Tài liệu Thi công móng - Chương 3: Thí nghiệm sức chịu tải cọc
1 Khái niệm
Mặc dù các phương pháp lý thuyết dùng để dự đoán sức chịu tải của cọc có
nhiều tiến triển trong một số thập kỷ gần đây, dự đoán sức chịu tải theo
phương pháp này còn dựa rất nhiều vào các mối quan hệ thực nghiệm, bán
thực nghiệm. Do vậy thí nghiệm sức chịu tải vẫn là một phương pháp tin cậy
để kiểm tra, xác định sức chịu tải của cọc.
Thí nghiệm tải trọng tĩnh là phương pháp được dùng từ lâu, đây là phương
pháp tin cậy nhất để xác định sức chịu tải tĩnh của cọc. Khi một số phương
pháp thí nghiệm khác được tiến hành, phương pháp thí nghiệm tải trọng tĩnh
được lấy làm mốc chuẩn để kiểm toán độ chính xác các phương pháp khác.
Tuy nhiên phương pháp này thường tốn nhiều thời gian và giá thành cao. Nếu
kể cả quá trình chất dỡ tải để hoàn thành một thí nghiệm thường cần khoảng 5
ngày đến 1 tuần. Vì lý do này, phương pháp thí nghiệm tải trọng động đã được
đề xuất và cải tiến. Trong thời gian đầu, phương pháp động không đáng tin
cậy và chỉ được sử dụng để tham khảo trong quá trình đóng cọc. Gần đây
hơn, độ chính xác của phương pháp được cải thiện đáng kể khi quá trình
truyền sóng ứng suất được xét đến, hiện nay phương pháp này được sử dụng
tương đối rộng rãi. Tuy nhiên phương pháp này cần một phương pháp phân
tích dữ liệu tương đối phức tạp khi xét đến sự truyền sóng ứng suất. Vì lý do
này một phương pháp tương đối mới ra đời, phương pháp tĩnh động
(Statnamic). Sau đây là các phương pháp thí nghiệm đã đề cập ở trên
cọc phải được thiết kế để có khả năng chịu tải và khả năng kết cấu đảm bảo với
độ lún cho phép và độ chuyển vị ngang cho phép.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chapter III-THI NGHIEM SUC CHIU TAI COC.pdf