BÀI 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
I. KHÁI LUỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
1. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học do
C.Mác1, Ph.Ăngghen2 xây dựng và đƣợc V.I. Lênin3 tiếp tục phát triển. Kế thừa
những giá trị tƣ tƣởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại, Chủ nghĩa MácLênin là thế giới quan, phƣơng pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và
thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải
phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con
ngƣời.
Với nghĩa nhƣ vậy, nội dung của chủ nghĩa Mác - Lênin bao quát các
lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớn, mang nhiều giá trị khoa học và thực tiễn.
2. Ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản, có
mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, đó là: Triết học Mác - Lênin,
Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Triết học Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tƣ duy; xây dựng thế giới quan và phƣơng
pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
Kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã
hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn
của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa; sự ra đời, phát triển của phƣơng
thức sản xuất mới - phƣơng thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
134 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oá, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của
tƣ bản.
- So sánh công thức lƣu thông hàng hoá giản đơn H - T - H và công thức
lƣu thông của tƣ bản T - H - T, chúng ta thấy chúng có những điểm giống nhau:
đều do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành; trong mỗi giai đoạn
đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và quan hệ kinh tế với
nhau là ngƣời mua và ngƣời bán.
Nhƣng đó chỉ là những điểm giống nhau về hình thức còn khác nhau về
bản chất. Mục đích của lƣu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng để thoả
mãn nhu cầu, nên các hàng hoá trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau. Còn
mục đích của lƣu thông tƣ bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn
nữa là giá trị tăng thêm. Số tiền trội hơn so với số tiền đã ứng ra (T) là giá trị
thặng dƣ. Vì mục đích đạt ứng tiền ra để thu đƣợc giá trị lớn hơn so với giá trị
ban đầu, nên số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hoá thành tƣ bản.
Tƣ bản là giá trị mang lại giá trị thặng dƣ. Mục đích lƣu thông tƣ bản là
sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dƣ, nên sự vận động của tƣ bản là không
ngừng, không có giới hạn.
96
- Theo quy luật giá trị, trong công thức lƣu thông của tƣ bản đã xuất hiện
mâu thuẫn.
Trong lƣu thông, dù ngƣời ta trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì
cũng không tạo ra giá trị mới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dƣ. Trƣờng
hợp trao đổi ngang giá thì tổng giá trị cũng nhƣ phần giá trị nằm trong tay mỗi
bên tham gia trao đổi trƣớc sau vẫn không thay đổi. Trƣờng hợp trao đổi không
ngang giá, khi bán hàng hóa cao hơn giá trị, thì khi mua sẽ phải mua hàng cao
hơn giá trị và ngƣợc lại. Tổng giá trị xã hội không đổi. Lƣu thông đã không đẻ
ra giá trị mới. Vậy giá trị thặng dƣ có thể đẻ ra ở đâu ? Đó chính là mâu thuẫn
chứa đựng trong công thức lƣu thông của tƣ bản.
Giải quyết bí mật của mâu thuẫn trên sẽ làm rõ bản chất của giá trị thặng
dƣ tƣ bản chủ nghĩa.
c) Đặc điểm của hàng hoá sức lao động
- Sự biến đổi lƣợng giá trị của số tiền chuyển hoá thành tƣ bản không thể
xảy ra trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hoá đƣợc mua vào
(T-H). Hàng hoá đó phải là một hàng hoá đặc biệt, mà giá trị sử dụng của nó có
đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Thứ hàng hoá đó là sức lao động mà nhà tƣ
bản đã tìm thấy trên thị trƣờng.
- Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực ở trong cơ thể một con ngƣời,
đƣợc con ngƣời làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích. Trong bất
cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất.
- Sức lao động tồn tại trong mọi điều kiện xã hội, nhƣng nó chỉ có thể trở
thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định sau đây:
Thứ nhất, ngƣời có sức lao động phải đƣợc tự do về thân thể, làm chủ
đƣợc sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình nhƣ một
hàng hóa.
Thứ hai, ngƣời có sức lao động không có tƣ liệu sản xuất và tƣ liệu sinh
hoạt, họ là "ngƣời vô sản". Để tồn tại họ buộc phải bán sức lao động của mình
để sống.
- Cũng nhƣ các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính
giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị hàng hoá sức lao động là giá trị những tƣ liệu sinh hoạt về vật
chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản
97
thân ngƣời công nhân; phí tổn đào tạo ngƣời công nhân và giá trị những tƣ liệu
sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái ngƣời công nhân để "tái sản
xuất ra ngƣời công nhân thế hệ sau".
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động, thể hiện ra trong quá trình
tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của ngƣời công nhân. Nhƣng
quá trình "tiêu dùng" hàng hoá sức lao động khác với quá trình tiêu dùng hàng
hoá thông thƣờng ở chỗ: hàng hoá thông thƣờng sau quá trình tiêu dùng hay sử
dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian.
Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hoá sức lao động, do nó là nguồn gốc sinh ra
giá trị, vừa là quá trình sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó, vừa là quá trình
tạo ra một giá trị mới.
Nhƣ vậy, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt,
có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó là chìa khoá để giải
thích mâu thuẫn của công thức lƣu thông chung của tƣ bản. Chính đặc tính này
đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ
chuyển hóa thành tƣ bản.
2. Sự sản xuất ra giá trị thặng dƣ trong xã hội tƣ bản
a) Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình
sản xuất ra giá trị thặng dư
- Mục đích của sản xuất tƣ bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng,
mà là giá trị, giá trị thặng dƣ. Nhƣng để sản xuất giá trị thặng dƣ nhà tƣ bản
phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó mang giá trị trao đổi và giá trị thặng
dƣ. Vì vậy, quá trình sản xuất tƣ bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình
sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dƣ.
- Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tƣ bản đồng thời là quá trình nhà tƣ
bản tiêu dùng sức lao động và tƣ liệu sản xuất mà nhà tƣ bản đã mua, nên nó có
các đặc điểm:
Một là, công nhân làm việc dƣới sự kiểm soát của nhà tƣ bản, lao động
của anh ta thuộc về nhà tƣ bản, giống nhƣ những yếu tố khác của sản xuất và
đƣợc nhà tƣ bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
Hai là, sản phẩm là do lao động của ngƣời công nhân tạo ra, nhƣng nó
không thuộc về công nhân mà thuộc sở hữu của nhà tƣ bản.
Vậy giá trị thặng dƣ là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức
98
lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tƣ bản chiếm không. Quá trình
sản xuất ra giá trị thặng dƣ chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà
ở đó giá trị sức lao động đƣợc hoàn lại đầy đủ cho nhà tƣ bản bằng một vật
ngang giá mới.
Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dƣ đã vạch rõ bản chất bóc lột của chủ
nghĩa tƣ bản.
b) Sản xuất giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư
bản
Mỗi phƣơng thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, phản ánh
mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phƣơng thức sản xuất đó. Chế tạo ra giá
trị thặng dƣ là quy luật tuyệt đối của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa.
- Sản xuất ra giá trị thặng dƣ tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền
sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, mà còn vạch rõ phƣơng tiện, thủ đoạn mà các nhà tƣ
bản sử dụng để đạt đƣợc mục đích. Theo đuổi giá trị thặng dƣ, các nhà tƣ bản
dùng mọi phƣơng tiện, thủ đoạn để đạt đƣợc mục đích, nhƣ tăng cƣờng độ lao
động, kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất.
- Sản xuất ra giá trị thặng dƣ là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của chủ
nghĩa tƣ bản. Quy luật giá trị thặng dƣ ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn
tại của chủ nghĩa tƣ bản. Nó quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế
chủ yếu của chủ nghĩa tƣ bản.
- Sản xuất ra giá trị thặng dƣ là động lực của sự vận động, phát triển của
chủ nghĩa tƣ bản. Đồng thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tƣ
bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tƣ bản ngày càng sâu sắc, đƣa
đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tƣ bản bằng một xã hội cao hơn.
3. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dƣ
Trong đời sống thực tế của xã hội tƣ bản, giá trị thặng dƣ chuyển hoá và
biểu hiện thành lợi nhuận, che dấu bản chất bóc lột của tƣ bản.
a) Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
- Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tƣ bản chủ nghĩa luôn luôn có
khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hoá (giả định giá cả = giá trị), nhà
tƣ bản không những bù đắp đủ số tƣ bản đã ứng ra, mà còn thu về đƣợc một số
tiền lời ngang bằng với giá trị thặng dƣ. Số tiền này đƣợc gọi là lợi nhuận, ký
hiệu là P. Lợi nhuận là giá trị thặng dƣ đƣợc so với toàn bộ tƣ bản ứng trƣớc.
99
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dƣ và
toàn bộ tƣ bản ứng trƣớc. Trên thực tế, các nhà tƣ bản không chỉ quan tâm đến
lợi nhuận, mà còn quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận giúp nhà tƣ
bản thấy đƣợc hiệu quả vốn đầu tƣ của mình.
- Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân.
Trong nền sản xuất xã hội, cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau, nhằm
mục đích tìm nơi đầu tƣ có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, làm cho tƣ bản di chuyển
liên tục từ ngành này sang ngành khác. Đến một lúc nào đó trong toàn xã hội,
với một số tiền vốn nhất định, kinh doanh ở ngành nào cũng thu đƣợc một số
lƣợng lợi nhuận nhƣ thế. Đó là lợi nhuận bình quân.
b) Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp bóc lột trong chủ
nghĩa tư bản
- Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tƣ bản công nghiệp, thƣờng
xuyên có một bộ phận tƣ bản tồn tại dƣới hình thái tƣ bản hàng hóa (H), chờ để
đƣợc chuyển hóa thành tƣ bản tiền tệ (T). Do sự phát triển của phân công lao
động xã hội, đến một trình độ nhất định, giai đoạn này đƣợc tách riêng ra, trở
thành chức năng chuyên môn của một loại hình tƣ bản kinh doanh riêng biệt, đó
chính là tƣ bản thƣơng nghiệp (tƣ bản kinh doanh mua, bán hàng hóa).
Nhƣ vậy, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp
được tách rời ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công
nghiệp. Lợi nhuận thƣơng nghiệp là một phần của giá trị thặng dƣ đƣợc sáng
tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và do nhà tƣ bản công nghiệp để lại (qua giá bán
buôn) cho nhà tƣ bản thƣơng nghiệp, để nhà tƣ bản thƣơng nghiệp tiêu thụ hàng
hóa cho mình.
- Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tƣ bản công nghiệp, thƣờng
xuyên có một bộ phận tƣ bản tiền tệ ở trạng thái nhàn rỗi, nhƣ tiền trích vào quỹ
khấu hao nhƣng chƣa đến kỳ đổi mới hoặc sửa chữa lớn tƣ bản cố định, tiền
dành để mua nguyên, nhiên, vật liệu nhƣng chƣa đến kỳ hạn mua, quỹ tiền
lƣơng để trả cho công nhân nhƣng chƣa đến kỳ phải trả, phần giá trị thặng dƣ
dùng để tích lũy mở rộng sản xuất nhƣng chƣa có cơ hội... Từ đó nảy sinh quan
hệ cung - cầu về tƣ bản tiền tệ và xuất hiện quan hệ vay mƣợn lẫn nhau, trong
đó bên cung về tƣ bản tiền tệ chính là bên cho vay.
100
Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ sở hữu
nó cho người khác sử dụng trong một thời gian nhằm nhận được số tiền lời nhất
định. Số tiền lời đó đƣợc gọi là lợi tức. Nguồn gốc của lợi tức là một phần giá
trị thặng dƣ do nhà tƣ bản công nghiệp qua trả lãi suất vay.
- Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
Ngân hàng trong chủ nghĩa tƣ bản là xí nghiệp kinh doanh tƣ bản tiền tệ,
làm môi giới giữa ngƣời đi vay và ngƣời cho vay, có hai nghiệp vụ là nhận gửi
và cho vay.
Trong nghiệp vụ nhận gửi, ngân hàng trả lợi tức cho ngƣời gửi tiền; còn
trong nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thu lợi tức của ngƣời đi vay. Về nguyên
tắc, lợi tức cho vay phải cao hơn lợi tức nhận gửi.
Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi những
chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các thu nhập khác về kinh
doanh tƣ bản tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng. Nguồn gốc của lợi
nhuận ngân hàng là một phần giá trị thặng dƣ do nhà tƣ bản công nghiệp để lại
qua trả lãi suất vay cho nhà tƣ bản ngân hàng.
- Địa tô tư bản chủ nghĩa
Quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa trong nông nghiệp hình thành theo hai
con đƣờng điển hình. Một là, sự chuyển dần của nền nông nghiệp địa chủ phong
kiến sang kinh doanh theo phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa sử dụng lao
động làm thuê. Hai là, thông qua cuộc cách mạng dân chủ tƣ sản, xóa bỏ chế độ
canh tác ruộng đất theo kiểu phong kiến, phát triển chủ nghĩa tƣ bản trong nông
nghiệp.
Đặc điểm nổi bật của quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa trong nông
nghiệp là sự tồn tại của ba giai cấp chủ yếu: địa chủ (sở hữu ruộng đất), nhà tƣ
bản kinh doanh nông nghiệp (các nhà tƣ bản thuê ruộng của địa chủ để kinh
doanh) và công nhân nông nghiệp làm thuê.
Giống nhƣ các nhà tƣ bản kinh doanh trong công nghiệp, các nhà tƣ bản
kinh doanh trong nông nghiệp cũng phải thu đƣợc lợi nhuận bình quân. Nhƣng
vì phải thuê ruộng của địa chủ nên ngoài lợi nhuận bình quân, nhà tƣ bản kinh
doanh nông nghiệp còn phải thu thêm đƣợc một phần giá trị thặng dƣ nữa để trả
cho địa chủ dƣới hình thái địa tô tƣ bản chủ nghĩa.
Vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng dư mà các nhà tư bản
101
kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ. Thực chất, địa tô tƣ bản chủ
nghĩa chính là một hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dƣ.
III. CHỦ NGHĨA TƢ BẢN ĐỘC QUYỂN
1. Bƣớc chuyển từ chủ nghĩa tƣ bản cạnh tranh tự do sang chủ nghĩa
tƣ bản độc quyền
Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nhờ tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển của lực lƣợng
sản xuất đã đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí
nghiệp có quy mô lớn.
Vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học, kỹ thuật
mới xuất hiện, nhƣ lò luyện kim mới, a xít sunphuaric, thuốc nhuộm, động cơ
điezen, máy phát điện, máy tiện, máy phay; những phƣơng tiện vận tải mới: xe
hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay, đặc biệt là đƣờng sắt... làm xuất hiện những
ngành sản xuất mới, đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; tăng khả năng tích
luỹ tƣ bản và làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tƣ bản theo hƣớng tập trung
sản xuất quy mô lớn.
Cạnh tranh khốc liệt làm cho các nhà tƣ bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn
các nhà tƣ bản lớn phát tài, làm giàu với số tƣ bản tập trung và quy mô xí
nghiệp ngày càng to lớn. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế
giới tƣ bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy
nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tƣ bản.
- Sự phát triển của hệ thống tín dụng tƣ bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy
mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ
phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
V.I. Lênin khẳng định: "...cạnh tranh tự do đẻ ra tập trung sản xuất và sự
tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc
quyền"31.
2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền
a) Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
- Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc
31. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.27, tr.402.
102
quyền.
Sự tích tụ và tập trung sản xuất dẫn đến độc quyền do chỉ còn một số ít xí
nghiệp lớn nên có thể dễ dàng thoả thuận với nhau. Mặt khác, các xí nghiệp có
quy mô lớn, kỹ thuật cao, cạnh tranh rất gay gắt, quyết liệt, nhƣng khó đánh bại
nhau, dẫn đến khuynh hƣớng thoả hiệp với nhau để trở thành tổ chức độc
quyền.
- Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tƣ bản lớn để tập
trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào
đó nhằm mục đích thu đƣợc lợi nhuận độc quyền cao.
- Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình
thành theo liên kết ngang, chủ yếu chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng
một ngành. Về sau, theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát
triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau. Những hình thức độc
quyền cơ bản là: các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt, công-xoóc-xi-om, công-ơ-ô-mê-rát.
b) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
- Quá trình tích tụ, tập trung tƣ bản trong ngân hàng, dẫn đến hình thành
các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Ngân hàng từ chỗ chỉ là trung gian
trong việc thanh toán và tín dụng, nay đã nắm đƣợc hầu hết tƣ bản tiền tệ của xã
hội nên khống chế đƣợc hoạt động của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa.
Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của
ngân hàng bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của
ngân hàng, hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ cho mình.
Quá trình độc quyền hoá trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt
với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thứ tƣ bản mới, gọi là tƣ bản tài
chính.
- Tƣ bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tƣ bản ngân hàng của
một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất với tƣ bản của những liên minh độc
quyền các nhà công nghiệp.
- Sự phát triển của tƣ bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ
độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tƣ bản
gọi là bọn đầu sỏ tài chính.
c) Xuất khẩu tư bản
103
- Xuất khẩu tƣ bản là đầu tƣ tƣ bản ra nƣớc ngoài nhằm mục đích chiếm
đoạt giá trị thặng dƣ và các nguồn lợi nhuận khác ở các nƣớc nhập khẩu tƣ bản.
Xuất khẩu tƣ bản trở thành tất yếu vì:
+ Một số ít nƣớc phát triển đã tích luỹ đƣợc một khối lƣợng tƣ bản lớn và
có một số "tƣ bản thừa" tƣơng đối cần tìm nơi đầu tƣ có nhiều lợi nhuận so với
đầu tƣ ở trong nƣớc.
+ Nhiều nƣớc lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lƣu kinh tế thế
giới nhƣng lại rất thiếu tƣ bản, giá đất tƣơng đối hạ, tiền lƣơng thấp, nguyên liệu
rẻ, tạo nên tỷ suất lợi nhuận cao, hấp dẫn đầu tƣ tƣ bản.
Xuất khẩu tƣ bản đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức chủ yếu: xuất khẩu
tƣ bản hoạt động (đầu tƣ trực tiếp) và xuất khẩu tƣ bản cho vay (đầu tƣ gián
tiếp).
d) Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
- Quá trình tích tụ và tập trung tƣ bản phát triển, việc xuất khẩu tƣ bản
tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt
kinh tế giữa các tập đoàn tƣ bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền
quốc tế.
- Sự đụng độ trên trƣờng quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có
sức mạnh kinh tế hùng hậu lại đƣợc sự ủng hộ của nhà nƣớc "của mình' và các
cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hƣớng thoả hiệp, ký kết
các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và
những thị trƣờng nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế
dƣới dạng các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt quốc tế...
e) Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
- Sự phân chia thế giới về kinh tế đƣợc củng cố và tăng cƣờng bằng việc
phân chia thế giới về lãnh thổ. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tƣ bản phát
triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc
tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu
tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn"32.
- Các cƣờng quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa. Từ sau năm 1880,
những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX
32. Sđd. T.27, tr.481.
104
đầu thế kỷ XX, các nƣớc đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế
giới.
Sự phân chia xong xuôi lãnh thổ thế giới và sự phát triển không đều của
chủ nghĩa tƣ bản tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới do các
nƣớc tƣ bản phát triển sau phát động. Đầu thế kỷ XX đế quốc Anh chiếm đƣợc
nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga (Nga Hoàng) và Pháp. Số dân thuộc địa
của Pháp nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nƣớc Đức, Mỹ, Nhật cộng lại. Điều
đó tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính
dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 - 1918 và cuộc Chiến tranh
thế giới lần thứ hai 1939 -1945.
Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc có liên quan chặt
chẽ với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc. Về mặt kinh tế là sự
thống trị của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm
lƣợc.
IV. CHỦ NGHĨA TƢ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƢỚC
1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tƣ bản độc
quyền nhà nƣớc
a) Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tƣ bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tƣ
bản độc quyền nhà nƣớc. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tƣ
bản độc quyền nhà nƣớc là do:
Một là, tích tụ và tập trung tƣ bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản
xuất càng cao, đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn, đòi hỏi một sự điều tiết xã hội
đối với sản xuất và phân phối. Sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội hoá lực
lƣợng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà nƣớc phải đại biểu cho
toàn bộ xã hội quản lý nền sản xuất. Lực lƣợng sản xuất xã hội hoá ngày càng
cao mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm hữu tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa, đòi
hỏi phải có một hình thức mới của quan hệ sản xuất để lực lƣợng sản xuất có
thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của chủ nghĩa tƣ bản.
Hình thức mới đó là chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc.
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một
số ngành mà các tổ chức độc quyền tƣ bản tƣ nhân không thể hoặc không muốn
kinh doanh vì đầu tƣ lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành
105
thuộc kết cấu hạ tầng, nhƣ năng lƣợng, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học
cơ bản... Nhà nƣớc tƣ sản phải đứng ra đảm nhiệm kinh doanh các ngành đó,
tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tƣ nhân kinh doanh các ngành khác có
lợi hơn.
Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa
giai cấp tƣ sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nƣớc phải có
những chính sách, nhƣ trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát
triển phúc lợi xã hội... để xoa dịu những mâu thuẫn đó.
Bốn là, cùng với xu hƣớng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trƣớng
của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc
và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trƣờng thế giới. Tình hình đó đòi hỏi
phải có sự phối hợp giữa các nhà nƣớc của các quốc gia tƣ sản để điều tiết các
quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, chiến tranh thế giới cùng với đó là tham vọng giành chiến thắng
trong cuộc chiến tranh. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, của
chủ nghĩa xã hội làm cho nhà nƣớc tƣ bản độc quyền phải tăng cƣờng can thiệp
vào kinh tế.
b) Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
- Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc là sự kết hợp sức mạnh của các tổ
chức độc quyền tƣ nhân với sức mạnh của nhà nƣớc tƣ sản thành một thiết chế
và thể chế thống nhất, trong đó nhà nƣớc tƣ sản bị phụ thuộc vào các tổ chức
độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ
chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tƣ bản.
- Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc là nấc thang phát triển mới của
chủ nghĩa tƣ bản độc quyền. Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó chặt
chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp
của nhà nƣớc vào kinh tế, kết hợp sức mạnh kinh tế của độc quyền tƣ nhân với
sức mạnh chính trị của nhà nƣớc trong một thể thống nhất và bộ máy nhà nƣớc
phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.
- Nhƣ vậy, chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc là một quan hệ kinh tế,
chính trị, xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền
của chủ nghĩa tƣ bản. Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc là hình thức vận
động mới của quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ
nghĩa tƣ bản, làm cho chủ nghĩa tƣ bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.
106
2. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà
nƣớc
a) Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
- Sự kết hợp về nhân sự đƣợc thực hiện thông qua các các hội chủ xí
nghiệp mang những tên khác nhau. Các hội chủ xí nghiệp này trở thành lực
lƣợng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà
nƣớc. Các hội chủ này hoạt động nhƣ là các cơ quan tham mƣu cho nhà nƣớc,
chi phối đƣờng lối kinh tế, đƣờng lối chính trị của nhà nƣớc tƣ sản nhằm "lái"
hoạt động của nhà nƣớc theo hƣớng có lợi cho tầng lớp tƣ bản độc quyền. Vai
trò của các hội lớn đến mức mà dƣ luận thế giới đã gọi chúng là những chính
phủ đằng sau chính phủ, một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực của chính
quyền.
- Thông qua các hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền
tham gia vào bộ máy nhà nƣớc với những cƣơng vị khác nhau. Mặt khác, các
quan chức và nhân viên chính phủ đƣợc cài vào các ban quản trị của các tổ chức
độc quyền, giữ những chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở
thành những ngƣời đỡ đầu các tổ chức độc quyền. Sự thâm nhập lẫn nhau này
(còn gọi là sự kết hợp) đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa
các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
b) Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước
- Sở hữu độc quyền nhà nƣớc là sở hữu tập thể của giai cấp tƣ sản độc
quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tƣ bản độc quyền nhằm duy
trì sự tồn tại của chủ nghĩa tƣ bản. Nó biểu hiện không những ở chỗ sở hữu nhà
nƣớc tăng lên mà còn ở sự tăng cƣờng mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và sở
hữu độc quyền tƣ nhân, hai loại sở hữu này đan kết với nhau trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_nhung_noi_dung_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin.pdf