Tổchức lao động quốc tế(ILO) và Tổchức Y tếThếgiới (WHO) đã
nhiều lần nhóm họp và thông qua nhiều bộluật mang tính chất quốc tếvề
sức khỏe trong lao động cho mọi người, bởi sốngười lao động trên thếgiới
ngày càng tăng. Ngày nay, trên thếgiới có khoảng gần 3 tỷngười lao động
(năm 2000 có 2747 triệu người). Trong đó nhiều lao động là người già (5 -
5,4% trên 60 tuổi) lao động là trẻem (gần 100 triệu ởtuổi 10 - 14 chiếm 5 -
8%).
Vấn đềan toàn lao động không lúc nào, nơi nào được coi là đã hoàn
toàn tốt đặc biệt là ởcác nước đang phát triển, các nước nghèo.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Tai nạn và an toàn lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
124
TAI NẠN VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Nêu được các khái niệm về tai nạn và an toàn lao động.
2. Liệt kê được các loại tai nạn và các vấn đề về an toàn lao động.
3. Trình bày được các nguyên tắc xử trí ban đầu các tai nạn lao động.
4. Mô tả được các biện pháp dự phòng và kiểm soát tai nạn lao động.
5. Nhận thức được tai nạn lao động là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
nhưng có thể phòng tránh được.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã
nhiều lần nhóm họp và thông qua nhiều bộ luật mang tính chất quốc tế về
sức khỏe trong lao động cho mọi người, bởi số người lao động trên thế giới
ngày càng tăng. Ngày nay, trên thế giới có khoảng gần 3 tỷ người lao động
(năm 2000 có 2747 triệu người). Trong đó nhiều lao động là người già (5 -
5,4% trên 60 tuổi) lao động là trẻ em (gần 100 triệu ở tuổi 10 - 14 chiếm 5 -
8%).
Vấn đề an toàn lao động không lúc nào, nơi nào được coi là đã hoàn
toàn tốt đặc biệt là ở các nước đang phát triển, các nước nghèo.
1. Khái niệm
1.1. Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là những diễn biến bất thường về sức khỏe, xẩy ra
bất ngờ trong lao động do công việc hoặc môi trường lao động gây nên làm
nguy hại đến sức khỏe cả về thể chất hoặc tinh thần thậm chí có thể gây
chết người, ví dụ: nổ lò luyện gang, điện giật gây chết người; ngã xuống hố
vôi đang tôi bị bỏng; hạt lúa bắn vào mắt gây tổn thương mắt v.v...
1.2. An toàn lao động
An toàn lao động là tất cả các giải pháp, công việc của tập thể hoặc
125
người lao động nhằm giảm nhẹ hoặc chống lại các tai nạn và bệnh nghề
nghiệp, ví dụ: khẩu trang có thể phòng chống bụi, mặt nạ phòng nhiễm độc
hóa chất thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động và quy trình sản xuất để
phòng chống điện giật v.v...Như vậy công tác an toàn lao động bao gồm cả
3 vấn đề đồng bộ cần phải tiến hành là:
- Xây dựng, ban hành và thực hiện tốt các chế độ chính sách, pháp
luật và các tiêu chuẩn cũng như tổ chức quản lý, thanh kiểm tra an toàn lao
động.
- Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ
các yếu tố nguy hiểm có hại, cải thiện điều kiện làm việc.
- Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện, tổ chức vận động đông đảo
người chủ và người thợ làm tốt công tác an toàn lao động.
2. Tình hình tai nạn lao động và công tác an toàn lao động hiện nay
2.1. Công tác an toàn lao động
An toàn lao động là các biện pháp giảm thiểu hoặc triệt tiêu những
yếu tố nguy hiểm có hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng người
lao động. Cứ 3 năm một lần lại có một đại hội thế giới về an toàn và vệ sinh
lao động được tổ chức.
Đại hội thế giới lần thứ 16 về an toàn và vệ sinh lao động được tổ
chức từ ngày 26 đến 31 tháng 5 năm 2002 tại Viên (Áo). Mục tiêu của hội
nghị là chia sẻ thông tin và giới thiệu các thành tựu khoa học và thực tiễn
bảo vệ người lao động trong thời kỳ mới. Hội nghị an toàn và vệ sinh lao
động khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 18 diễn ra vào 2 ngày 8 - 9
tháng 10 năm 2002 ở Hà Nội có chủ đề là: "An toàn và vệ sinh lao động,
bảo vệ nguồn nhân lực trong quá trình phát triển".
Công tác an toàn lao động ở Việt Nam đang tập trung vào các vấn đề sau:
- Xây dựng một hệ thống quản lý thống nhất về an toàn vệ sinh lao
động (ATVSLĐ) phù hợp cho từng giai đoạn.
- Từng bước hoàn thiện pháp chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy định về
ATVS LĐ.
- Từng bước hiện đại hóa công nghệ.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền huấn luyện về ATVSLĐ.
126
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về ATVSLĐ.
- Phát huy vài trò các đoàn thể xã hội trong ATVSLĐ.
2.2. Tình hình tai nạn lao động của Việt Nam trong những năm gần đây
Hàng năm có từ 300 đến 700 vụ tai nạn lao động xẩy ra trên các cơ sở
sản xuất của cả nước được ghi nhận. Con số này chưa phải là sự thật bởi
còn nhiều cơ sở chưa báo cáo đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Năm 1998 có 314 vụ tai nạn lao động làm chết 565 người. Năm 1999
có 322 vụ tai nạn lao động làm chết 383 người.
Từ năm 2000 đến nay mỗi năm có 500 - 600 vụ tai nạn lao động với
số người chết và người bị thương vài trăm người, gây tổn thất rất lớn về
kinh tế và sức khỏe công nhân.
Tỷ lệ tai nạn lao động cao nhất là các cơ sở xây dựng 27,2% sau đó
đến sản xuất than 21,5%, các ngành khác như cơ khí luyện kim, hóa chất
đều khoảng 15 - 20%.
Các khu công nghiệp, ngành điện ở các địa phương là nơi có tần suất
tai nạn lao động cao.
3. Nguyên nhân gây tai nạn lao động
Trong sản xuất tai nạn lao động xẩy ra do nhiều nguyên nhân khác
nhau hoặc có sự kết hợp của các nguyên nhân gây nên.
3.1. Nguyên nhân kỹ thuật
Kỹ thuật đóng vai trò quan trọng làm cho tỷ lệ tai nạn lao động gia
tăng đặc biệt là kỹ thuật lạc hậu, lao động giản đơn hoặc dây chuyền công
nghệ cũ. Các nước tiên tiến do phát triển kỹ thuật tự động hóa cao nên giảm
thiểu nhanh các tai nạn lao động. Các dây chuyền công nghệ cũ gây ô
nhiễm hóa chất độc là nguyên nhân gây tai nạn nhiễm độc cho công nhân
(hiện tượng rò rỉ khí độc).
3.2. Tổ chức lao động
Tổ chức lao động không hợp lý là nguyên nhân gây mệt mỏi mất tập
trung tư tưởng dễ tạo ra tai nạn lao động. Mệt mỏi làm cho phản xạ thần
kinh kém, dễ bị tai nạn. Sự phù hợp về cấu trúc giải phẫu sinh lý với công
việc và máy móc cung sẽ giảm thiểu tai nạn lao động.
127
3.3. Nguyên nhân chủ quan và khách quan
Các tai nạn lao động xẩy ra có nguyên nhân chủ quan và khách quan
phụ thuộc vào chủ thể người lao động. Bản thân người lao động nắm rõ quy
trình sản xuất và an toàn lao động sẽ ít bị tai nạn lao động hơn. Các nguyên
nhân khách quan nhiều khi có vai trò quyết định việc hình thành các tai nạn
lao động đặc biệt là ở các nước đang phát triển, lao động phức tạp, đan xen
giữa các ngành nghề thiếu chuyên môn hóa tạo điều kiện cho các tai nạn
phát triển.
4. Nguyên tắc xử trí ban đầu các tai nạn lao động
4.1. Sơ cứu
Công tác sơ cứu ban đầu cơ bản là chống mất máu, chống choáng và
giảm tối đa các tổn thương thêm, thứ phát sau tai nạn. Phải thực hiện nhanh
chóng, kịp thời để đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm tạo điều kiện
cho công tác cấp cứu chuyên môn được tiến hành thuận lợi.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao
động theo điều 105 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu tại chỗ người bị tai nạn lao động, sau đó
phải chuyển ngay đến cơ sở y tế.
+ Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm nhiều
người bị thương nặng thì phải giữ nguyên hiện trường nơi xảy ra tai
nạn lao động và báo ngay với cơ quan thanh tra Nhà nước về an
toàn lao động và công an địa phương.
4.2. Phân loại
Công tác phân loại tai nạn lao động là rất cần thiết, nhằm mục đích xử
trí kịp thời và thích hợp. Cần phân biệt rõ ràng trường hợp nào cần cấp cứu
tại chỗ, trường hợp nào cần chuyển tuyến thì chuyển ngay.
4.3. Vận chuyển và chuyển tuyến bệnh nhân
Trên cơ sở phân loại bệnh nhân cần tiến hành vận chuyển và chuyển
tuyến bệnh nhân đúng theo quy định về chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo
cấp cứu kịp thời và chữa trị đúng phương pháp giảm tối đa các di chứng do
chấn thương, tai nạn lao động.
128
5. Biện pháp an toàn lao động
Để thực hiện tốt công tác an toàn lao động, phòng tránh các tai nạn lao
động cần nghiêm chỉnh thực hành các vấn đề sau:
5.1. Quản lý và giám sát an toàn lao động: Công việc này phải tiến hành
thường xuyên, nhiều cấp ngành tham gia và được quần chúng hưởng ứng.
5.2. Dự báo nguy cơ tai nạn lao động kịp thời để có sự phòng bị hữu hiệu
Những nơi có nguy cơ tai nạn lao động cần có biển báo nguy hiểm để
người lao động luôn có ý thức nâng cao cảnh giác để tự phòng tránh tai nạn
lao động.
5.3. Giáo dục an toàn và phòng tránh tai nạn thường xuyên và đầy đủ để
cả người sử dụng lao động và người lao động cùng nhận thấy được việc cần
làm để bảo vệ người lao động ngày một tốt hơn.
5.4. Những yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động
- Việc xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở
để sản xuất, sử dụng, bảo quản lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các
chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ
đầu tư, người sử dụng lao động phải lập luận chứng về các biện pháp bảo
đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. Trong luận chứng phải có những
nội dung chính sau đây:
+ Địa điểm, quy mô, khoảng cách từ công trình, cơ sở đến khu dân cư
và các công trình khác.
+ Những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá
trình hoạt động, các biện pháp phòng ngừa, xử lý.
+ Luận chứng phải được các cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn
lao động hoặc vệ sinh lao động phối hợp với các cơ quan hữu quan
chấp thuận.
- Khi thực hiện phải cụ thể hóa các yêu cầu, nội dung, biện pháp bảo
đảm an toàn và vệ sinh lao động theo luận chứng đã duyệt.
- Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động và vệ sinh lao động là tiêu
chuẩn, quy phạm bắt buộc thực hiện. Căn cứ tiêu chuẩn, quy phạm an toàn
lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước, của ngành ban hành, người sử
dụng lao động phải xây dựng quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
129
cho từng loại máy thiết bị vật tư và nội quy an toàn, vệ sinh nơi làm việc.
- Việc nhập khẩu các loại máy thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được Bộ Thương
mại cho phép sau khi trao đổi và được sự nhất trí của cơ quan thanh tra Nhà
nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động.
- Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại theo Điều 97của Bộ luật Lao
động được quy định như sau:
+ Phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ít nhất mỗi năm một lần.
+ Khi thấy có hiện tượng bất thường thì phải kiểm tra và phải có biện
pháp xử lý ngay.
+ Lập hồ sơ lưu giữ và theo dõi đúng quy định.
- Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm độc hại dễ gây tai nạn lao động
theo Điều 100 của Bộ luật Lao động quy định như sau:
+ Phải có đủ trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp như: thuốc,
bông băng, băng ca, mặt nạ phòng độc, xe cấp cứu.
+ Có phương án dự phòng xử lý các sự cố có thể xẩy ra.
+ Phải tổ chức đội cấp cứu.
+ Đội cấp cứu và người lao động phải được thường xuyên luyện tập.
Đối với các đơn vị nhỏ, người sử dụng lao động tự tổ chức hoặc trên
kết với các tổ chức cấp cứu của địa phương để giải quyết các sự cố khẩn
cấp, nhưng vẫn phải sơ cứu tại chỗ.
- Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải
được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy cách và chất
lượng theo tiêu chuẩn, danh mục do Bộ Lao động - Thương binh xã hội quy
định.
- Việc khám định kỳ sức khỏe, huấn luyện về an toàn lao động, vệ
sinh lao động theo Điều 102 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:
+ Phải khám sức khỏe cho người lao động, kể cả người học nghề, tập
nghề, ít nhất một lần trong một năm, đối với người làm công việc nặng
nhọc, độc hại thì 6 tháng một lần. Việc khám sức khỏe phải do các đơn vị y
tế Nhà nước thực hiện.
130
+ Trước khi nhận việc, người lao động, kể cả người học nghề, tập
nghề, phải được hướng dẫn, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao
động. Sau đó căn cứ vào công việc của từng người đảm nhiệm mà huấn
luyện, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh phù hợp và phải
được kiểm tra thực hành chặt chẽ.
Nghiêm cấm việc sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và
chưa được cấp thẻ an toàn làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động, vệ sinh lao động.
Việc tổ chức huấn luyện, mở lớp huấn luyện phải theo sự hướng dẫn
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế.
6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động
trong vấn đề đảm bảo an toàn lao động.
6.1. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
- Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và
cải thiện điều kiện lao động.
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ
khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy
định của Nhà nước.
Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an
toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công
đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của màng lưới an toàn và vệ
sinh lao động.
- Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù
hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy
thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp
an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn,
chế độ quy định.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình
131
hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao
động với Sở Lao động - Thương binh xã hội nơi doanh nghiệp đang hoạt
động.
6.2. Quyền của người sử dụng lao động
- Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp
an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Khen thưởng người chấp hành tốt, kỷ luật người vi phạm trong việc
thực hiện an toàn lao động.
- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của
thanh tra viên lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn
phải chấp hành quyết định đó.
6.3. Nghĩa vụ của người lao động
- Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao
động liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được
trang bị, cấp phát, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất
hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.
Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ
gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc có sự cố nguy
hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh
của người sử dụng lao động.
6.4. Quyền của người lao động
Yêu cầu người sử dụng lao động phải đảm bảo điều kiện làm việc an
toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động, cung cấp đầy đủ phương tiện
bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh
lao động.
- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ
xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình
và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc ở
nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa khắc phục.
- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi
người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực
132
hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp
đồng lao động, thoả ước lao động.
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Công cụ tự lượng giá
Phân biệt đúng sai cho các câu từ câu 1 đến câu 15 bằng cách đánh
dấu X vào cột A cho câu đúng và vào cột B cho câu sai:
TT Nội dung câu hỏi A B
1 Chỉ những diễn biến bất thường về sức khỏe của người lao
động xảy ra khi người lao động đang làm việc mới được gọi là
tai nạn lao động
2 Mọi biện pháp để phòng chống tai nạn lao động được gọi là
An toàn lao động
3 Để thực hiện An toàn lao động cần tiến hành đồng bộ cả 2 vấn
đề là ứng dụng khoa học kỹ thuật và tuyên truyền giáo dục ý
thức tự bảo vệ cho người lao động
4 Nguyên nhân kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc làm
tăng tai nạn lao động.
5 Sự phát triển của tự động hóa tỷ lệ nghịch với tai nạn lao động.
6 Tổ chức lao động hợp lý cũng góp phần quan trọng làm giảm
tai nạn lao động
7 Sơ cứu ban đầu góp phần quan trọng làm giảm hậu quả của tai
nạn lao động
8 Bộ luật_ lao động quy định những nơi làm việc có nhiều yếu
tố độc hại thì phải kiểm tra và đo lường các yếu tố độc hại ít
nhất 6 tháng 1 lần.
9 Người làm công việc có các yếu tố độc hại nguy hiểm phải tự
trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân đúng quy
cách và chất lượng theo tiêu chuẩn
10 Những người lao động nặng nhọc độc hại phải được khám sức
khoẻ định kỳ 6 tháng một lần.
133
11 Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm khi người lao
động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
12 Tai nạn lao động xảy ra với người lao động đang học nghề tập
nghề thì người sử dụng không phải chịu trách nhiệm.
13 Người sử dụng lao động có quyền buộc thôi việc đối với những
người lao động không tuân thủ quy tắc về An toàn lao động.
14 Người lao động không có quyền từ chối hoặc rời bỏ nơi làm
việc kể cả khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.
15 Nếu người lao động làm mất hoặc hư hỏng các phương tiện
bảo vệ cá nhân đã được cấp thì sẽ phải bồi thường.
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ câu 16 đến câu 20 bằng
cách đánh dấu X vào cột tương ứng với chữ cái đứng đầu câu trả lời được
lựa chọn.
Câu hỏi A B C D E
16. Trong các tình trạng sức khỏe sau tình trạng nào
không phải là tai nạn nghề nghiệp:
A. Bỏng do ngã xuống hố vôi đang tôi trong khi lao
động.
B. Điếc do tiếng ồn trong lao động sau 2 tháng làm
việc trong môi trường có tiếng ồn cao.
C. Điện giật trong khi đang lao động.
D. Tổn thương giác mạc do hạt lúa bắn vào mắt trong
khi đang tuốt lúa.
E. Nhiễm độc asen cấp tính sau 1 tháng lao động
trong môi trường có nồng độ asen cao.
134
17. Đặc điểm khác nhau giữa tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp là:
A. Thời điểm xảy ra các hiện tượng bất thường của
sức khỏe B. Mức độ trầm trọng của các hiện
tượng bất thường của sức khỏe, tai nạn lao động
thường trầm trọng hơn bệnh nghề nghiệp.
C Nguyên nhân gây nên các hiện tượng bất thường
của sức khỏe-
D. Yếu tố bất ngờ và thời gian gây nên các tổn
thương về sức khỏe, tai nạn lao động xảy ra bất
ngờ và thường diễn biến trong thời gian ngắn.
18. Mục tiêu của các giải pháp an toàn lao động là: A.
Giảm các tác hại nghề nghiệp.
B. Phòng chống bệnh nghề nghiệp.
C. Giảm nhẹ hoặc phòng chống tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp.
D. Khắc phục các hậu quả do tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp gây ra.
19. Công tác an toàn lao động bao gồm đồng bộ các
biện pháp sau, ngoại trừ:
A. Xây dựng, ban hành và thực hiện tốt chế độ chính
sách quản lý thanh kiểm tra an toàn lao động
B. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện công tác an
toàn lao động
C Tổ chức khám sức khỏe định kỳ đúng quy định.
D. Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến.
135
20. Các yếu tố sau đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tai
nạn lao động, ngoại trừ:
A. Máy móc và phương tiện lao động sắp xếp khoa
học.
B. Dây chuyền công nghề cũ kỹ, kỹ thuật lạc hậu.
C Tổ chức lao động không hợp lý, thời gian lao động
quá dài.
D. Người lao động không nắm vững quy trình sản
xuất và an toàn lao động.
2. Hướng dẫn tự lượng giá
Để có thể trả lời được các câu hỏi trên sinh viên cần đọc kỹ bài giảng
theo từng phần cụ thể:
- Phần "Khái niệm" để trả lời các câu 1 - 3 và 16-17.
- Phần "Nguyên nhân gây tai nạn lao động" để trả lời các câu 4 - 6.
- Phần nguyên tắc xử trí ban đầu tai nạn lao động" để trả lời câu7
- Phần "Biện pháp an toàn lao động" để trả lời câu hỏi 8 và 18 -19.
- Phần "Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao
động trong vấn đề đảm bảo an toàn lao động" để trả lời cho câu hỏi 9 -15
và 20.
Sau khi tự nghiên cứu bài giảng để trả lời các câu hỏi sinh viên hãy
đối chiếu với đáp án ở cuối cuốn sách.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ
1. Phương pháp học
Tự nghiên cứu tài liệu học tập trước khi đến lớp. Các tài liệu đọc
thêm, tài liệu tham khảo có thể tìm đọc tại thư viện trường Đại học Y khoa
Thái Nguyên. Ghi lại các vấn đề chưa hiểu trong bài để thảo luận với các
bạn, cuối cùng xin ý kiến giảng viên với những phần còn thắc mắc chưa
hiểu kỹ.
136
2. Vận dụng thực tế
Trong bất kỳ công việc nào dù nhỏ dù lớn sắp xếp một cách khoa học
sẽ giảm được các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Tai nạn lao động có thể xảy
ra với bất cứ công việc nào do vậy cần luôn tìm hiểu những yếu tố bất lợi
để phòng tránh tai nạn lao động. Trong mọi tai nạn xử trí ban đầu phù hợp
luôn là việc làm cần thiết cấp bách để giảm hậu quả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- suc_khoe_nghe_nghiep_p8_8824.pdf