. Yêu cầu này áp dụng cho tất cả các trẻ em Pháp và nước ngoài cư trú tại Pháp từ 6 đến 16 tuổi. - Phi tôn giáo: Nguyên tắc này hướng đến sự tôn trọng vào niềm tin của học sinh và phụ huyng cũng như khung giảng dạy.. - Tính trung lập: Tính trung lập giữa triết học và chính trị là điều cần thiết cho giáo viên và sinh viên. - Tự do học tập: Giáo dục công lập cùng tồn tại với các cơ sở tư thục dưới sự kiểm soát của nhà nước. Do đó, phụ huynh có thể chọn để ghi danh con cái mình trong một trường công lập, trường tư thục hoặc giáo dục con cái của mình trong một điều kiện học tập có sự kiểm soát của nhà nước. Theo thống kê năm 2016, Pháp có 15,2 triệu học sinh, sinh viên và học nghề được đào tạo tại các trường công lập và tư thục. Con số này chiếm 23% dân số Pháp, tăng 50.000 so với năm trước, chủ yếu là trong giáo dục đại học. Ngân sách cho giáo dục Ngân sách cho giáo dục theo số liệu năm 2015 là 147,8 tỷ euro, chiếm 6,8% GDP. Chi phí trung bình cho mỗi học sinh/ sinh viên tại tất cả các cấp là 8,440 €. - Giáo dục tiểu học: Ngân sách dành 42,5 tỷ € cho giáo dục tiểu học, chiếm gần 30% ngân sách cho giáo dục. - Giáo dục THCS và THPT: 58,3 tỷ €, chiếm 39,4% ngân sách dành cho giáo dục. - Giáo dục đại học: 30,1 tỷ € Tổ chức hệ thống giáo dục Mô hình giáo dục Pháp được quản lý bởi nhà nước do hai bộ là Bộ Giáo dục Quốc gia và Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu chịu trách nhiệm. Bộ Giáo dục Quốc gia quản lý giáo dục cấp 1 và cấp 2. Bộ Giáo 520 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ dục đại học và Nghiên cứu quản lý giáo dục trung học và đại học nhưng bên cạnh đó vẫn có vai trò xuyên suốt của Bộ Lao động và Đào tạo nghề. CÁC CHÍNH SÁCH VỀ KỸ THUẬT SỐ TRONG GIÁO DỤC Chính phủ Pháp đã không ngừng đẩy mạnh các sáng kiến trong lồng ghép kỹ thuật số phục vụ giảng dạy trong hơn mười năm qua. Từ việc đào tạo tin học đến việc sử dụng tài nguyên giáo dục mở Học sinh, sinh viên, giáo viên tham gia học và sau khi hoàn thành sẽ được cấp bằng về trình độ tin học và internet B2I (le Brevet Informatique Internet), chứng nhận trình độ tin học và internet C2I (le Certificat Informatique Internet). Được đưa vào áp dụng từ nằm 2000 và 2002, hai chứng nhận này như một tấm hộ chiếu cho việc được vào sử dụng các công cụ đa phương tiện và internet. Hai chứng chỉ này được ghi nhận trong xã hội thông tin của Ủy ban Châu Âu và được coi như tấm bằng về kỹ năng tin học Châu Âu. Từ năm 2004, Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu đưa ra một sáng kiến mang tính sáng tạo và tiên phong trong giáo dục với kỹ thuật số: tạo ra nguồn tài nguyên giáo dục mở. Mục đích nhằm để thúc đẩy thành công cho sinh viên, khuyến khích giáo viên áp dụng các kỹ thuật trong giảng dạy, tăng cường khả năng hiển thị nền giáo dục đại học Pháp với quốc tế. Theo đó, bảy trường đại học mở, ảo miễn phí đã được thành lập với hơn 23.000 nguồn học liệu mở gồm tất cả các môn học: - Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ - Khoa học - Kinh tế và Quản lý - Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ngôn ngữ và Văn hóa - Khoa học pháp lý và chính trị - Môi trường và Phát triển bền vững - Khoa học Y tế và Thể thao Chiến lược của Chính phủ về kỹ thuật số Gần đây nhất, Chính phủ đã thông qua một lộ trình đầy tham vọng cho kỹ thuật số của Pháp với các thách thức trong việc tích hợp kỹ thuật số 521PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ như một đòn bẩy để “học hỏi, suy nghĩ, sáng tạo và xây dựng xã hội ngày mai”. Việc này bắt nguồn từ hai chiến lược kỹ thuật số cho việc giảng dạy của hai Bộ, “Đưa trường học vào kỷ nguyên số” và “Đại học số của Pháp”. Theo đó, Luật số 2013-595 ngày 08/07/2013 của Bộ GD & ĐT về việc thành lập lại các trường đào tạo số hóa, trường học lấy việc số hóa làm trọng tâm trong giảng dạy tiểu học và THCS tạo ra “một dịch vụ công về giáo dục kỹ thuật số”. Nhiệm vụ rất đơn giản: cung cấp nội dung số và dịch vụ giáo dục cho giáo dục. Với mục đích này, Bộ đã công bố trong dịp khai giảng năm 2013 khoảng mười dịch vụ số hóa được thiết kế để học sinh, giáo viên và phụ huynh có thể tiếp cận với giáo dục điện tử. Những sáng kiến đầu tiên này là trục xuyên suốt cho những hành động của chính phủ về OER trong những năm tiếp theo. Nhằm đa dạng hóa và mở rộng OER, Bộ đã liên kết chặt chẽ với các bên liên quan trong xuất bản giáo dục nhằm tạo ra những tài nguyên giáo dục miễn phí. Ví dụ như cổng thông tin EduThèque cho phép truy cập luật miễn phí. Prép’Exam cung cấp truy cập miễn phí các bài thi trong kỳ thi tú tài. Những nguồn này được công bố định dạng miễn phí. Để phát triển bền vững giáo dục điện tử thông qua đào tạo giáo viên, trong chương trình học, các giáo viên, nhân viên tư vấn học đường tương lai phải được học và sử dụng các công cụ giáo dục kỹ thuật số. Bộ đã chọn ra khoảng 20 trường trung học thử nghiệm phương pháp học này (sắp xếp 2 - 3 giờ/ngày học theo nguồn giáo dục mở). Luật số 2013-660 ngày 22/7/2013 chính thức hóa việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số trong giáo dục đại học và nghiên cứu, với mục đích nâng cao trình độ đào tạo cho sinh viên. Những hành động trên đây đã góp phần chính thức đưa giáo dục Pháp vào kỷ nguyên số với giáo dục mở. VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN OER TẠI PHÁP Sự tích hợp của kỹ thuật số vào giảng dạy ngay lập tức đặt ra một số vấn đề pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền không chỉ trong các nước mà ngay cả Pháp vì trong trường hợp không điều chỉnh sẽ gây cản trở sứ mệnh giáo dục và nhiều giáo viên và học sinh bị truy tố vì vấn đề bản quyền. 522 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Để ngăn chặn những vi phạm và thúc đẩy việc sử dụng đa phương tiện, điều 122-5 điểm E luật số 2006-961 ngày 1/8/2006 của Pháp đã đề ra những ngoại lệ cho giáo dục và nghiên cứu. Luật cho phép trong môi trường giáo dục được hợp pháp hóa hành vi sao chép và phân phối các trích đoạn và có hạn chế. Tuy nhiên do Luật này vẫn còn một số vướng mắc nên ngày 8/7/2013, hai Bộ Giáo dục và Giảng dạy Đại học đã ký một thỏa thuận liên ngành về việc sao chép tài liệu giấy và tài liệu số hóa. Để tái sử dụng và bảo vệ tài nguyên số, người ta phải thêm cấp phép mở gồm 4 yếu tố tùy chọn, gồm [1]: - Ghi công (BY): Đây là yếu tố bắt buộc cho tất cả các giấy phép CC; - Phi thương mại (NC): kKhông sử dụng tác phẩm vào mục đích thương mại; - Không có phái sinh (ND): Không cho phép sửa đổi tác phẩm gốc; - Chia sẻ tương tự (SA): Tác phẩm phái sinh phải mang giấy phép như tác phẩm gốc ban đầu (Blog Foss by Lê Trung Nghĩa). Với những giấy phép này, giáo viên muốn sử dụng tài nguyên mở sẽ không cần phải liên hệ với tác giả hoặc xin phép bản quyền khi đưa chúng vào bài giảng của mình. Trước đó, tháng 10/2011, Pháp công bố một loại giấy phép mở có khả năng tương thích với CC-BY của Creative Commons, Open Govnement Licence (OGL) của Anh và Open Data Commons Attribution (ODC-BY) của Quỹ Kiến thức mở. Giấy phép này, được phát triển với sự tham vấn với tất cả các bên liên quan, tạo điều kiện và khuyến khích việc tái sử dụng các dữ liệu công cộng đã có sẵn miễn phí do Etalab, cơ quan điều hành cổng mở liên bộ thiết kế. Giấy phép mở của Pháp (Nguồn truy cập: https://www.etalab.gouv.fr/wp-content/uploads/.../ Licence_Ouverte.pdf ngày 28/07/2017) 523PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Kể từ tháng 11/2011, giấy phép mở này áp dụng cho tất cả việc tái sử dụng miễn phí dữ liệu mà không cần bất kỳ giấy phép nào khác. Nó đáp ứng các tiêu chuẩn của giấy phép mở nước ngoài và các tiêu chuẩn quốc tế khác. Đây là phiên bản 1.0 của giấy phép mở Pháp. MỘT SỐ NGUỒN TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ CỦA PHÁP 1. Educasources ( là cơ sở quốc gia nguồn OER với các chương trình giảng dạy, và được lựa chọn bởi các chuyên gia và cán bộ thư viện của mạng Canopy Pháp cho tất cả các cấp giáo dục, từ mẫu giáo đến tiến sĩ. Educasources là một mô hình OER, được truy cập miễn phí, trực tuyến tương thích với các tiêu chuẩn và tiêu chuẩn siêu dữ liệu Dublin Core. Khả năng tương thích này cho phép dữ liệu Educasources tương thích với cơ sở dữ liệu giáo dục khác của châu Âu và các quốc gia khác. 2. IDNEUF (Initiative pour le dévelopement numérique de l’espace universitaire francophone ) (www.idneuf.org). Với hàng triệu tài nguyên giáo dục mở, IDNEUF cung cấp các khóa học, các slide hướng dẫn, tài liệu tham khảo ... với các tiêu chí tìm kiếm theo từ khóa, theo môn loại khoa học hoặc tìm kiếm nâng cao qua siêu dữ liệu. Trong quá trình sử dụng, người dùng có thể thông qua việc tham khảo, tiếp tục bổ sung nguồn lực thông tin trên cổng dữ liệu. IDNEUF cung cấp cả dịch vụ để tạo điều kiện cho việc xuất bản, lập chỉ mục, sử dụng tài nguyên cũng như hỗ trợ cho việc triển khai kỹ thuật số cho tổ chức giáo dục đại học. 3. Eduscol ( là cổng thông tin quốc gia cho các chuyên gia giáo dục Pháp cùng với những tài nguyên giáo dục tương ứng với trình độ đào tạo nhất định. Các nguồn này do đội ngũ giáo viên cung cấp nhưng có sự lựa chọn của Thanh tra giáo dục. Trang web được thiết kế để hiển thị được sự phát triển của chương trình nên bên cạnh tài nguyên giáo dục mở, còn có nguồn tin khoa học công nghệ để từ đó tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ cho giáo dục. Nhiệm vụ chính là dự đoán, hỗ trợ các thay đổi cần thiết trong giáo dục. 4. Cổng OER AVU của Đại học ảo châu Phi ( Tập hợp 12 trường đại học châu Phi sử dụng tiếng Anh, Pháp và Bồ Đào Nha 524 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ có một nhiệm vụ làm tăng quyền truy cập vào chất lượng giáo dục và đào tạo thông qua việc sử dụng sáng tạo của công nghệ truyền thông thông tin. Tài nguyên được chia thành 219 module thuộc các lĩnh vực toán học, khoa học, công nghệ thông tin... Mỗi module có ba ngôn ngữ. Tài liệu được định dạng file PDF cùng các video. OER này được lập chỉ mục theo Dublin Core. 5. Canopy (https://www.reseau-canope.fr) tạo ra các mạng lưới và hỗ trợ giáo dục, thực hiện nhiệm vụ biên tập, sản xuất và phổ biến các tài nguyên giáo dục cho giảng dạy. Từ năm 2014, Canopy trở thành một mạng lưới thống nhất góp phần vào sự phát triển của thông tin và truyền thông công nghệ cho giáo dục cũng như giáo dục nghệ thuật và văn hóa Pháp. KINH NGHIỆM CHO OER VIỆT NAM OER mang lại nhiều lợi ích cho giáo dục, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn bảo đảm chất lượng giáo dục. OER có khả năng huy động được cả giáo viên, sinh viên vào việc sáng tạo và sử dụng OER chứ không đơn thuần là những người sử dụng một cách thụ động các tài nguyên giáo dục. Từ kinh nghiệm của Pháp, để OER tại Việt Nam phát huy hết tính ưu việt của mình, theo tôi cần: - Tập hợp tất cả các nguồn tài nguyên giáo dục mở tại một giao diện duy nhất, có sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, có cơ quan kiểm tra và giám sát tra chất lượng nguồn tài nguyên này. - OER phải được sắp xếp, chia theo từng bậc giáo dục như OER cho giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và khối cao đẳng nghề. Mỗi bậc có 1 cơ quan quản lý riêng nhằm cung cấp nguồn OER chất lượng, có thẩm định. - Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đề xuất đưa ra những cam kết cũng như các biện pháp thuận lợi hơn cho việc tạo, sử dụng và phân phối nguồn tài nguyên giáo dục miễn phí. - Đề ra những chính sách cũng như những mặt pháp lý cụ thể về vấn đề bản quyền trong thời đại kỹ thuật số. - Nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh về OER, về kỹ thuật số và truyền thông kỹ thuật số. 525PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ - Đưa chương trình đào tạo số hóa vào giảng dạy trong trung học phổ thông và đại học nhằm giúp học sinh/ sinh viên nắm bắt và khai thác tốt nhất nguồn tài nguyên này trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Nên kết hợp việc giảng dạy tin học với các tiêu chí số hóa, cấp chứng chỉ cho học sinh/ sinh viên. PHỤ LỤC Tuyên bố Paris về OER Nguyễn Thị Minh Phượng dịch Năm 2012, Hội nghị tài nguyên giáo dục mở (Open Education Resources) được tổ chức tại Paris (Pháp). Hội nghị đã bổ sung thêm các chính sách về OER và được các quốc gia thành viên của UNESCO nhất trí thông qua. Tuyên bố Paris về OER gồm: (a) Thúc đẩy sự phát triển và sử dụng OER Thúc đẩy và sử dụng OER để mở rộng quyền truy cập vào tất cả các cấp giáo dục, chính thức và không chính thức ở góc độc học tập suốt đời, bình đẳng giới và đáp ứng nhu cầu giáo dục đặc biệt. Cải thiện về chi phí, nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy, kết quả học tập thông qua việc sử dụng OER. (b) Tạo môi trường thuận lợi trong sử dụng công nghệ thông tin Lấp khoảng cách số bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng đầy đủ, đặc biệt là khả năng kết nối với tốc độ cao, giá cả phải chăng. Tăng cường đào tạo trong nhận thức truyền thông, thông tin và khuyến khích việc sử dụng OER trong các định đạng tiêu chuẩn kỹ thuật số. (c) Tăng cường phát triển các chiến lược và chính sách liên quan đến OER. Hỗ trợ phát triển các chính sách cụ thể trong việc sản xuất và sử dụng OER nhằm thúc đẩy giáo dục. (d) Thúc đẩy sự hiểu biết và sử dụng các khung cấp phép mở Tạo điều kiện cho việc tái sử dụng, sửa đổi, pha trộn và phân phối lại tài liệu giáo dục trên toàn thế giới, chỉ định một loạt các tính năng 526 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ cho phép các loại hình sử dụng, đồng thời tôn trọng các quyền của bất kỳ người giữ bản quyền. (e) Hỗ trợ xây dựng năng lực phát triển bền vững cho tài liệu giáo dục chất lượng Hỗ trợ các tổ chức, đào tạo và tạo động lực cho giáo viên và tất cả mọi người trong việc tạo ra và chia sẻ tài nguyên giáo dục có chất lượng theo nhu cầu đa dạng của người học. Thúc đẩy chất lượng đảm bảo và đánh giá các OER. Khuyến khích thành lập các cơ chế để đánh giá và xác nhận kết quả học tập đạt được thông qua OER. (f) Khuyến khích liên minh chiến lược cho OER Tận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ để tạo ra các cơ hội trong việc chia sẻ các tài liệu dưới dạng mở, bảo đảm tính bền vững thông qua quan hệ đối tác chiến lược trong các lĩnh vực giáo dục, công nghiệp, thư viện, truyền thông và viễn thông. (g) Khuyến khích sự phát triển và thích ứng của OER trong các ngôn ngữ và bối cảnh văn hóa khác nhau Thúc đẩy việc sản xuất và sử dụng OER theo từng ngôn ngữ và bối cảnh văn hóa khác nhau nhằm bảo đảm tính phù hợp và khả năng tiếp cận cho người học. Các tổ chức liên chính phủ nên khuyến khích việc chia sẻ OER trong ngôn ngữ và văn hóa nhưng vẫn phải tôn trọng sự hiểu biết và quyền của họ. (h) Khuyến khích nghiên cứu về OER Khuyến khích nghiên cứu sự phát triển, sử dụng, đánh giá, tái sử dụng OER cũng như những cơ hội và thách thức hiện nay ảnh hưởng đến chất lượng, chi phí của việc dạy và học, và cuối cùng là nhằm tăng cường CSDL có sẵn cho đầu tư công trong OER. (i) Tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm, thu hồi và chia sẻ OER Khuyến khích việc đơn giản hóa sử dụng OER tùy theo nhu cầu sử dụng, áp dụng các tiêu chuẩn mở nhằm đảm bảo khả năng tương tác và đơn giản hóa cách sử dụng OER trong các phương tiện truyền thông. (j) Thúc đẩy việc cấp phép mở các tài nguyên giáo dục mở được tạo ra từ ngân sách nhà nước 527PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Chính phủ/ các cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người dân bằng cách đảm bảo rằng tài nguyên giáo dục từ ngân sách nhà nước được phát hành theo giấy phép mở (với tất cả những hạn chế mà họ cho là cần thiết) để tối đa hóa tác động của đầu tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Trung Nghĩa (2016), Tổng quan về tài nguyên giáo dục mở - OER (Open education resources) và một kịch bản giả tưởng về tương lai của giáo dục Việt Nam, Blog Foss by Lê Trung Nghĩa. 2. Commonwealth (2015), Lignes directrices pour les resources éducatives libres (REL) dans l’enseignement supérieure 3. Grégoire, Robert (2016), Référentiel de compétences REL (resources éducatives libres), Paris, 2016. 4. Jean, Michaëlle (2015), discours au Forum mondial sur l’éducation 2015 organisé par l’UNESCO 5. Jouzé, Sophie (2014), Ressources éducatives libres en France: regards, perpectives et recommendation, Moscou, 2014. 6. Website truy cập ngày 12/07/2017 7. Website www.idneuf.org truy cập ngày 12/07/2017 8. Website truy cập ngày 12/07/2017 9. Website truy cập ngày 13/07/2017 10. Website https://www.reseau-canope.fr truy cập ngày 13/07/2017. 11. Website https://www.education.gouv.fr/ truy cập ngày 9/7/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_nguyen_giao_duc_mo_tai_phap_va_kinh_nghiem_cho_tai_nguye.pdf
Tài liệu liên quan