Tài nguyên đất và độ phì nhiêu của đất tỉnh Sơn La

Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng tài nguyên đất và độ phì nhiêu của đất tỉnh Sơn La. Độ phì nhiêu hiện tại của đất được đánh giá theo phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) trên cơ sở xây dựng ma trận so sánh cặp đôi và xác định trọng số các chỉ tiêu về loại đất, tinh chất vật lý và hóa học của đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 6 nhóm đất với 22 loại đất, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm 56,88%, nhóm đất mùn đỏ vàng chiếm 35,35% và các nhóm đất còn lại chiếm 5,33% diện tích điều tra. Về kết quả phân cấp độ phì nhiêu, diện tích đất có độ phì ở mức thấp, trung bình và cao của tỉnh lần lượt là 321.359 ha, 5313.324 ha và 411.385 ha, tương ứng với 25,42%; 42,03% và 32,54% tổng diện tích điều tra. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng đinh hướng sử dụng đất hợp lý, bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Sơn La

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài nguyên đất và độ phì nhiêu của đất tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an trọng đề xây dựng chế độ bón phân, hay thực hiện các biện pháp cải tạo đất. Kết quả xác định diện tích các loại đất có dung tích hấp thu ở các mức độ thể hiện chi tiết qua bảng 9. Bảng 9. Kết quả xác định dung tích hấp thu của tầng đất mặt STT Mục đích sử dụng đất Phân cấp đánh giá (ha) Tổng diện tích (ha) Thấp Trung bình Cao 1 Đất sản xuất nông nghiệp 63.719 283.142 18.030 364.891 2 Đất lâm nghiệp 228.020 331.845 18.868 578.733 3 Đất chưa sử dụng 167.147 151.370 1.927 320.444 Tổng số (ha) 458.886 766.357 38.825 1.264.068 Cơ cấu (% diện tích điều tra) 36,30 60,63 3,07 100,00 Số liệu bảng 9 cho thấy, diện tích đất của tỉnh có CEC chủ yếu ở mức trung bình với 60,63% và mức thấp với 36,30% tổng diện tích điều tra, diện tích có dung tích hấp thu ở mức cao chiếm tỷ lệ rất thấp với 3,07% tổng diện tích điều tra. Ngoài đặc tính tự nhiên của đất, việc sử dụng đất không hợp lý có tác động không nhỏ đến kết cấu và dung tích hấp thu của đất. Đối với đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất có dung tích hấp thu tầng đất mặt ở mức thấp chỉ có 17,46%, còn lại là ở mức trung bình và cao (83,54%), tỷ lệ này tương ứng ở đất lâm nghiệp là 39,40% và 60,60%. Dung tích hấp thu của đất phụ thuộc rất nhiều thành phần cơ giới đất, hàm lượng keo đất và chất hữu cơ trong đất, vì vậy trong quá trình sử dụng đất cần áp dụng các biện pháp cải thiện thành phần cơ giới đất, tăng hàm lượng keo đất và chất hữu cơ trong đất như cày lật đất, cày sâu dần, kết hợp bón bùn ao, phù sa và phân hữu cơ cho đất. 3.2.9. Tổng hợp đánh giá độ phì nhiêu của đất Độ phì nhiêu tầng đất mặt tỉnh Sơn La là kết quả chồng xếp, tổng hợp các lớp thông tin chuyên đề thành một lớp dữ liệu độ phì đảm bảo tất cả các khoanh đất điều tra đều có dữ liệu thuộc tính của các chỉ tiêu đã được phân cấp. Căn cứ vào kết quả chồng xếp và tổng hợp đã xác định được diện tích các loại đất có độ phì khác nhau (thể hiện cụ thể qua bảng 10 và hình 1). Bảng 10. Kết quả xác định độ phì nhiêu của tầng đất mặt STT Mục đích sử dụng Phân cấp, đánh giá (ha) Diện tích điều tra (ha) Độ phì thấp Độ phì TB Độ phì cao 1 Đất sản xuất nông nghiệp 123.826 159.538 81.527 364.891 2 Đất lâm nghiệp 47.744 204.117 326.872 578.733 3 Đất chưa sử dụng 149.789 167.669 2.986 320.444 Tổng cộng (ha) 321.359 531.324 411.385 1.264.068 Cơ cấu (%) diện tích điều tra 25,42 42,03 32,54 100,00 Số liệu bảng 10 cho thấy, độ phì nhiêu của đẩt ở các mức độ khác nhau không có sự chênh lệch lớn về diện tích. Cụ thể: - Diện tích đất có độ phì ở mức trung bình là nhiều nhất với 531.325 ha, chiếm 42,03% diện tích điều tra, phân bố trên đất nông nghiệp là 159.538 ha; đất lâm nghiệp là 204.117 ha và đất chưa sử dụng là 167.669 ha. Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 86 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2020 - Diện tích đất có độ phì ở mức cao là 411.385 ha, chiếm 32,54% diện tích điều tra toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở diện tích đất lâm nghiệp với 326.872 ha, do phần lớn là diện tích đất có TPCG nặng, có mật độ che phủ cao và thời gian che phủ thường xuyên nên bảo đảm được hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng tổng số trong đất. - Diện tích đất có độ phì ở mức thấp là 321.359 ha, chiếm 25,42% diện tích điều tra, Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 33,94%; đất lâm nghiệp có 8,25% và đất chưa sử dụng có 46,74% diện tích có độ phì nhiêu tầng đất mặt ở mức thấp, ít thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cần đầu tư dinh dưỡng cho đất (phân bón) trong quá trình sản xuất. Hình 1. Bản đồ độ phì nhiêu hiện tại của đất tỉnh Sơn La 3.3. Đánh giá chung về tài nguyên đất tỉnh Sơn La Tài nguyên đất tỉnh Sơn La khá đa dạng với 22 loại đất thuộc 6 nhóm đất, trong đó nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn đỏ vàng chiếm chủ yếu. Các đơn vị thuộc nhóm đất đỏ vàng tuy có sự phân hoá về tính chất và độ phì nhiêu theo mẫu đất, đá mẹ và điều kiện hình thành nhưng đều có đặc điểm chung là đất có phản ứng chua, lớp đất mặt thường bị xói mòn rửa trôi theo bề mặt và chiều sâu nên hàm lượng sét tầng mặt ít hơn các tầng sâu và hình thành tầng tích tụ sắt và nhôm. Phần lớn diện tích đất có độ phì ở mức trung bình và cao (chiếm 77,47% diện tích của nhóm đất đỏ vàng), hầu hết diện tích đất đỏ vàng có độ dốc trên 150 đã được khai thác sử dụng cho lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Đất mùn vàng đỏ có độ phì khá cao (diện tích có độ phì trung bình và cao chiếm 69,21%) nhưng do ở địa hình cao, hiểm trở, dốc nhiều, độ chia cắt lớn, nguy cơ xói mòn rất cao, hơn nữa đa số diện tích đất này là khu vực đầu nguồn cần phòng hộ nên hướng sử dụng chính là khoanh nuôi hoặc trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn. Phần lớn diện tích đất ở các khu vực có địa hình thấp của tỉnh hiện đã được khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp như trồng cây lương thực, cây công nghiệp (cà phê, chè), cây ăn quả (mận, nhãn, vải..). Các khu vực hiện đang bỏ hoang hóa, trồng cây hàng năm trên đất dốc, đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác và đất chưa sử dụng có độ phì ở mức thấp, chiếm 25,42% tổng diện tích điều tra. 4. KẾT LUẬN Tài nguyên đất tỉnh Sơn La tương đối đa dạng với 22 loại đất thuộc 6 nhóm. Trong đó Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2020 87 hai nhóm có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng và đất mùn đỏ vàng trên núi, có tỷ lệ lần lượt là 56,88% và 35,35% diện tích điều tra, các nhóm đất còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể với 5,33% diện tích điều tra. Phần lớn diện tích đất đỏ vàng phân bố ở nơi độ dốc trên 150, có độ phì của đất ở mức trung bình và cao (chiếm 77,47% diện tích của nhóm đất đỏ vàng), chủ yếu sử dụng cho lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Độ phì nhiêu các loại đất có diện tích tương đối đồng đều ở các mức độ cao, trung bình và thấp, không có sự chênh lệch nhiều, với tỷ lệ lần lượt là 25,42%, 42,03% và 32,54% so với tổng diện tích điều tra. Trong đó đất có độ phì nhiêu cao tập trung nhiều trong đất lâm nghiệp với 326.872 ha (chiếm 56,48% tổng diện tích điều tra và 79,46% tổng diện tích các loại đất có độ phì nhiêu ở mức cao). Thực trạng tài nguyên đất và độ phì nhiêu là căn cứ quan trọng cho định hướng quản lý và sử dụng đất bền vững, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu của Sơn La. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2012 về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015. Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT ngày 15 tháng 12 năm 2015 về Quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai. 3. Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000. Đất Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Hội Khoa học Đất Việt Nam, 1996. Đất Việt Nam (Kèm theo bản chú giải bản đồ đất tỷ lệ 1:1.000.000). NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Bình Nhự, Khương Mạnh Hà, 2017. Giáo trình Thổ nhưỡng. NXB Đại học Nông nghiệp. 6. Quốc hội, 2013. Luật đất đai. NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam. 7. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Sơn La, 2017. Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Sơn La. 8. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2005. Báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh Sơn La (kèm theo bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000). SOIL RESOURCES AND SOIL FERTILITY OF SON LA PROVINCE Khuong Manh Ha1*, Xuan Thi Thu Thao2, Nguyen Tuan Duong1, Nguyen Manh Hung1, Tran Manh Cong3 1Bac Giang Agriculture and Forestry University 2Vietnam National University of Forestry 3General Department of Land Administration SUMMARY The study aimed to assess the current status of land resources and soil fertility in Son La province. The current soil fertility was evaluated by the Multi Criteria Evaluation method (MCE) on the basis of generating a pair comparison matrix and determining the indicators of soil type, soil physical and chemical properties. The research results indicated that in Son La province, there were 6 soil groups with 22 soil types, of which red and yellow soil groups accounted for 56.88%, yellow red humus group accounted for 35.35% and the remaining soil groups accounted for 5.33% of the surveyed area. Regarding the fertility classification results, the land areas with low, medium and high fertility of the province are 321,359 ha, 5313,324 ha and 411,385 ha respectively, corresponding to 25.42%; 42.03% and 32.54% of the total investigated area. The research results played important role in determining the reasonable and sustainable land use orientation, which help in coping with climate change in Son La province. Keywords: chemical property, fertility, land use, physical property, soil resources. Ngày nhận bài : 25/8/2020 Ngày phản biện : 23/9/2020 Ngày quyết định đăng : 29/9/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_nguyen_dat_va_do_phi_nhieu_cua_dat_tinh_son_la.pdf