1. Có khoảng vài nghìn người học đã từng viết thư cho tác giả nói về lý do tại sao họ muốn luyện tập để nói trước đám đông và họ hy vọng đạt được gì từ việc đó. Lý do chính mà hầu hêt họ đều đưa ra đó là: Họ muốn chiến thắng sự sợ hãi, muốn tự suy nghĩ bằng chính sức của mình, và có thể nói thật tự tin, thoải mái trước một nhóm người bất kỳ.
2. Thực hiện được điều đó không có gì là khó khăn cả. Đó không chỉ là món quà của Thượng Đế chỉ dành cho một số ít người. Nó giống như khả năng chơi gôn vậy: Bất cứ ai, dù đàn ông hay đàn bà có thể tự phát triển khả năng thiên phú riêng của mình nếu như có đủ khát vọng để làm điều đó.
3. Rất nhiều nhà diễn thuyết có kinh nghiệm, có khả năng suy nghĩ và nói khi đứng trước đám đông tốt hơn khi đối thoại với từng cá nhân. Sự hiện diện của đám đông có vai trò như động lực, như khơi niềm cảm hứng. Nếu bạn trung thành theo đuổi những gợi ý mà cuốn sách này đưa ra, sẽ có lúc tất cả những điều đó sẽ trở thành kinh nghiệm của riêng bạn, và bạn sẽ nhìn về tương lai một cách lạc quan hơn.
4. Không nên tưởng tượng trường hợp của bạn đặc biệt khó hơn bình thường. Rất nhiều nhà diễn thuyết nổi tiếng, trong buổi đầu của sự nghiệp cũng từng rất khổ sở vì sự thiếu tự tin và gần như bị ám ảnh bởi nỗi sợ khán giả. Đó đã từng là kinh nghiệm của Bryan, Jean Jaues, Lloyd George, Charles Steward Parnell, John Bright, Disrael, Sheridan và một số người khác
15 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 08/12/2023 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tài liệu Nghệ thuật nói trước công chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tới họ thay vì nghe bạn. Một khán giả không thể cưỡng lại được sự tò mò để quan sát một con vật, một vật hoặc một người đang chuyển động; Vậy tại sao bạn cứ thích tự mang lấy phiền hà vào thân và tạo ra sự cạnh tranh cho bản thân?
CHƯƠNG VIII: LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỞ ĐẦU MỘT BÀI NÓI
1. Phần mở đầu một bài nói rất quan trọng, nó dọn đường cho các phần tiếp theo sẽ được trình bày. Mở bài sẽ làm cho đầu óc khán giả tươi mới để lắng nghe những nội dung tiếp. Cho nên phần mở phải được chuẩn bị công phu và kỹ càng trước đó.
2. Lời giới thiệu phải ngắn gọn, chỉ từ một đến hai câu. Nên đi thẳng vào chủ đề của bài định trình bày.
3. Những người mới còn thiếu kinh nghiệm lại thường có xu hướng kể những câu chuyện cười hoặc nói lời xin lỗi. Cả hai cách trên đều không thể đạt hiệu quả nếu người nói không gây cười cho khán giả và bắt khán giả phải nghe lời xin lỗi.
Như vậy, thay vì thu hút khán giả, người nói sẽ làm cho khán giả bực mình. Các câu chuyện nêu ra phải phù hợp, không lôi thôi, dài dòng. Chất cười phải ẩn bên trong lời nói... Nhớ đừng bao giờ nói lời xin lỗi vì chưa chuẩn bị nội dung trình bày. Nếu như vậy thì không tôn trọng khán giả và chỉ làm cho họ nhàm chán. Hãy hướng thẳng tới nội dung sẽ trình bày, nói nhanh, gãy gọn, rồi có thể ngồi xuống.
4. Diễn giả cần biết cách thu hút sự quan tâm chú ý lắng nghe của khán giả ngay từ những giây phút ban đầu bằng những cách sau:
a. Gợi trí tò mò
b. Gắn với một câu chuyện vui nho nhỏ
c. Mở đầu bằng những minh họa cụ thể.
d. Sử dụng thuật trang trí.
e. Đặt câu hỏi.
f. Trích dẫn những câu nổi tiếng
g. Chỉ ra mối quan hệ giữa chủ đề bài nói và mối quan tâm của khán giả
h. Nêu ra những chi tiết, sự kiện gây ngạc nhiên ( Những người Mỹ lại là những tên tội phạm nguy hiểm nhất trong thế giới văn minh)
5. Không nên có những phần mở quá nghiêm trang. Không nên để phần cốt lõi nhất của câu chuyện xuất hiện ngay lập tức. Hãy mở đầu một cách thật gần gũi, dung dị. Có thể sử dụng các tình huống vừa sảy ra, hay những thông tin vừa mới nói.
CHƯƠNG IX: LÀM THỂ NÀO ĐỂ KẾT THÚC MỘT BÀI NÓI
1. Phần kết của một bài trình bày thực sự là phần rất quan trọng. Những gì nói ra sau cùng bao giờ cũng được nhớ lâu nhất.
2. Không bao giờ nên kết thúc bằng câu: “Đó là tất cả những gì tôi muốn trình bày về vấn đề này, tôi sẽ dừng lại ở đây”. Cách kết như vậy không thể dùng làm phần kết được.
3. Chuẩn bị trước phần kết cho bài trình bày và tập lại một vài lần để nhớ bạn dự định nói gì cho phần kết của mình. Không nên kết bài một cách thô ráp, gồ ghề như những hòn đá bị vung ra.
4. có bảy cách gợi ý cho phần kết:
- Tóm tắt, trình bày lại nhanh chóng, ngắn gọn những ý chính đã nói ở trên.
- Kêu gọi hành động.
- Nói lời khen chân thành đến khán giả.
- Làm cho khán giả cười vui.
- Trích dẫn những câu thơ phù hợp với nội dung cần trình bày.
- Sử dụng một số trích dẫn trong kinh thánh.
- Tạo điểm thắt lên đến đỉnh điểm cho phần kết.
5. Hãy có phần mở thật hay và phần kết cũng thật hay. Mở và kết hài hòa, phù hợp với nhau. Hãy ngừng trước khi khán giả yêu cầu bạn dừng lại không nói nữa.
CHƯƠNG X: LÀM THẾ NÀO ĐỂ DIỄN ĐẠT RÕ RÀNG, DỄ HIỂU
1. Một bài trình bày rõ ràng, dễ hiểu luôn là yêu cầu quan trọng nhưng cũng thật khó khăn đối với người trình bày. Chúa Giêsu đã nói rằng chúa dạy dỗ các con người thông qua những câu chuyện ngụ ngôn “Bởi vì người nghe nhìn, nhưng không nhìn thấy gì cả, nghe cũng không thấy gì cả, và hiểu cũng không hiểu gì”.
2. Chúa Giêsu đã dùng những từ, cụm từ quen thuộc để diễn tả những điều mới mẻ, những điều chưa biết, Chúa đã so sánh thiên đường với bột nở làm bánh, với lưới quăng xuống biển, với những thương gia buôn bán ngọc trai. Nếu muốn đưa một khái niệm về hình dạng của Alaska, không nên đưa ra những con số khô khan về diện tích bao nhiêu dặm vuông, không nên chỉ ra tên các bang, dân số các bang với những dãy số dài ngoằng.
3. Tránh không dùng thuật ngữ kỹ thuật đối với những người nghe có trình độ vừa phải. Hãy theo cách của Lincoln dùng những từ ngữ thuần túy dễ hiểu cho cả các em nam và nữ.
4. Phải nắm vững những vấn đề trình bày, đặc biệt là phần trình bày đầu tiên.
5. Thu hút sự chú ý bằng thị giác của người nghe. Khi cần thiết hãy sử dụng các tranh ảnh, hình ảnh minh họa. Nhớ rằng nên trình bày rõ ràng, không nên chỉ nói từ “con chó” khi bạn muốn nói đến “một con chó sói trông gớm ghiếc với vành lông màu đen xung quanh mắt”.
6. Hãy nói lại những ý lớn, nhưng không phải là tập lại nguyên văn câu nói. Có rất nhiều cách để diễn đạt một ý, cách này làm cho người nghe nắm bắt vấn đề rõ hơn.
7. Dùng các minh họa khái quát và các ví dụ cụ thể để trình bày bài nói rõ ràng.
8. Không nên trình bày quá nhiều ý lớn trong một bài trình bày ngắn. Thường thì người nghe sẽ dễ dàng tiếp thu hơn nếu người nói trình bày đầy đủ một hoặc hai ý của chủ đề lớn.
9. Hãy kết bài bằng cách tóm tắt các ý chính.
CHƯƠNG XI: LÀM THỂ NÀO ĐỂ NGƯỜI NGHE THÍCH THÚ?
1. Con người nói chung rất thích thú và quan tâm đến những chi tiết cực kỳ đơn giản, bình thường trong cuộc sống.
2. Mối quan tâm chính của con người là bản thân mình.
3. Một người có khả năng diễn thuyết chính là người tạo cho mọi người nói về bản thân họ, về những mối quan tâm, sở thích của họ và lắng nghe một cách chăm chú cho dù diễn giả này chỉ nói rất ít mà dành để người nghe tự kể về những điều họ biết.
4. Những câu chuyện tầm phào về mọi người luôn thu hút sự chú ý của nhiều người. Người trình bày chỉ cần gợi ra một số ý chính trong bài trình bày của mình rồi dùng những ví dụ cụ thể để minh họa.
5. Hãy trình bày cụ thể và rõ ràng, dễ hiểu. Không nên giống như những diễn giả đã từng dùng cụm từ “nghèo nhưng thật thà” để trình bày mà không có ví dụ minh họa cụ thể. Cũng không nên chỉ nói câu “ Martin Luther là cậu bé hiếu động và nghịch ngợm” mà không nêu cụ thể cậu nghịch như thế nào, cậu hiếu động ra sao... Hãy cố làm cho bài nói của mình càng đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
6. Khi miêu tả hãy dùng những từ, cụm từ gợi hình ảnh, âm thanh. Câu chuyện hay vấn đề bạn cần trình bày chắc chắn sẽ như một bức tranh đang hiện ra trước mắt người nghe.
7. Hãy nhiệt tình truyền sự quan tâm đến bài nói của mình cho người nghe và chắc chắn người nghe cũng sẽ thích thú lắng nghe bài nói của bạn.
CHƯƠNG XII: NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHỌN TỪ CỦA BẠN
1. Con người chỉ giao tiếp với nhau qua 4 phương cách. Bốn thứ giúp đánh giá và phân loại một con người là: anh ta làm gì, anh ta trông như thế nào, anh ta nói gì và anh ta nói như thế nào.
Chúng ta thường rất hay được nhận xét và đánh giá qua ngôn từ mà chúng ta sử dụng. Giáo sư Charles W. Eliot, hiệu trưởng trường đại học Havard trong một phần ba thế kỷ, đã từng tuyên bố rằng: “Tôi nhận ra chỉ một điều duy nhất như là một phần không thể thiếu trong trình độ học vấn của quý ông hay quý bà là khả năng sử dụng chuẩn xác và tinh tế ngôn ngữ mẹ đẻ”.
2. Cách dùng từ của chúng ta phản ánh khá rõ những người mà chúng ta qua lại. Vậy hãy noi gương tổng thống Lincoln, kết bạn với những người sử dụng ngôn ngữ bậc thầy. Hãy dành cả buổi tối, giống như ông thường làm, để đọc các tác phẩm của Shakespeare và những bài thơ, bài văn tuyệt diệu khác. Hãy làm như vậy. Chắc chắn và tự nhiên tâm hồn của bạn sẽ trở nên sáng láng với vốn từ vựng phong phú mà bạn học được từ những người vĩ đại.
3. Tổng thống Thomas Jefferson đã viết: “Tôi đã đổi báo lấy Tacitus và Thucydides, lấy Newton và Euclid. Và tôi cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều.” Tại sao bạn lại không làm như vậy nhỉ? Đừng thôi hẳn không đọc báo mà chỉ xem lướt qua với chỉ một nữa thời gian trước đây. Hãy dành những khoảng thời gian mà bạn tiết kiệm được từ đọc báo cho những cuốn sách tồn tại mãi với thời gian. Mỗi ngày hãy đọc hết khoảng 20 – 30 trang của những cuốn sách dó , mang chúng theo người, và đọc chúng vào những lúc có thể được trong ngày.
4. Hãy đọc với một cuốn từ điển bên cạnh bạn. Tra những từ mới. Hãy cố tìm cách sử dụng từ đó sao cho nó in sâu vào trong tâm trí của bạn.
5. Hãy nghiên cứu lịch sử, nguồn gốc của những từ mà bạn sử dụng. Những câu chuyện về chúng không bao giờ là tẻ nhạt và khô khan đâu; mà thường hết sức thú vị. Ví dụ như từ Salary (lương) thực sự có nghĩa là salt money (tiền muối). Những người lính ở thành Roman được cung cấp chi phí sinh hoạt bằng những bọc muối để trao đổi lấy những thứ khác. Và một hôm, một anh lính vui tính đã tạo ra một từ lóng khi nói về lương của mình là salt money.
6. Đừng sử dụng những từ sáo mòn, cũ rích. Hãy chuẩn xác trong cách diễn đạt. Hãy luôn để cuốn Treasury of words trên mặt bàn của bạn. Xem cuốn đó thường xuyên. Đừng lúc nào cũng chỉ dùng từ “beautiful” (đẹp) khi có một vật nào đó bắt mắt. Bạn có thể diễn tả vẽ đẹp đó với sự độc đáo và mới mẻ bằng cách sử dụng các từ đồng nghĩa khác.
7. Đừng sử dụng những lối so sánh nhàm chán giống như “lạnh như quả dưa chuột”. Hãy tìm ra những lối so sánh mới. Tạo ra cái riêng của bạn. Đừng ngại khi cảm thấy không giống ai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_nghe_thuat_noi_truoc_cong_chung.doc