Tài liệu tập huấn Phòng, chống bạo hành và xâm hại trẻ em

1.1 Bạo hành

Khái niệm bạo hành chỉ hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận

của người một người hay nhóm người. Mục đích của bạo hành là trừng phạt, khuất

phục để thỏa mãn hoặc muốn khẳng định vị trí của một người / nhóm người nào đó.

Khái niệm bạo hành không chỉ là dùng bạo lực làm tổn thương thân thể, gây thương

tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm

người khác đến mức có thể gây ra những “sang chấn tâm lý” - tức là bạo hành bằng

tinh thần cũng có thể cấu thành tội phạm hình sự.

1.2 Bạo hành trẻ em

Theo Luật trẻ em 2016:

Trẻ em: là người dưới 16 tuổi.

Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức

khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố

ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

pdf24 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu tập huấn Phòng, chống bạo hành và xâm hại trẻ em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch của nhà trường để giúp học sinh bảo vệ bản thân khỏi XHTD Hoạt động sẽ thực hiện Người thực hiện Đối tượng đích Thời lượng_ Thời gian dự kiến 18 Tài liệu tham khảo 1. Luật Trẻ em 2016 2. Công ước Quyền trẻ em 3. Tài liệu kỹ năng sống _ Room to Read_ 2016 4. Tài liệu về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em _ Nguyễn thị Ngọc Bích _ 2017 5. Bạo hành và xâm hại tình dục _ Nguyễn thị Hải _ 2017 6. Cẩm nang Cộng tác viên _ hỗ trợ_ tư vấn cho nữ sinh _RtR_ Đoàn Tâm Đan - 2011 7. Tài liệu tập huấn Phòng chống bạo lực trong gia đình – Đoàn Tâm Đan _ 2007 8. https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/quyen-dan-su/bao-luc-tre-em-la-gi-128479 9. 149116.html 10. voi-tre-em-va-su-tham-gia-cua-cac-to-chuc-xa-hoi 11. post728356.html 12. 19 TÀI LIỆU ĐỌC THÊM 3. Công ước về Quyền trẻ em 4. Luật trẻ em 2016 CÔNG ƯỚC QUYỀN TRẺ EM 1. Khái niệm trẻ em ‐ Theo Công ước LHQ về Quyền trẻ em: trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi. ‐ Theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam: trẻ em là công dân dưới 16 tuổi, người chưa thành niên là người chưa đến 18 tuổi. ‐ Mỗi trẻ em là một con người với những đặc điểm riêng về thể chất và tâm sinh lí. Những đặc điểm và khả năng của trẻ rất khác nhau theo từng độ tuổi và sự trưởng thành; vì thế, trẻ em rất khác so với người lớn. 2. Quyền trẻ em  Là quyền con người, cụ thể là các trẻ em.  Quyền trẻ em được xây dựng dựa trên nhu cầu, đặc điểm của trẻ em, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của trẻ em.  Trách nhiệm xã hội là phải đáp ứng các nhu cầu căn bản nhất của trẻ em để các em có thể phát triển một cách toàn diện. Quyền trẻ em có các thuộc tính: 1. Bất khả xâm phạm. 2. Áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ. 3. Liên quan với nhau và không thể tách rời. 4. Quyền đi với trách nhiệm. 3. Sự ra đời của Công ước về Quyền trẻ em  1990: là năm thông qua Công ước về Quyền Trẻ em. Công ước được công nhận là một hiệp định quốc tế với sự thông qua của 20 quốc gia.  1999: 191 nước phê chuẩn Công ước và trở thành thành viên.  20/2/1990: Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á, nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước. 4. Cấu trúc của công ước Lời nói đầu: Công ước đề cập đến sự cần thiết phải xây dựng công ước về quyền trẻ em Phần 1: Qui định các quyền của trẻ. 20 Phần 2: Qui định về việc thực hiện và cơ chế giám sát. Phần 3: Qui định các vấn đề thủ tục như ký, phê chuẩn, gia nhập, bảo lưu, lưu chiểu, hiệu lực, ngôn ngữ sử dụng của công ước. 5. Nội dung công ước Công ước gồm 54 điều khoản trong đó: ‐ Có 41 điều qui định các quyền mà trẻ em được hưởng, ‐ Các điều khoản còn lại liên quan đến các vấn đề pháp lý và vai trò của Ủy ban về quyền trẻ em. Công thức 1-4-4-1, cụ thể: Khái niệm về trẻ em: ‐ Người dưới 18 tuổi. Trừ khi luật pháp của một quốc gia qui định thấp hơn Các nguyên tắc: ‐ Không phân biệt đối xử. ‐ Vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em. ‐ Sống và phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. ‐ Phát biểu ý kiến của mình và ý kiến của các em phải được tôn trọng trong các vấn đề liên quan đến các em. Các nhóm quyền: có 4 nhóm quyền ‐ Sống còn ‐ Bảo vệ ‐ Phát triển ‐ Tham gia Qui trình: ‐ Tất cả chúng ta có trách nhiệm cùng nhà nước thực hiện và giám sát thực hiện quyền trẻ em nêu trong Công ước. QUYỀN ĐƯỢC SỐNG CÒN 1. Phân biệt khái niệm Sống: tồn tại và phát triển Chết: sự sống bị chấm dứt Sống còn: ranh giới giữa sự sống và cái chết 21 2. Cơ sở lý luận Quyền được sống còn là một trong những quyền cơ bản, thiêng liêng nhất của trẻ em. Trẻ em với tư cách là chủ thể mang quyền đều được hưởng quyền được sống. Nhóm quyền được sống còn bao gồm: Quyền được sống và quyền được chăm sóc sức khỏe và y tế ở mức cao nhất có thể được Đảm bảo cho tính mạng của các em và đảm bảo cho trẻ em được cung cấp các chất dinh dưỡng và sự chăm sóc ở mức độ cao nhất QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ 1. Quyền được bảo vệ: Trẻ em còn nhỏ, thiếu sự trải nghiệm trong cuộc sống nên cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Thực tế còn nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc chịu nhiều đau khổ do tác động xấu từ môi trường tự nhiên và xã hội gây nên. Bất cứ lúc nào trẻ em cũng có thể bị rơi vào tình trạng nguy hiểm, do đó mọi trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt không bị phân biệt đối xử với bất cứ lý do gì. Nhà nước, các tổ chức, cá nhân và trẻ em đều có trách nhiệm thực hiện và tôn trọng các quyền này. 2. Những trường hợp trẻ cần được bảo vệ Bảo vệ trẻ khỏi sự phân biệt đối xử: Công ước cũng bảo vệ trẻ em gái, trẻ em tàn tật, trẻ em tị nạn, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em bản địa khỏi bất cứ hình thức phân biệt đối xử nào. Bảo vệ trẻ khỏi sự lạm dụng và bóc lột: Bảo vệ trẻ khỏi các hình thức bạo lực, lạm dụng và bóc lột như: lao động sớm, lao động trong môi trường khắc nghiệt; bạo lực trong gia đình, bạo lực học đường. Công ước cũng quy định việc phục hồi và tái hoà nhập cho trẻ em là nạn nhân của sự lạm dụng, buôn bán, bóc lột về kinh tế và tình dục. Bảo vệ trẻ trong các tình trạng khủng hoảng, các tình huống khẩn cấp và chiến tranh Sự bỏ rơi: Bao gồm sự bỏ rơi của bố mẹ hoặc xã hội, tước đi sự chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đối với trẻ. QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN Khái niệm sự phát triển ‐ Phát triển là sự biến đổi về lượng và về chất theo hướng tích cực. 22 ‐ Sự phát triển của trẻ em là một quá trình trong đó những nhu cầu về phát triển về thể chất, nhận thức, suy nghĩ, cxảm xúc, tình cảm, xã hội, niềm tin và đạo đức/ tinh thần tạo ra những thay đổi tích cực, tốt nhất cả về lượng và về chất. ‐ Ở những độ tuổi khác nhau, trẻ em có những đặc điểm, nhu cầu và khả năng phát triển khác nhau. 2. Quyền được phát triển của trẻ em Các Quyền được phát triển bao gồm: ‐ Tất cả các hình thức giáo dục (chính thức và không chính thức) ‐ Quyền có một mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và xã hội, như: bao gồm chăm sóc sức khỏe, giải trí, tâm lý. QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA Sự tham gia của trẻ là việc trẻ được tiếp cận thông tin, được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, được tôn trọng, được kết giao, được thành lập hoặc tham gia các nhóm và hiệp hội, được bàn bạc và quyết định... trong mọi vấn đề có liên quan đến bản thân trẻ. 2. Cơ sở lý luận ‐ Mỗi trẻ em là một cá thể đang phát triển với những tình cảm, ý kiến và nhu cầu riêng của mình. Với sự giúp đỡ và tôn trọng đúng mực, trẻ em sẽ đưa ra những ý kiến và quyết định có ý nghĩa mang tính trách nhiệm. ‐ Trẻ em có tính trung thực, có thái độ ham học hỏi đối với sự vật xung quanh và có trí tưởng tượng phong phú. Vì vậy trẻ em có thể đưa ra những ý kiến mới mẻ trong các cuộc tranh luận về hạnh phúc, sự phát triển và quyền lợi của mình. ‐ Khi trẻ được tham gia, các em có thể có những đóng góp có giá trị - Việc trẻ được tham gia là phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ, đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho trẻ. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CỦA CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỐNG CÒN CỦA TRẺ EM Điều 5 Trách nhiệm của bố mẹ đối với trẻ em Điều 6 Quyền được sống và phát triển Điều 7 Quyền có họ tên và quốc tịch Điều 8 Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc mình Điều 9 Quyền được sống cùng cha mẹ Điều 18 Quyền được gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng Điều 19 Quyền được bảo vệ để không bị lạm dụng 23 Điều 20 Quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của Nhà nước do tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình Điều 21 Quyền của trẻ em không gia đình, được nhận làm con nuôi Điều 22 Quyền dành cho trẻ em tị nạn Điều 23 Quyền của trẻ em khuyết tật Điều 24 Quyền có sức khỏe và hưởng các dịch vụ y tế Điều 26 Quyền được hưởng an tòan xã hội Điều 27 Quyền được có mức sống thỏa đáng Điều 30 Quyền của trẻ em dân tộc thiểu số và bản xứ Điều 32 Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế Điều 33 Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng ma túy Điều 34 Quyền được bảo vệ để không bị khai thác, lạm dụng tình dục Điều 35 Quyền được bảo vệ để không bị buôn bán như hàng hóa và bị bắt cóc Điều 36 Quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột khác Điều 38 Quyền được bảo vệ khỏi mọi ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ trang CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM Liên quan đến sự phân biệt đối xử Điều 2: Quyền không bị phân biệt Điều 7: Quyền có họ tên và quốc tịch Điều 23: Quyền của trẻ em khuyết tật Điều 30: Quyền của trẻ em dân tộc thiểu số và bản địa Liên quan đến sự bóc lột Điều 10: Quyền được đoàn tụ với gia đình Điều 11: Buôn bán trẻ em bất hợp pháp và không được trở về Điều 16: Quyền riêng tư Điều 19: Quyền được bảo vệ để không bị lạm dụng và bỏ rơi Điều 20: Quyền được bảo vệ và giúp đỡ đối với trẻ em không có gia đình Điều 21: Quyền của trẻ em không gia đình, được nhận làm con nuôi Điều 25: Kiểm tra định kỳ trẻ được giám hộ Điều 32: Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế/ lao động trẻ em Điều 33: Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng ma túy Điều 34: Quyền được bảo vệ để không bị khai thác, lạm dụng tình dục Điều 35: Quyền được bảo vệ để không bị buôn bán như hàng hóa và bị bắt cóc Điều 36: Quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột khác Điều 37: Liên quan đến bị tra tấn và tước đoạt tự do Điều 39: Chăm sóc và phục hồi 24 Điều 40: Tòa án vị thành niên Các tình huống khủng hoảng và trường hợp khẩn cấp Điều 10: Quyền được đoàn tụ với gia đình Điều 22: Trẻ em tị nạn Điều 25: Kiểm tra định kỳ trẻ được giám hộ Điều 38: Quyền được bảo vệ khi có các cuộc xung đột vũ trang Điều 39: Chăm sóc và phục hồi CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM Điều 17: Thông tin Điều 28-29: Giáo dục Điều 31: Vui chơi giải trí Điều 31: Tham gia vào các họat động văn hóa Điều 5-6- 13-14-15: Phát triển nhân cách (về mặt xã hội và tâm lý) Điều 6-7: Có lý lịch cá nhân Điều 12-13: Lắng nghe Điều 14: Tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng Điều 23: Phát triển sức khỏe và thể lực Điều 9-10-11: Gia đình CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG CÔNG ƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA CỦA TRẺ EM Các điều này vừa là nguyên tắc nền tảng vừa là quyền tham gia của trẻ em Điều 12: Trẻ em có quyền bày tỏ các quan điểm của mình Điều 13: Trẻ em có quyền nhận và cung cấp thông tin cho mọi người. Điều 15: Trẻ em có quyền gặp gỡ, hoà nhập và thiết lập mối quan hệ với mọi người. Điều 17: Nhà nước đảm bảo cho trẻ em có điều kiện tiếp nhận các thông tin thích hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Điều 18: Cha mẹ phải chịu trách nhiệm giáo dục về sự phát triển của con cái. * Tham khảo nội dung Công ước về quyền Trẻ em tại đây: https://www.unicef.org/vietnam/vi/03_-_Cong_uoc_LHQ_ve_quyen_tre_em_1989.pdf (bản tiếng Việt)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2017_5_14_tai_lieu_phat_tap_huan_ve_phong_chong_bao_hanh_va_xam_hai_tre_em_vl_1081.pdf