Tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống

Hệ thống hoạt động do sự kích hoạt của sự kiện. Như vậy sự kiện kích hoạt và điều khiển hoạt động của hệ thống. Việc liệt kê và phân tích sự kiện tạo khả năng nhận diện được yêu cầu chức năng của hệ thống. Việc này được thực hiện bằng cách tạo bảng sự kiện (hay bảng họat động của doanh nghiệp) gồm 6 cột. Các sự kiện được liệt kê trong bảng sự kiện là các sự kiện nằm ngoài hệ thống và xem hệ thống như một hộp đen.

pdf135 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ät NHÂN VIÊN sẽ đổi thành mỗi VỊ TRÍ LÀM VIỆC có thể được nắm giữ bởi một hay nhiều NHÂN VIÊN còn mối kết hợp của ví dụ 2 vẫn không thay đổi theo thời gian Mô hình của ví dụ 1 phải đổi thành Mỗi NHÂN VIÊN có thể nắm giữ một hay nhiều VỊ TRÍ LÀM VIỆC ĐÃ QUA Mỗi VỊ TRÍ LÀM VIỆC ĐÃ QUA phải được nắm giữ bởi một NHÂN VIÊN Mỗi VỊ TRÍ LÀM VIỆC ĐÃ QUA phải thuộc về một VỊ TRÍ LÀM VIỆC Mỗi VỊ TRÍ LÀM VIỆC có thể là một hay nhiều VỊ TRÍ LÀM VIỆC ĐÃ QUA IV BÀI TẬP Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống 86 1 Bài 8.1 IPH chuyên cho thuê các loại thiết bị như: thiết bị chuyển tải CT-10, thiết bị nạp tải NT-1, thiết bị phân loại PL-3, máy phát điện diesel P-500, máy ủi F-5. Ứng với mỗi loại thiết bị có thể có nhiều thiế bị. IPH mong muốn thiết lập một cơ sở dữ liệu lưu giữ tất cả thiết bị cho thuê của mình. Các thiết bị có các chi tiết như số Sê-ri (duy nhất), tên thiết bị, cấu tạo, kiểu dáng, trọng lượng, đơn giá cho thuê (theo giờ), đơn giá giảm (theo ngày) cho các thiết bị có số giờ thuê từ 8 giờ trở lên trong một ngày, đơn giá giảm (theo tuần) cho các thiết bị có số ngày thuê trong tuần từ 5 ngày trở lên, ngày mua và tổng số giờ hoạt động. Khi thiết bị trở nên cũ thì các đơn giá có thể khác so với lúc thiết bị còn mới. Cơ sở dữ liệu cũng phải lưu trữ tất cả khách hàng của doanh nghiệp. Chi tiết khách hàng bao gồm mã khách hàng, họ tên, địa chỉ, số điện thoại. Khách hàng điện thoại và yêu cầu thuê mướn thiết bị. Trực điện thoại điền tất cả chi tiết thuê vào hợp đồng thuê. Thông tin trên hợp đồng có số hợp đồng (duy nhất), ngày hợp đồng, các thông tin chi tiết về khách hàng, và một danh sách các thiết bị thuê. Thông tin trên danh sách gồm: chi tiết về thiết bị thuê, ngày bắt đầu thuê, ngày kết thúc, số giờ thuê trong ngày, nơi giao thiết bị. Nơi giao thiết bị là thông tin không có giá trị về mặt tổng hợp, thống kê mà chỉ dùng để hiện nơi giao trên hợp đồng. (c) Hãy xây dựng mô hình ER (d) Chuyển mô hình ER thành mô hình quan hệ. ---oOo--- Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống 87 Chương 10 . KIỂM TRA SỰ DƯ THỪA DỮ LIỆU (INVESTIGATING REDUNDANCY) I DƯ THỪA DỮ LIỆU TRONG CSDL Sự dư thừa dữ liệu trong csdl sẽ gây ra nhiều vấn đề xử lý phức tạp. Trước khi chuyển thành bảng trong hệ QTCSDL mô hình dữ liệu cần phải được kiểm tra sự dư thừa dữ liệu. 1 Dư thừa tập thực thể Ví dụ TTR Auto Servicing TTR là doanh nghiệp bảo dưỡng se ô tô trên 20 năm qua. Trong hai năm vừa rồi, doanh nghiệp đã mở rộng thành bốn phân xưởng: Phân xưởng bảo dưỡng xe du lịch Phân xưởng bảo dưỡng xe tải Phân xưởng bảo dưỡng đoàn tàu Phân xưởng bảo dưỡng động cơ nhỏ TTR quyết định cài đặt một csdl mới để quản lý những phân xưởng bảo dưỡng khác nhau. Đặc tả vấn đề có thể diễn tả nhiều khía cạnh chi tiết của doanh nghiệp. Khi bắt đầu xây dựng mô hình của vấn đề, chúng ta có thể tạo dựng các tập thực thể như: CÔNG NHÂN CƠ KHÍ, CÔNG NHÂN BẢO DƯỠNG, XE TẢI, XE DU LỊCH v.v....Ta nhận thấy hình như tập hai thực thể CÔNG NHÂN CƠ KHÍ và CÔNG NHÂN BẢO DƯỠNG có thể mô hình chúng thành một tập thực thể. Vậy làm cách nào để nhận biết đó là hai tập thực thể hay chỉ là một nhưng có các tên khác nhau. Có hai phương pháp giúp ta phát hiện là hai hay chỉ là một: + Thảo luận với người sử dụng và có sự nhất trí về thuật ngữ giữa người dùng và người phân tích. + Thuộc tính của các tập thực thể có thể giúp ta: o Mô hình chúng thành các tập thực thể riêng biệt. o Mô hình chúng thành một tập thực thể. o Hay mô hình chúng thành các tập thực thể cha/con 2 Dư thừa thuộc tính Trong vấn đề của doanh nghiệp TTR, ta có thể mô hình hai thuật ngữ XE DU LỊCH và XE TẢI thành một tập thực thể XE DU LỊCH có các thuộc tính cấu tạo, kiểu dáng, số máy, màu sắc, trọng lượng bì, ....Khi xem xét kỹ vấn đề ta lại thấy có những máy móc khác cần lưu trữ như máy cắt cỏ, máy kéo nông nghiệp. Nếu ta xếp chúng vào tập thực thể xe du lịch thì thuộc tính trọng lượng bì sẽ không thích hợp và trở nên dư thừa đối với chúng. Trong trường hợp này tốt nhất là ta sử dụng tập thực thể cha con để mô hình với XE CỘ là tập thực thể cha, XE DU LỊCH, XE TẢI, MÁY MÓC là các tập thực thể con. 3 Dư thừa mối kết hợp Để phát hiện mối kết hợp dư thừa trong mô hình, ta tìm đường khép kính trong mô hình. II BÀI TẬP 9.1 Người điều khiển bán đấu gía thành phố nhận tổ chức đấu giá về máy móc, đồ gỗ, đồ điện, vật dụng cửa hàng, xe động cơ, các món đồ cổ và linh tinh khác. Hàng được bán đấu giá trong các buổi đấu giá. Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống 88 Người bán cung cấp hàng theo từng đợt, người này sẽ được cấp một mã tài khoản. Họ tên, địa chỉ, số điện thoại người bán phải được ghi nhận. Ai đó muốn trở thành thành viên của buổi bán đấu giá phải trả một khoản ký quỹ tối thiểu để nhận một thẻ thành viên. Trong một buổi đấu giá, mỗi thẻ thành viên có một mã tài khoản duy nhất. Trên thẻ có các thông tin họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người mua the û. Người bán có thể đăng ký bán nhiều món hàng. Mỗi món hàng có mã món hàng và mô tả món hàng. Hàng được bán đấu giá theo lô. Phần lớn các lô chỉ có một món hàng, nhưng vẫn có lô có nhiều món hàng. Người mua có thể đặt giá mua cho nhiều lô. Các lô hàng được bán cho người có giá mua cao nhất. Người điều khiển buổi đấu giá có một danh sách các lô hàng được bán đấu giá kèm theo giá khởi điểm của từng lô hàng. Khi người điều khiển tuyên bố người thắng cuộc trong việc trả giá lô hàng thì mã tài khoản, số tiền cược mua và số lô hàng được ghi nhận. Khi một lô hàng không có người mua thì số tiền cược mua được ghi bằng số không. Đối với vấn đề này, hãy: (a) Xây dựng mô hình ER. (b) Chuyển mô hình ER thành mô hình quan hệ. ----oOo---- Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống 89 Chương 11 . SỰ CHUẨN HÓA (NORMALISATION) I GIỚI THIỆU Một csdl còn dư thừa dữ liệu sẽ gây trở ngại cho việc cập nhật dữ liệu. Chuẩn hóa csdl là hoạt động tạo ra một csdl không còn dư thừa dữ liệu, một csdl đạt tối thiểu dạng chuẩn 3. Trong các giai đoạn phân tích thiết kế hệ thống, hoạt động chuẩn hóa nằm trong giai đoạn thiết kế csdl (xem hình) II PHỤ THUỘC HÀM (FUNCTIONAL DEPENDENCY) 1 Phụ thuộc hàm Thuộc tính Y trong quan hệ phụ thuộc hàm vào thuộc tính X (hay X1, X2,..) của cùng quan hệ, nếu ứng với giá trị của X chỉ có 1 giá trị của Y. Ký hiệu: X→Y hay X1,X2→Y Ta nói Thuộc tính Y phụ thuộc hàm vào thuộc tính X hay giá trị của X xác định duy nhất một giá trị của Y hay Y được xác định bởi X. Ví dụ: Trong hệ csdl HỌC VIÊN, thuộc tính tên học viên phụ thuộc hàm vào mã học viên 2 Phụ thuộc hàm đầy đủ Thuộc tính Y trong quan hệ phụ thuộc hàm đầy đủ vào thuộc tính X (X1, X2,..) của cùng quan hệ, nếu nó phụ thuộc hàm vào X và không phụ thuộc hàm vào một phần của X. Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống 90 Ví dụ: Trong vấn đề Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Núi Xanh trước đây ta đã có qui tắc quản lý: Mỗi HỌC VIÊN có thể ghi danh vào học một hay nhiều MÔN HỌC. Mỗi MÔN HỌC có thể được ghi danh bởi một hay nhiều HỌC VIÊN. Mã học viên, mã môn học → ngày nhập học III CÁC DẠNG CHUẨN 1 Ví dụ Công ty Kim khí Đai ốc và Bù lon (NBHC) có nhiều cửa hàng hoạt động với tên riêng. Bảng tồn kho của Cửa hàng Kim khí Mặt nam (một trong các cửa hàng của Công ty NBHC) có dạng như sau: CÔNG TY KIM KHÍ ĐAI ỐC VÀ BÙ LON DANH SÁCH TỒN KHO Mã cửa hàng: M515 Tên cửa hàng: Cửa hàng kim khí mặt nam mã hàng mô tả hàng mã nhà cung cấp tên nhà cung cấp địa chỉ nhà cung cấp lượng tồn đơn giá thành tiền 3241 Bù lon 2 cm 34513 Acme Bolt Co 45 Hay Street 123 $0.50 $61.50 3541 Ốc 5 cm 34513 Acme Bolt Co 45 Hay Street 546 $0.70 $382.20 4325 Vòng đệm 30 mm 57913 Washer Co 7 Blacktown Road 567 $0.12 $68.04 5678 Đai ốc 8 mm 34513 Acme Bolt Co 45 Hay Street 342 $0.17 $58.14 1478 Đinh ốc 40 mm 00972 Best Fasteners 281 Pilbara Way 1267 $0.09 $114.03 4327 Vòng đệm 40 mm 57913 Washer Co 7 Blacktown Road 165 $0.15 $24.75 ... ... ... ... ... ... .. ... Tổng cộng $708.66 Qui tắc quản lý: 1. Bảng Tồn kho của Cửa hàng Kim khí Mặt nam là mẫu tiêu biểu cho tất cả cửa hàng 2. Mỗi nhà cung cấp cung cấp nhiều mặt hàng, nhưng một mặt hàng chỉ được cung cấp bởi một nhà cung cấp 3. Một mặt hàng được lưu trữ ở nhiều cửa hàng. Ví dụ mặt hàng mã số 3241 được lưu trữ trong cửa hàng M515 nhưng nó cũng được lưu trữ trong cửa hàng M516 và M517. 4. Lượng tồn là số lượng tồn của một mặt hàng của một cửa hàng. 5. Đơn giá của một mặt hàng là đơn giá chung cho tất cả các cửa hàng Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống 91 6. Tổng cộng là tổng của cột thành tiền 7. Mã cửa hàng, mã hàng, mã nhà cung cấp là thuộc tính nhận diện của cửa hàng, hàng, nhà cung cấp Ta thực hiện các bước chuẩn hóa quan hệ của ví dụ công ty NBHC theo các bước sau: Hình 10.5 - Các bước thực hiện để đưa các quan hệ về dạng chuẩn 3 QUAN HỆ KHÔNG CHUẨN QUAN HỆ DẠNG CHUẨN 1 - Loại bỏ các thuộc tính tổng hợp (thuộc tính có giá trị là kết quả tính toán từ các giá trị khác) - Xác định khóa chính - Chuyển thuộc tính lặp lại thành thuộc tính của quan hệ riêng QUAN HỆ DẠNG CHUẨN 2 - Chỉ thực hiện khi khóa chính gồm nhiều thuộc tính. - Thuộc tính không khóa phải phụ thuộc hàm đầy đủ và khóa chính - Chuyển thuộc tính chỉ phụ thuộc vào một phần khóa chính thành thuộc tính của quan hệ riêng QUAN HỆ DẠNG CHUẨN 3 - Chuyển thuộc tính không khóa phụ thuộc bắc cầu vào khóa chính thành thuộc tính của quan hệ 2 Dạng chuẩn một (first normal form) Định nghĩa: Thuộc tính A là lặp lại (repeating group of attribute) nếu ứng với một giá trị khóa chính có nhiều giá trị của thuộc tính A. MẶT HÀNG Mã hàng Mô tả Đơn giábán 1003 Tụ điện 0.68 0.67 0.65 1007 Đầu nối 2.00 2.10 1.90 BẢNG DỮ LIỆU KHÔNG ĐẠT DẠNG CHUẨN 1 Trong quan hệ MẶT HÀNG trên, thuộc tính đơn giá bán là thuộc tính lặp lại (đôi khi còn gọi là thuộc tính đa giá trị: multi value attribute) . Định nghĩa: Một quan hệ R ở dạng chuẩn một nếu nó không có thuộc tính lặp lại. Cách chuẩn hóa: Một quan hệ R không ở dạng chuẩn 1 được chuẩn hóa bằng cách chuyển thuộc tính lặp lại vào quan hệ riêng. i. Chuyển tất cả thuộc tính vào một quan hệ: TỒN KHO (mã cửa hàng, tên cửa hàng, mã hàng, mô tả mặt hàng, mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ, lượng tồn, đơn giá, thành tiền, tổng cộng) ii. Loại bỏ các thuộc tính tổng hợp TỒN KHO (mã cửa hàng, tên cửa hàng, mã hàng, mô tả mặt hàng, mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ, lượng tồn, đơn giá) iii. Xác định khóa chính (chọn ngẫu nhiên một khóa chính như mã cửa hàng) TỒN KHO (mã cửa hàng, tên cửa hàng, mã hàng, mô tả mặt hàng, mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ, lượng tồn, đơn giá) Ta thấy ứng với giá trị mã cửa hàng “M515” thì có nhiều giá trị lặp lại của các thuộc tính: mã hàng, mô tả mặt hàng, mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ, lượng tồn, đơn giá. Thuộc tính lặp lại này đòi hỏi phải chuyển qua quan hệ riêng. Khóa chính của quan hệ mới này Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống 92 thường là khóa hợp (khóa có trên một thuộc tính) là hợp của khóa chính của quan hệ nguồn và khoá chính của các thuộc tính lặp lại. TỒN KHO mãch tên ch mã hàng mô tả mã ncc tên ncc địa chỉ lượng tồn đơn giá M515 chkkmn 3241 Bù lon 2cm 34513 Acme bolt co 45 ... 123 0.50 3541 Ốc 5cm 34513 Acme bolt co 45 ... 546 0.70 4325 Vòng... 57913 Washer co 7 .. 567 0.12 5678 Đai ốc ... 34513 Acme bolt co 45 ... 342 0.17 1478 Đinh ốc ... 00972 Best fastener 281 ... 1267 0.09 4327 Vòng ... 57913 Washer co 7 ... 165 24.75 M516 chkkmb 3241 Bù lon 2cm 34513 Acme bolt co 45 ... 20 0.50 4325 Vòng ... 57913 Washer co 7 ... 30 0.12 1478 Đinh ốc ... 00972 Best fastener 281 .. 60 0.09 M517 chkkmt 3541 Bù lon 2cm 34513 Acme bolt co 45 ... 100 0.70 .... .... .... .... ... ... ... ... .. iv. Chuyển thuộc tính lặp lại thành quan hệ riêng CỬA HÀNG(mã cửa hàng,tên cửa hàng) TỒN KHO (mã cửa hàng,mã hàng,mô tả mặt hàng,mã nhà cung cấp,tên nhà cung cấp,địa chỉ,lượng tồn, đơn giá) 3 Dạng chuẩn hai (second normal form) Định nghĩa: Một quan hệ R ở dạng chuẩn 2 nếu nó ở dạng chuẩn 1 và mỗi thuộc tính không khóa phụ thuộc hàm đầy đủ vào khóa quan hệ (không phụ thuộc vào một phần khoá quan hệ) Cách chuẩn hóa: Một quan hệ R không ở dạng chuẩn 2 được chuẩn hóa bằng cách chuyển thuộc tính phụ thuộc vào một phần khóa vào quan hệ riêng. Quan hệ CỬA HÀNG đương nhiên đạt dạng chuẩn 2 vì khóa chính chỉ gồm một thuộc tính Quan hệ TỒN KHO có khóa chính gồm hai thuộc tính nên ta phải kiểm tra sự phụ thuộc hàm của các thuộc tính CỬA HÀNG(mã cửa hàng, tên cửa hàng) TỒN KHO (mã cửa hàng, mã hàng, lượng tồn) MẶT HÀNG (mã hàng, mô tả mặt hàng, mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ, đơn giá) 4 Dạng chuẩn ba (third normal form) Định nghĩa: Một quan hệ R ở dạng chuẩn 3 nếu nó ở dạng chuẩn 2 và không có sự phụ thuộc hàm giữa các thuộc tính không khóa. Cách chuẩn hóa: Một quan hệ R không ở dạng chuẩn 3 được chuẩn hóa bằng cách chuyển thuộc tính phụ thuộc vào thuộc tính không khóa vào quan hệ riêng Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống 93 CỬA HÀNG(mã cửa hàng, tên cửa hàng) TỒN KHO (mã cửa hàng, mã hàng, lượng tồn) MẶT HÀNG (mã hàng, mô tả mặt hàng, mã nhà cung cấp, đơn giá) NHÀ CUNG CẤP (mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ) IV CHUẨN HÓA THEO LÝ THUYẾT CSDL Lược đồ quan hệ Q = CỬA HÀNG (mã cửa hàng, tên cửa hàng, mã hàng, mô tả mặt hàng, mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ, lượng tồn, đơn giá) có tập phụ thuộc hàm: F = {mã cửa hàng → tên cửa hàng; mã cửa hàng, mã hàng → lượng tồn; mã hàng → mô tả mặt hàng, đơn giá, mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ; mã nhà cung cấp → tên nhà cung cấp, địa chỉ } TN = {mã cửa hàng, mã hàng} TG = {mã nhà cung cấp} Xi là tập con của tập TG: Xi TN∪Xi (TN∪Xi)+ Siêu khóa Khóa ∅ mã cửa hàng, mã hàng Q+ mã cửa hàng, mã hàng mã cửa hàng, mã hàng mã nhà cung cấp mã cửa hàng, mã hàng, mã nhà cung cấp Q+ mã cửa hàng, mã hàng, mã nhà cung cấp F={mã cửa hàng -> tên cửa hàng; mã cửa hàng, mã hàng -> lượng tồn; mã hàng -> mô tả mặt hàng, đơn giá, mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ; mã nhà cung cấp -> tên nhà cung cấp, địa chỉ} Q={mã cửa hàng, tên cửa hàng, mã hàng, mô tả mặt hàng,....} K = {mã cửa hàng, mã hàng } F1 ={mã cửa hàng -> tên cửa hàng} CỬA HÀNG ={mã cửa hàng, tên cửa hàng} K1 = {mã cửa hàng} F1 ={mã cửa hàng, mã hàng -> lượng tồn; mã hàng -> mô tả mặt hàng,đơn giá, mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ; mã nhà cung cấp -> tên nhà cung cấp, địa chỉ} Q2 ={mã cửa hàng, mã hàng, mô tả mặt hàng,....} K2 = {mã cửa hàng, mã hàng } F3 ={mã hàng -> mô tả mặt hàng,đơn giá, mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ; mã nhà cung cấp -> tên nhà cung cấp, địa chỉ, ...} Q3 ={mã cửa hàng, mã hàng, mô tả mặt hàng,....} K3 = {mã hàng} F4 ={mã cửa hàng, mã hàng -> lượng tồn} Q4 ={mã cửa hàng, mã hàng, mô tả mặt hàng,....} K4 = {mã cửa hàng, mã hàng } F5 ={mã hàng -> mô tả mặt hàng,đơn giá, mã nhà cung cấp} Q5 ={mã cửa hàng, mô tả mặt hàng, đơn giá, mã nhà cung cấp} K5 = {mã hàng } F6 ={mã nhà cung cấp -> tên nhà cung cấp, địa chỉ} Q6 ={mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ} K6 = {mã nhà cung cấp} Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống 94 V TIẾP CẬN THEO MÔ HÌNH ER Để xây dựng mô hình quan hệ cho vấn đề NBHC, thay vì tiếp cận bằng cách áp dụng các luật chuẩn hóa (cách tiếp cận từ dưới lên theo bottom-up approach), ta tiếp cận theo mô hình ER qua các bước sau (cách tiếp cận từ trên xuống the top down approach): Bước 1: Aùp dụng cách phân tích biểu mẫu đã đề cập ở chương 4, từ biểu mẫu Bảng tồn kho của NBHC, ta nhận diện được các tập thực thể CỬA HÀNG, HÀNG, NHÀ CUNG CẤP. Bước 2: Vẽ mô hình ER và gắn các thuộc tính nhận diện Bước 3: Xác định các mối kết hợp giữa các tập thực thể. Căn cứ vào qui tắc quản lý, ta có mối kết hợp giữa HÀNG và CỬA HÀNG là mối kết hợp nhiều nhiều và mối kết hợp giữa HÀNG và NHÀ CUNG CẤP là mối kết hợp một nhiều. Bước 4: Mối kết hợp nhiều nhiều được giải quyết bằng cách thêm tập thực thể kết hợp TỒN KHO làm trung gian kết nối giữa hai tập thực thể HÀNG và CỬA HÀNG. Thuộc tính lượng tồn chỉ phù hợp với tập thực thể kết hợp TỒN KHO Bước 5: Aùp dụng các qui tắc biến đổi ở chương 3 để chuyển mô hình ER thành mô hình quan hệ CỬA HÀNG(mã cửa hàng, tên cửa hàng) MẶT HÀNG (mã hàng, mô tả mặt hàng, mã nhà cung cấp, đơn giá) TỒN KHO (mã cửa hàng, mã hàng, lượng tồn) NHÀ CUNG CẤP (mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ) Bước 6: Aùp dụng các qui tắc chuẩn hóa để đưa các quan hệ ở bước 5 về dạng chuẩn ba. VI BÀI TẬP 1 10.1 Từ bảng dữ liệu sau, hãy xây dựng một quan hệ không chuẩn rồi chuẩn hóa nó đạt chuẩn 1, chuẩn 2 cuối cùng là chuẩn 3. Sử dụng các qui tắc quản lý mà bạn luận ra từ bảng dữ liệu. Nếu được hãy phát biểu một vài điều ràng buộc giả định. Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống 95 Mã số Mã NCC Nhà CC Mô tả Mã cửa hàng Cửa hàng Giá khởi điểm Tỉ suất Giá trị Mã địa diểm Địa điểm 202 L02 Lincoln Welder 400 Amp FAB Fabrication Shop 2760 20% 552 WE Welshpool 296 SCI Schoettel Deepwater Barge PEH P&e Hire 221000 10% 22100 VI Varanus 1s 328 C03 Colchester Lathe 1500 BC MEC Mechanical Shop 8750 10% 875 KW Kewdale 419 F11 Fluke Multimeter ELE Electrical Shop 430 20% 86 BE Belmont 790 L02 Lincoln Welder 400 Amp FAB Fabrication Shop 2760 20% 552 WE Welshpool 987 M01 Mitutoyo Micrometer MEC Mechanical Shop 440 5% 22 KW Kewdale 1290 AS1 Allstar Satcom 2000 PEH P&E Hire 7200 30% 2160 TH Thailand 1333 L02 Lincoln Welder 300 Amp MEC Mechanical Shop 2440 15% 366 KW Kewdale 5693 C03 Colchester Lathe 1800BC MEC Mechanical Shop 9900 10% 990 KW Kewdale 6785 T07 Tektronics Oscilloscope ELE Electrical Shop 5700 10% 570 BE Belmont 6788 L02 Lincoln Welder 400 Amp PEH P&E Hire 2760 20 552 KW Kewdale 1) Từ bảng dữ liệu trên ta có quan hệ không chuẩn sau: TÀI SẢN(mã số, mã NCC, tên nhà CC, mô tả tài sản, mã loại cửa hàng, tên loại cửa hàng, giá khởi điểm, tỉ suất, giá trị, mã địa điểm, tên địa điểm) Thuộc tính giá trị = giá khởi điểm * tỉ suất là thuộc tính tổng hợp TÀI SẢN(mã số, mã NCC, tên nhà CC, mô tả tài sản, mã loại cửa hàng, tên loại cửa hàng, giá khởi điểm, tỉ suất, mã địa điểm, tên địa điểm) Chọn mã số làm khóa chính TÀI SẢN(mã số, mã NCC, tên nhà CC, mô tả tài sản, mã loại cửa hàng, tên loại cửa hàng, giá khởi điểm, tỉ suất, mã địa điểm, tên địa điểm) 2) Ưùng với mỗi giá trị khóa chính không có giá trị lặp lại nên quan hệ TÀI SẢN đạt dạng chuẩn 1. 3) Khóa quan hệ TÀI SẢN chỉ gồm một thuộc tính nên đạt dạng chuẩn 2 4) Trong quan hệ TÀI SẢN có sự phụ thuộc giữa các thuộc tính không khóa như sau: Mã NCC → tên nhà CC Mã loại cửa hàng → tên loại cửa hàng Mô tả tài sản → giá khởi điểm, mô tả tài sản-> tỉ suất Mã địa điểm → tên địa điểm Ta chuyển các thuộc tính này vào quan hệ riêng TÀI SẢN(mã số, mã NCC, mô tả tài sản, mã loại cửa hàng, mã địa điểm) NHÀ CUNG CẤP(mã NCC, tên nhà CC) LOẠI CỬA HÀNG(mã loại cửa hàng, tên loại cửa hàng) ĐỊA ĐIỂM(mã địa điểm, tên địa điểm) DANH MỤC TÀI SẢN(mô tả tài sản, giá khởi điểm, tỉ suất) 5) Từ bảng dữ liệu ta luận ra các điều sau: o Các tập thực thể TÀI SẢN, NHÀ CUNG CẤP, LOẠI CỬA HÀNG, ĐỊA ĐIỂM, DANH MỤC TÀI SẢN o Giá trị = giá khởi điểm x tỉ suất o Mã NCC, mã loại cửa hàng, mã địa điểm là khóa thuộc tính nhận diện của NHÀ CUNG CẤP, LOẠI CỬA HÀNG, ĐỊA ĐIỂM 2 10.2 Từ bảng dữ liệu sau, hãy xây dựng một quan hệ không chuẩn rồi chuẩn hóa nó đạt chuẩn 1, chuẩn 2 cuối cùng là chuẩn 3. Sử dụng các qui tắc quản lý mà bạn luận ra từ bảng dữ liệu. Nếu được hãy phát biểu một vài điều ràng buộc giả định. Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống 96 mã trách nhiệm Mã máy bay Mã loại máy bay Cấu tạo máy bay Dịch vụ phục vụ Mã nhà chế tạo Tên nhà chế tạo Nước Mã cơ sở Tên cơ sở Bang TR 003 C130 Hercules Transport LO Lockheed USA RI Richmond NSW SR 007 UH-1 Iroquois SAR BE Bell USA PE Pearce WA TR 009 C130 Hercules Transport LO Lockheed USA RI Richmond NSW T 026 A331B Macchi Trainer AM AerMacchi Italy PE Pearce WA 1) Từ bảng dữ liệu trên ta có quan hệ không chuẩn sau: TRÁCH NHIỆM(mã trách nhiệm, mã máy bay, mã loại máy bay, cấu tạo máy bay, dịch vụ phục vụ, mã nhà chế tạo, tên nhà chế tạo, nước, mã cơ sở, tên cơ sở, bang) Chọn mã máy bay làm khóa chính TRÁCH NHIỆM(mã trách nhiệm, mã máy bay, mã loại máy bay, cấu tạo máy bay, dịch vụ phục vụ, mã nhà chế tạo, tên nhà chế tạo, nước, mã cơ sở, tên cơ sở, bang) 2) Trong quan hệ TRÁCH NHIỆM, ứng với mỗi giá trị khóa chính không có giá trị lặp lại nên chúng đạt dạng chuẩn 1 3) Khóa quan hệ TRÁCH NHIỆM chỉ gồm một thuộc tính nên đương nhiên chúng đạt dạng chuẩn 2 4) Trong quan hệ TRÁCH NHIỆM có sự phụ thuộc giữa các thuộc tính không khóa như sau: Mã loại máy bay-> cấu tạo máy bay, dịch vụ phục vụ, mã nhà chế tạo, mã cơ sở, bang mã nhà chế tạo->tên nhà chế tạo, nước mã cơ sở->tên cơ sở, bang Ta chuyển các thuộc tính này vào quan hệ riêng TRÁCH NHIỆM(mã máy bay, mã trách nhiệm, mã loại máy bay) LOẠI MÁY BAY(mã loại máy bay, cấu tạo máy bay, dịch vụ phục vụ, mã nhà chế tạo, mã cơ sở) NHÀ CHẾ TẠO(mã nhà chế tạo, tên nhà chế tạo, nước) CƠ SỞ(mã cơ sở, tên cơ sở, bang). 3 Trắc nghiệm 1) The process of converting complex data structures into simple, stable data structures is referred to as a) normalization b) process modeling c) structuring d) simplification ----oOo---- Tài liệu Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống 97 Chương 12 . CÁC SUY XÉT TRONG THIẾT KẾ VẬT LÝ (PHYSICAL DESIGN CONSIDERATIONS) I GIỚI THIỆU Trong các chương trước, chúng ta đã tìm hiểu qua các giai đoạn phân tích dữ liệu, mô hình hóa dữ liệu, xây dựng mô hình quan h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiao trinh phan tich thiet ke he thong pdf.pdf
Tài liệu liên quan