Tài nguyên giáo dục mở qua mô hình phân tích SWOT tại đại học Việt Nam hiện nay

Có rất nhiều cách tiếp cận cũng như nhiều học giả trên thế giới

nghiên cứu về tài nguyên giáo dục mở. Ở Việt Nam, các chuyên gia về

lĩnh vực thông tin học và quản trị thông tin, các nhà quản lý giáo dục

cũng đang từng bước tiếp cận, nghiên cứu và xây dựng tài nguyên giáo

dục mở nhằm nâng cao vị thế giáo dục của Việt Nam trên trường quốc

tế. Thuật ngữ tài nguyên giáo dục mở - Open Educational Resources

(OERs). Theo UNESCO (2015): Tài nguyên Giáo dục Mở (OERs) là

bất kỳ loại tài liệu giáo dục nào thuộc phạm vi công cộng hoặc được

giới thiệu với giấy phép mở. Bản chất của những tài liệu mở này có

nghĩa là bất cứ ai cũng có thể sao chép, sử dụng, điều chỉnh và chia sẻ

lại chúng một cách hợp pháp và tự do. OERs bao gồm sách giáo khoa,

chương trình học, bài giảng, bài tập, các bài kiểm tra, dự án, âm thanh,

video và hình ảnh động.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài nguyên giáo dục mở qua mô hình phân tích SWOT tại đại học Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ QUA MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT TẠI ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Đào Thị Uyên1 1. TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ LÀ GÌ? Có rất nhiều cách tiếp cận cũng như nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu về tài nguyên giáo dục mở. Ở Việt Nam, các chuyên gia về lĩnh vực thông tin học và quản trị thông tin, các nhà quản lý giáo dục cũng đang từng bước tiếp cận, nghiên cứu và xây dựng tài nguyên giáo dục mở nhằm nâng cao vị thế giáo dục của Việt Nam trên trường quốc tế. Thuật ngữ tài nguyên giáo dục mở - Open Educational Resources (OERs). Theo UNESCO (2015): Tài nguyên Giáo dục Mở (OERs) là bất kỳ loại tài liệu giáo dục nào thuộc phạm vi công cộng hoặc được giới thiệu với giấy phép mở. Bản chất của những tài liệu mở này có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể sao chép, sử dụng, điều chỉnh và chia sẻ lại chúng một cách hợp pháp và tự do. OERs bao gồm sách giáo khoa, chương trình học, bài giảng, bài tập, các bài kiểm tra, dự án, âm thanh, video và hình ảnh động. Như vậy, qua cách tiếp cận của UNESCO, cho thấy, tài nguyên giáo dục mở là sản phẩm tri thức của các nhà nghiên cứu, nhà giáo, các học giả, nghiên cứu sinh, tổ chức giáo dục... trong môi trường giáo dục thông qua một phương tiện công nghệ để giới thiệu và cấp phép cho tất cả những ai có nhu cầu truy cập vào tài nguyên mở để sử dụng, sao chép, chia sẻ, điều chỉnh, cập nhật nội dung. Ví dụ: khi một nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam cần tham khảo và sử dụng mô hình giáo dục phổ thông của một trường phổ thông ở Mỹ. 1 Khoa Thông tin – Thư viện. 194 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Việt Nam hoàn toàn có thể vào kho tài nguyên giáo dục mở của trường đó (khi được cấp phép) tải về các tài liệu, khung chương trình, sách giáo khoa, giáo trình,.. và Việt Nam có thể sửa chữa cho phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam mà không ảnh hưởng hay vi phạm gì đến vấn đề bản quyền. Nếu bạn quan tâm đến việc học về kỹ thuật hàng không từ khoa học kỹ thuật tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), bạn có thể kiểm tra các bài giảng và video từ các khóa học MIT. Hoặc một học giả Mỹ nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, ông ta có thể vào kho tài nguyên giáo dục mở của Đại học Quốc gia Hà Nội để nghiên cứu mà không cần phải đến tận kho tư liệu của Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Theo Hewlett Foundation (2015): Bản chất của tài nguyên giáo dục mở là nhằm nâng cao tính mở đa chiều trong toàn cầu, tạo nên một nền giáo dục đa chiều trong thế giới phằng, giúp cho tất cả người học, nhà nghiên cứu, giảng dạy được tiếp cận thông tin, tài liệu học tập một cách dễ dàng và miễn phí, Đặc điểm của tài nguyên giáo dục mở khác biệt với tài nguyên giáo dục khác được thể hiện qua bảng sau: Các đặc điểm nhận dạng Tài nguyên giáo dục mở Tài nguyên khác Ghi chú Tính tái sử dụng Được sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần (sao chép bản gốc) Được sao chép khi được tác giả đồng ý Tính chỉnh sửa Được chỉnh sửa từ bản gốc cho phù hợp với mục đích sử dụng Không được chỉnh sửa Tính kết hợp Được pha trộn kết hợp nội dung của các tài liệu thu thập về và cho ra sản phẩm riền Chỉ tham khảo, không sao chép Tính chia sẻ và phân phối Được chia sẻ rộng rãi, cung cấp tùy ý. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép, chia sẻ và phân phối Chi phí sử dụng Miễn phí cho việc truy cập Càng dùng nhiều trả phí càng cao Khoảng cách tiếp cận Không khoảng cách Hàng rào về địa lý, pháp lý, thời gian tiền bạc Tiềm lực thông tin Tăng nhanh Không thay đổi 195PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Tài nguyên giáo dục mở đem lại nhiều lợi ích cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học ở Việt Nam nói riêng. Việc xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam là bước phát triển tất yếu. Tuy nhiên để những bước đi đó vững chắc tiến kịp với sự phát triển của các đại học tiên tiến trên thế giới là một hành trình gian nan cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. 3. PHÂN TÍCH SWOT LÀ GÌ? ÁP DỤNG MÔ HÌNH SWOT VÀO VIỆC XÂY DỰNG TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TẠI ĐẠI HỌC VIỆT NAM Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu hiệu được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, chủ thể sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính dự án mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công trong quá trình triển khai dự án. Việc áp dụng mô hình phân tích SWOT để triển khai dự án xây dựng tài nguyên giáo dục mở vào Việt Nam giúp cho các nhà nghiên cứu tránh đươc nhiều rùi ro khi triển khai. Điều đó đồng nghĩa với việc phải tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và nguy cơ khi triển khai dự án xây dựng tài nguyên giáo dục mở tại Việt Nam 3.1. Strengths – Điểm mạnh của chiến lược xây dựng tài nguyên giáo dục mở tại đại học Việt Nam Điểm mạnh chính là lợi thế của đại học Việt Nam trong việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở. Đó là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà đại học Việt Nam đang nắm giữ như: - Đại học Việt Nam đang đi tắt, đón đầu những bài học của một số đại học của các nước trên thế giới đang xây dựng - Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của sinh viên Việt Nam cao, theo khảo sát mới nhất của Q&Me thì: 196 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ + Có tới 72,1% sinh viên trong các trường đại học sử dụng điện thoại thông minh và máy tính xách tay. + Có tới 78,6% sinh viên có hộp thư điện tử của Nhà trường + Có tới 63% sinh viên sử dụng CNTT để tra cứu tìm kiếm tài liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu. - Hầu hết các trường đại học đang nắm giữ một lượng lớn tài liệu số về bài giảng, giáo trình, công trình khoa học, bài báo đã công bố, luận văn, luận án,... của cán bộ và sinh viên nhà trường. Theo khảo sát tại các trang Web của các trường, thì 99% đã có tài liệu số, đây chính là tiền đề, là thế mạnh để tiếp tục xây dựng tài nguyên giáo dục mở. - Tư tưởng đổi mới để hội nhập của các nhà giáo, giáo sư, các nhà nghiên cứu, các sinh viên luôn luôn sẵn sàng. - Ngân sách đầu tư cho thư viện, cho học liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rất rõ, và để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nguồn học liệu mở trong các trường đại học sẽ giảm bớt chi phí cho việc in ấn bổ sung tài liệu giấy đi rất nhiều. - Hệ thống công nghệ thông tin luôn sẵn sàng bởi sự kế thừa từ cả thư viện và trung tâm thông tin trong các trường đại học. 3.2. Weaknesses – Điểm yếu • Kinh nghiệm cho việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở tại Việt Nam nói chung và đại học Việt Nam nói riêng còn rất mới. Việc tìm kiếm mầy mò để xây dựng chiến lược phát triển tài nguyên số vẫn do một số nhà nghiên cứu, nhà khoa học tự kết tụ tìm tòi nghiên cứu. • Việc chung tay xây dựng tài nguyên giáo dục mở chưa thực sự được nhiều người biết đến, đặc biệt là các nhà quản lý giáo dục. Do vậy, việc kêu gọi ngân sách, đầu tư cho việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở sẽ khó khăn hơn, cần phải có thời gian. • Chất lượng của tài nguyên giáo dục vẫn thực sự là bài toán cần sự kiểm định • Tính chất liên kết tại các đại học ở Việt Nam chưa thật chặt chẽ, chưa có những chính sách, hay quy định hướng dẫn cụ thể về việc 197PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ mở để chia sẻ và đó chính là nguyên nhân của sự e dè khi công bố tài nguyên giáo dục mở. • Song song với đó, mỗi tài nguyên của một cá nhân để được chia sẻ luôn đòi hỏi điều kiện kèm theo. Đồng nghĩa với việc những nhà khoa học thực thu, những giáo sư khó lòng chia sẻ những tài nguyên giá trị của mình cho cộng đồng sử dụng. • Tài chính: Chưa có những quy định và hướng dẫn cụ thể cho việc chi ngân sách xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở. • Marketing: Hoạt động quảng bá và giới thiệu những sản phẩm của tài nguyên giáo dục mở chưa quy mô, bài bản, chưa thật sự là cú hích để tất cả người học biết đến, đặc biệt là các nhà quản lý giáo dục. • Ý thức, thói quen và trách nhiệm của người dùng tài nguyên chưa cao. Việc chia sẻ, sử dụng bừa bãi, không tuân thủ các quy tắc đã quy định rõ trong tài nguyên giáo dục mở. 3.3. Opportunities – Cơ hội • Tài nguyên giáo dục mở là sự phát triển tất yếu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong nền giáo dục hiện đại. • Sự phát triển của công nghệ thông tin là cơ hội để đại học Việt Nam chuyển mình. Một loạt các đại học đang cạnh tranh khốc liệt để khẳng định vai trò và vị thế của mình trong lĩnh vực đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có những văn bản quy định cụ thể về yêu cầu công khai, minh bạch và công bố chuẩn đầu ra. Những quy định và các thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cú hích để các trường phấn đấu hoàn thiện các điều kiện đào tạo trong đó có việc xây dựng và phát triển học liệu. • Tài nguyên giáo dục mở mang lại một hình thái mới trong đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng. Chắc chắn đây là một cơ hội, và thuận lợi cho các loại hình đào tạo trong nhà trường nở rộ, đặc biệt là đào tạo trực tuyến. • Phát triển tài nguyên giáo dục mở sẽ thực sự cắt giảm rất nhiều chi phí mua, in, bổ sung tài liệu truyền thống nhưng vẫn bảo đảm chất lượng đào tạo. 198 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 3.4. Threats - Nguy cơ Ngoài những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội của chúng ta khi triển khai việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở chúng ta cũng không tránh khỏi một số nguy cơ sau: - Nguy cơ lớn nhất và cũng đáng lo nhất là sự thiếu trung thực trong việc sử dụng giấy phép mở khi sử dụng tài nguyên giáo dụng mở. Sự thiếu trung thực và không có những biện pháp kiểm soát sẽ kéo theo hàng loạt các hệ lụy trong giáo dục và đào tạo. - Nguy cơ tiềm ẩn tại các trường đại học, khi cho phép truy cập tài nguyên giáo dục mở mà đó là những tài liệu chưa được công bố thông qua hội đồng nghiệm thu, thông qua xuất bản thì việc sao chép, đạo văn là khó tránh khỏi. - Nguy cơ về bài giảng và giáo án chuẩn mực sẽ khó được xác định bởi những người dùng thiếu kinh nghiệm về phân tích và xử lý thông tin. - Nguy cơ xâm chiếm tâm lý ỳ (ỷ lại) của người viết sách hay nhà nghiên cứu. Họ không tự tìm tòi, nghiên cứu và tự sáng tác, hay sáng chế, họ có thể dựa dẫm vào những gì đã có. 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Nhằm tăng cường những điểm mạnh, những cơ hội và khắc phục những điểm yếu, những nguy cơ để việc xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở được triển khai. 4.1. Cần có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà quản lý giáo dục: Nền giáo dục Việt Nam và đặc biệt là giáo dục đại học đang chịu sự quản lý và chi phối rất lớn bởi các cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy, việc xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở cần có sự quan tâm chỉ đạo cũng như cung cấp ngân sách cho việc này. Các nhà khoa học, những người tiên phong cho dự án này cần có những nghiên cứu, khảo sát sơ bộ, cũng như những minh chứng thuyết phục cho việc phát triển tài nguyên giáo dục mở là thật sự hữu ích, thật sự có giá trị cũng như giảm rất nhiều chi phí khi triển khai đồng bộ tài nguyên giáo dục mở trong các trường đại học của thời đại công nghiệp 4.0. 199PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 4.2. Các cơ sở đào tạo đại học cần sự phối kết hợp chặt chẽ, đặt ra những mục tiêu cụ thể, thống nhất về lợi ích cũng như nghĩa vụ để cùng xây dựng và chia sẻ tài nguyên giáo dục mở, để tăng tốc, tránh lãng phí trong quá trình xây dựng. Nhà trường cũng cần xây dựng những chính sách bản quyền linh hoạt, sự phân tầng cho từng loại tài liệu mở, cũng như phân tầng cho việc truy cập. 4.3. Chú trọng nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, các nhà khoa học: Trong tiến trình xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở mỗi nhà trường cần có những kế hoạch đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và các nhà khoa học nắm rõ những kiến thức cơ bản về học liệu mở, ban hành giấy phép hoạt động, các thao tác và kỹ năng khai thác tài nguyên giáo dục mở cũng như việc sử dụng, cập nhật và thiết kế tài nguyên giáo dục cho riêng mình. 4.4. Đào tạo và nâng cao chất lượng sử dụng tài nguyên giáo dục mở đối với người học. Cần lên kế hoạch triển khai đồng bộ việc đào tạo và hướng dẫn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh cách thức và kỹ năng khai thác, sử dụng và tăng cường tạo lập thêm các tài liệu mới của mình để đảy mạnh số lượng học liệu mở cũng như chất lượng của tài nguyên giáo dục mở. Giáo dục họ về đạo đức và tính tự giác trong việc truy cập, chia sẻ và sử dụng nguồn tài nguyên mở. 4.5. Phát động việc đóng góp tài nguyên giáo dục mở của các nhà khoa học, cần xây dựng chính sách hỗ trợ kinh phí cụ thể đối với đối tượng này, khuyến khích họ tham gia đóng góp và xây dựng tài nguyên giáo dục mở ngày càng nhiều về số lượng và đảm bảo chất lượng. Xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở trong các trường đại học là tất yếu, song, để hoạt động đó thực sự phát triển cả về chất và lượng, đòi hỏi rất nhiều từ phía các nhà quản lý giáo dục, các cấp lãnh đạo trong nhà trường, các nhà khoa học, các giảng viên và người học đồng bộ tham gia. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào những quyết sách của Chính phủ, vào sự quyết tâm của các cơ sở đào tạo đại học. 200 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. UNESCO. (2015a). What are Open Educational Resources (OERs)? Truy cập từ information/access-to-knowledge/open-educational-resources/what-are- open-educational-resources-oers/ 2. Hewlett Foundation (2015b). Education program – strategic plan. Truy cập từ Plan_2010.pdf 3. Phương Trần (10/2014) Sơ lược về phân tích Swot. Khai thác từ http:// www.saga.vn/so-luoc-ve-phan-tich-swot~31781 4. Q&Me. Báo cáo về việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường đại học Việt Nam, khảo sát 500 sinh viên đại học tại Việt Nam, Khảo sát được tiến hành từ 10/03 - 18/03/2016. Khai thác từ https://qandme.net/ vi/baibaocao 5. Thông tư 24/2015/TT/BGDĐT Quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học (15/04/2016) khai thác từ trang-truong-dao-tao/van-ban-phap-quy/ 6. Thông tư 04/2011/TT-BGDĐT Quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trì... (14/04/2016) khai thác từ http:// ktdbclgd.ufl.udn.vn/vie/trang-truong-dao-tao/van-ban-phap-quy 7. Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT Quy định về điều kiên, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo trình độ đại h... (14/04/2016) Khai thác từ http:// ktdbclgd.ufl.udn.vn/vie/trang-truong-dao-tao/van-ban-phap-quy/ 8. Thông tư 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng g... (12/04/2016) khai thác từ http:// ktdbclgd.ufl.udn.vn/vie/trang-truong-dao-tao/van-ban-phap-quy/ 9. Hướng dẫn 2196/BGDĐT-GDĐH về xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo (12/04/2016). khai thác từ trang-truong-dao-tao/van-ban-phap-quy/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_nguyen_giao_duc_mo_qua_mo_hinh_phan_tich_swot_tai_dai_ho.pdf
Tài liệu liên quan