Mục tiêu của chương: Nắm được bản chất, chức năng của ngân hàng thương mại, qua
đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác.
Hiểu được tổng quan các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại.
1.Khái niệm ngân hàng thương mại
Luật các tổ chức tín dụng do quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12
năm 1997, định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được
thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Luật này
còn định nghĩa:” Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ,
làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng
và cung ứng các dịch vụ thanh toán.”
Luật ngân hàng Nhà nước định nghĩa:” Hoat động ngân hàng là hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền và sử dụng
số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.”
21 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu về Ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm,
phương thức trả nợ và các cam kết khác được các bên thỏa thuận.
Yêu cầu của hợp đồng tín dụng: các nội dung của hợp đồng phải logic, thống nhất,
phản ánh đầy đủ các điều khoản và điều kiện tín dụng, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên,
cam kết chung giữa các bên và tuân thủ tuyệt đối các quy định pháp lý về tín dụng và
quản lý hiện hành của các cơ quan quản lý và của ngành ngân hàng.
2.6.Xét duyệt cho vay
Xét duyệt cho vay, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay là nhân tố quan trọng để
đảm bảo cho vốn tín dụng phát huy được hiệu quả như mong muốn. Ngày nay các ngân
hàng sử dụng nhiều biện pháp kiểm soát khác nhau. Một số biệp pháp cơ bản được áp
dụng:
Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả cá loại hình cho vay.
Kiểm soát thường xuyên những khoản cho vay lớn vì rủi ro các khoản cho vay này có
ảnh hưởng lớn đến tình trạng tài chính của ngân hàng.
Tổ chức quá trình kiểm soát để đảm bảo xem xét và đánh giá được tất cả những đặc
tính quan trọng nhất đối với một khoản cho vay.
Theo dõi thường xuyên các khoản cho vay có vấn đề.
Tăng cường các biện pháp kiểm soát tín dụng trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội
hay hoạt động ngân hàng có sự biến động đột ngột đe dọa sự an toàn, hiệu quả vốn tín
dụng.
3. Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận
tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
Kỳ hạn nợ là những khoảng thời gian nằm trong thời hạn cho vay mà cuối mỗi
khoảng thời gian đó khách hàng phải hoàn trả 1 phần hoặc toàn bộ số nợ cho ngân
hàng.
3.1. Căn cứ để xác định thời hạn cho vay
- Đặc tính và chu kỳ hoạt động tương ứng với các doanh nghiệp kinh doanh của
khách hàng vay vốn.
Chu kỳ hoạt động là khoảng thời gian từ khi đưa nguyên vật liệu vào, sản xuất
ra sản phẩm cho tới khi thu được tiền bán hàng để bù đắp chi phí và tiếp tục chu kỳ
hoạt động khác.
Chu kỳ ngân quỹ = Chu kỳ hoạt động- giai đoạn phải trả người bán
Chu kỳ hoạt động và chu kỳ ngân quỹ làm xuất hiện sự không ăn khớp về thời
gian lưu chuyển tiền tệ giữa luồng tiền ra và luồng tiền vào, điều này đòi hỏi phải có
nguồn tài trợ về ngân quỹ để đáp ứng mức chênh lệnh đó.
Thông thường thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào độ dài thời gian chu
kỳ hoạt động của khách hàng. Tuy nhiên thời hạn cho vay có thể ngắn hơn chu kỳ hoạt
động nếu trong kế hoạch trả nợ có cân đối thêm nguồn trả nợ( từ lợi nhuận và các
nguồn thu khác).
- Đặc điểm đối tượng vay vốn và mục đích vay vốn của khách hàng.
Mục đích vay vốn của khách hàng là nhằm bù đắp thiếu hụt vốn trong quá trình
hoạt động, tùy theo nhu cầu đầu tư vào quá trình hoạt động, khách hàng xin vay vốn để
đầu tư mua sắm tài sản lưu động hay tài sản cố định( đối tượng vay vốn) phù hợp đảm
bảo cho khách hàng có đủ chi phí đầu vào để tiến hành hoạt động bình thường. Vì lý do
đó, khi có nhu cầu xin vay vốn, khách hàng phải gửi tới ngân hàng giấy đề nghị vay
vốn trong đó xác định rõ mục đích vay vốn và nhu cầu vay vốn ngân hàng.
- Thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án, phương án đầu tư
Thời gian hoàn vốn đầu tư là số thời gian cần thiết để dự án, phương án hoạt
động thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Nó chính là khoảng thời gian để hoàn trả vốn
đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận và khấu hao thu hồi hằng năm.
Thời gian thu hồi vốn dài hay ngắn tùy thuộc vào khả năng cân đối nguồn tiền
để trả nợ từ lợi nhuận thuần và khấu hao cơ bản. Thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác
định bằng phương pháp cộng dồn hay trừ dần.
- Khả năng cân đối nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
Khả năng cân đối nguồn vốn phụ thuộc vào khả năng cung ứng nguồn vốn của
ngân hàng và khả năng cân đối nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán. Khi cân
đối nguồn vốn, các ngân hàng còn phải chú trọng tới sự cân đối giữa nguồn vốn huy
động để cho vay của ngân hàng và nhu cầu vay vốn của khách hàng cả về cơ cấu nguồn
vốn theo kỳ hạn và loại tiền sử dụng trong giao dịch.
Sự tác động của các nhân tố như công tác quản trị ngân hàng, đạo đức nghề
nghiệp của cán bộ tín dụng, của khách hàng. Nếu công tác quản trị ngân hàng không
tốt, cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức
nghề nghiệp, khách hàng che dấu các thông tin liên quan tới nhu cầu vay vốnthì việc
xác định thời hạn cho vay kém chính xác, thường dẫn tới việc xác định thời hạn cho
vay không phù hợp với khả năng hoàn vốn của dự án, phương án đầu tư và kết quả tất
yếu là các khoản cho vay khó đòi có thể trả nợ đúng hạn.
3.2. Thời hạn cho vay và thời hạn cho vay trung bình
3.2.1. Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay bao gồm:
Thời hạn giải ngân: được tính từ khi khách hàng nhận tiền vay lần đầu tiên đến
khi kết thúc việc nhận tiền vay.
Thời hạn ân hạn: trong mỗi hợp đồng tín dụng có thể có hoặc không. Thời hạn
ân hạn hay rơi vào thời gian sản xuất thử, nên khách hàng vẫn chưa phải trả nợ tiền vay
cho ngân hàng( ở Việt Nam theo quy định hiện hành của NHNN thì thời hạn ân hạn
được tính từ khi rút khoản vốn đầu tiên đến khi bắt đầu của kỳ hạn trả nợ).
Thời hạn trả nợ: là khoảng thời gian được tính từ khách hàng bắt đầu trả nợ cho
đến khi trả hết nợ( gốc và lãi) cho ngân hàng. Thời hạn trả nợ có thể được chia ra các
kỳ hạn trả nợ
Nguồn trả nợ của khách hàng được lấy từ khấu hao tài sản hình thành từ vốn vay,
một phần lợi nhuận đạt được từ dự án vay vốn và các nguồn vốn khác( nếu có).
3.2.2. Thời hạn cho vay trung bình
Thời hạn cho vay trung bình là khoảng thời gian khách hàng được sử dụng toàn bộ
tiên vay.
Thời hạn cho vay trung bình = Thời hạn trung bình kỳ rút vốn+ Thời hạn ân hạn +
Thời hạn trung bình kỳ trả nợ
Trong đó:
4. Phương pháp cho vay
Nhằm đáp ứng được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng trong việc
vay vốn, NHTM đưa ra nhiều phương pháp cho vay khác nhau. Tuy vậy, nếu xét theo
cách rút vốn vay và trả nợ thì hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại được thực
hiện theo 2 phương pháp cho vay cơ bản sau:
4.1.Phương pháp cho vay từng lần
Cho vay từng lần là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và
ngân hàng đều phải làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.
- Trường hợp áp dụng
Khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên.
Ngân hàng yêu cầu áp dụng để giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay
chặt chẽ hơn.
- Cấp vốn vay
Mỗi hợp đồng tín dụng có thể phát tiền vay một hoặc nhiều lần phù hợp với
tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn của khách hàng.
Tổng số tiền cho vay không được vượt quá số tiền đã ký trong hợp đồng.
- Thu nợ
Theo thời hạn trả nợ đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
4.2.Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay mà ngân hàng và khách
hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng, duy trì trong một khoảng thời gian
nhất định.
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời
hạn nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Trường hợp áp dụng
Khách hàng có nhu cầu vay vốn- trả nợ thường xuyên.
Có uy tín với ngân hàng.
Khách hàng có đặc điểm sản xuất kinh doanh luân chuyển vốn không phù hợp
với phương thức cho vay từng lần.
- Cách thức cấp vốn, thu nợ
Cấp vốn:
Khách hàng được sử dụng một hạn mức tín dụng trong một thời hạn nhất định.
Kế hoạch rút vốn không được ghi trong hợp đồng.
Khách hàng rút tiền vay theo nhu cầu thực tế, trong phạm vi hạn mức tín dụng
còn lại.
Thu nợ:
Lịch trả nợ được thỏa thuận vào thời điểm rút tiền vay.
Việc điều chỉnh và xử lý nợ như vay từng lần.
Cách thức cấp vốn, thu nợ:
4.3. Cho vay thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi
trội( vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong
khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.
Để được thấu chi khách hàng phải làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi và
thời gian thấu chi( có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng). Trong quá trình hoạt
động, khách hàng có thể kí séc, lập ủy nhiệm chi, mua thẻ sécvượt quá số dư tiền gửi
để chi trả( song trong hạn mức thấu chi). Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền
gửi ngân hàng sẽ thu gốc và lãi.
Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng
hình thức này.
Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thời gian
và quy mô. Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa và dự đoán ngân quỹ song
không chính xác. Do vậy, hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách
hàng trong quá trình thanh toán: chủ động, nhanh, kịp thời.
Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là
không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp và cá nhân vài ngày trong tháng,
vài tháng trong năm dùng để trả lương, chi các khoản phải nộpHình thức này nhìn
chung chỉ sử dụng đối với khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu
nhập ngắn.
5. Lãi suất cho vay và phí suất tín dụng
5.1.Các loại lãi suất
- Lãi suất cho vay trong hạn
Được thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng tín dụng
Ngân hàng có thể áp dụng lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi khi cho vay.
- Lãi suất cho vay quá hạn
Áp dụng trong trường hợp khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn
Lãi suất cho vay trong
hạn
5.2. Phương pháp tính lãi
- Tính lãi theo dư nợ thực tế
Tiền lãi = Dư nợ thực tế
- Tính lãi theo nợ gốc phải trả
Tiền lãi = Nợ gốc phải trả
- Tính lãi theo dư nợ bình quân: Lãi thường được tính theo định kỳ hàng tháng.
Tiền lãi = Dư nợ bình quân trong 1 kỳ( tháng)
HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III
1.Trình bày những giai đoạn chủ yếu của quy trình tín dụng. Theo bạn một khoản
tín dụng được cấp có phải trải qua tất cả các giai đoạn của qui trình không ?
2.Nội dung phân tích đánh giá khách hàng trước khi cho vay.
3.Phân tích các nguyên tắc cơ bản của chế độ tín dụng ngân hàng.
4.Vì sao các khoản tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro?
5.Những đặc tính hợp pháp của một hợp đồng tín dụng.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG III
Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của ngân hàng thương mại. Để
đảm bảo cho ngân hàng thương mại có thể duy trì và phát triển vững chắc, đòi hỏi hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại phải an toàn, hiệu quả. Muốn vậy, các khâu
của hoạt động cho vay phải được thực hiện một cách trôi chảy theo những nguyên tắc
nhất định: sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và
phải hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn. Ngân hàng chỉ cho vay đối với khách hàng đáp
ứng được yêu cầu ngân hàng đề ra: có đầy đủ năng lực pháp luật, có khả năng tài chính
và đảm bảo trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, mục đích sử dụng tiền
vay hợp pháp, có tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn vay, thực hiện đảm bảo
tiền vay theo quy định của Chính phủ và theo hướng dẫn của thống đốc Ngân hàng nhà
nước Việt Nam.
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận
tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Để xác định được thời hạn cho vay
chính xác phải căn cứ vào các căn cứ: đặc điểm và chu kỳ hoạt động tương ứng với các
nghiệp vụ kinh doanh của khách hàng vay vốn, đặc điểm đối tượng vay vốn và mục
đích vay vốn của khách hàng, thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án, phương án đầu tư,
khả năng cân đối nguồn vốn của ngân hàng, sự tác động của các nhân tố như công tác
quản trị, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, của khách hàng
Nhằm đáp ứng được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng trong việc
vay vốn, ngân hàng thương mại đưa ra nhiều phương pháp cho vay khác nhau. Tuy
vậy, xét theo cách thức rút vốn vay và trả nợ thì hoạt động cho vay của ngân hàng được
thực hiện theo 2 phương pháp: cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng.
Lãi suất cho vay là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Việc quyết định lãi suất cho vay phải dựa trên những căn cứ bù đắp được tất cả
các chi phí có liên quan, tạo ra một khoản sinh lời cần thiết để hoạt động của ngân hàng
có lãi và tăng trưởng. Những yếu tố cấu thành lãi suất cho vay gồm: chi phí vốn chủ sở
hữu, chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí
thanh khoản. Ngân hàng đưa ra hai phương pháp tính lãi: tính lãi theo tích số và tính lãi
theo món.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkt0031_p1_3447.pdf