Luật bảo vệmôi trường Việt Nam 2005, định nghĩa môi trường nhưsau:
“Môi trường bao gồm các yếu tốtựnhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sựtồn tại, phát triển của con người và sinh vật.”
Ngoài ra còn có những định nghĩa khác vềmôi trường:
Môi trường theo nghĩa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một
vật thểhoặc một sựkiện. Bất cứmột vật thể, một sựkiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một
môi trường. Khái niệm chung vềmôi trường nhưvậy được cụthểhoá đối với từng đối tượng và
từng mục đích nghiên cứu. Đối với cơthểsống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện
bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sựphát triển của cơthể(Lê Văn Khoa, 1995).
Môi trường bao gồm tất cảnhững gì bao quanh sinh vật, tất cảcác yếu tốvô sinh và hữu
sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sựsống, phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức
Nhuận, 2000).
Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thểcủa tự
nhiên, mà ở đó, cá thể, quần thể, loài, có quan hệtrực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng
thích nghi của mình (VũTrung Tạng, 2000).
Môi trường của con người bao gồm toàn bộcác hệthống tựnhiên và các hệthống do con
người tạo ra, những cái vô hình (tập quán, niềm tin, ), trong đó con người sống và lao động, họ
khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoảmãn những nhu cầu của mình
(UNESCO, 1981).
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế,
xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sựsống, hoạt động và sựphát triển của từng cá
nhân, từng cộng đồng và toàn bộloài người trên hành tinh.
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu tham khảo Môi trường trong xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu tham khảo
Môn Môi trường trong XD - 1 -
Chương 1 Tổng quan về Môi trường
1.1. Khái niệm chung về Môi trường
1.1.1 Định nghĩa
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005, định nghĩa môi trường như sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.”
Ngoài ra còn có những định nghĩa khác về môi trường:
Môi trường theo nghĩa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một
vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một
môi trường. Khái niệm chung về môi trường như vậy được cụ thể hoá đối với từng đối tượng và
từng mục đích nghiên cứu. Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện
bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể (Lê Văn Khoa, 1995).
Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu
sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức
Nhuận, 2000).
Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự
nhiên,… mà ở đó, cá thể, quần thể, loài,… có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng
thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000).
Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con
người tạo ra, những cái vô hình (tập quán, niềm tin,…), trong đó con người sống và lao động, họ
khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình
(UNESCO, 1981).
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế,
xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, hoạt động và sự phát triển của từng cá
nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên hành tinh.
1.1.2 Các thành phần cơ bản của môi trường
a) Thạch quyển
Thạch quyển hay vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng rất mỏng so với kích thước của Trái Đất, độ dày
khoảng từ 5÷40km, có cấu tạo hình thái phức tạp, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý khác nhau.
Thạch quyển có ảnh hưởng lớn đến sự sống trên Trái Đất; Con người hiện đang sống trong một
phần rất mỏng manh, có thành phần phức tạp và rất linh động của Trái Đất là vỏ Trái Đất.
Bảng 1.1. Thành phần các nguyên tố hoá học phổ biến trong vỏ Trái Đất
STT Nguyên tố % trọng lượng toàn vỏ % thể tích toàn vỏ
1. O 46,60 93,77
2. Si 27,72 0,86
3. Al 8,13 0,47
4. Fe 5,0 0,43
5. Mg 2,09 0,29
6. Ca 3,63 1,03
7. Na 2,83 1,32
8. K 2,59 1,83
N−íc 35%
Kh«ng khÝ
20%
ChÊt h÷u
c¬ 5% C¸c chÊt
kho¸ng
40%
Hình 1.2. Các thành phần trong đất
b) Thuỷ quyển
Tài liệu tham khảo
Môn Môi trường trong XD - 2 -
Nước tồn tại trên Trái Đất ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí. Toàn bộ nước trên Trái Đất tạo thành
thuỷ quyển.
Thuỷ quyển hay môi trường nước là lớp vỏ lỏng không
liên tục bao quanh Trái Đất, bao gồm các đại dương, sông,
suối, hồ, ao, nước ngầm, băng tuyết và hơi nước.
Tổng lượng nước vào khoảng 1,4 tỷ km3, bao phủ 71%
bề mặt Trái Đất. Trong đó, biển và đại dương chiếm 97,5%
toàn bộ thuỷ quyển, 2,5% lượng nước còn lại với 2/3 là băng
trên núi cao và hai cực, nước ngọt sử dụng được chỉ chiếm
khoảng 0,77%. Hình 1.3. Thành phần nước
trên Trái Đất
c) Khí quyển
Khí quyển hay môi trường không khí là lớp vỏ khí bao bọc vỏ Trái Đất. Khí quyển được
hình thành từ hơi nước, từ các chất khí thoát ra từ thuỷ quyển và thạch quyển. Khí quyển Trái Đất
đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc sống của con người, sinh vật và cân bằng
khí hậu toàn cầu.
Thành phần khí quyển hiện nay của Trái Đất khá ổn định theo phương nằm ngang và có cấu
trúc phân lớp theo phương thẳng đứng. Các tầng được phân tách từ dưới lên trên như sau: tầng đối
lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt và tầng điện ly.
- Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, với ranh giới trên vào khoảng 16km ở xích đạo
và 8km ở hai cực, là tầng có mật độ không khí cao nhất, tập trung nhiều nhất hơi nước, bụi và là
tầng xảy ra các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, bão, tuyết,... Nhiệt độ trong tầng đối lưu
giảm dần theo độ cao, từ +40oC tới -50oC. Bảng 1.2 trình bày thành phần các nguyên tố hoá học phổ
biến trong tầng đối lưu.
- Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu, ở độ cao từ 17÷50km, có mật độ không khí loãng hơn, ít
bụi hơn. Tầng bình lưu ngăn cách với tầng đối lưu qua một lớp tạm dừng (dày khoảng 1km). Nhiệt
độ không khí của tầng bình lưu có xu hướng tăng dần theo độ cao, từ -56oC đến -2oC. ở độ cao
khoảng 25÷40km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu ôzôn (O3) thường được gọi là
tầng ôzôn với chức năng như một lá chắn bảo vệ Trái Đất khỏi những ảnh hưởng độc hại của bức xạ
tử ngoại đến từ mặt trời.
d) Sinh quyển
Sinh quyển là lớp vỏ sống của Trái Đất, bao gồm tất cả các cơ thể sống tồn tại trong thạch
quyển, thuỷ quyển và khí quyển. Các sinh vật trong sinh quyển có quan hệ chặt chẽ với nhau và
tương tác phức tạp với thành phần vô sinh (yếu tố môi trường). Khác với các quyển vật chất vô
sinh, trong sinh quyển ngoài vật chất, năng lượng, còn có thông tin với tác dụng duy trì cấu trúc và
cơ chế tồn tại - phát triển của các vật sống. Dạng thông tin phức tạp và phát triển cao nhất là trí tuệ
con người, có tác động ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của Trái Đất.
Các thành phần của môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự chuyển hoá
trong tự nhiên, diễn ra theo chu trình và thông thường ở dạng cân bằng. Chính sự cân bằng này đảm
bảo cho sự sống trên Trái Đất phát triển ổn định. Các chu trình phổ biến nhất trong tự nhiên là chu
trình sinh địa hoá, như chu trình cácbon, chu trình nitơ, chu trình lưu huỳnh, chu trình phốtpho...
Khi các chu trình này không giữ ở trạng thái cân bằng thì các sự cố về môi trường sẽ xảy ra, tác
động đến sự tồn tại của con người và sinh vật trong một khu vực hoặc ở quy mô toàn cầu.
e) Sinh quyển
- Là môI trường chính thức của con
người do con người tạo ra và tác
động trực tiếp đến đời sống, các
hoạt động kinh tế, xã hội của con
người.
trÝ quyÓn
th
¹c
h
q
uy
Ónthuy quyÓn
KhÝ quyÓn
Hình:1.4.Mối quan hệ giữa
các quyển trên tráI đất
1.1.2 Phân loại môi trường
Tài liệu tham khảo
Môn Môi trường trong XD - 3 -
Có nhiều cách phân loại môi trường:
a) Theo nguồn gốc:
Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên: vật lý, hoá học, sinh học tồn tại khách
quan bao quanh con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người.
Ví dụ: ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước.
Như vậy, môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây,
chăn nuôi; cung cấp cho con người các loại tài nguyên, khoảng sản cần cho sản xuất tiêu
thụ; cung cấp cảnh đẹp để vui chơi giải trí. Ngoài ra, môi trường tự nhiên còn là nơi chứa
đựng, đồng hoá các chất thải.
Môi trường nhân tạo: gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện
nghi trong cuộc sống và chịu sự chi phối của con người.
Ví dụ: ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo.
Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người đó là các luật lệ,
thể chế, cam kết, quy định,...ở các cấp độ khác nhau như quốc gia, khu vực,... Môi trường xã
hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sự thuận lợi
hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng đồng dân cư làm cho cuộc
sống của con người khác với các sinh vật khác...
b) Theo vùng địa lý:
Môi trường thành thị
Môi trường nông thôn
c) Theo định nghĩa:
Môi trường vật lý: bao gồm các yếu tố là thành phần thiết yếu của sự sống: không khí, đất,
nước…, mọi thay đổi của các yếu tố này sẽ tác động đến các cơ thể sống.
Môi trường sinh học: gồm tập hợp các vật thể sống, không tính đến con người (động vật,
thực vật, vi sinh vật…)
Môi trường nhân văn: con người và các quan hệ giữa người và người
d) Theo thành phần:
Môi trường không khí
Môi trường đất
Môi trường nước
1.1.3. Các chức năng của môi trường
Có 5 chức năng cơ bản sau:
a) Môi trường là không gian sống của con người
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo
môi trường. Mỗi người một ngày cần 4m3 không khí sạch để thở, 2,5 lít nước để uống, một lượng
thực phẩm và lương thực tương ứng với 2000 - 2500 calo.
Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển
đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất
và nước mới.
Phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể:
Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp,
kiến trúc hạ tầng và nông thôin.
Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao thông
đường thuỷ, đường bộ, đường sắet và đường không.
Chức năng sản xuất: cung cấp mặt bằng và phông tự nhiên cho sản xuất
nông – lâm – ngư – nghiệp.
Chức năng cung cấp năng lượng, thông tin.
Chức năng giải trí của con người: cung cấp mặt bằng, nền móng và phông tự nhiên cho
việc giải trí ngoài trời của con người (trượt tuyết, trượt băng, đu xe,đu ngựa,…).
b) MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động
sản xuất và cuộc sống như: đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng như: gỗ, củi,
Tài liệu tham khảo
Môn Môi trường trong XD - 4 -
nắng gió. Mọi sản phẩm công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, văn hoá, du lịch của con người đều
bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất.
Các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin sau mỗi lần sử dụng được tuần hoàn quay trở lại
dạng ban đầu thường được gọi là tài nguyên tái tạo. Trái lại, nếu bị mất mát, biến đổi hoặc suy thoái
không trở lại dạng ban đầu thì được gọi là tài nguyên không tái tạo .
Việc khai thác nguồn tài nguyên của con người đang có xu hướng làm tài nguyên không tái
tạo bị cạn kiệt, tài nguyên tái tạo không phục hồi, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi
trường.
Với sự phát triển khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai thác các dạng tài
nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các sản phẩm mới có tác động mạnh mẽ tới chất
lượng môi trường sống
c) Môi trường là nơi chứa đựng phế thải
Phế thải do con người tạo ra trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, thường được đưa trở lại
môi trường. Tại đây, nhờ hoạt động của vi sinh vật và các thành phần môi trường khác, phế thải sẽ
biến đổi trở thành các dạng ban đầu trong một chu trình sinh địa hoá phức tạp. Khả năng tiếp nhận
và phân huỷ chất thải của môi trường (trong điều kiện chất lượng môi trường khu vực tiếp nhận
không thay đôỉ) được gọi là khả năng nền của môi trường.
Khi lượng chất thải lớn hơn khả
năng nền, hoặc thành phần của chất
thải khó phân huỷ và xa lạ với sinh
vật, thì chất lượng môi trường sẽ bị
suy giảm và môi trường có thể bị ô
nhiễm.
Hình….- Sơ đồ lượng chất
thải vào môi trường
Từ hình vẽ, ta có:
Tổng lượng chất thải thải vào môi trường là: W = Wp + WC + WR
Khả năng tự làm sạch của môi trường thể hiện ở ngưỡng E
Nếu W > E thì môi trường trở nên ô nhiễm, không có khả năng phục hồi lại trạng thái ban đầu.
Phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau:
Chức năng biến đổi lý – hoá học: pha loãng, phân huỷ hoá hoá học nhờ ánh sáng; hấp
thụ; sự tách chiết các vật thải và độc tố.
Chức năng biến đổi sinh hoá: sự hấp thụ các chất dư thừa; chu trình nitơ và cacbon; khử
các chất độc bằng con đường sinh hoá,…
Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, amon hoá,
nitrat hoá và phản nitrat hoá…
d) Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất
Trái đất trở thành nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ một số các điều kiện môi
trường đặc biệt: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ oxy và các khí khác tương đối ổn định,
cân bằng nước ở các đại dương và trong đất liền. Tất cả các điều kiện đó, cho đến nay, chưa tìm
thấy trên một hành tinh nào khác trong và ngoài hệ mặt trời. Sự phát sinh và phát triển sự sống xảy
ra trên trái đất nhờ hoạt động của hệ thống các thành phần của môi trường trái đất như: thuỷ quyển,
thạch quyển, sinh quyển, khí quyển.
Khí quyển giữ cho nhiệt độ trái đất tránh được các bức xạ qua cao, chênh lệch nhiệt độ lớn,
ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người...
Tµi nguyªn
Qu¸ tr×nh s¶n
xuÊt
Qu¸ tr×nh
tiªu thô
T¸i sö dông
M«i tr−êng
(E)
WP
WC
WR
Tài liệu tham khảo
Môn Môi trường trong XD - 5 -
Thuỷ quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm
nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật.
Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của trái đất, giảm
tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật.
e) Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin của trái đất
Môi trường trái đất là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
+ Ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất
hiện và phát triển văn hoá của loài người.
+ Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm
đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như: các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi
xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất...
+ Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các
hình thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá
khác.
1.2. Hệ sinh thái(HST):
1.2.1. KháI niệm HST:
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005, định nghĩa HST như sau:
“Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn
tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau”
- Hay có thể định nghĩa: HST là tập hợp của các quần xã và môi trường sống của chúng.
HST= Quần xã sinh vật + Môi trường xung quan
Ví dụ: Một cái hồ, một khúc sông, khu rừng, khu đô thị... gồm các sinh vật và môi trường
sống của chúng được coi là hệ sinh thái.
- Sinh quyển: tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt Trái Đất → hệ sinh thái khổng lồ là
sinh thái quyển (sinh quyển)
- Sinh thái học: là khoa học nghiên cứu giữa các thành phần sinh thái với môi trường tồn tại
của chúng.
1.2.2. Phân loại HST:
Hệ sinh thái bao gồm: hệ tự nhiên và hệ nhân tạo
a) Hệ sinh thái tự nhiên
Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm HST nguyên sinh như rừng nguyên sinh, sông, hồ...hay HST tự
nhiên đã được cải tạo.
Ví dụ: Một cái hồ cũng có HST môi trường hồ: nó gồm các quần xã sinh vật của các loài
cá,...với môi trường sống của nó là nước hồ, với không khí hoà tan trong nước, với ánh sáng mặt
trời và thức ăn, với các chất khoáng cùng các hoạt động sống của tất cả các quần xã trong HST đó.
b) Hệ sinh thái nhân tạo:
Hệ sinh thái nhân tạo là HST do con người tạo ra mới hoàn toàn
Ví dụ: Một HST đô thị bao gồm nhà cửa, công xưởng, nhà máy... cũng như hoạt động sản
xuất, dịch vụ, du lịch nghỉ ngơi cùng sự phát triển hoặc suy thoái cuả đô thị đó.
Ngoài ra, theo địa lý hệ sinh thái có thể chia thành:
Hệ sinh thái trên cạn
Hệ sinh ở nước
1.2.3. Cấu trúc HST:
Cấu trúc của một hệ sinh thái điển hình bao gồm các thành phần sau:
- Sinh vật sản xuất;
- Sinh vật tiêu thụ;
- Sinh vật phân huỷ;
- Yếu tố môi trường gồm các chất hữu cơ, vô cơ và các yếu tố khí hậu khác,...
Cấu trúc của một HST có thể biểu diễn theo sơ đồ:
Tài liệu tham khảo
Môn Môi trường trong XD - 6 -
+
M«i truêng vËt lýQuÇn x· SV
- C¸c chÊt v« c¬: c02, 02...
- C¸c chÊt h÷u c¬: P,l,G, chÊt mïn.....
- yÕu tè khÝ hËu : ¸nh s¸ng, nhiÖt ®é.....
Sinh vËt
ph©n huy
Sinh vËt
tiªu thu
Sinh vËt
s¶n xuÊt
Hình 1.5-Cấu trúc HST điển hình
− Sinh vât sản xuất (producer): Là những sinh vật tự dưỡng (autotrophy) bao gồm các loài
thực vật có màu và một số nấm, vi khuẩn có khả năng quang hợp hoặc hoá tổng hợp. Chúng là
thành phần không thể thiếu được trong bất kỳ hệ sinh thái nào vì nó là nguồn thức ăn ban đầu được
tạo thành để nuôi sống chính những sinh vật sản xuất sau đó nuôi sống cả thế giới sinh vật còn lại
kể cả con người .
Sinh vật sản xuất thông qua năng lượng mặt trời hoặc từ các phản ứng hoá học để chuyển hoá
CO2 thành chất hữu cơ. Phần lớn các sinh vật sản xuất là cây xanh, chúng sử dụng năng lượng ánh
sáng vào quá trình quang hợp chuyển hoá CO2 và nước (H2O) thành đường glucoza và giải phóng
ra ôxy (O2). Các thực vật này có khả năng tự sử dụng chất dinh dưỡng thu được từ quá trình quang
hợp kết hợp với một số khoáng vô cơ (đạm, lân, kali) để sinh trưởng.
− Sinh vật tiêu thụ (consumer): là những
sinh vật dị dưỡng (heterotrophy) bao gồm các
động vật và vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu
cơ lấy trực tiếp hay gián tiếp từ vật sản xuất. Các
sinh vật tiêu thụ lại được chia làm hai phân
nhóm: các sinh vật ăn cỏ, và các sinh vật ăn thịt.
- Sinh vật phân huỷ (reducer):là những vi
khuẩn và nấm, thức ăn của chúng là chất hữu cơ
từ xác động thực vật, chất thải của động vật.
Sinh vật phân huỷ thu lấy năng lượng từ phản
ứng phân huỷ các đại phân tử hữu cơ và đưa trở
lại môi trường các hợp chất vô cơ đơn giản.
ph©n
bãn
xãi
mßn
chÊt th¶i
sau xñ lý
Táa nhiÖt
Trao ®æi chÊt
hÖ VSV
(D)
nguån dinh
duìng
Táa nhiÖt
(C)
§V ¨n thÞt§V ¨n cá
(C)(P)
C©y xanh
Hình….. Sơ đồ một HST trong tự nhiên
Ví dụ: Xét một hệ sinh thái ao, ta thấy
Hình..... Hệ sinh thái ao
+ Chất vô sinh bao gồm các chất vô cơ và hữu cơ: nước, CO2, O2, Ca, muối, N2, acid
amin, acid humic...
Tài liệu tham khảo
Môn Môi trường trong XD - 7 -
+ Sinh vật sản xuất: thực vật lớn thủy sinh và phiêu sinh thực vật phân bố nơi tầng mặt nơi
có nhiều ánh sáng
+ Sinh vât tiêu thụ: gồm các động vật (ấu trùng côn trùng, tôm, cua, cá,...) ăn trực tiếp thực
vật hoặc xác bã thực vật và ăn thịt lẫn nhau, được chia làm 3 nhóm: phiêu sinh động vật,
bơi lội và trầm sinh. Sinh vật tiêu thụ bậc nhất I như phiêu sinh động vật, bậc II như côn
trùng ăn thịt, cá ăn thịt; bậc III như cá lớn ăn các loài tiêu thụ bậc II.
+ Sinh vật phân hủy: như vi khuẩn nước, trùn chỉ, nấm,... phân bố đều trong ao, nơi tích
lũy xác động vật và thực vật.
⇒ Gi÷a c¸c thµnh phÇn lu«n lu«n diÔn ra c¸c qu¸ tr×nh trao ®æi chÊt, n¨ng l-îng vµ th«ng tin.
Trong hệ sinh thái liên tục xảy ra quá trình tổng hợp và phân huỷ vật chất hữu cơ và năng lượng.
Vòng tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái là vòng kín, còn vòng tuần hoàn năng lượng là vòng hở.
Như vậy, năng lượng mặt trời được sinh vật sản xuất tiếp nhận sẽ di chuyển tới sinh vật tiêu thụ các
bậc cao hơn. Trong quá trình đó, năng lượng bị phát tán và thu nhỏ về kích thước. Trái lại, các
nguyên tố hoá học tham gia vào quá trình tổng hợp chất hữu cơ sau một chu trình tuần hoàn sẽ trở
lại trạng thái ban đầu trong môi trường.
1.2.4.Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn:
− Chuỗi thức ăn: được hình thành bởi mối quan hệ về mặt dinh dưỡng của một loạt sinh vật.
Trong đó sinh vật này ăn sinh vật cuả bậc trước, trước khi chúng bị ăn bởi những sinh vật khác ở
bậc kế tiếp sau.
Như vậy, trong HST, năng lượng được chuyển vận qua nhiều nhóm sinh vật. Một sinh vật
vừa là sinh vật ăn mồi đồng thời cũng có thể là sinh vật mồi. Sự phân chia nhóm sinh vật không
phải theo loài mà theo cách thức chúng sử dụng thức ăn. Các sinh vật có cùng nhu cầu thực phẩm
thì xếp vào cùng một mức dinh dưỡng .
− Lưới thức ăn: là một đặc điểm cuả một hệ sinh thái nhất định. Lưới thức ăn có thể có ít hoặc
nhiều nhánh thức ăn khác nhau, do các chuỗi thức ăn kết hợp với nhau thông qua một số mắt xích
trung gian.
VD: Mạng lưới thức ăn ở hệ sinh thái rừng
Tính chất phức tạp của lưới thức ăn gây ra do sự tham gia của các loài nhất là những loài có
khả năng tham gia vào nhiều bậc dinh dưỡng hay có phổ thức ăn rộng
Con måi VËt sö dông 1 VËt sö dông 2
Õch
Thá Sãc Chuét Chim (¨n h¹t) Chim ¨n c«n trïng
C«n trïng(¨n thÞt)
C«n trïng (¨n h¹t)
Thùc vËt
Chã sãi Chim −ng R¾n
Tài liệu tham khảo
Môn Môi trường trong XD - 8 -
Con người có thể coi là SV tiêu thụ nằm cuối cùng của chuỗi thức ăn, song con người có thể sử
dụng nhiều loại thức ăn khác, bắt đầu từ thực vật đến các nhóm sinh vật tiêu thụ khác nhau (như
bò,cầy rắn...)
1.2.5.TÝnh c©n b»ng cña HST:
§Þnh nghÜa: Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự
thích nghi cao nhất với điều kiện sống
Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ thành phần này sang thành phần khác. Ðây là
một chu trình tương đối khép kín. Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần
của hệ sinh thái tự nhiên là cân bằng.
Ví dụ: Trong một hệ sinh thái rừng, thực vật lấy dinh dưỡng từ đất tổng hợp thành chất hữu
cơ. Chất hữu cơ này đủ để một phần nuôi dưỡng phát triển cây, một phần nuôi động vật ăn thực vật
trong rừng, một phần rơi rụng, trả lại màu cho đất. Ðộng vật ăn thực vật phát triển vừa đủ để tiêu
thụ hết phần thức ăn thiên nhiên dành cho nó. Phân, xác động vật và lá rụng, cành rơi trên mặt đất
được vi sinh vật phân huỷ hết để trả lại cho đất chất dinh dưỡng nuôi cây. Do vậy đất rừng luôn
màu mỡ, giàu chất hữu cơ, nhiều vi sinh vật và côn trùng, cây rừng đa dạng và tươi tốt, động vật
phong phú. Ðó chính là cân bằng sinh thái.
Hệ sinh thái tự nhiên có đặc trưng khả năng tự lập cân bằng có nghĩa là mõi khi bị ảnh hưởng
vì một nguyên nhân nào đó thì lại có thể phục hồi để trở về trạng thái ban đầu. Đặc trưng này được
coi là khả năng thích nghi của hệ sinh thái.
Khả năng tự cân bằng này phụ thuộc vào cơ chế cấu trúc-chức năng của hệ, thể chế này biểu
hiện chức năng của hệ trong mỗi giai đoạn phát triển. Những hệ sinh thái trẻ nói chung là ít ổn định
hơn một hệ sinh thái đã trưởng thành. Cấu trúc của một hệ sinh thái trẻ bao giờ cũng giản đơn, số
lượng các thể loại ít và số lượng cá thể trong mỗi loài cũng không nhiều lắm.
Tuy nhiên, cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ.
Khi có một nhân tố nào đó của môi trường bên ngoài tác động tới bất kỳ môt thành phần nào
đó của hệ, nó sẽ biến đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi của các
thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi của cả hệ. Sau một thời gian ,hệ sẽ thiết lập được một cân
bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi bị tác động . Bằng cách đó hệ biến đổi nhưng vẫn
cân bằng.
Cần nhấn mạnh rằng, khả năng tự thiết lập cân bằng mới của hệ là có hạn. Nếu một thành
phần nào đó của hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái
của các thành phần kế tiếp , làm cho toàn hệ mất cân bằng, suy thoái.
Những HST, đặc biệt là các HST tự nhiên thường phức tạp về thành phần loài, tính ĐDSH
cao, có nhiều mức tiêu thụ trong chuỗi thức ăn, nên nếu có một sự tắc nghẽn ở một khâu nào đó sẽ
dẫn đến làm mất cân bằng sinh thái thì nó sẽ dế dàng tự điều chỉnh, giữ cho hệ ổn định không bị đe
doạ.
Ví dụ : trên các cánh đồng cỏ, chuột thường xuyên bị rắn, chó sói, cáo, chim ưng, cú mèo...
săn bắt. Bình thường số lượng chim, trăn, thú, chuột cân bằng với nhau. Khi con người tìm cách bắt
rắn và chim thì là cơ hội tốt cho chuột phát triển. Điều này con người chúng ta cần phải hiểu rõ các
HST và cân nhắc kỹ trước khi tác động lên một thành phần nào đó của hệ, để không gây suy thoái,
mất cân bằng cho hệ sinh thái.
1.2.6. Tác động của con người đến HST:
Khi có một nhân tố nào đó của môi trường bên ngoài tác động tới bất kỳ môt thành phần nào
đó của hệ, nó sẽ biến đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi của các
thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi của cả hệ. Sau một thời gian ,hệ sẽ thiết lập được một cân
bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi bị tác động . Bằng cách đó hệ biến đổi nhưng vẫn
cân bằng. Cân bằng sinh thái chỉ tồn tại khi các điều kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần
trong hệ được đảm bảo và ổn định.
Con người là một sinh vật của hệ sinh thái có số lượng lớn và khả năng hoạt động được nâng
cao nhờ khoa học kỹ thuật. Tác động của con người đối với hệ sinh thái rất lớn, có thể phân ra các
loại tác động chính sau đây:
a) Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái
Tài liệu tham khảo
Môn Môi trường trong XD - 9 -
Cơ chế này không có lợi cho con người, vì con người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mình .
Do vậy, con người thường tạo ra các hệ sinh thái nhân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pages_from_moi_truong_trong_xd_1_.pdf