CÂU 1. TRÌNH BÀY TÓM TẮT LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XHCN TRƯỚC MÁC. HÃY SO SÁNH VÀ LÀM RÕ SỰ KHÁC NHAU VỀ CHẤT GIỮA CNXH KHÔNG TƯỞNG VÀ CNXH KHOA TƯỞNG.
Trả lời.
a- Tóm tắt.
+Kn. Về CNXH không tưởng.CNXH không tưởng là những tư tưởng những học thuyết được biểu hiện dưới dạng chưa đầy đủ. Chưa chín muồi những mong muốn, những nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động muốn xoá bỏ mọi áp bức, bóc lộc, bất công của xã hội , muốn xây dựcng một xã hội tốt đẹp , công bằng, bình đẳng, bác ái, đảm bảo cho mọi người được đời sống trong tự do, hạnh phúc.
12 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 4567 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập môn Chủ nghĩa Xã hội khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
CÂU 1. TRÌNH BÀY TÓM TẮT LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XHCN TRƯỚC MÁC. HÃY SO SÁNH VÀ LÀM RÕ SỰ KHÁC NHAU VỀ CHẤT GIỮA CNXH KHÔNG TƯỞNG VÀ CNXH KHOA TƯỞNG.
Trả lời.
a- Tóm tắt.
+Kn. Về CNXH không tưởng.CNXH không tưởng là những tư tưởng những học thuyết được biểu hiện dưới dạng chưa đầy đủ. Chưa chín muồi những mong muốn, những nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động muốn xoá bỏ mọi áp bức, bóc lộc, bất công của xã hội , muốn xây dựcng một xã hội tốt đẹp , công bằng, bình đẳng, bác ái, đảm bảo cho mọi người được đời sống trong tự do, hạnh phúc.
+ Những tư tưởng về CNXH không tưởng được xuất hiện từ thời kỳ cổ đại, được phát triển và trở thành một học thuyết vào thời kỳ hình thành CNTB và phát triển tới đỉnh cao là CNXH không tưởng phê phán đầu thế kỷ XI X
+Quá trình hình thành và phát triển của CNXH không tưởngNhững tư tưởng XHCN đầu tiên được ra đời từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ đến hết thời kỳ trung cổ( từ thế kỷ V trước công lịch đến hết thé kỷ XV) khi cộng đồng nguyên thuỷ tan rã xã hội bắt đầu diễn ra sự phân hóa giai cấp. Sự ra đời và tồn tại của xã hội chíem hữu nô lệ gắn liền với áp bức bóc lột bất công vô nhân đạo do giai cấp thống trị gây nên từ thực trạng xã hội đó , trong các giai cấp bị áp bức bóc lột đã xuất hiện những tư tưởng muốn phủ định xã hội thối nát đương thời và mong muốn ứơc mơ xây dựng một xã hội tương lai công bằng, bình đẳng , bác ái và hạnh phúc cho quần chúng nhân dân lao động, những tư tưởng XHCN sơ khai được thể hiện qua nội dung những truyền thuyết dân gian , những huyền thoại tôn giáo được lưu truyền trong nhân dân từ đời này qua đời khác ở cả phương tây lẫn phương Đông Tư tưởng đó được thể hiện ,một mặt là sự phản ánh nỗi bất bình, căm phẫn của đông đảo những người lao động với những hành vi áp bức bóc lột tàn bạo và vô nhân đạo của giai cấp thống trị và muốn phủ định nó mặt khác nó cũng phản ánh những ứơc mơ khát vọng về một xã hôi tương lai tốt đẹp công bằng tự do , nhân đạo và hạnh phúc cho những người lao động. Tuy nhiên những yêu sách ,cách thức, phương pháp con đường đề đạt tới những ước mơ khát vọng đó còn hết sức mơ hồ , ảo tưởng, tản mạn thậm trí còn thể hiện sự bất công muốn quay về với chế độ cộng đồng Nguyên thuỷ xưa , coi đó là “thời kỳ hoàng kim” nhất.
+Những tư tưởng XHCN thừ thế kỷ XVI- XI X Đây là thời kỳ ra đời và phát triển CNTB thì những tư tưởng CNXH cũng tiếp tục được phát triển và được biể hiện dưới dạng chín muồi hơn Từ thế kỷ XVI – XVII –Thời kỳ này chủ nghĩa tư bản đã lần lượt ra đời ở một số nước Châu Âu ( Anh, Hà Lan- Pháp ) Sự ra đời của CNTB gắn liền với những hầnh vi cưỡng bức ,chiếm đoạt áp bức bóc lột rất tàn bạo đối với những người lao động . Trong bối cảnh lịch sử ấy đã xuất hiện những nhà CNXH không tưởng mà tiêu biểu là T.Mở (Người Anh) Câmpnenla (Người ý) … Những tư tưởng XHCN của các ông được thể hịên qua những chuyện kể, những tác phẩm văn học mà nội dung của nó một mặt phản ánh những bất công tàn bạocủa xã hội đương thời, mặt khác phác họa ra một mô hình xã hội lý tưởng - Đó là một xã hội thống nhất được tổ chức và quản lý chặt chẽ dựa trên chế độ sở hữu tập thể và lao động tập thể , mọi người đều phải lao động và được hưởng thành quả lao động của mình trong xã hội không còn tình trạng người áp bức bóc lột người, mọi người được sống trong bình đẳng , ấm lo tự do , hạnh phúc …
+ Đến thế kỷ thứ XVIII xuấthiện những nhà CNXH không tưởng xuất sắc như Mổenly, Mably, GrắcBabớp. Tư tưởng XHCN của các ông đã được đúc kết hệ thống hơn , có tính lý luận hơn , thậm trí trở thành cương lĩnh đấu tranh ,thành kế hoạch khởi nghĩa vũ trang dành chính quyền và những tư tưởng về xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, nhân đạo hơn.
+ Bước sang thế kỷ XIV ở các nước tây Âu CNTB đã đạt được bước phát triển mới, đến đây CNXH không tưởng đã phát triển và đạt tới đỉnh cao về lý luận và mang tính phê phán sâu sắc . Tiêu biểu là ba CNXH không tưởng phê phán vĩ đại đó là xanh –xi –mông ( pháp) Phủric(Pháp) và Ooen (Anh) nội dung tư tưởng CNXH của các ông là phê phán và lên án nghiên khắc sự bất công, tàn bạo, những thảm hoạ mà CNTB gây nên đồng thời họ đứng về phía những người lao động , bênh vực cho những người lao động . Đồng thời họ đã phác hoạ ra một mô hình xã hội mới với tương lai tốt đẹp cho người lao động trên các mặt , chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,giáo dục gia đình… một cách thiên tài .
Tư tưởng CNXH ở thời kỳ này đã được thể hiện như một hõ thuyết có tính hệ thống hơn, chặt chẽ hơn song từ giữa thế kỷ Xĩ trở đi, khiđã có CNXH khoa học ra đời thì mọi trào lưu CNXH không tưởng đều trở nên lạc hậu nỗi thời thậm chí phản động về mặt lịch sử.
b- So sánh
CNXH không tưởng và CNXH khoa học đều là những tư tưởng , học thuyết về giải phóng con ngừoi, giải phóng xã hội khởi những tình trạng áp bức, bóc lột, bất công, tàn bạo, nó đều dựbáo phác hoạ về hướng về một xã hội tương lai tốt đẹp , công bằng bình đẳng, bác ái nhân đạo và tự do hạnh phúc cho quần chúng nhân dân lao động vì một xã hội tương lai tốt đẹp.
Sự khác nhau về bản chất giữa CNXH không tưởng và CNXH khoa học .
+ CNXH không tưởngđược xây dựng chủ yếu từ những ước mơ từ lòng nhân đạo của các nhà tư tưởng tiến bộ đương thời chứ không phải từ những căn cứ thực tiễn và khoa học . Còn CNXH khoa học được xây dựng trên những căn cứ khoa học .Đó là điều kiện kinh tế chín muồi của CNTB và những tinh hoa trí tuệ của nhân loại đã đạt được đầu thế kỷ Xĩ
+ CNXH không tưởng không giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê, không phát hiện được quy luật vận động của CNTB còn CNXH khoa học đã giải thích được đúng đắn bản chất của chế độ TBCN qua việc phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư . Từ đó CNXH khoa học đã có được những luận cứ khoa học để khảng định sự diệt vong tất yếu của CNTB và sự thắng lợi tất yếu của CNXH.
+ CNXH không tưởng chưa nhận thứcđược vai trò của quầnchúng nhân dân và cũng chưa nhìn ravị trí to lớn của giai cấp vô sản trong việc xoá bỏ CNTB và kiến tạo một trạt tự xã hội mới còn CNXH khoa học đã nhận thức rõ vai trò to lớn của quần chúng quan trọng hơn là thấy rõ sức mạnh và vị trí trung tâm của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh xoá bỏ xã hội tư bản lỗi thời và xây dựng thành công CNXH văn minh nhân đạo.
+CNXH không tưởng chưa vạch ra được phương pháp, con đường lối thoát đúng đắn cho xã họi đương thời. Còn CNXHkhoa học đã chỉ rõ con đường tất yếu và đúng đắn là con đường đấu tranh giai cấp , đấu tranh cách mạng để xoá bỏCNTB thối nát và xây dựng thành công xã hội mới-XHCN và CNCS.
Sự khác nhau căn bản nói trên giữa CNXH không tưởng và CNXHkhoa học khẳng định bước phát triển về chất của CNXH khoa học sovới CNXH không tưởng nên CNXH khoa học đã trở thành lý luận khoa học và cách mang là vũ khí tư tưởng sắc bén nhất để hướng dẫn cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân laođộng toàn thế giới trong sự nghiệp giải phóng .
CÂU2: VÌ SAO NÓI TƯ TƯỞNG XHCN TRƯỚC MÁC LÀ XHCN KHÔNG TƯỞNG? LÀM RÕ SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA CNXH KHOA HỌC VÀ CNXHKHÔNG TƯỞNG
Trả lời:
a-CNXH trước mác mang tính chất không tưởng vi:
-Không giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê TBCN
-không nhìn thấy lực lượng xã hội có khả năng xoá bỏ được chủ nghĩa tư bản và xây dựng thành công CNXH và CNCS( đó là giai cấp vô sản cách mạng và quần chúng nhân dân lao động )
-Không vạch ra được con đường, lối thoát đúng đắn để đi tới xã hội tương lai tốt đẹp – xã hội XHCN
Chính vì những lẽ đó cho nên CNXH trước Mácchỉ là không tưởng và dođó không trở thành hiện thực được.
b- Sự khác nhau cơ bản giữâ CNXH không tưởng và CNXH khoa học. ( Xem phần so sánh ở câu 1)
CÂU 3. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ CỦA CNXH KHÔNG TƯỞNG , ĐẶC BIỆT LÀ CNXH KHÔNG TƯỞNG- PHÊ PHÁN THẾ KỶ XIX – TIỀN ĐỀ TƯ TỬÔNG CỦA CNXH KHOA HỌC
Trả lời.CNXH không tửông mà đỉnh cao của nó là CNXH không tưởng- Phê phán đầu thế kỷ XI X có giá trị lịch sử to lớn. Điều đó được thể hiện :
Đã nghiêm khắc lên án và phê phán sâu sắc những áp bức, bất công tàn bạo và thrm họa do giai cấp thống trị gây ra đặc biệt dưới CNTB. Qua sự phê phán lên án đó , CNXH không tưởng muốn phủ định những trật tự xã hội bất công, tàn bạo đó.
CNXH không tưởng nói chung, nhất là CNXH không tưởng – phê phán đã nêu lên nhiều luận điểm có giá trị về sự phát triển của xã hội tương lai mà sau này các nhà sáng lập CNXH khoa học đã kế thừa một cách có chọn lọc và chứng minh chúng trên cơ sở khoa học. Đó là một mặt xã hội. Về mặt kinh tế không còn chế độ tư hữu. Thực hiện sở hữu chung mọi người đều có quyền lao động và coi lao động là nhu cầu bậc nhất của con người, làm theo năng lực hưởng theo lao động ở đó khoa học kỹ thật và công nghệ giữ vai trò quan trọng .
+ Về chính trị. NHà NƯÍc xx đần dần mất đi với tư cách quyền lực chính trị, nó chỉ tồn tại với tư cách là công cụ quản lý ,phát triển sản xuất và phân phối sản phẩm “ chính trị sẽ bị kinh tế nuôi mất “ Đây cũng là dự báo thiên tài về sự lưu vong nhf nước sau này .
+ Về xã hội : Xây dựng những mội quan hệ nhân đạo hài hoà , tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện , xoá bỏ dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn , giữa lao động trí óc và lao động chân tay phụ nữ và con người nói chung được giải phóng giáo dục được phát triển .
Từ những giá trị nhân đạo, nhân văn yêu thương thông cảm và bênh vực đại đa số nhân đân lao động nên trong một thời kỳ lịch sử tương đối dài CNXH không tưởng đã có tác dụng thức tỉnh tinh thần đấu tranh của quần chúng lao khổ.
Họ đã tách rời học thuyết của mình với quần chúng, mong muốn đứng trên các giai cấp , đứng ngoài xã hội để giải phóng xã hội. Họ chưa tìm được con đường, phương pháp để cải tạo xã hội thối nát đương thời và xây dựng xã hội tương lai tốt đẹp. Những biện pháp thực hiện sự giải phóng xã hội thể hiện khá rõ tính cải lương mơ hồ, ảo tưởng, bằng tuyên truyền , thuyết phục, bằng thực nghiệm chứ không phải bằng con đường đấu tranh cách mạng.
Về nguyên nhân của những hạn chế :
CNXH không tưởng mà đỉnh cao của CNXH không tưởng – Phê phán được phát triển vào thời kỳ mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển chưa đến độ chín muồi do vậy mà nó chưa bộc nộ đầy đủ bản chất sấu xa và những mâu thuẫn vốn có của nó. Một học thuyết được ra đời trong điều kiện đó cũng chưa thể chín muồi được và do đó nó không thể không mang tính chấtkhông tưởng.
Giai cấp vô sản hiện đại chưa phát triển với tư cách là giai cấp đã trưởng thành , cuộc đấu tranh giai cấp của họ vẫn mang tính tự phát mà thôi. Do đó các nhà tư tưởng chưa nhìn rõ và phản ánh đúng đắn về nó trong học thuyết của mình.
- Các nhà XHCN không tưởng phần lớn đều xuất thân từ những tầng lớp trên do đó còn bị ảnh hưởng không nhỏ ý thức hệ tư tưởng của các giai cấp thống trị. Đén giữa thế kỷ XI X thì đã có chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời ,khi phong trào vô sản đã phát triển với quy mô rộng lớn thì CNXH không tưởng đều trở thành lỗi thời lạc hậu thậm chí phản động về mặt lịch sử vì nó kìm hãm cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản.
CÂU 4. CNXH KHOA HỌC ĐƯỢC RA ĐỜI TỪ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁCHQUAN NÀO ? TRÌNH BÀY TÓM TẮT ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA CNXH KHOA HỌC .
trả lời.
A- Những tiên đề khách quan: Mốc đánh dấu sự ra đời của CNXH khoa học là sự ra đời tác phẩm “ Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản “ của Mác Ăngghen (2/1848) Sự ra đời của CNXH khoa học được dựa trên những tiên đề khách quan sau:
+ Tiên đề kinh tế – Xã hội quyết định sự ra đời của CNXH khoa học. Đó chính là sự phát triển của phương thức sản xuất TBCN và sự trưởng thành của giai cấp công nhân. Vào những năm 40 của thế kỷ XI X nền đại công nghiệp ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã phát triên mạnh mẽ . CNTB đã bộc lộ rõ bản chất và những mâu thuẫn vốn có của nó. Đó là bản chất bóc lột, bóc lột lao động làm thuê và mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã đạt trình độ cao với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản CN về tư liệu sản xuất , mâu thuẫn này phát triển này càng sâu sắc và không thể điều hoà . Mâu thuẫn đó được biểu hiện về mặt xã hội – chính trị là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp TBCN làm cho giai cấp công nhân ngày một phát triên trưởng thành và bước lên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng chính trị – xã hội độc lập trong cuộc đấu tranh trống giai cấp tư sản .Biểu hiện trên thực tế cuộc đấu tranh với quy mô sâu rộng của giai cấp công nhân chống CNTB đó là.
-Cuộc khởi nghĩa của công nhân thành phố liông ở (pháp) năm 1831 – 1834 .
Cuộc khởi nghĩa công nhân dệt Xi-Lê-Gi(ở Dức) năm 1844
- Phong trào hiến chương (ở Anh) năm 1838- 1848 .
những tiên đề kinh tế xã hội trên đã bộc lộ và cung cấp những bài học cho sự khái quát lý luận . Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng một hệ thống lý luận khoa học cách mạng soi đường cho sự phát triển của phong trào công nhân .
+ Tiền đề về văn hoá tư tưởng . vào nửa đầu thế kỷ XI X nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội . Mác Ăng ghên đã tiếp thu có chọn lọc và đẩy nó lên những đỉnh cao mới .
-Về khoa học tự nhiên : Đó là ba phat kiến lớn : Học thuyết chuyển hoá và bảo toàn năng lượng học thuyết tiến hoá của Đácuyn học thuyết về tế bào. Những thành tựu này đã cung cấp những cơ sở luận chứng khoa học để nhận thức một cách khách quan , khoa học những vấn đề của đời sống xã hội .
- Về khoa học xã hội: Đó là thành tựu vĩ đại của triết học cổ điển Đức của kinh tế chính trị học của Anh ,của CNXH không tưởng pháp , là nấc thang trí tuệ loài người đạt được vào đầu thế kỷ XI X Những thành tựu khoa học xã hội ấy là cơ sở tiền đề lý luận . Tiền đề trí tuệ cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung và CNXH khoa học nói riêng.Dựa vào những tiền đề khách quan trên với thiên tài bác học của mình và thông qua hai phát kiên vĩ đai của Mác là chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị thăng dư Mác Ăng ghen đã đưa CNXH từ không tưởng trở thành khoa học
b- Đối tượng nghiên cứu của CNXH khoa học .
Vị trí của CNXH khoa học . CNXH khoa học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác Lênin nó gắn liềnmột cách hữu cơ với triết học và kinh tế chính trị học Mác xít . Trong đó CNXH khoa học là sự tiếp tục một cách logíc.của triết học và kinh tế chính trị học , là sự thể hiện trực tiếp , tập trung tính thực tiễn, chính trị và mục đích của chủ nghĩa Mác LêNin CNXH khoa học cùng với triết học và kinh tế chính trị học Mác xít làm thành một học thuyết cân đối, hoàn chỉnh, thống nhấtphản ánh hệ tư tưởng của giai cấp công nhân – Hệ tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại.
Các nhà sáng lập ra CNXH khoa học đã từng chỉ rõ: CNXHkhoa học là sự luận chứng toàn diện về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi tất yếu của CNXH. CNCS là sự biể hiện một cách khoa học những lợi ích và vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Do vậy đối tượng nghiên cứu của CNXH khoa học là những quy luật chung mà chủ yếu là những quy luật chính trị xã hội của quá trình phát sinh hình thành và quá trình phát triển của hình thái kinh tế- xã hội CSCN, đồng thời nó nghiên cứu những con đường, những cách thức, những phương pháp tiến hành đấu tranh cách mạng nhằm xoá bỏ CNTBvà từng bước xây dựng thành công CNXH và CNCS trên phạm vi toàn thế giới với tư cách là một khoa học tương đối độc lập CNXH khoa học có những quy luật phạm trù riêng gồm hai nhóm cơ bản
- Một là những quy luật về cuộc đấu tranh và cách mạng của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động để thực hiện cách mạng XHCN chuyên chính vô sản và quá độ lên CNXH
- Hai là nhưng quy luật phạm trù đặc trưng của quá trình xây dựng CNXH và tiến lên CNCS.
CÂU 5. PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA MÁC- ĂNGGHEN ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA CNXH KHOA HỌC. NÊU Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CNXH KHOA HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA NƯỚC TA.
Trả lời.
A- Vai trò của Mác - Ăngghen…Mác Ăngghen – người sáng lập ra CNXHkhoa học
Các mác(1813 – 1883 ),Ăng ghen (1820-1895) với thiên tài về trí tuệ và sự trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân dựa trên những điều kiện tiền đề kinh tế xã hội và những giá trị tinh hoa trí tuệ mà loài người đã đạt được vào nửa đầu thế kỷ XIX, Mác- Ăngghen đã từng bước hình thành nên học thuyết của mình gồm ba bộ phận: Triết học , kinh tế chính trị, CNXH khoa học
Thông qua hai phát kiến vĩ đại của Mác là chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư đã làm cho CNXH phát triển từ không tưởng trở thành khoa học. Học thuyết chủ nghĩa duy vật lịch sử đã làm sáng tỏ tính lịch sử nhất thời (tính giới hạn) của CNTB vạch rõ tính tất yếu , những tiền đề khách quan của cách mạng XHCN. Học thuyết về gía trị thặng dư vạch trần bản chất bóc lột của chế độ nô lệ làm thuê tư bản , vạch rõ mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản là không thể điều hoà , khảng định giai cấp công nhân do lịch sử đương thời tạo nên là lực lượng xã hội có đầy đủ khả năng , điều kiện tiến hành cách mạng xoá bỏ CNTB và xây dựng thành công CNXH và CNCS. Nhờ hai phát kiến vĩ đại đó nên Mác Ăng ghen đã có được những luận cứ khoa học vững chắc để hình thành nên CNXHkhoa học.
Những quan điểm tư tưởng nguyên lý lý luận cơ bản CNXH khoa học được Mác Ăng Ghen lần lựot trình bầy trong môt loạt tán phẩm cuar mình như “Hệ tư tưởng Đức” ‘’những nguyên lý của CNCS” tác phẩm tuyên ngôn đảng cộng sản (2-1848) là mốc đánh dấu sự ra đời của CNXH khoa học nói riêng và của chủ nghĩa Mác nói chung.
Những tư tưởng, quan điểm nguyên lý cơ bản của CNXH khoa học được trình bày trong tác phẩm “ tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản “ đã khảng định một cách khoa học về sự diệt vong tất yếu của CNTB và sự tất thắng của CNXH khẳng định vai trò , sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân . Tác phẩm “ tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản “ vừa là tác phẩm kinh điển tập chung nhất về CNXH khoa học vừa là cương lĩnh chính trị đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế .
B.ý nghĩa
Nghiên cứu CNXH khoa học để khảng đinh một cách có cơ sở khoa học về sự diệt vong tất yếu của CNTB và thắng lợi tất yếucủa CNXH và do đó CNXH khoa học là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân , là biểu hiện về mặt lý luận lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể những người lao động bị áp bức. Chỉ có CNXH khoa học, chủ nghĩa Mác- Lênin mới là con đường, là giải pháp duy nhất đúng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh đi tới giải phóng triệt dể con người và xã hội . Trên cơ sở đó đẻ chúng ta khảng định và tin tưởng ở con đường CNXH mà Đảng ta, nhân dân ta đã lựa chon là con đường duy nhất đúng, vừa phù hợp với xu thế của thời dại , vừa phù hợp với xu thế đặc điểm của đất nứơc ta . Từ đó kiên định lập trường của CNXH khoa học và biến CNXH khoa học từng bước trở thành hiện thực trên đất nước ta .
Nghiên cứu CNXH khoa học để tháy rõ tính khoa học và cách mạng của nó Điều đó đặt ra cho Đảng ta cần phải nắm vững nguyên lý nèn tảng của CNXH khoa học chủ nghĩa Mác- Lênin và vận dụng vào đất nước cho phù hợp với từng giai đoạn. Sự nghiệp đổi mới hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại, nhận thức đầy đủ hơn về CNXH và biết cụ thể hoá nó trong điều kiện mới để thực hiện thắng lợi mụctiêu : Dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh đổi mới trên nền tảng giữ vững và kiên định mục tiêu CNXH.
Ngày nay trong công cuộc xây dựng CNXH Đảng ta cần phải dựa trên nền tảng những dự báo của chủ nghĩa Mác Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH, dựa trên những bài học kinh nghiệm thành công và không thành công của thực tiễn cách mạng, dựa trên thực tiễn cách mạng Việt Nam để xây dựng mô hình của CNXH ở nước ta với những mục tiêu , bước đi đúng đắn, phù hợp tránh giáo điều, dập khuôn, máy mó. Đồng thời qua thực tiễn Việt Nam để bổ sung phát triển CNXH khoa học
CÂU 6 TRÌNH BÀY GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU CỦA CNXH KHOA HỌC .
Trả lời.
Sự ra đời tồn tại, phát triển của CNXH khoa học được chia thành ba giai đoạn lớn .
A- Giai đoạn Mác- Ăngghen (1848-1895) những ván đề có ý nghĩa nền móng của CNXH khoa học được Mác-Ăngghen được hình thành vào những năm 40 của thế kỷ XI X với sự ra đời của tác phẩm “tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản “ 1848 đã đánh dấu sự hình thành về cơ bản những nguyên lý, lý luận của CNXH khoa học. Sau đó thông qua thực tiễn hai ông tiếp tục bổ xung, phát triển CNXH khoa học cụ thể. Qua tổng kết kinh nghiệm các cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp , Đức ( 1848 – 1852) Mác Ăngghen đã rút ra những kết luận hét sức quan trọng và đã được bổ xung , phát triển lý luận vè CNXH khoa học đó là lý luận về tính tất yếu phải phá huỷ bộ máy nhà nước quan liêu tư sản chứ không thể cải tạo nó , vấn đề xây dựng nhà nức dân chủ vô sản tác là nhà nước chuyên chính vô sản , lý luận cách mạng hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng liên minh giai cấp…
Qua theo dõi chỉ đạo về tổng kết kinh nghiệm của công xã Pan1871 Mác - Ăngghen đã nêu và khảng định nhiều luận điểm quan trọng như luận điểm về đập tan bộ máy nhà nước tư sản, xây dựng nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản và vai trò của nó xây dựng khối liên minh công nông , vấn đề giữa quan hệ giai cấp và dân tộc . Thông qua việc tổ chức , xây dựng và chỉ đạo hoạt động của quốc tế I quốc tế II Mác Ăngghen đã đưa CNXH khoa học ngày càng ăn sâu bám chắc vào phong trào công nhân và đưa đén sự hình thành một loạt chính Đảng vô sản và tăng cường mối liên hệ quốc tế giữa các Đảng vô sản và giai cấp công nhân các nước gắn liền với việc phát triển lý luận, Mác - Ăngghen đã đấu tranh không mệt mỏi chống lại các trào lưu cơ hội chủ nghĩa trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn của Mác - Ăngghen được gắn chặt với nhau b-giai cấp Lênin phát triển sáng tạo CNXH khoa học ( 1895 – 1924 ) ở giai đoạn CNTB đã bước sang thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, chủ nghĩa Lênin đã kế tục xuất sắc sự nghiệp của Mác-Ăng ghen.
Một mặt lênin đã phát triển toàn diện chủ nghĩa Mác trong đó có nhiều luận điểm quan trọng về CNXH khoa học như luận điểm về khả năng thắng lợi của cách mạng CHCN trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc . Về lý luận cách mạng không ngừng, về chuyên chính vô sản , về liên minh giai cấp , vè phong trào giải phóng dân tộc và mối liên hệ của nó với phong trào côngnhân , về chiến lược sách lược cách mạng , về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản , lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Sự phát triển sáng tạo CNXH khoa học của Lênin giải đáp được một loạt vấn đề mà thưc tiễn lúc đó đặt ra .Lênin đã cùng với đảng bôn sêvich Nga lãnh đạo và thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng tháng mười vĩ đại biến CNXH từ lý luận thành hiện thực .Do yêu cầu mới đặt ra
Của lịch sử ,người đã đặt ra cương lĩnh xây dựng CNXHvạch rõ bản chất nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH, những vấn đề về CNH XHCN,tập thể hoá nông nghiệp , vấn đê phát triển văn hoá xã hội ,vấn đề chuyên chính vô sản,vấn đề dân chủ XHCN và dấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ.
Phát triên toàn diện CNMác, đồng thời Lênin cũng đấu tranh kiên quyết không khoan nhượng chống các trào lưu cơ hội ,xét lại để bảo vệ sự trong sáng của CN Mác. Với những cống hiến to lớn của Lênin nên chủ nghĩa Lênin được gọi là chủ nghĩa Mác – trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa và sau này được gọi là chủ nghĩa Mác Lênin
C- Giai đoạn sau khi Lênin từ trần đến nay .
Sau khi lênin mất , Đảng cộng sản Liên xô và các Đảng Cộng Sản trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã bảo vệ, phát trỉen những nguyên lý, những lận điểm có tích chất nguyên tắc của CNXH khoa học, đồng thời đã tích cực phấn đấu , bảo vệ phát triển CNXH hiện thực, ở các nước xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, sự nghiệp xây dựng xã hội mới đã giành được những thành tựu to lớn ở nhiều mặt. CNXH hiện thực đã từng đóng vai trò nòng cốt, thanh trì của cách mạng và hoà bình thế giới , luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh vì hoà bình - độc lập dân tộc – dân chủ và tiến bộ xã hội. Những thành tựu đó thể hiện sự vận dụng những nguyên lý của CNXH khoa học và là những bài học góp phần bổ xung làm phong phú thêm kho tàng của CNXH khoa học .
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng CNXH nhìeu nước đã mắc phải những sai lầm, lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và tan vỡ những mảng lớn. Song phải khảng định những tổn thất đó không phải nảy sinh từ bản chất của CNXH khoa học mà do sự nhận thức và vận dụng thiếu sáng tạo CNXH khoa học của các Đảng vào điều kiện cụ thể của mỗi nước mỗi giai đoạn .
Hiện nay CNXH khoa học đang đứng trước những thách thức to lớn . Tuy nhiên theo quy luụât tiến hoá của lịch sử CNXH vẫn là giải pháp duy nhất cho sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân và nông dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh vì một trật tự xã hôi mới- xã hội XHCN và CNCS.
CÂU7. GIAI CẤP CÔNG NHÂN LÀ GÌ? VÌ SAO GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ SỨ MỆNH LỊCH SỬ THỦ TIÊU CNTB VÀ XÂY DỰNG CNXH , CNCS ?
Trả lời.
A- Kn. Về giai cấp công nhân .
Giai cấp công nhân là giai cấp những người lao động hoạt động sản xuất trong những ngành công nghiệp thuộc các trình độ kỹ thuật khác nhau mà địa vị kinh tế xã hội của họ phụ thuộc vào chế độ đương thời .ở các nước tư bản họ là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. ở các nư