Trong thời đại bùng nổ các thiết bị kỹ thuật số có khả năng truy cập Internet như hiện nay, nguồn tài
nguyên địa chỉ mạng hiện tại (IPv4) đang d ần cạn kiệt. Thực trạng đó đòi hỏi phải có m ột phương pháp xác định địa chỉ mạng mới cho các thi ế t bị kết nối vào mạng toàn cầu, nếu không Internet và các dịch vụtrên nó không thể phát triển được. IPv6 – thế hệ tiếp theo của IPv4 – với những ưu điểm của mình là một sự thay thế khá hoàn hảo trong tình hình hiện nay. Bài báo sẽ đi sâu tìm hiểu về: đặc điểm, lợi ích, phương thức hoạt đ ộng, sự tương thích ngược của IPv6 trên cơ sở hạ tầng của IPv4 và cuối cùng là đưa ra công nghệ chuyển đổi phù hợp với từng đối tượng.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Tài nguyên địa chỉ mạng, thách thức và hướng giải quyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI NGUYÊN ĐỊA CHỈ MẠNG, THÁCH THỨC & HƯỚNG GIẢI QUYẾT
T.Đ.Quang, L.X.Phi, N.H.Đông, N.T.Hải
Lớp ĐH9TH, Khoa Kỹ Thuật - Công Nghệ - Môi Trường, Đại học An Giang
1. Tóm tắt
Trong thời đại bùng nổ các thiết bị kỹ thuật số có khả năng truy cập Internet như hiện nay, nguồn tài
nguyên địa chỉ mạng hiện tại (IPv4) đang dần cạn kiệt. Thực trạng đó đòi hỏi phải có một phương pháp
xác định địa chỉ mạng mới cho các thiết bị kết nối vào mạng toàn cầu, nếu không Internet và các dịch vụ
trên nó không thể phát triển được. IPv6 – thế hệ tiếp theo của IPv4 – với những ưu điểm của mình là một
sự thay thế khá hoàn hảo trong tình hình hiện nay. Bài báo sẽ đi sâu tìm hiểu về: đặc điểm, lợi ích,
phương thức hoạt động, sự tương thích ngược của IPv6 trên cơ sở hạ tầng của IPv4 và cuối cùng là đưa
ra công nghệ chuyển đổi phù hợp với từng đối tượng.
2. Giới thiệu
2.1. Mô tả vấn đề
- Tài nguyên địa chỉ mạng đang dần cạn kiệt! Điều này đã được cảnh báo từ khá lâu bởi những
chuyên gia công nghệ thông tin, đơn giản bởi vì giao thức Internet thông dụng nhất hiện nay là IPv4
chỉ có thể cung cấp 232 = 4.294.967.296 địa chỉ mạng, con số này là quá đủ vào thời điểm nó ra đời
(năm 1981). Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây với tốc độ phát triển ngày càng cao của khoa
học, kỹ thuật và sự gia tăng chóng mặt về số lượng của các thiết bị kỹ thuật số có khả năng kết nối
trực tiếp vào mạng toàn cầu thì con số đó là quá nhỏ bé. Cho nên nguy cơ cạn kiệt địa chỉ mạng
đang dần trở thành sự thật. Theo trung tâm Internet Việt Nam thì số lượng địa chỉ mạng chỉ còn đủ
cung cấp đến tháng 1/2011. Điều này sẽ là một thảm hoạ nếu như chúng ta không nhanh chóng bắt
tay vào triển khai thế hệ giao thức Internet thế hệ kế tiếp đó là: “Giao thức Internet phiên bản 6
(Internet Protocol Version 6 – IPv6)”.
- IPv6 là phiên bản nâng cấp của IPv4. Nó được cải tiến để khắc phục những hạn chế trong thiết kế
của phiên bản trước (IPv4), IPv6 có nhiều điểm mạnh để trở thành một giao thức mạng dữ liệu nền
tảng Internet phổ biến nhất trong một tương lai không xa, nó sẽ mở rộng không gian địa chỉ mạng
của chúng ta lên một số lượng cực lớn mà theo một số nhà khoa học thì con người không thể nào
dùng hết được.
- Trước tình hình như thế việc nâng cấp lên IPv6 là việc nên làm ngay. Tuy nhiên, IPv6 là một giao
thức mới và chưa thật phổ biến trong cộng đồng công nghệ thông tin ở Việt Nam – những nơi mà tỷ
lệ người sử dụng Internet còn chưa cao (khoảng 26% dân số) [1]. Hậu quả dễ dàng nhận thấy nếu
như chúng ta không chuyển sang IPv6 là các công ty cung cấp các dịch vụ dựa trên Internet ở nước
ta không thể kinh doanh các dịch vụ mới (các dịch vụ nền IPv6) trong khi đối thủ của họ ở nước
ngoài có thể thực hiện vì họ đã triển khai IPv6 từ lâu.
STT Tên quốc gia/ vùng lãnh thổ
Số vùng đã xuất hiện
trên bảng định tuyến
toàn cầu
Tổng số vùng đã được
cấp phát
1 United States 219 684
2 Germany 103 197
3 United Kingdom (Great Britain) 63 139
4 Japan 69 132
5 Netherlands 48 89
6 France 31 71
7 Italy 31 66
8 Switzerland 31 63
9 Australia 17 55
10 Korea 17 53
22 Vietnam 3 24
Bảng 1: Số lượng tài nguyên IPv6 đã cấp phát trên phạm vi toàn cầu [2]
0 2 4 6 8 10
Malaysia
Mỹ
Việt Nam
Số lượng ISP 9 6 4 4 0
Malaysia Hà Lan Mỹ Trung Quốc Việt Nam
Bảng 2: Số lượng ISP được công nhận đã triển khai IPv6 ở một số nước trên TG [3]
- Bảng 1 thể hiện số tài nguyên địa chỉ IPv6 đã được cấp phát ở một số quốc gia/vùng lãnh thổ trên
thế giới, trong đó ta nhận thấy Việt Nam đã được cấp phát 24 vùng địa chỉ tuy nhiên chỉ mới sử dụng
dụng được 3 vùng để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Bảng 2 thể hiện số lượng ISP đã chính thức
cung cấp dịch vụ IPv6 ở một số quốc gia trên thế giới, Việt Nam không có một ISP nào. Điều này
cho thấy tình hình triển khai IPv6 ở nước ta còn rất nhiều hạn chế.
2.2. Các vấn đề cụ thể mà nghiên cứu giải quyết
Việc triển khai IPv6 là không đơn giản vì nhiều lý do, trong đó việc thiếu nguồn thông tin hỗ trợ là
một trong những lý do chính. Điều đó thúc đẩy chúng tôi thực hiện công trình nghiên cứu này. Bài
viết sẽ khảo sát về những đặc điểm, lợi ích, sự tương thích ngược của IPv6 trên cơ sở hạ tầng của
IPv4. Tiếp theo là chính sách của chính phủ và tình hình triển khai IPv6 ở VN. Và phần cuối cùng là
trả lời cho các câu hỏi như: tại sao phải chuyển sang sử dụng IPv6, phương pháp và công nghệ cần
áp dụng để sử dụng IPv6 hiệu quả trên cơ sở hạ tầng sẵn có.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp thu thập và phân tích thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như [4][5][6], chúng tôi
sẽ tiến hành phân tích thật kỹ các mặt về công nghệ, lợi điểm và khuyết điểm. Từ đó làm cơ sở cho
các nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP), các doanh nghiệp cung như người dùng cuối tham khảo trong
quá trình triển khai IPv6 ở nước ta.
2.4. Phạm vi nghiên cứu
Bài viết giới hạn trong phạm vi tìm hiểu những vấn đề đã được nghiên cứu và công bố trên các tạp
chí khoa học quốc tế, cũng như các công nghệ được hỗ trợ từ phía các hiệp hội công nghệ thông tin
quốc tế và các chiến lược của bộ thông tin và truyền thông trong việc triển khai hệ thống IPv6 ở Việt
Nam. Đồng thời dựa vào sự hiểu biết về thực trạng cơ sở hạ tầng hiện nay ở VN để phân tích và định
hướng các doanh nghiệp sẽ lựa chọn công nghệ khi quyết định chuyển sang sử dụng IPv6 mà vẫn
tương thích với cơ sở hạ tầng sẵn có của IPv4. Các công nghệ chuyển đổi mà chúng tôi sẽ giới thiệu
là: Dual-stack, Tunel và Translator.
3. Nội dung
3.1. Các lý thuyết có liên quan
Để giúp cho việc đọc bài báo dễ dàng hơn, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số khái niệm,
thuật ngữ viết tắt có sử dụng trong bài báo.
3.1.1. Các khái niệm
IP (Internet protocol – giao thức liên mạng): là một giao thức hướng dữ liệu được sử
dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong một liên mạng chuyển
mạch gói.
IP address (Internet protocol address – địa chỉ giao thức liên mạng): địa chỉ của từng
thiết bị mạng khi tham gia vào mạng IP.
Unicast: là kết nối đơn giữa một máy chủ và một máy khách. Để cung cấp một dịch vụ
cho nhiều khách hàng, máy chủ sẽ phải mở nhiều kết nối tới các máy khách.
Multicast: là một đa kết nối giữa máy chủ và nhiều máy khách. Để cung cấp một dịch
vụ cho nhiều khách hàng, máy chủ chỉ cần mở một kết nối.
QoS IP Network (Quality of Service Internet Protocol Network – chất lượng dịch vụ
mạng IP): là các kỹ thuật xử lý lưu lượng trong mạng truyền số liệu sử dụng bộ giao
thức IP nhằm đảm bảo các loại lưu lượng có yêu cầu chất lượng dịch vụ khác nhau
được đối xử ưu tiên khác nhau.
3.1.2. Các từ viết tắt
IANA (Internet Assigned Numbres Authority): tổ chức cấp phát số hiệu Internet. Nó
được điều hành bởi tổ chức tên miền thế giới (ICANN).
IETF (Internet Engineering Task Force): lực lượng quản lý kỹ thuật Internet. Họ có
chức năng nghiên cứu, phát triển và quyết định các chuẩn dùng trong Internet.
RIR (Regional Internet Registry): nhà phân phố địa chỉ khu vực. Là một tổ chức quản
lý việc cấp phát và phân bổ địa chỉ IP cho một khu vực nào đó.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Kết quả nghiên cứu
3.3.1. Vấn đề cạn kiệt tài nguyên địa chỉ mạng
- IPv4 được sử dụng rộng rãi trên Internet cho các ứng dụng truyền thông. Bất kỳ thiết bị nào
kết nối Internet cũng cần địa chỉ IPv4.
- Số lượng IPv4 rất hạn chế, về mặt lý thuyết chỉ có 232 địa chỉ để sử dụng nhưng trong thực tế
không thể sử dụng triệt để không gian địa chỉ IPv4. Như vậy, rõ ràng IPv4 sẽ thiếu khi sự phát
triển phát triển của công nghệ thông tin đòi hỏi tất cả các thiết bị chuyên dụng và dân dụng
đều được kết nối Internet.
- Hiện tại IANA là tổ chức phân bổ địa chỉ IPv4 cho các nhà phân phối ở khu vực (RIR). Và
theo tổ chức này thì vào năm 2009, IANA đã không còn địa chỉ IPv4 để phân bổ nữa. Có rất
nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự cạn kiệt này. Tuy nhiên theo chiều hướng phát triển hiện nay
thì theo dự đoán đến tháng 1/2011 thì chúng ta sẽ sử dụng đến những địa chỉ IPv4 cuối cùng.
- Nếu chúng ta không làm gì cả thì Internet hiện nay vẫn sẽ tồn tại và hoạt động, nhưng sẽ
không thể phát triển trừ khi chúng ta dồn hết nhân lực để thiết kế lại các ứng dụng, phần mềm
trên các thiết bị truy cập vào Internet. Và như đã nói ở phần giới thiệu, nó sẽ là cả một tham
hoạ đối với nền công nghiệp nội dung số ở Việt Nam vì không thể cạnh tranh được với các đối
thủ ở nước ngoài.
3.3.2. Các phương pháp khắc phục
Có nhiều phương pháp để khắc phục sự cạn kiệt IPv4 tuy nhiên chúng tôi khảo sát hai phương
pháp mà chúng tôi cho là hiệu quả nhất đó là: NAT và IPv6.
3.3.2.1. NAT
Đây là một công nghệ đã góp phần làm cho Internet phát triển rộng rãi mặc dù số lượng
địa chỉ IPv4 giảm sút, tên gọi đầy đủ của nó là: công nghệ phiên dịch địa chỉ mạng
(Network address translation).
Công nghệ NAT có thể được mô tả tóm tắt như sau [7]: NAT computer sử dụng IP của
chính nó làm IP công cộng cho mỗi máy khách (client) với IP riêng. Khi một máy khách
thực hiện kết nối hoặc gởi dữ liệu tới một máy tính nào đó trên Internet, dữ liệu sẽ được
gởi đến NAT computer, sau đó NAT computer sẽ thay thế địa chỉ IP gốc của máy khách
đó rồi gởi gói dữ liệu đí với địa chỉ IP của NAT computer. Máy tính từ xa hoặc máy tính
nào đó trên Internet khi nhận được tín hiệu sẽ gởi gói tin trở về cho NAT computer bởi vì
chúng nghĩ rằng NAT computer là máy đã gởi dữ liệu đó đi. NAT computer ghi lại thông
tin của những máy tính đã gởi những gói tin đó đi ra ngoài trên mỗi cổng dịch vụ và gởi
những gói tin nhận được về đúng máy khách. Công nghệ này ra đời đã làm giảm áp lực
địa chỉ mạng trong một thời gian dài dẫn đến nhiều ảo tưởng rằng NAT sẽ xoá bỏ triệt để
việc thiếu không gian địa chỉ mạng – một suy nghĩ khá phổ biến của các ISP ở VN. Tuy
nhiên công nghệ này ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu về bảo mật và sự bất tiện đối với
người dùng. Vì vậy, đến nay có thể khẳng định rằng NAT chỉ là một giải pháp tình thế,
không thể là sự lựa chọn lâu dài cho tương lai.
3.3.2.2. IPv6
Giao thức Internet phiên bản 6 (Internet protocol version 6) là phiên bản địa chỉ Internet
mới, được tổ chức IETF thiết kế và phát triển nhằm thay thế cho phiên bản IPv4, với hai
mục đích cơ bản:
Thay thế cho nguồn IPv4 cạn kiệt để tiếp nối hoạt động Internet.
Khắc phục các nhược điểm trong thiết kế của địa chỉ IPv4.
IPv6 được thiết kế với những tham vọng và mục đích như sau:
Không gian địa chỉ lớn hơn và dễ dàng quản lý hơn.
Khôi phục lại nguyên lý kết nối đầu - cuối của Internet và loại bỏ hoàn toàn công
nghệ NAT.
Quản trị TCP/IP dễ dàng hơn.
Cấu trúc tốt hơn Multicast.
Hỗ trợ bảo mật tốt hơn.
Hỗ trợ tốt hơn cho di động.
Cùng tồn tại lâu dài với IPv4 nhằm tránh phá vỡ mạng IPv4 hiện có và duy trì
dịch vụ đang tồn tại trên IPv4.
Với những mục đích như vậy cùng với sự hỗ trợ từ IETF chúng tôi có thể khẳng định
IPv6 sẽ là sự lựa chọn của tương lai, một sự thay thế tương đối hoàn hảo cho người anh
em của nó là IPv4.
3.3.3. Đặc điểm và lợi ích của IPv6
IPv6 là phiên bản nâng cấp của IPv4. Được cải tiến và thiết kế để khắc phục những hạn chế
trong thiết kế của phiên bản trước (IPv4) cho nên IPv6 mang rất nhiều đặc đặc hữu ích. Sau
đây, chúng tôi xin giới thiệu về những đặc điểm được xem là thế mạnh của IPv6:
Số lượng nhiều vô kể: IPv6 có chiều dài 128 bit, gấp 4 lần IPv4 nên đã mở rộng
không gian địa chỉ từ khoảng hơn 4,3 tỷ của IPv4 lên một con số khổng lồ 2128 =
3,4028236692093846346337460743177e+38 địa chỉ. Một số nhà khoa học đã khảng
định rằng dù thế nào chăng nữa thì con người không thể nào sử dụng hết số lượng địa
chỉ mà IPv6 hỗ trợ.
Khả năng tự động cấu hình: để một thiết bị IPv4 có thể kết nối vào Internet, người
quản trị mạng phải cấu hình bằng tay các thông số phục vụ cho việc nối mạng như địa
chỉ IP, địa chỉ gateway, địa chỉ máy chủ tên miền. Việc này có thể không phức tạp đối
với máy tính nhưng sẽ rất khó khăn đối với các thiết bị như camera, sensor, thiết bị gia
dụng được kết nối mạng… IPv6 được thiết kế để cho phép thiết bị sử dụng nó có thể
tự động cấu hình thông qua các thông số trên khi kết nối vào mạng, từ đó rất linh hoạt
và giảm thiểu cấu hình thủ công.
Khả năng bảo mật kết nối từ thiết bị gởi đến thiệt bị nhận: theo thiết kế, IPv4
không hỗ trợ tính năng bảo mật tại tầng IP. Do vậy, rất khó thực hiện bảo mật kết nối
từ thiết bị gởi đến thiết bị nhận. Hình thức bảo mật phổ biến trên mạng IPv4 là bảo
mật kết nối giữa hai mạng.
Hình 1: Thực hiện bảo mật kết nối giữa hai mạng trong IPv4
Địa chỉ IPv6 được thiết kế hỗ trợ bảo mật tại tầng IP nên có thể dễ dàng thực hiện bảo
mật từ thiết bị gởi đến thiết bị nhận.
Hình 2: Thực hiện bảo mật kết nối từ thiết bị gởi đến thiết bị nhận trong IPv6
Quản lý định tuyến tốt hơn: sự gia tăng của các mạng trên Internet và việc sử dụng
ngày càng nhiều địa chỉ IPv4 khiến cho kích thước bảng định tuyến toàn cầu ngày càng
gia tăng, gây quá tải, vượt quá khả năng xử lý của các thiết bị định tuyến tầng cao. Một
phần lí do của việc gia tăng bảng định tuyến là do IPv4 không được thiết kế phân cấp
ngay từ đâu.
Địa chỉ IPv6 được thiết kế có cấu trúc đánh địa chỉ và phân cấp định tuyến thống nhất.
Phân cấp định tuyến toàn cầu dựa trên một số mức cơ bản đối với các nhà cung cấp
dịch vụ. Cấu trúc định tuyến phân cấp giúp cho địa chỉ IPv6 tránh khỏi nguy cơ quá tải
bảng thông tin định tuyến toàn cầu khi chiều dài địa chỉ lên tời 128 bit.
Dễ dàng thực hiện kết nối Multicast và hỗ trợ tốt hơn cho di động: Các kết nối
giữa máy tính tới máy tính trên Internet để cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ
mạng hiện tại hầu hết là kết nối unicast. Unicast là kết nối giữa một máy tính nguồn và
một máy tính đích. Để cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng, máy chủ sẽ phải mở
nhiều kết nối tới các máy tính khách hàng.
Hình 3: Kết nối Unicast
Hình 4: Kết nối Multicast
Kết nối multicast có nhiều lợi ích kinh tế. Do không bị lặp lại thông tin, băng thông
của mạng sẽ giảm đáng kể. Đặc biệt với các ứng dụng truyền tải thông tin lớn như
truyền hình (IPTV), truyền hình hội nghị (Video Conference), ứng dụng đa phương
tiện (Multimedia). Máy chủ không phải mở nhiều kết nối tới nhiều đích nên sẽ phục vụ
được lượng khách hàng rất lớn.
Tuy có nhiều lợi ích, song multicast hầu như chưa được triển khai trong mạng IPv4.
Nguyên nhân do cấu hình và triển khai multicast với IPv4 rất khó khăn, phức tạp.
Dễ dàng thực hiện multicast là ưu điểm được nhắc đến rất nhiều của địa chỉ IPv6. Sử
dụng địa chỉ IPv6, các ứng dụng IPTV, Video conference, Multimedia sẽ dễ dàng triển
khai với công nghệ Multicast. Thực tế thử nghiệm tại nhiều nước cũng cho thấy điều
này.
Địa chỉ IPV6 hỗ trợ tốt hơn các mạng di động. Do vậy, IPV6 được ứng dụng trong các
mạng di động mới, như thế hệ 3G.
Hỗ trợ cho quản lý chất lượng mạng: Những cải tiến trong thiết kế của IPv6 như:
không phân mảnh, định tuyến phân cấp, gói tin IPv6 được thiết kế với mục đích xử lý
thật hiệu quả tại thiết bị định tuyến tạo ra khả năng hỗ trợ tốt hơn cho chất lượng dịch
vụ QoS.
3.3.4. Những khuyết điểm và hạn chế của IPv6
Bên cạnh những ưu điểm, IPv6 cũng không thể tránh khỏi có những khuyết điểm. Các khuyết
điểm này có thể không xuất phát từ bên trong công nghệ IPv6 tuy nhiên nó cũng sẽ ảnh hưởng
đến người dùng. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích những khuyết điểm đó.
Các mối đe doạ từ Internet: công nghệ IPv6 đã hoàn chỉnh từ lâu, nhưng nó chưa
được sử dụng rộng rãi và phổ biến như IPv4 cho nên chắc chắn trong nó còn nhiều lỗ
hổng về bảo mật chưa được phát hiện. Hơn nữa, khi cả thế giới chuyển sang IPv6, thì
phần lớn các tường lửa (Firewal), thiết bị chống xâm nhập hay các thiết bị bảo mật
khác sẽ trở nên vô hiệu bởi không tương thích với địa chỉ mạng mới. Khi đó cuộc tấn
công của các tin tặc (hacker) sẽ trở nên vô cùng đơn giản và dữ liệu của chúng ta sẽ vô
cùng nguy hiểm trước các mối đe doạ từ Internet.
Thông tin cá nhân bị phát tán: như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, đối với IPv6 thì
mỗi thiết bị kết nối vào mạng sẽ mang một địa chỉ IP cố định. Điều này cũng vô tình
khiến chúng ta phải cảnh giác hơn nếu không muốn các thông tin cá nhân phơi bày trên
Internet mà không ai bảo vệ, nhất là những người dùng đã quen sử dụng địa chỉ IP
động hoặc sử dụng dịch vụ của các ISP dùng công nghệ NAT.
3.3.5. Những công nghệ chuyển đổi IPv6
3.3.5.1. Đặt vấn đề
IPv4 đang được sử dụng rộng rãi. Nền tảng Internet hiện nay dựa trên IPv4 bởi vì nó
đã hoàn thiện và đang hoạt động khá ổn đinh. Trong quá trình triển khai thế hệ địa
chỉ IP tiếp theo trên mạng Internet, chúng ta không thể thực hiện ngay được. Bởi vì:
Đại bộ phận phần cứng và phần mềm của các thiết bị mạng hiện nay vẫn
đang sử dụng công nghệ IPv4.
Chỉ có một số ít thiết bị mới đã hỗ trợ IPv6.
Sự hiểu biết về IPv6 của người dùng cuối còn hạn chế. Nó còn quá xa lạ nếu
so với IPv4 đã rất phổ biến.
Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta không thể chuyển ngay sang sử dụng IPv6
mà cần có một giải pháp khác hữu hiện và phù hợp hơn.
3.3.5.2. Giải quyết vấn đề
Phương pháp giải quyết vấn đề này được IETF kiến nghị như sau: sử dụng cùng một lúc
cả hai địa chỉ IPv4 và IPv6 cho đến khi quá trình chuyển đổi hoàn tất. Trong quá trình
phát triển, các kết nối IPv6 sẽ tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của IPv4 và đảm bảo không
phá vỡ cấu trúc Internet cũng như làm gián đoạn hoạt động của mạng Internet. Những
công nghệ chuyển đổi này, cơ bản có thể phân thành 3 loại như sau:
Dual-stack: cho phép IPv4 và IPv6 cùng tồn tại trong cùng một thiết bị mạng.
Translator: là một dạng thức của công nghệ NAT, cho phép thiết bị chỉ hỗ trợ
IPv6 có thể giao tiếp với thiết bị chỉ hỗ trợ IPv4.
Tunnel: công nghệ sử dụng cơ sở hạ tầng mạng IPv4 để truyền tải gói tin IPv6,
phục vụ cho kết nối IPv6.
Phần sau chúng tôi xin giới thiệu từng công nghệ trên.
1. Dual-stack:
Ý tưởng của Dual-stack khá đơn giản, nó hỗ trợ thực thị đồng thời cả hai giao
thức IPv4 và IPv6. Chính vì vậy hệ điều hành hay ứng dụng có thể lựa chọn một
trong hai giao thức mà cả hai thiết bị cùng hỗ trợ để thực hiện truyền tải dữ liệu
(theo mặc định IPv6 sẽ được ưu tiên sử dụng).
2. Translator:
Là một dạng công nghệ NAT, thực phiên dịch địa chỉ và dạng thức của gói tin,
cho phép thiết bị chỉ hỗ trợ IPv6 có thể giao tiếp với thiết bị chỉ hỗ trợ IPv4.
Công nghệ phổ biến được sử dụng là NAT-PT. Thiết bị cung cấp dịch vụ NAT-
PT sẽ phiên dịch lại Header và địa chỉ.
Hình 5: Hai bước để chuyển đổi địa chỉ
3. Tunnel:
Công nghệ Tunnel là một phương pháp sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng
IPv4 để thực hiện các kết nối IPv6 bằng cách sử dụng các thiết bị mạng có khả
năng hoạt động Dual-stack tại điểm đầu và điểm cuối nhất định. Các thiết bị này
đóng gói gói tin IPv6 trong gói tin IPv4 và truyền tải trên mạng IPv4 tại điểm
đầu và gỡ bỏ gói tin IPv4, nhận lại gói tin IPv6 ban đầu tại điểm đích cuối đường
truyền IPv4. Công nghệ này thiết lập một đường kết nối ảo (tunnel) của IPv6 trên
cơ sở hạ tầng của IPv4.
Hình 6: Mô hình công nghệ Tunnel
3.4. Kết luận và đề nghị
3.4.1. Sự chuyển đổi cần thiết
Như tất cả những gì mà chúng ta đã được khảo sát ở phần trên. Phần kết luận mà chúng tôi
muốn gởi đến các bạn đã quá rõ ràng, đó là: tài nguyên địa chỉ mạng IPv4 đang cạn kiệt từng
ngày và chúng ta (nhà cung cấp dịch vụ Internet, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung
số, người dùng cuối…) cần phải nhanh chóng trang bị kiến thức cho mình và phải bắt tay vào
việc chuyển đổi sang IPv6 ngay từ bây giờ. Việc chuyển đổi tuy có tốn nhiều thời gian, công
sức cũng như là tiền bạc nhưng đó là một sự chuẩn bị tốt cho tương lai, đảm bảo được sự phát
triển cho Internet ở nước ta.
Muốn đăng ký địa chỉ IPv6 bạn đọc có thể xem hướng dẫn chi tiết tại địa chỉ website hỗ trợ của
trung tâm Internet Việt Nam:
3.4.2. Lựa chọn công nghệ chuyển đổi phù hợp với từng đối tượng
Việc chuyển đổi sang IPv6 được một số nhà khoa học ví như thay đổi động cơ của một máy
bay khi đang bay vậy. Tuy nhiên việc chuyển đổi là cần thiết và không thể không thực hiện. Và
vấn đề quan trọng là chúng ta cần phải lựa chọn công nghệ nào để phù hợp với tình hình hiện
nay. Câu trả lời của chúng tôi là công nghệ Tunnel.
Đối với các nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) đây có thể là lựa chọn hoàn hảo cho việc
chuyển đổi vì Tunnel kết hợp được những ưu điểm của Dual-stack và chính nó để có
thể phục vụ tất cả những kết nối từ mọi thiết bị của người dùng cuối (dù thiết bị đó có
hỗ trợ IPv6 hay không).
Đối với các doanh nghiệp việc triển khai IPv6 trong mạng nội bộ doanh nghiệp (LAN)
có thể thực hiện tương đối dễ dàng hơn vì quy mô không quá lớn và các doanh nghiệp
cũng đã có các phương pháp khấu hao cho các thiết bị của mình nên việc chuyển đổi
(kể cả khi cần phải thay đổi các thiết bị mới) không quá phức tạp đối với đội ngủ IT.
Tuy nhiên cũng cần biết rằng nếu chúng ta có triển khai IPv6 trước các nhà cung cấp
dịch vụ ISP thì chúng ta cũng không thể kết nối với mạng toàn cầu được. Vì vậy trong
trường hợp này công nghệ Tunnel vẫn là một sự lựa chọn tốt.
Đối với người dùng cuối: việc chuyển đổi sang IPv6 của người dùng cuối khá đơn giản
vì được sự hỗ trợ trực tiếp từ nhà cung cấp dịch vụ mạng. Điều quan trọng là thiết bị
của bạn đã sẵn sàng cho IPv6 hay không mà thôi. Nếu thiết bị của bạn không hỗ trợ thì
cũng đừng quá lo lắng vì IPv4 sẽ vẫn được sử dụng trong một khoảng thời gian nữa
trước khi sứ mệnh của nó kết thúc. Tuy nhiên trong tương lai thì việc bạn phải trang bị
một thiết bị mạng mới là điều chắc chắn vì vậy hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ.
4. Tài liệu tham khảo
[1]: Báo điện tử N2C,
[2]: Cổng thông tin Info.vn,
[3]: Trung tâm Internet Việt Nam:
[4]: IPv6 Forum:
[5]: IETF:
[6]: Trung tâm Internet Việt Nam:
[7]: Wikipedia:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom1_7109.pdf