Tài liệu Luật môi trường

Môi trường là gì? Nó bao gồm những yếu tố nào?

- Khái niệm môi trường và tầm quan trọng của môi trường

+ Theo nghĩa rộng (Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, 2002): “MT là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”.

+ Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.

 

doc120 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 5843 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu Luật môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG 1. Cơ sở hình thành và phát triển luật môi trường 1.1 Tầm quan trọng của môi trường và thực trạng môi trường hiện nay Môi trường là gì? Nó bao gồm những yếu tố nào? - Khái niệm môi trường và tầm quan trọng của môi trường + Theo nghĩa rộng (Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, 2002): “MT là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”. + Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. => So sánh hai khái niệm này: * Giống nhau: nói đến môi trường là nói đến điều kiện tự nhiên: đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật,… * Khác nhau: Nghĩa rộng: điều kiện xã hội (bao gồm những yếu tố vật chất và tinh thần) Nghĩa hẹp: vật chất nhân tạo (không bao gồm những yếu tố tinh thần): hệ thống đê điều, các công trình kiến trúc, công trình nghệ thuật, … + Thành phần môi trường, khoản 2 Điều 3 LBVMT 2005, là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. - Tầm quan trọng của MT: + MT là không gian tồn tại của con người MT được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất, bao gồm yếu tố tự nhiên lẫn nhân tạo. Những yếu tố tự nhiên như: đất, nước, không khí, ánh sang, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật, … ( yếu tố cơ bản của MT ( ý nghĩa rất quan trọng. Con người chúng ta hàng ngày sử dụng các yếu tố tự nhiên này để tồn tại, sinh sống, không có các yếu tố này thì không thể sống được. + MT là nơi con người khai thác các nguồn TNTN, nơi cung cấp cơ sở vật chất cho con người tồn tại và phát triển. Bên cạnh những yếu tố tự nhiên, MT còn bao gồm cả những yếu tố nhân tạo. Con người tạo ra các yếu tố nhân tạo để tác động lên các yếu tố tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu của mình. Con người tác động lên đất đai xây dựng nhà cửa, hệ thống đê điều, công trình thủy lợi nhằm phục vụ cho mục đích sinh sống, tránh lũ lụt, hạn hán; tác động lên hệ thực vật, động vật nhằm tạo ra thức ăn để tồn tại, khai thác TNTN để đáp ứng nhu cầu cuộc sống. + MT là nơi tiếp nhận tất cả những chất thải do con người loại ra. Con người đã không ngừng tác động lên MT phục vụ cho nhu cầu phát triển xã hội, hệ quả của nó là rác thải sinh hoạt cũng không ngừng được thải loại ra MT. ( MT thực sự đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống con người - Thực trạng môi trường hiện nay: + Tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ: khai thác rừng, than đá, dầu, nguồn nước + Ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (khoản 6 Điều 3 LBVMT 2005). Ví dụ: nước thải chưa qua xử lý từ các khu công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước sông như sông Thị Vải, kênh Ba Bò, khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy, xí nghiệp, việc sử dụng thuốc trừ sâu vô tội vạ chảy ra các dòng sông .… gây ra những căn bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, ung thư, … Tp HCM (tháng 8/2008) thống kê có khoảng 3,8 triệu xe máy thải ra 70% chất thải độc hại như NO2, benzene, toluene, … gây ung thư; có 15 KCN, KCX, 25.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong đó có 260 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng; dân số 8,5 triệu người, tạo ra 6.000 tấn chất thải rắn hàng ngày.(theo Tổ chức Kinh tế và môi trường Đông Nam Á-EEPSEA) Sử dụng các thiết bị làm lạnh như tủ lạnh, máy lạnh phá hủy tầng ozone (có tác dụng ngăn tia cực tím vào trái đất, lớp áo giữ cho trái đất không nóng lên bởi năng lượng mặt trời) xây dựng sân gold, khai phá rừng, khai thác nước, khí ngầm, ….phá hủy tầng đất tự nhiên, gây xói mòn, sụt lún. Khí hậu biến đổi, nhiệt độ trái đất ngày càng gia tăng, băng Nam và Bắc cực tan ra, mực nước biển dâng cao, nhiệt độ nước biển tăng, gây nên bão, lũ, sóng thần, siêu bão, một số quốc gia trên thế giới được dự báo khoảng 100 năm tới sẽ bị nhấn chìm trong biển. Như vậy, ô nhiễm môi trường thật sự trở thành thảm họa đối với con người. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật (khoản 7 Điều 3 LBVMT 2005). Ví dụ: LHQ dự báo ở Việt Nam, nước biển dâng lên từ 30cm đến 1m trong vòng 100 năm tới, thiệt hại lên tới 17 tỷ đồng mỗi năm, 1/5 dân số mất nhà cửa, 12,3 % diện tích trồng trọt sẽ biến mất. + Sự cố môi trường ngày càng gia tăng Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc làm biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (khoản 8 Điều 3 LBVMT). Ví dụ: lũ lụt, hạn hán, tràn dầu,… hiện tượng tràn dầu xảy ra nhiều đến mức hiện nay hầu hết các bờ biển Việt Nam đều có dầu loang trên mặt biển ( giảm số lượng khách du lịch đến các vùng biển(ngành du lịch sẽ gặp khó khăn ( cảng nước ta bị tàu nước ngoài chê vì sợ hỏng vỏ tàu (Nhật). 1.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường bằng pháp luật - Biện pháp chính trị: Biện pháp chính trị được thực hiện thông qua những hoạt động chính trị nhằm tác động vào đường lối, chính sách bảo vệ môi trường của quốc gia, nhận thức về môi trường của một tổ chức, cá nhân nhằm xây dựng, củng cố quyền lực và ảnh hưởng chính trị. Biện pháp này thể hiện thông qua hoạt động: + Ngoại giao; + Tổ chức quốc tế: Liên hợp quốc là tiêu biểu nhất, tổ chức nhiều Hội nghị thượng đỉnh về môi trường (6/1972 ở Stockholm, 6/1992 ở Rio De Janeiro); + Chính sách quốc gia thông qua hoạt động của các đảng phái chính trị (Việt Nam: Đảng CSVN, các nước: đảng xanh, đi xe đạp trên đường phố Amtesdam, biểu tình đình chỉ các dự án tái chế, … ). + VN: NQ 41-NQ/TW về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã nhấn mạnh: “BVMT là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập KTQT của nước ta”. - Biện pháp tuyên truyền-giáo dục Các biện pháp giáo dục, tuyên truyền tác động trực tiếp vào nhận thức làm thay đổi hành vi của người dân, nâng cao ý thức người dân về khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý. Biện pháp này thông qua việc đưa vào chương trình đào tạo từ bậc tiểu học môn học về môi trường, cổ động, tuyên truyền lối sống văn minh, việc giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp, những cuộc vận động làm sạch đường phố, bãi biển, … Ví dụ: Việt Nam chuẩn bị triển khai các cuộc vận động hạn chế dùng bao nylon trong sinh hoạt tiêu dùng, phân loại rác trong sinh hoạt. Thụy Điển, Tp Gothenburg, quyết định ngưng mua nước đóng chai do ảnh hưởng tới môi trường, chính trị gia và giáo viên chỉ được uống nước máy nơi làm việc. - Biện pháp kinh tế Sử dụng biện pháp này là sử dụng đến đòn bẩy kinh tế, thực chất đó là việc dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, cho cộng đồng. + Bảo vệ môi trường mâu thuẫn gay gắt với lợi ích kinh tế, để bảo vệ môi trường, hai nhóm giải pháp được đưa ra, cụ thể là: Nhóm giải pháp mang tính chất khuyến khích lợi ích kinh tế cho các chủ thể theo hướng tác động có lợi cho môi trường. Nhóm giải pháp mang tính chất trừng phạt đối với hành vi tác động có hại cho môi trường + Biện pháp kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn so với các biện pháp khác. Ví dụ: Thụy Điển dùng biện pháp ký quỹ có hoàn trả đối với hàng hóa là nước đóng chai, sau khi dùng xong trả lại vỏ chai đúng nơi quy định sẽ được hoàn trả tiền vỏ chai. Quy định nhà sản xuất có trách nhiệm thu hồi sản phẩm của mình sau khi người tiêu dùng sử dụng xong - Biện pháp khoa học – công nghệ Biện pháp khoa học - công nghệ là một giải pháp để giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạn chế tới mức thấp nhất việc gây ô nhiễm môi trường, đồng thời phát triển kinh tế. Ví dụ: sức gió, năng lượng mặt trời, sử dụng giấy phế liệu, đi bằng tàu điện thay cho đi bằng ô tô. + Sử dụng các nguồn năng lượng mới thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống: năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước chảy… Ví dụ: chế tạo xăng từ mía, gas từ phân động vật (biogas) + Sử dụng công nghệ sạch hạn chế thải chất độc hại vào môi trường như công nghệ vi sinh. Ví dụ: Honda phối hợp ĐHBK Hà Nội chế tạo xe máy vận hành bằng khí hydro, thải ra nước sạch có thể uống được. + Sử dụng vật liệu mới ít gây ô nhiễm môi trường như cac- tôn, gốm cao cấp, chất siêu dẫn hạn chế sử dụng kim loại. Thí dụ: xe Mecedes thiết kế vành cửa không sử dụng sắt thép, PVC, mà dùng vỏ chuối, sợi thiên nhiên ép dưới áp suất cao vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa có hiệu quả về môi trường. + Tái sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ: Ép gỗ ngọn, gỗ bột thành miếng gỗ lớn, đóng thành bàn ghế, ép nhựa phế liệu làm thành gạch xây nhà. - Biện pháp pháp lý Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện các biện pháp nói trên. + Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. + Pháp luật quy định các chế tài buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. + Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường. Lưu ý: Ở đây cần phải chứng minh biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp BVMT khác. Biện pháp chính trị chủ trương, đường lối của Đảng đi vào cuộc sống bằng việc thể chế hóa thành các quy phạm của pháp luật. Biện pháp tuyên truyền- giáo dục muốn có hiệu quả tốt phải đi đôi với sự cưỡng chế của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật. Biện pháp kinh tế được cụ thể hóa bằng việc ban hành các sắc thuế, khen thưởng, xử phạt theo quy định của pháp luật. Biện pháp KH-CN các doanh nghiệp muốn hoạt động và tồn tại phải áp dụng các tiến bộ KH- CN để làm trong sạch môi trường sản xuất, không được gây ô nhiễm cho môi trường, đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường do pháp luật quy định. => Do đó, biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp BVMT khác. 2. Định nghĩa luật môi trường, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật môi trường 2.1. Định nghĩa luật MT Do nội hàm của khái niệm môi trường khá rộng và lịch sử phát triển của luật môi trường chưa dài, bao hàm tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố của môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên, các cấu trúc do con người tạo ra hay biến đổi nên phạm vi của các chế định điều chỉnh chúng ngày càng rộng hơn. Hai quan điểm về Luật Môi trường: Luật Môi trường là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, không thuộc phạm vi luật Hành chính. Luật Môi trường không nên xem là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nên xem là một chế định của Luật Hành chính. Là một lĩnh vực pháp luật riêng biệt vì các lý do sau: Quan hệ phát sinh trong lĩnh vực môi trường cần pháp luật điều chỉnh đều gắn với việc bảo vệ, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố môi trường cụ thể (mối liên hệ tự nhiên với đất, không khí, nước, rừng và biển); Được điều chỉnh bởi sự kết hợp nhiều nguyên tắc khác nhau (không chủ yếu dùng nguyên tắc mệnh lệnh như luật hành chính); Quan hệ môi trường gắn với yếu tố KHKT hơn; Tính toàn cầu cao của vấn đề môi trường. Luật Môi trường là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường. Lưu ý: Chúng ta không nói Luật MT là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì do tính thống nhất của MT, nên khi nói tới Luật Môi trường là phải nói tới cả luật quốc gia và luật quốc tế về MT. Phân biệt Luật Môi trường với Luật Bảo vệ Môi trường Stt  Tiêu chí  Luật Bảo vệ Môi trường  Luật Môi trường   1  Hình thức  Một đạo luật (VBPL) do QH ban hành theo trình tự, thủ tục luật định  Một lĩnh vực pháp luật   2  Nội dung  Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường  Điều chỉnh 2 nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong: - Lĩnh vực bảo vệ MT - Lĩnh vực hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng các yếu tố môi trường   3  Phạm vi  Văn bản nguồn của Luật Môi trường  Phạm vi rộng hơn Luật BVMT vì quy định 2 nhóm qh XH   2.2. Đối tượng điều chỉnh của luật MT Định nghĩa: Đối tượng điều chỉnh của luật MT chính là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT. Muốn xác định phạm vi điều chỉnh của luật MT cần phải lưu ý: Thứ nhất cần phải xác định yếu tố MT theo luật MT chỉ bao gồm những yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo (khoản 1, khoản 2, Điều 3 Luật BVMT). Thứ hai: cần phải xác định thế nào là những quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong việc khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT. Ví dụ: Người ta khai thác rừng để lấy gỗ => phát sinh trực tiếp => Luật MT điều chỉnh. Gỗ được đóng thành bàn ghế, bán ra thị trường => không phải đối tượng điều chỉnh của Luật Môi trường. Bàn ghế hư không sử dụng nữa, đem đốt => có khói bụi => Luật MT điều chỉnh. Phân nhóm: Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật MT, chúng ta có thể chia đối tượng điều chỉnh của luật MT ra làm 3 nhóm sau: Nhóm quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế về MT. Nhóm quan hệ này do Luật quốc tế điều chỉnh. Ví dụ: các nước cùng thực hiện các Công ước, thỏa thuận đa phương, song phương về tầng ozone, lưu vực sông, vùng trời, vùng biển, … Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân. Nhóm quan hệ giữa tổ chức, cá nhân với nhau. Hai nhóm quan hệ còn lại thì sử dụng các quy định của pháp luật môi trường Việt Nam để giải quyết. Thí dụ: Sở TN& MT với các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người dân sống trong vùng chịu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường từ doanh nghiệp. 2.3. Phương pháp điều chỉnh của luật MT Trên cơ sở đối tượng điều chỉnh như đã nói ở trên, luật MT sử dụng hai phuơng pháp điều chỉnh sau: Phương pháp Bình đẳng-thỏa thuận: điều chỉnh nhóm quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác, nhóm quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân hoặc chủ thể khác. Phương pháp Quyền uy: sử dụng quyền lực của Nhà nước để tác động lên các qh XH được sử dụng điều chỉnh nhóm quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với các tổ chức, cá nhân; giữa các cơ quan Nhà nước với nhau. 3. Nguyên tắc của LMT Nguyên tắc là gì? 3.1. Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành Câu hỏi đặt ra là Ai là thủ phạm tước đoạt quyền sống trong môi trường trong lành của con người? Khái niệm về quyền được sống trong môi trường trong lành. Quyền được sống trong MT trong lành là quyền được sống trong một MT không bị ô nhiễm (theo TCMT chứ không phải là môi trường trong sạch lý tưởng), đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên (nguyên tắc thứ nhất của Tuyên bố Stockholm về MT và con người và Tuyên bố Rio De Janeiro về MT và phát triển). Tiêu chí của Ngân hàng thế giới về đánh giá chất lượng cuộc sống con người của các nước dựa vào 3 tiêu chí sau đây: thu nhập (GDP bình quân đầu người), hệ thống an sinh xã hội (y tế, văn hóa, giáo dục) và chất lượng môi trường. Con người chính là thủ phạm đã tước đoạt quyền này của chính mình. Cơ sở xác lập: 3 cơ sở sau đây Cơ sở thứ 1, Tầm quan trọng của quyền được sống trong MT trong lành: đây là quyền quyết định đến vấn đề sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống nói chung. Cơ sở thứ 2, Thực trạng MT hiện nay đang bị suy thoái nên quyền tự nhiên này đang bị xâm phạm. Biến đổi khí hậu làm thay đổi nhiệt độ, mực nước, làm thay đổi lớn tới thời tiết như mưa, bão, hạn hán, cháy rừng, tăng bệnh tật…nguyên nhân là do phá rừng, hoạt động công, nông, lâm nghiệp, giao thông và sinh hoạt làm tăng nồng độ các loại khí CO2, N2O, NO, CH4, H2S, bụi và hơi nước. Suy thoái đa dạng sinh học làm mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hòa nước, chống xói mòn, đồng hóa các chất thải, làm sạch MT, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, gây ra các hậu quả MT khác nhau, hệ thống kinh tế suy giảm do mất đi các giá trị TNTN và MT nguyên nhân là do khai thác tài nguyên quá mức, sử dụng các công nghệ không phù hợp, ô nhiễm, thay đổi khí hậu, buôn bán động thực vật. Suy thoái tầng ozon, làm tăng nhiệt độ trái đất, thay đổi khí hậu toàn cầu, tác động lên hệ sinh thái làm giảm sản lượng sinh học, tăng phóng xạ cực tím trên mặt đất, suy thoái chất lượng không khí, gây ung thư da, bệnh về mắt, ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch. Nguyên nhân là do các hoạt động SX công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lạnh, máy bay, phân bón hóa học, sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, nguồn khí tự nhiên khác như núi lửa, sấm chớp. Suy thoái nguồn nước ngọt , dự báo vào năm 2025, cứ 3 người thì có 2 người trên Trái đất sẽ sống thiếu nước. Nguyên nhân là do ô nhiễm nguồn nước từ nước thải bị ô nhiễm, chất diệt cỏ, phân bón, chất thải công nghiệp, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen, cadimi, một số hợp chất hữu cơ. Ô nhiễm nước mặt dẫn theo ô nhiễm nguồn nước ngầm. Hoang hóa và suy thoái đất do chặt phá rừng, quản lý, canh tác, quy hoạch kém, dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa, sạt lỡ. Theo UNEP/ISRIC (1991) có khoảng 1900 triệu ha đất trên thế giới thoái hóa. Sản lượng nông nghiệp của Châu Phi giảm đi 50% trong vòng 40 năm. Phá và sử dụng rừng không bền vững 80% diện tích rừng nguyên sinh bị xóa sổ, bị chặt phá hoặc xuống cấp (WRI 1997), từ 1960 đến nay ½ diện tích rừng trên thế giới bị chặt trắng, rừng nhiệt đới giảm tốc độ 0,7%/ năm. Nguyên nhân là do gia tăng dân số, nghèo đói, phát triển kinh tế, đô thị hóa, mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Suy thoái môi trường và tài nguyên biển làm ô nhiễm, tăng cao nhiệt độ, nâng cao mực nước biển. Nguyên nhân là do nước thải ô nhiễm, phá hủy vùng đầm lầy và rừng ngập mặn, những vùng hoạt động như tầng lọc tự nhiên đối với trầm tích làm cho hàm lượng nitơ cao, hoặc do rò rĩ tràn dầu ảnh hưởng đến tầng sâu của đại dương, phá hủy các bãi san hô do khai thác bừa bãi, bị vùi lấp do khai thác mỏ, hơn ½ bãi san hô ngầm trên thế giới bị ảnh hưởng. Ngoài ra, suy thoái này còn do khai thác quá mức cá, sản phẩm biển, quản lý chất thải trên đất liền không tốt, ô nhiễm rừng đầu nguồn. Ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khó phân hủy rác thải rắn độc hại gồm các chất có khả năng tồn lưu và phát tán trong không khí, đất và nước (thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất độc màu da cam, chất thải bệnh viện, chất phóng xạ, muối, kim loại nặng) thải ra MT ngày càng nhiều (Anh 11 triệu tấn/ năm, Pháp 3 triệu tấn/ năm, Mỹ 72 triệu tấn/ năm) , gây ô nhiễm trực tiếp hay gián tiếp cho MT hoặc gây bệnh. Các vấn đề MT có liên quan chặt chẽ và tác động lẫn nhau vì đều có nguyên nhân chính là do hoạt động thiếu tính toán về kinh tế xã hội của con người Cơ sở thứ 3, Xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trên thế giới là thể chế quyền này trong pháp luật quốc gia. (không ràng buộc các quốc gia về mặt pháp lý, nhưng ràng buộc về mặt chính trị, đạo lý buộc chúng ta phải thực hiện). Đó là Tuyên bố Stockholm và Tuyên bố Rio De Janeiro. Hệ quả pháp lý. Hệ quả thứ 1, Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng MT nhằm bảo đảm cho người dân được sống trong một MT trong lành. Xét ở khía cạnh này thì đây không chỉ là một nguyên tắc mà còn là mục đích của LMT. Ví dụ: ban hành pháp luật về bảo vệ môi trường, những biện pháp làm trong sạch môi trường: dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, kênh Ba Bò, ngăn chặn và xử lý doanh nghiệp vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Hệ quả thứ 2, Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong MT trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 50, Hiến pháp 1992) như: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do cư trú, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền tiếp cận thông tin… Các nước sử dụng rất triệt để quyền này, trong khi người Việt Nam chưa thật sự được bảo vệ, nhất là tiếng ồn và mùi hôi. (Việt Nam: thiếu những giải pháp cụ thể). 3.2. Nguyên tắc phát triển bền vững Thuật ngữ “Phát triển bền vững” được nêu tại Hội nghị của LHQ về MT và Phát triển tại Rio De Janeiro (Brazin) năm 1992 với 179 nước tham gia đã thông qua 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21) về giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Mười năm sau, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Jophannesburg (Nam Phi) năm 2002 về Phát triển bền vững với 166 nước tham gia đã thông qua Tuyên bố Jophannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện phát triển bền vững. Phát triển bền vững được hiểu một cách khái quát là “sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ”. Khái niệm Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT, phát triển bền vững được định nghĩa là: phát triển để đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Thế nào là thế hệ hiện tại, thế hệ tương lai? Khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu hiện tại phải chú ý trữ lượng hiện có để dành cho tương lai. Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duy trì được mục tiêu và cơ sở vật chất của quá trình phát triển. Muốn vậy cần phải có sự tiếp cận mang tính tổng hợp và bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu; kinh tế-xã hội-môi trường. Tuy còn nhiều vấn đề tranh cãi về định nghĩa “phát triển bền vững”, song đã có sự thống nhất cao là đều tập trung chú ý tới phúc lợi lâu dài của con người và đều bao hàm những yêu cầu về sự phối hợp một cách hài hòa ít nhất 3 mặt: (1) tăng trưởng kinh tế, (2) công bằng xã hội, (3) bảo vệ môi trường. Ngoài ba mặt chủ yếu này, nhiều người còn đề cập đến những khía cạnh khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc và đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong khi hoạch định chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể. Cơ sở xác lập Nguyên tắc này được xác lập trên những cơ sở sau: Cơ sở thứ 1, Tầm quan trọng của môi trường và phát triển Cơ sở thứ 2, Mối quan hệ tương tác giữa MT và PT: muốn phát triển phải bảo vệ môi trường và ngược lại. Tránh các xu hướng cực đoan sau đây: Vào 1950s, 1960s, ra đời thuyết “Thuyết Đình chỉ phát triển”, muốn bảo vệ môi trường phải dừng việc phát triển, quá coi trọng về môi trường mà xem nhẹ lợi ích về kinh tế, kết quả là các nước càng nghèo thì môi trường càng bị phá hủy, ô nhiễm trầm trọng. Hành vi phát triển bằng mọi giá, xem nhẹ lợi ích về môi trường, đang diễn ra ở các nước Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan => hủy hoại môi trường. => Bảo vệ môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ mục tiêu phát triển của con người. Yêu cầu của nguyên tắc Yêu cầu thứ 1, Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường (báo cáo Brundland, nguyên tắc 13 của tuyên bố Stockholm, nguyên tắc 4 của tuyên bố Rio De Janeiro). Yêu cầu thứ 2, Họat động trong sức chịu đựng của trái đất, cụ thể ở 2 lĩnh vực khai thác tài nguyên và xả thải phải trong giới hạn, trong khả năng tự làm sạch của môi trường. Tiêu chí đánh giá một quốc gia phát triển bền vững Trình độ phát triển kinh tế Tiêu chí con người (học hành, y tế, dịch vụ công cộng, …) Điều kiện về môi trường (trong sạch, khai thác hợp lý TNTN) Trình độ KHCN Tiêu chí để đánh giá sự kết hợp giữa 2 mục tiêu trên: Tuyên bố Stockolm đưa ra 9 nguyên tắc trong đó có nguyên tắc phải “hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất ” được hiểu dưới hai góc độ: Trong khai thác tài nguyên TN vĩnh viễn – TN vô tận: khai thác triệt để (NL gió, mặt trời, …) TN có thể phục hồi: khai thác trong chừng mực sẽ tự phục hồi, khai thác sử dụng trong giới hạn của sự phục hồi. (TN rừng khai thác 1%/năm). TN không thể phục hồi: là TN hữu hạn, phải khai thác, sử dụng tiết kiệm và tìm ra nguồn vật liệu mới để thay thế vật liệu đó. Việc phân chia này chỉ mang tính tương đối. Yêu cầu thứ 3, Trong lĩnh vực xả thải: phải xả thải trong khả năng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuật môi trường.doc