Tài liệu Thi công móng - Chương 2: Thiết kế nền móng cọc
- Khái niệm
Móng cọc được sử dụng để truyền tải trọng công trình xuống các lớp đất dưới sâu
thông qua ma sát được huy động giữa thành đất và thành cọc và lực chống ở
mũi. Khi cọc tựa lên nền địa chất có sức chống ở mũi cao (nền đá, nền cuội sỏi,
cát sỏi ở trạng thái chặt) sức kháng chủ yếu huy động từ sức kháng mũi cọc và
được gọi là cọc chống, ngược lại khi cọc tựa lên nền địa chất thông thường sức
kháng của cọc chủ yếu từ ma sát thành bên và cọc được gọi là cọc ma sát.
II- Các quy định về cọc đóng theo (22 TCN 272 – 05)
+ Quy định về độ sõu của cọc
Độ chôn sâu của cọc phải được xác định dựa trên khả năng chịu tải trọng thẳng
đứng và tải trọng ngang và chuyển vị của cả cọc và đất bên dưới. Nói chung, trừ
khi đạt độ chối, độ sâu thiết kế với bất kỳ cọc nào cũng không được nhỏ hơn
3000 mm trong đất dính, rắn chắc hoặc vật liệu hạt chặt và không được nhỏ hơn
6000 mm trong đất dính mềm yếu hoặc vật liệu dạng hạt rời. Trừ khi đạt được độ
chối, cọc cho trụ mố kiểu khung phải xuyên không nhỏ hơn 1/3 chiều dài tự do
của cọc. Đóng cọc xuyên qua một lớp đất bên trên mềm hoặc rời nằm trên lớp
đất chắc và cứng, phải xuyên qua lớp đất rắn một khoảng cách thích hợp để hạn
chế chuyển vị của các cọc cũng như đạt được khả năng chịu tải thích hợp. Các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHUONGII-MONG COC.pdf