A. Phần sự ra đời của nhà nước và pháp luật (câu hỏi nhận định)
1. Nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi và chống ngoại xâm là hai trong những nhân
tố làm thúc đấy sự ra đời của nhà nước đầu tiên
Nhận định: đúng
Giải thích:Nước ta là nước nông nghiệp gốc, vị trí hết sức nhạy cảm, phía Bắc là
Trung Quốc, phía Nam là Chiêm Thành.
Những nền văn minh phương Đông như chúng ta biết,hình thành từ lưu vực
những con sông lớn, và là nền văn minh nông nghiệp. Trong nền kinh tế nông
nghiệp, thì yêu cầu trị thủy là một yêu cầu tối quan trọng. Thêm nữa, do phụ thuộc
rất nhiều vào thiên nhiên nên các tộc người luôn có xu hướng tranh giành những
vùng đất tốt, chiến tranh là điều thường xuyên và ko thể tránh khỏi đối với các
nước phương Đông. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm đặt ra là vấn đề sống
còn với sự tồn tại của các tập đoàn người ở phương Đông.
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu ôn tập môn Lịch sử nhà nước
và pháp luật (3A)
Theo nhận định chung thì đề sẽ ra 3 câu:
1. Phân tích một đặc điểm nào đó (ví d về luật hôn nhân, cải cách chính
quyền địa phương)
2. Chứng minh một nhận định trong sách giáo khoa (ví dụ: tính giai cấp,
tính pháp trị nhân trị, trưng phạt của luật nhà Lê)
3. Nhận đinh đung sai (vi du về hop đông doan mai dien mai, trieu le, ly
nguyen...)
A. Phần sự ra đời của nhà nước và pháp luật (câu hỏi nhận định)
1. Nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi và chống ngoại xâm là hai trong những nhân
tố làm thúc đấy sự ra đời của nhà nước đầu tiên
Nhận định: đúng
Giải thích: Nước ta là nước nông nghiệp gốc, vị trí hết sức nhạy cảm, phía Bắc là
Trung Quốc, phía Nam là Chiêm Thành.
Những nền văn minh phương Đông như chúng ta biết, hình thành từ lưu vực
những con sông lớn, và là nền văn minh nông nghiệp. Trong nền kinh tế nông
nghiệp, thì yêu cầu trị thủy là một yêu cầu tối quan trọng. Thêm nữa, do phụ thuộc
rất nhiều vào thiên nhiên nên các tộc người luôn có xu hướng tranh giành những
vùng đất tốt, chiến tranh là điều thường xuyên và ko thể tránh khỏi đối với các
nước phương Đông. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm đặt ra là vấn đề sống
còn với sự tồn tại của các tập đoàn người ở phương Đông.
Công cuộc trị thủy và chống ngoại xâm đòi hỏi phải có sức mạnh đoàn kết vô cùng
lớn. Do vậy các tập đoàn người phải tập hợp lại với nhau mới có thể thực hiện
được những công việc này. Khi tập hợp lại như vậy, vai trò của nguời thủ lĩnh,
người đứng đầu là rất quan trọng. Người thủ lĩnh, người đứng đầu trở thành người
có quyền lực tối cao, có thể áp đặt ý chí của mình lên mọi người. Cộng thêm với
sức mạnh tư tưởng từ tôn giáo, vị trí của "vua" ngày càng được nâng cao. Như
vậy, sự xuất hiện của "vua" chính là sự xuất hiện của NN, vì sau khi nắm quyền
lãnh đạo, "vua" sẽ toàn quyền tự mình đặt ra bộ máy giúp việc, bộ máy cai trị, từ
đó hình thành nên bộ máy NN.
2. Công hữu về ruộng đất trong công xã nông thôn là nguyên nhân làm chậm
sự xuất hiện của nhà nước
Nhận định: đúng
Giải thích: công hữu về ruộng đất, là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, làm cho tư
hữ về tư liệu sản xuất ít chặt chẽ, mẫu thuẫn ít xảy ra, do đó có xung đột nhưng
không gay gắt, không triệt để nên làm cho tư hữu và sự hình thành giai cấp đối
kháng chậm phát triển, đó là hai nhân tố quan trọng để làm xuất hiện nhà nước.
3. Nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi và chống chiến tranh không phải là nhân tố
đóng vai trò quyết định cho sự ra đời của nhà nước.
Nhận định: đúng
Giải thích: Bản thân hai tác nhân trên không sản sinh ra nhà nước mà nguyên nhân
cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước vẫn thuộc về những nhân tố nội tại là sự
phát triển kinh tế là xuất hiện chế độ tư hữu và sự hình thành các giai cấp đối
kháng về mặt lợi ích.
B. Thời kỳ Bắc thuộc và nhà nước Ngô – Đinh – Tiền Lê (câu hỏi nhận định)
1. Chính sách cai trị trong thời kỳ Bắc thuộc mang tính thâm hiểm
Nhận định: đúng.
Tăng cường chính sách cưỡng chế, đàn áp, bót lột và đồng hóa, ngu dân.
Áp dụng chính sách quan lại thâm hiểm: dùng người Việt trị người Việt
2. Chính quyền Ngô – Đinh – Tiền Lê mang tính chất quân quản
Nhận định: đúng
Giải thích:
Nhu cầu thiết yếu bảo vệ chính quyền và thống nhất các thế lực
Tổ chức bộ máy nhà nước thực chất là tổ chức quân sự
Hình thức nhà nước theo chính thể quân chủ tập quyền
Pháp luật mang tính thiết quân luật: đầy những cấm đoán và bắt buộc, pháp luật
mang tính tàn khốc.
C. Phần nhà Lý Trần Hồ (câu hỏi nhận định)
Định nghĩa tập quyền:
Tập quyền là quyền lực tập trung vào Hoàng Đế. Hoàng Đế giữ các quyền
về lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Tư pháp: quyền được xét xử, một khi Hoàng Đế xét xử thì bản án sẽ có giá
trị chung thẩm
Hành pháp: Hoàng Đế không tự mình thực hiện quyền hành pháp mà thông
qua việc thành lập các cơ quan giúp việc và bổ nhiện các quan lại. Trực tiếp
quản lý các chính sách về ruộng đất và tô thuế. Là tổng tư lệnh tối cao của
quân đội.
Lập pháp: Hoàng Đế đứng trên pháp luật, ban hành tuyệt đối các văn bản
pháp luật.
1. Thể chế quân chủ nhà Trần mang tính tập quyền cao hơn nhà Lý
Nhận định: đúng
Giải thích Hoàn cảnh ra đời của Nhà Trần khác hẳn nhà Lý. Nhà Lý được sự ủng
hộ của dân chúng còn Nhà Trần thực chất là sự chiếm đoạt bằng những cuộc hôn
nhân chính trị.
Có thêm chức danh mới là Thái Thượng Hoàng, người có quyền lực cao hơn nhà
vua.Tính chất quý tộc thân vương được tăng cường. Quan đại thần phải là người
trong Hoàng tộc, còn nhà Lý thì các quan đại thần không nhất thiết phải có dòng
máu Hoàng tộc.
Chính sách kết hôn nội tộc nhằm bảo đảm tính thuần nhất của dòng họ. Rất ưu đãi
cho các vương hầu quý tộc: phong cấp đất đai và nắm giữ những chức quyền quan
trong triều đình hay các vị trí trọng yếu của quốc gia.
Dùng chính sách hôn nhân để ràng buộc, lôi kéo các thổ quan vùng núi đứng về
phía triều đình. Pháp luật của nhà Trần thì tàn khốc hơn nhà Lý nhằm bảo vệ
vương quyền một cách tuyệt đối. Không có quan Tể tướng.
2. Tổ chức chính quyền địa phương thời nhà Trần mang tính vùng miền
Nhận định: đúng
Giải thích:
Về tổ chức hành chính thì có sự phân biệt rõ ràng giữa miền xuôi và miền núi.
Dười cấp Lộ ở miền xuôi là Phủ, miền núi là Châu. Bởi miền núi là những vùng
biên giới nhạy cảm của Tổ quốc.
Có sự linh hoạt trong chính sách quan lại ở địa phương: chính sách thổ quan ở
miền núi để khai thác tính cục bộ vở miền núi và chính sách lưu quan ở miền xuôi
để hạn chế tính cục bộ ở miền xuôi.
C. Phần nhà Lê (Phần trọng tâm chương trình)
I. Về nhà nước
1. Nho giáo ảnh hưởng như thế nào qua các triều đại.(ít ra) Nhà Lý
Phật giáo là quốc giáo, ảnh hưởng rất sâu sắc đến bộ mặt đời sống xã hội.
Nho giáo chính ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy nhà nước.
Nhà Trần
Nho giáo lấn áp Phật giáo và trở thành hệ tư tưởng chính trị quan trọng
trong việc tổ chức chính quyền.
Nhà Lê:
Nho giáo có mặt trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội
Nho giáo là hệ thống chính trị chính thống
Cơ sở lý luận để xây dựng bộ máy nhà nước
Chuyển hóa thành nội dung pháp luật: nho giáo trực tiếp hoặc gián tiếp đi
vào pháp luật bằng những nội dung cụ thể.
Nho giáo trở thành chủ để để thi cử
Điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Cuộc cải cách chính quyền của Lê Thánh Tông chủ yếu tập trung tăng
cường quyền lực của nhà vua và khiến cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu
quả hơn.
Nhận định: đúng
Giải thích: Chính quyền trung ương là cơ quan đầu não của đất nước, có xây
dựng một chính quyền trung ương vững mạnh, thể hiện quyền lực nằm trong tay
nhà vua và triều đình trung ương mới có thể thực hiện được các công việc của
triều đình, của đất nước, tạo cơ sở để triển khai các công việc xuống các địa
phương.
2. Chính quyền trung ương (có thể ít ra)
a. Nguyên nhân và nguyên tắc cải cách
Nguyên nhân:
Bất ổn đã được loại bỏ, xây dựng chính quyền từ quân sự sang dân sự nhằm
gắn liền lợi ích của nhà nước với lợi ích của nhân dân.
Khát vọng xây dựng nhà nước Đại Việt hùng cường
Lãnh thổ đã được mở rộng
Bộ máy nhà nước nặng tính quý tộc không còn phù hợp
Nguyên tắc cải cách
- Nguyên tắc tập quyền
- Nguyền tắc tản quyền
- Nguyên tắc pháp chế
3. Chính quyền địa phương (trọng tâm)
Các câu hỏi liên quan:
Câu hỏi 1: Sự khác nhau của tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê
Thánh Tông so với các triều đại trước đó.
Giai đoạn vua Lê Thánh Tông: 1460 – 1497. Trước khi lên ngôi, vua Lê Thánh
Tông đã trải qua giai đoạn sống gần gũi với cuộc sống đời thường của dân chúng,
ông đã hiểu được những điểm tốt, xấu cùng tồn tại trong xã hội. Khi lên ngôi, Lê
Thánh Tông thấy được những bất cập của bộ máy cầm quyền, những năm đầu thời
Lê sơ còn mang nặng “hơi hướng” của thể chế quân chủ quý tộc nhà Trần, việc
trọng đãi các quý tộc hoàng tộc và các bậc “khai quốc công thần”. Thêm nữa,
cương vực nước Đại Việt đã mở rộng, yêu cầu xây dựng một nước Đại Việt hùng
cường; những bài học của các triều đại trước về tổ chức chính quyền địa phương
sao cho phát huy hiệu quả nhất. Đo đó Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách hành
chính từ trung ương đến địa phương, bên cạnh giữ lại những mặt tích cực của các
triều đại trước đồng thời loại bỏ các điểm không tốt, chính từ những lý do đó mà
tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông có những điểm giống và
khác các triều đại trước.
Giai đoạn vua Lê Thánh Tông có hai giai đoạn, thời kỳ 1460 – 1470 và thời kỳ
1471 đến 1497.
Về tổ chức các cấp chính quyền địa phương:
Chia nước thành 12 thừa tuyên đạo, đến năm 1471 thì thêm đạo thừa tuyên
thứ 13.
Cả nước chia thành 3 cấp: cấp phủ, cấp huyện – châu, cấp xã.
So với tổ chức các cấp của các triều đại khác thì như sau:
Thời các vua Lê trước Lê Thánh Tông: Chính quyền địa phương gồm các
cấp: Đạo, lộ (trấn, phủ), châu, huyện và xã.
Thời Hồ: cấp lộ, cấp phủ, cấp châu, cấp huyện và cấp xã
Thời Trần: cấp lộ, cấp phủ - châu, cấp xã
Thời Lý: cấp lộ - trại, cấp phủ châu, cấp hương – xã – sách
Thời tiền Lê: cấp đạo, cấp hành chính cơ sở giáp, cấp xã.
Sự phân chia các cấp trong chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông so
với các triều vua Lê trước và triều đại Lý - Trần (ngoại trừ nhà Hồ) vẫn giữ tính
vùng miền. Sự phân cấp này nhằm bảo đảm dễ quản lý và ngăn ngừa sự cát cứ. Sự
phân chia chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông nhằm thu hẹp quyền
hành của chính quyền địa phương và tăng sự lệ thuộc vào chính quyền trung ương.
Có sự phân công rõ rệt về chức năng nhiệm vụ trong từng cấp.
Đối với cơ quan ở cấp đạo thì Ty Tuyên chính sứ (đứng đầu là Tuyên chính sứ)
được lập ra ở cấp đạo từ năm 1464 thay thế cho quan Hành khiển. Đứng đầu mỗi
thừa tuyên đạo lúc đó gồm có hai cơ quan là Đô tổng binh sứ tuy phụ trách việc
cai quản quân đội và Thừa chính sứ ty phụ trách việc hành chính và tu pháp. Sự
kiện này đánh dấu chuyển hình thức cai quản địa phương bởi một cá nhân, hơn
nữa chỉ thiên về quản lãnh quân sự sang hình thức cai quản bằng một cơ quan có
một quan chức đứng đầu và có sự phân công chức trách giữa các bộ phận trong ty.
Sự phân chia này nhằm xóa bỏ tình trạng lộng quyền dẫn đến xu hướng cát cứ ly
tâm của quan lại địa phương đồng thời tạo ra sự thống nhất chỉ đạo từ trên
xuoongsm gắn địa phương với trung ương để thống nhất các mặt hoạt động của
đất nước. Từ năm 1467, Lê Thánh Tông không chỉ trao quyền cho một cơ quan
phụ trách mà quyền hành được chia đều cho 3 cơ quan:
Thừa ty phụ trách các công việc thuộc lĩnh vực hành chính, tài chính, dân sự.
Đô ty phụ trách quân sự.
Hiến ty có chức năng giám sát mọi công việc trong đạo để tâu lên vua.
Thực hiện giám sát nhau
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho đặt chứ Hiến sát sứ ở các đạo, sau đó lại đặt
chức giám sát ngự sử ở 13 đạo để làm nhiệm vụ theo dõi, giúp đỡ các hiến ty,
giám sát đàn hoặc các hành vi sai trái của quan lại các thừa tuyên, phủ, huyện.
Ở cấp phủ: cũng giống như cấp phủ thời các vua Lê trước, chức năng là truyền
luyện từ trên xuống cho các huyện – châu, đốc thúc và kiểm tra việc thi hành, thu
nộp các loại thuế, các lao dịch, binh dịch.
Ở cấp huyện – châu
Giống các triều vua Lê trước là ở miền núi gọi là châu, đông bằng gọi là huyện. Ở
cấp này đặc biệt có một điểm giống các triều trước là có tính vùng miền. Đối với
miền núi thì sử dụng các tộc trưởng, tù trưởng để giữ những chức vụ quan trọng
nhằm tránh trình trạng chống đối triều đình hay có âm mưu phản loạn.
Một điểm rất khác so với các triều đại khác là tổ chức cấp xã cấp xã.
Chia tách xã theo những qui định có tính qui cũ, xã có 3 loại: xã nhỏ, xã vừa và xã
lớn tùy vào số hộ trong xã. Qui định rõ chức vụ của những người đứng đầu xã
tránh trình trạng lợi dụng quan hệ họ hàng thông gia để kéo bè kéo cánh. Việc bầu
xã trưởng theo qui tắc dân chủ bầu trực tiếp. Vua Lê Thánh Tông đã can thiệp trực
tiếp sâu rộng vào trong chính quyền cấp xã, đây là điểm rất khác so với các triều
đại trước, nhằm hạn chế nạn cường hào cũng như tình trạng cát cứ ở địa phương.
Về việc bổ nhiệm quan lại
Cũng như các triều đại khác thì quan lại bằng chế độ tập ấm, theo đó con cháu của
hoàn thân quốc thích quan lại cao cấp được phong tước vị phẩm hàm thậm chí
đươc trao một số cong việc triều chính tuy nhiên thời vua Lê Thánh Tông, những
quan lại được tuyển chọn bằng hình thức này được quy định rất chặt chẽ bằng cách
quy định rõ trong một số điều ở chương vi chế Bộ luật Hồng Đức nhằm loại trừ
những tiêu cực đối với hình thức tuyển dụng này. Một điểm khác với các triều đại
khác là quan lại có thể được bổ nhiệm bằng con đường đề cử và việc này cũng
được quy định một cách chặt chẽ. So với các triều đại khác thì quan lại có thể
được bổ nhiệm bằng con đường thi cử tuy nhiên thời vua Lê Thánh Tông, việc này
được rất chú trọng, bởi vì những hạnh hưởng sâu rộng của tư tưởng Nho giáo. Một
điểm khác so với các triều đại khác là các quan lại phải trai qua giai đoạn thử việc
và sát hạch để kiểm tra năng lực. Áp dụng chính sách luân chuyển công tác và chế
độ hồi ty để làm trong sạch đội ngũ quan lại chống trình trạng tham nhũng. Qua đó
cho thấy các cách thức đào tạo, tuyển dụng và sát hạch quan lại dưới thời vua Lê
Thánh Tông tạo ra một đội ngũ quan lại trên nền tảng lập trường của kẻ sĩ theo
Nho học.
Như vậy với tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông, cả nước
chia thành 13 thừa tuyên đạo, có 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36
phường. Nhà nước trực tiếp quản lý các địa phương thông qua hệ thống quan lại.
Tóm lại, tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông là mô hình tiên
tiến nhất của chế độ quan chủ phong kiến đương thời, thể hiện khá hoàn chỉnh tư
tưởng chỉ đạo của Lê Thánh Tông: lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng nhẹ cùng
kiềm chế nhau, địa phương gắn với trung ương. Tổ chức chính quyền địa phương
thời vua Lê Thánh Tông có trình độ chuyên môn hóa cao hơn hẳn so với các triều
đại khác và các nước khác ở vùng Đông Nam Á.
Câu 2: Phân tích nguyên tắc hạn chế quyền lực và ngăn chặn tình trạng phân
quyền cát cứ thể hiện trong tổ chức bộ máy hành chính địa phương sau cải
cách của Lê Thánh Tông. Những ưu điểm và hạn chế có thể rút ra cho công
tác quản lí hành chính địa phương hiện nay.
Xu hướng chung của các triều đại phong kiến Việt Nam là quân chủ trung ương
tập quyền, thể hiện qua hình ảnh nước Việt Nam thống nhất không phân chia suốt
gần chục thế kỷ độc lập. Để được như vậy, không phải chỉ nhờ nét văn hóa đặc thù
nảy sinh trên điều kiện tự nhiên, kinh tế và lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam
mà còn nhờ vào việc các triều đại phong kiến xưa đều có những nỗ lực lớn lao
trong việc duy trì quyền lực tập trung. Trong các triều đại đó thì triều đại của Lê
Thánh Tông là một trong những triều đại rực rỡ và thành công nhất về mọi
phương diện, tất nhiên là cả về tổ chức hành chính địa phương để duy trì quyền
lực tập trung.
Triều Lê sơ vốn hình thành sau cuộc chiến tranh giành độc lập, thế nên tổ chức
hành chính nhà nước nặng về quân sự để phục vụ cho công tác quốc phòng và trị
an, đặc biệt là trong các triều đại đầu tiên. Vì vậy, công tác tổ chức bộ máy hành
chính ở địa phương được xây dựng theo hướng tập quyền, thể hiện qua việc hầu
hết quyền hành tập trung vào tay một cơ quan đứng đầu bởi một cá nhân (như ở
đạo là Hành khiển, ở phủ là tri phủ,…). Nhưng điều này nếu kéo dài thường dễ
dẫn đến lạm quyền và tạo điều kiện cho các thế lực địa phương phát triển dẫn đến
nguy cơ nội chiến hoặc ít ra là phản loạn. Điều này vẫn thường thấy xảy ra với các
địa phận của dân tộc ít người do họ có quyền tự trị tương đối lớn (như loạn Nùng
Trí Cao thời nhà Lý). Vì vậy, sau khi lên nắm quyền, Lê Thánh Tông bắt đầu tiến
hành cuộc cải cách quy mô lớn về tổ chức bộ máy nhà nước, cả trung ương lẫn địa
phương, để tăng cường uy quyền của nhà vua và hạn chế quyền lực của địa
phương cũng như ngăn chặn các thế lực cát cứ.
Đầu tiên là việc chia, tách, đổi lại các đơn vị hành chính. Biện pháp này không
những có ý nghĩa lớn trong việc tổ chức lại công tác quản lí thành một hệ thống
quy củ và thống nhất mà còn có tác dụng xóa bỏ, thay đổi địa giới và địa phận cũ
của các thế lực quý tộc phong kiến. Kế đến ở mỗi cấp hành chính, Lê Thánh Tông
thực hiện việc phân tán quyền lực ra cho các cơ quan và cá nhân khác nhau để
tránh tập trung quyền lực quá lớn vào tay một người. Cụ thể như ở cấp đạo, Tam
Ty được thành lập để thay nhiệm vụ của quan Hành Khiển (dân sự) và quan Tổng
quản (quân sự). Theo đó Thừa ty quản lí hành chính, Đô ty quản lí quân sự và
Hiến ty quản lí tư pháp. Các cơ quan đều có chức năng và quyền lực riêng, từ đó
giám sát và chế ức quyền lực của nhau, tránh sự lạm quyền. Đây là một bước tiến
đáng kể mà so sánh với điều kiện hiện tại, chúng ta có thể thấy rằng bộ máy hành
chính địa phương nước CHXHCN Việt Nam đã thừa kế những thành tựu đó khá
tốt với cơ quan lập pháp là Hội đồng nhân dân các cấp, cơ quan hành chính là Ủy
ban nhân dân các cấp và cơ quan tư pháp là Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát
nhân dân các cấp.
Một biện pháp nữa được Lê Thánh Tông thực thi để tăng cường giám sát với cấp
đạo là việc đặt ra các cơ quan giám sát của trung ương, cụ thể là các Ty ngự sử
trực thuộc Ngự sử đài, có trách nhiệm đàn hặc và giám sát hoạt động của quan lại
cũng như cơ quan nhà nước ở cấp đạo. Đây là một biện pháp tăng cường mạnh mẽ
sự kiểm soát của trung ương với địa phương mà so sánh thực tế thì hiện nay chúng
ta chưa có cơ quan nào thực sự có quyền hành như thế dù rằng Thanh tra nhà nước
vẫn có nhiệm vụ và quyền hạn giám sát, thanh tra. Một ưu điểm nữa của Lê Thánh
Tông là quy định quan lại chỉ được tại chức đến năm 65 tuổi, bãi bỏ luật cha
truyền con nối cho các công thần. Theo tôi điều này cũng góp phần hạn chế quyền
hành của các đại thần, tránh tình trạng cả nhà làm quan. Chế độ Lưu quan, tức là
luân chuyển quan lại quanh các địa hạt, tránh trình trạng cát cứ.
Đặc biệt trong việc tăng cường quyền lực trung ương, hạn chế quyền lực địa
phương, là việc Lê Thánh Tông trực tiếp can thiệp vào công tác quản lí ở làng xã,
vốn được coi là “thành trì” vững chắc của chế độ công xã nông thôn. Đó là thông
qua việc ban hành tiêu chuẩn cử xã trưởng cùng với quy định về hương ước, triều
đình nhà Lê đã có thể khống chế tương đối đến tận cấp cơ sở, hạn chế đến mức
thấp nhất sự thâu tóm quyền lực của địa phương vì ngay cả cơ sở là làng xã cũng
bị triều đình trung ương giám sát và ức chế quyền tự trị thì không có lực lượng địa
phương nào có thể ngoi lên được. Hiện nay thì khác hẳn, chúng ta đang có tư
tưởng bỏ lỏng cấp cơ sở, tập trung vào các cấp trung gian như quận huyện mà
không đầu tư đúng mức cho công tác quản lí và công tác cán bộ ở cấp phường xã –
cấp cơ sở. Đây có thể coi là một sự chậm tiến khi các triều đại phong kiến từng
bước thâm nhập vào cơ sở thì chúng ta với điều kiện kinh tế hiện đại lại không tiếp
tục phát huy.
Tuy nhiên, qua đó ta cũng đã có thể thấy được các biện pháp cải cách quyết đoán
và từng bước Lê Thánh Tông thể hiện quyết tâm hạn chế tính địa phương hóa, cát
cứ để tập trung quyền lực về trung ương, phù hợp với văn hóa đoàn kết và nhu cầu
xây dựng bảo vệ tổ quốc Đại Việt xưa. Dù rằng còn có những hạn chế nhất định
của thời đại, nhưng những cải cách trên đã cho thấy một tư duy “vượt trước” nền
chính trị Việt Nam phong kiến cũng như thiên tài cá nhân của Lê Thánh Tông, và
qua đó giúp chúng ta rút ra được những bài học lịch sử quý báu trong công cuộc tổ
chức quản lí hành chính địa phương, nhất là trên con đường quá độ lên CNXH đầy
gian nan.
Tuy nhiên nếu áp dụng vào thời đại ngày nay, khi chính quyền là "do dân và vì
dân" thì chủ nghĩa tập trung (tuyệt đối) sẽ có 1số nhược điểm sau:
- Thiếu tính đại diện. Chính phủ dân chủ phải là đại diện của nhân dân. Do đó nếu
chính quyền tập trung hết vào chính phủ trung ương thì làm sao người dân có thể
có được đại diện của mình được? Dân có thể bầu ra 1 người, 2 người đại diện cho
mình ở thủ đô. Nhưng làm sao có thể kiểm soát chắc chắn hoạt động của những
người này khi họ ở xa mình có khi là cả nghìn cây số? Quyền lực sẽ thu về tay 1
số tầng lớp cao cấp.
- Không thể đáp ứng tốt nguyện vọng của nhân dân, bởi chính quyền địa phương
mới là người hiểu rõ nhu cầu của nhân dân chứ không phải chính quyền trung
ương. Không thể trông đợi 1 quan chức ở Hà Nội hiểu rõ sự phát triển, yêu cầu,
đòi hỏi của người dân tỉnh Bình Dương, cũng như không thể trông đợi 1 cán bộ ở
quận 1 TpHCM hiểu rõ nhu cầu của huyện Cần Giờ v.v... Chỉ có những người trực
tiếp sống và làm việc ngay tại địa phương mới có những hiểu biết tường tận nhất
của nhân dân. Nói cách khác, chính quyền địa phương gần gũi với người dân hơn
chính quyền trung ương.
Do đó tóm lại 1 chính quyền quá tập trung sẽ dẫn tới mất dân chủ. Tuy nhiên rõ
ràng khái niệm dân chủ không tồn tại đối với 1 nhà nước phong kiến. Do đó chính
sách của Lê sơ như vậy có thể nói là tương đối tốt. Khi áp dụng vào thời đại ngày
nay, thời đại của tự do dân chủ, thì cần phải cẩn thận.
3.Chứng minh nhận định sau: “Với mô hình tổ chức bộ máy nhà nước mà Lê
Thánh Tông đặt ra sau cuộc cái cách, mô hình này là mô hình tiên tiến nhất
của chế độ quân chủ phong kiến đương thời, thể hiện khác hoàn chỉnh tư
tưởng chỉ đạo của Lê Thánh Tông: lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng nhẹ
cùng kiềm chế nhau, dịa phương gắn với trung ương”.
(câu hỏi khó quá)
4. Chứng minh tính tản quyền trong cải cách của Lê Thánh Tông
Khái niệm: Tản quyền có nghĩa là một công việc không tập trung vào một cơ
quan, một chức quan mà sẻ chia cho nhiều cơ quan, nhiều chức quan cùng đảm
trách. Mỗi cơ quan, mỗi chức quan là đảm nhiệm một nhiệm vụ, một lĩnh vực nhất
định và hoạt động độc lập.
Mục đích: tránh tập trung quyền hạn vào một cơ quan, một chức quan, tránh trình
trạng ôm đồm bao biện, tránh trình trạng lạm quyền đe dọa tới sự ổn định nhà
nước.
Yêu cầu: giới hạn quyền hạn, chức năng nhiệm vụ, đề cao vai trò trách nhiệm của
từng cá nhân.
Tính tản quyền thể hiện trước hết ở các cơ quan trung ương.
Tính tản quyền thể hiện rõ nhất ở việc xóa bỏ các cơ quan trung gian và thành lập
ra các cơ quan mới:6 bộ, 6 tự, 6 khoa, đảm trách những công việc cụ thể, thể hiện
tính chuyên môn hóa, trong đó vai trò giải quyết các công việc hành chính của
triều đình được chủ yếu giao cho 6 bộ.
Tách 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) ra khỏi Thượng thư sảnh để lập 6 cơ
quan riêng cai quản các mặt hoạt động của nhà nước. Mỗi bộ có một Thượng thư
phụ trách, chịu trách nhiệm trước Nhà Vua.
Những công việc lặt vặt chuyên trách trong bộ thì giao cho các Thanh lại ty, có
quan Lang trung trông coi và quan viên Ngoại lang giúp việc.
Ví dụ: Để công việc bộ Lại được điều hòa nhanh chóng và phân minh, những công
việc ó tính cách chuyên môn như thuyên chuyển tuyển bổ và khảo sát quan lại
được trao cho một cơ quan đặc trách là Thuyên khảo Thanh lại ty.
Còn những công việc thường nhật của bộ thì giao cho Tư vụ sảnh, có quan tư vụ
đứng đầu.
Ví dụ: Nhiệm vụ của bộ Hộ: coi sóc ruộng đất, tài chính, nhân khẩu, tô thuế, kho
tàng, thóc tiền và lương của quan quân.
Riêng bộ Hộ và bộ Hình còn thêm Chiếu ma sở có quan Chiếu ma phụ trách việc
ghi chép văn thư vào sổ.
Tuy nhiên, công việc của 6 bộ rất nhiều, có nhiều công việc không thể đảm trách
hết được, do đó vua Lê Thánh Tông lập ra 6 tự phụ trách công việc phụ của 6 bộ.
Điều đáng lưu ý là 6 tự (Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự,
Hồng lô tự, Thường bảo tự) là cơ quan độc lập với 6 bộ và chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của nhà vua.
Phụ trách ở mỗi tự có chức quan Tự khanh trật Chánh ngũ phẩm và phụ giúp là
quan Thiếu khanh Chánh lục phẩm.
Để bảo đảm 6 bộ hoạt động có hiệu quả, các quan lại có trách nhiệm hơn thì vua
Lê Thánh Tông thành lập ra 6 khoa (Lại khoa, Hộ khoa, Lễ khoa, Binh khoa, Hình
khoa, Công khoa) có chức năng giám sát tương ứng với 6 bộ. Quan phụ trách cao
nhất của mỗi khoa là quan Đô cấp sự trung với trật Chánh nhất phẩm, dưới là quan
Chấp sự trung trật Chánh bát phẩm. Lục khoa không phải là cơ quan cấp dưới của
Lục bộ mà là cơ quan giám sát Lục bộ và báo cáo trực tiếp lên Vua, cho nên mặc
dù quan phụ trách ở khoa tuy phẩm trật không lớn nhưng rất có thực quyền.
Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn khác được cải cách phù hợp với chức năng
nhiệm vụ tương ứng với một đối tương, và đảm trách từng công việc cụ thể hơn.
Từ sự cách cải theo nguyên tắc tản quyền như đã nêu trên ta thấy có nhiều cơ quan
mới được thành lập nhưng bộ máy nhà nước trung ương trở nên tinh gọn hơn, hoạt
động hiệu quả hơn; nhiều chức quan mới xuất hiện tuy phẩm trật khác nhau nhưng
thực quyền như nhau và có trách nhiệm hơn.
Thứ hai là tính tản quyền trong cái cách chính quyền ở địa phương.
Tính tản quyền thể hiện ở việc thành lập 13 đạo để thu hẹp bớt quyền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35_1976.pdf