Thiết kế
Gần giống như lĩnh vực phần mềm, nơi mà khối lượng việc cho khâu thiết
kế được khuyến khích lên tới 40%, chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến
thiết kế chương trình.
Thiết kế mục tiêu
Chúng ta rất dễ bị rơi vào cái bẫy đa mục tiêu, mà dân gian Việt Nam vẫn
gọi vui là “mục tiêu như gai mít”. Tránh bẫy này không khó, nhưng tránh
nó trong suốt 6 tháng trời thì không dễ. Khi nhóm lại các ý tưởng và lời
khuyên hay, dưới sức ép chúng ta rất dễ bị quyến rũ tự thò chân vào “cái
bẫy gai mít” này, thay vì tránh nó.
Việc thiết kế mục tiêu mang trọng tâm sau:
(a) Kích thích cao độ suy nghĩ, hoạt động liên tục, bền bỉ, và dưới sức ép
thời gian;
(b) Giải phóng khỏi các định kiến được xây dựng lâu ngày, và xây dựng
trên chính sự xuất sắc, thành tựu cá nhân; và,
(c) Tạo sự đa dạng, bất ngờ, nhưng vẫn duy trì mức độ chặt chẽ về mặt
học thuật.
Ý tưởng đơn giản là: “Chúng ta không thể xuất sắc tuyệt đối. Tuy vậy,
với nỗ lực rèn luyện kỹ năng, chúng ta có thể làm tốt, thậm chí vượt mức kỳ
vọng, công việc của mình. Chúng ta sẽ hưởng thành tựu đáng được hưởng.”
301 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 10/12/2023 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu Kỹ năng phân tích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lch. Nhiều tổ chức lao động đã phát ngôn chống đối
Welch. Joseph F.Egan, Giám đốc nghiệp đoàn lao động điện tử nói :“GE
đang có một bệnh dịch - dịch Welch-ese. Nó phát sinh do tính tham lam,
kiêu ngạo và sự coi thường, khinh miệt người lao động của công ty đó.”
Nhưng những người kính trọngWelch tin rằng ông đang làmmột công việc
đặc biệt. Họ khẳng định tầmnhìn củaWelch và những thay đổi khắc nghiệt
mà ông thực hiện chính là những điều mà GE thực sự cần. Một phó giám
đốc đã mô tả công ty lúc trước khi có Welch “thông suốt và dễ dự đoán như
hệ thống tiêu hoá,” Welch đã mang đến cho công ty niềm đam mê để thay
đổi vàmột tầm nhìn chiến lược để cạnh tranh trêmmột thị trường toàn cầu
yêu cầu ngày càng cao trong tương lai.
Trong những năm 1980, hầu hết những bàn luận tại GE tập trung vào
phương thức lãnh đạo khắc nghiệt của Welch. Ông dành rất nhiều thời
199
c° EMISCOM R&D, 10/2005
CHƯƠNG 8. XÂY DỰNG NGUỒN ỦNG HỘ
gian và công sức để cố gắng làm cho các giám đốc tại GE có thói quen đối
lập lẫn nhau, từ đó thoải mái hơn khi giải quyết các xung đột. Trong công
ty thường nhắc lại câu chuyện: saumột cuộc “cãi vã ác liệt” trong đóWelch
đã bác hoàn toàn ý kiến của một giám đốc, sau đó Welch đã ôm người đó
vì đã sẵn sàng tham gia tranh luận và đối lập một cách sáng tạo. Welch đề
cao khả năng tập trung cao độ vào công việc, coi đó là chìa khoá để GE có
thể trở thành công ty thứ nhất hoặc thứ hai về thị phần trong mọi lĩnh vực
kinh doanh tham gia.
Lãnh đạo cũng có thể thay đổi. Trong báo cáo thường niên năm 1991 của
GE, Welch tuyên bố “Chúng ta không thể áp dụng phương thức lãnh đạo
mang tính đàn áp hay đe doạ.” Điều này báo hiệu một cách thức lãnh đạo
tiếp cận theo hướng hoà nhã và vì con người hơn. Welch yêu cầu các giám
đốc của mình cần “tự tin hơn khi trao quyền cho nhân viên và xoá bỏ ranh
giới trong giao tiếp với người cấp dưới.” Welch đã dịch chuyển hướng chú
trọng quản lý từ mục tiêu cắt giảm chi phí, hợp lý hoá cấu trúc sang mục
tiêu hướng đếm giá trị con người. Welch khẳng định sự chuyển hướng sẽ
không thể diễn ra trước khi thực hiện hợp lý hoá cấu trúc công ty: “Nếu
công ty có cấu trúc quá cồng kềnh, những giá trị đó sẽ không thể thực sự
giúp công ty phát triển.”
Trung tâmđào tạo củaGEởCrotonville, NewYork, đã xâydựngmột chương
trình đào tạo mang tên “Work-Out” (Tìm ra), chươngt trình này được thiết
kế nhằm loại bỏ những việc không cần thiết, trao quyền cho nhân viên và
đưa những giá trị doanh nghiệp của GE trở thành nòng cốt của cả tổ chức.
Những chương trình này đã thực sự phát huy hiệu quả với tác dụng khuyến
khích người lao động phối hợp và chủ động trong sản xuất.
Rất nhiều lãnh đạo của các công ty khác đều tin vào sự thành công trong
phong cách lãnh đạo của JackWelch. Ông được lựa chọn là “Giám đốc điều
hành giỏi nhất” vào năm 1993.
200
c° EMISCOM R&D, 10/2005
8.5. TÓM TẮT
Nguồn: Stoner, 1995[7]
² Đánh giá về cách thức làm việc của Welch?
² Sự thay đổi của Welch có ý nghĩa gì?
8.5 Tóm tắt
8.5.1 Bản chất của đối nghịch
Hiểu bản chất và nguyên nhân của sự đối nghịch là điểm cốt yếu để có thể
xây dựng nguồn ủng hộ. Phân tích tốt sự đối nghịch cho phép kiểm soát nó
và điều chỉnh thành ủng hộ.
Các yếu tố cần phân tích:
Động cơ
² Niềm tin
² Giá trị tinh thần
² Mục tiêu
Nhận thức của con người về một vấn đề có được dựa trên cảm nhận,
kiến thức và cách suy diễn của cá nhân.
201
c° EMISCOM R&D, 10/2005
CHƯƠNG 8. XÂY DỰNG NGUỒN ỦNG HỘ
Tiềm năng. Xem xét khả năng sự đối nghịch có thể gây ra ảnh hưởng và
mức độ ảnh hưởng.
Điểm phát khởi. Khi đã hiểu được những quyền lực đang và có thể
chống đối lại, bước cuối cùng là cẩn nắm được điểm sẽ phát khởi ra các
quyền lực đó.
8.5.2 Bản chất của ủng hộ
Để tìm kiếm sự ủng hộ, ngoài việc phân tích những điểm đối nghịch, việc
phân tích bản chất của sự ủng hộ cho phép:
² Hiểu cách sử dung sự ủng hộ một cách tốt nhất.
² Nắm bắt xu thế ủng hộ và hiểu cách thức để kích thích, tăng cường
ủng hộ.
Hiểu đặc tính của những nguồn ủng hộ.
² Hiểu điều được hướng tới chung.
² Xem xét khả năng đảo chiều.
² Hiểu tác động mà nguồn ủng hộ đem lại.
8.5.3 Đi theo và ủng hộ
Con người thường đi theo những gì có lợi cho bản thân. Nếu một nhóm
người có cùng chung một hướng đi, với mục tiêu giống nhau, khi đó cả
nhóm cùng làm sẽ có thể tạo ra được những giá trị lớn.
Mục tiêu: Nếumục tiêu cá nhân tương đồng vớimục tiêumà người lãnh
đạo đặt ra, xu thế chung là sẽ đi theo người lãnh đạo, điều này giúp cho
mỗi cá nhân đi theo đạt được mục tiêu nhanh hơn.
Ủng hộ: Người lãnh đạo là người chủ động ủng hộ những người đi theo
mình và giúp họ có được những gì họ muốn.
8.5.4 Phong cách lãnh đạo
Charismatic Leadership: Người lãnh đạo theo phong cách này thu
hút sự ủng hộ của người khác bằng những đặc trưng cá nhân riêng biệt, sức
hấp dẫn con người chứ không phải bằng quyền lực.
202
c° EMISCOM R&D, 10/2005
8.5. TÓM TẮT
Participative Leadership: Lãnh đạo theo phong cách này thường
không tự mình ra quyết định mà tìm thêm nhiều người vào việc đó.
Situational Leadership: Khi cần đưa ra một quyết định, một vị lãnh
đạo thường cố gắng đánh giá tốt nhất các nhân tố ảnh hưởng để ra quyết
định.
Hành động tốt nhất của người lãnh đạo có được dựa trên đánh giá các nhân
tố:
Transactional Leadership: Người lãnh đạo theo phong cách này là
xác định cho công sự của mình những việc họ cần làm để đạt được mục
tiêu, làm rõ những yêu cầu đặt ra và giúp họ tự tin rằng họ có thể đạt được
mục tiêu. Làm tốt có thưởng xứng đáng, phạt đôi khi không được nhắc đến
nhiều nhưng là điều mọi người đều hiểu rõ.
Tranformational Leadership: Người lãnh đạo theo phong cách này
là người trên cơ sở khả năng nhìn xa và năng lực của mình có thể khuyến
khích tinh thần những người đi theo mình và gây ảnh hưởng lớn đến toàn
bộ tổ chức.
TheQuiet Leader: Người lãnh đạo theo phong cách này khác với người
theo charismatic hay transformational leadership. Họ không dựa vào nhận
thức cá nhân, sứcmạnh củamột số đặc trưng cá nhânmà dựa trên suy nghĩ
và hành động. Đây là người tập trung trên hết vào công việc, tuy nhiên
không ép buộc hay những hành động thái quá không cần thiết mà họ sử
dụng lập luận hợp lý thể thuyết phục con người.
8.5.5 Đánh giá sự ủng hộ
Sự ủng hộ có thể được đánh giá qua:
Hình thức: Sự ủng hộ chỉ là bề mặt ngoài hay là bằng hành động cụ thể.
Mức độ: Mức độ ủng hộ như thế nào?
² Quyết liệt
² Tán thành bầy đàn
² Không phản đối, nhưng cũng không thể hiện tinh thần đóng góp
² Có điều kiện
203
c° EMISCOM R&D, 10/2005
CHƯƠNG 8. XÂY DỰNG NGUỒN ỦNG HỘ
8.5.6 Dấu hiệu sai
Khi đánh giá mức độ ủng hộ, ngoài việc đi tìm kiếm sự ủng hộ cũng cần
luôn đề phòng những dấu hiệu có thể gây lầm tưởng là sự ủng hộ:
² Cảm giác mọi thứ trông có vẻ ổn nhưng cần kiểm tra có thực sự ổn
không.
² Sự khác biệt giữa lời nói và hành động.
² Khi một người thu lại quyết định không thống nhất mà không có lý
do cụ thể.
² Đánh giá kĩ các tín hiệu để chắc chắn đó là sự ủng hộ.
8.5.7 Niềm tin là gì
Tin tưởng bao gồm cả cảm nhận và lô-gic.
² Đứng trên khía cạnh cảm nhận, tin tưởng là việc bản thể hiện ra
những điểm “dễ tổn thương” của mình với người khác và tin rằng họ
sẽ không lợi dụng điều đó để thực hiện một mục tiêu tiêu cực. Cảm
giác đi cùng với tin tưởng có thể là tinh thần đoàn kết, tình bạn, tình
yêu, sự đồng thuận, cảm giác thoải mái, yên tâm,. . .
² Đứng trên khía cạnh lô-gic, tin tưởng là việc bạn đã ấn định mức xác
suất có lợi và có hại, tính toán các mức có lợi kỳ vọng trên cơ sở các
dữ liệu có thực và đưa ra kết luận liệu người nào đó có hành động
theo cách thức mà có thể dự đoán được.
² Trên thực tế, tin tưởng cần đến cả hai khía cạnh trên: “Tôi tin anh
bởi vì tôi đã từng nhận thấy mức độ đáng tin của anh và vì tôi tin vào
bản tính con người.”
Định nghĩa niềm tin
Định nghĩa theo khả năng có thể dự đoán: Con người luôn cố gắng
dự đoán về những gì có thể xảy ra trong tương lai. Mỗi người có một mô
hình nhận thức riêng về thế giới xung quanh, đây là cơ sở để ta xác định
những nguy cơ đe doạ và lập kế hoạch bản thân.
204
c° EMISCOM R&D, 10/2005
8.5. TÓM TẮT
Định nghĩa 1: Tin tưởng nghĩa là có thể dự đoán được người khác sẽ làm
gì, tình huống nào có thể xảy ra. Nếu ta có thể xây dựng xung quanh mình
những người có thể tin tưởng được, ta có thể tạo ra một điều kiện hiện tại tốt
và thậm chí một tương lai tốt hơn.
Định nghĩa theo sự trao đổi giá trị: Trao đổi là cơ sở cho hầu hết
những hoạt động giữa bản thân với chủ thể khác, là cơ sở cho mọi quan hệ
kinh doanh cũng như quan hệ đơn giản hàng ngày.
Định nghĩa 2: Tin tưởng là là việc thực hiện trao đổi với người khác khi bạn
không có đủ hiểu biết về bản thân, mục tiêu của người đó cũng như về điều
người đó có thể mang lại cho mình.
Trì hoãn quan hệ tương hỗ: Trao đổi không thuần tuý là đổi bò lấy
cừu. Một công ty, một xã hội thực sự tồn tại khi có sự cho đi ở hiện tại
nhưng nhận lại vào một thời điểm trong tương lai.
Định nghĩa 3: Tin tưởng nghĩa là đem cho người khác với kỳ vọng sẽ được
trả lại theo một cách nào đó vào một thời điểm không định trước.
Bộc lộ điểm “dễ tổn thương”: Khi tin người khác, ta không chỉ cho đi
cái gì với kỳ vọng nhận lại trong tương lai, mà còn bộc lộ những điểm “dễ
bị tổn thương” của bản thân mà người khác có thể lợi dụng để chống lại.
Định nghĩa 4: Tin tưởng nghĩa là tạo điều kiện cho người khác có thể lợi
dụng điểm “dễ bị tổn thương” của mình, nhưng kỳ vọng người đó sẽ không
làm như vậy.
Con người tin như thế nào
Cơ sở tạo nên niềm tin bao gồm: sự tương đồng, mức quan tâm lo lắng và
mức độ thẳng thắn, trung thực.
205
c° EMISCOM R&D, 10/2005
CHƯƠNG 8. XÂY DỰNG NGUỒN ỦNG HỘ
Sự tương đồng: giả định nếu người nào đó giống mình thì họ cũng sẽ
suy nghĩ và hành động giống như mình.
² Yếu tố bên trong: Niềm tin-Beliefs; Giá trị-Values; Mô hình tinh
thần-Mental Models; Mục tiêu-Goals
² Yếu tố bên ngoài: Diện mạo bên ngoài, cung cách ứng xử, kinh
nghiệm, sở thích
² Yếu tố môi trường: văn hoá, nhóm
Mối quan tâm
² Lo lắng, chăm sóc
² Quyền lực.
Tính kiên định
² Quan hệ tương hỗ
² Kiên định
8.5.8 Niềm tin trong nhóm và trong tổ chức
Niềm tin trong nhóm
² Sự tương đồng giữa các cá nhân trong nhóm.
² Sự khác biệt của những người trong nhómvới những người bên ngoài.
Cả hai yếu tố này đều góp phần tạo nên một nhóm nhưng sự khác biệt
thường là yếu tố có ý nghĩa hơn. Chất keo kết dính một nhóm là sự tin
tưởng, xác định qua niềm tin chung, giá trị chung. mục tiêu chung,. . . của
cả nhóm.
Niềm tin trong tổ chức
² Giá trị và văn hoá tổ chức.
² Phụ thuộc lẫn nhau.
² Vai trò và quy trình cụ thể.
² Mục tiêu chung.
² Sự hiện hữu.
² Hệ quả của sự vi phạm
206
c° EMISCOM R&D, 10/2005
8.5. TÓM TẮT
8.5.9 Kĩ thuật tìm kiếm ủng hộ
² Tìm lý lẽ thuyết phục
² Bốn (4) bước củng cố và xây dựng niềm tin
- Bước 1: Tìm hiểu
- Bước 2: Tự thay đổi
- Bước 3: Viết thư. Sau khi đã viết xong thư, bạn có thể
1. gửi đi;
2. lưu lại; hoặc
3. vo và vứt đi.
- Bước 4: Nếu đến bước 3 mà chưa thành công thì bạn quay lại
bước 1.
² Tạo môi trường cho niềm tin tăng trưởng
² Tự phản biện mình
207
c° EMISCOM R&D, 10/2005
Chương 9
XỬ LÝ VỚI XUNG ĐỘT
9.1 Nhận thức về xung đột
Tình huống 9.1.1. Nhóm phát triển sản phẩmmới.
Nhóm của Karen Smith được phân công viết báo cáo nghiên cứu thị
trường cho sản phẩm mới của công ty. Đây là loại sản phẩm mới mà công
ty chưa từng sản xuất, cách thức bán hàng và thị trường cũ đều không thích
hợp, nghiên cứu sẽ bao gồm việc đánh giá khả năng marketing, khuyến
khích mua hàng, phân bổ sản phẩm và tất cả những vấn đề khác có liên
quan. Việc Karen làm trưởng nhómhoàn toàn là do phân công, vị trí này có
thể do bất kỳ ai trong nhóm đảm nhiệm. Đây là nhiệm vụ khá và cả nhóm
đã dành hầu hết thời gian trong vài tháng qua.
Ngay từ khi bắt đầu, trongnhómđã cónhữngdấuhiệu khó làmviệc cùng
nhau. Karen không hề ngạc nhiên về điều này, cá tính của mỗi thành viên
quá khác biệt và ngay từ khi bắt đầu cô đã dự đoán về khả năng xảy ra xung
đột cá nhân khi làm việc. Các thành viên đều có vị trí như nhau trong công
ty, những cuộc họp ban đầu của nhómđề xoay xung quanh vấn đề lãnh đạo.
Karen nhận thấy Ben rất có định kiến về việc phụ nữ không thể làm
kinh doanh và càng không thể lãnh đạo đàn ông. Ben luôn cho rằng Karen
không đủ khả năng lãnh đạo nhóm. James chỉ khá hơn Ben một chút và
hai người này lập thành một nhóm, một khi cả hai đã cùng có một ý kiến
thì sẽ không thể làm cho họ quan tâm đến ý kiến của người khác. Charles
là người có tinh thần lắng nghe quan điểm của người khác hơn, tuy nhiên
anh ta là người có thiên hướng thể hiện ra tất cả những thông tin có được
làm cho cả nhóm mất toàn bộ thời gian cuộc họp để hiểu dữ liệu đó có ý
nghĩa gì và không thể kịp đưa ra một quyết định nào.
208
9.1. NHẬN THỨC VỀ XUNG ĐỘT
Buổi họp gần nhất đã gần như trở thành cuộc cãi vã, các thành viên đã
không thể giữ bình tĩnh. Khi cố gắng khéo léo hết sức để góp ý với Ben về
một chiến lược quảng cáo là khó có hiệu quả, Ben đã bỏ hẳn mục tiêu trao
đổi và nói thẳng với Karen rằng cô, chỉ là nữ giới, mà cố tình lấn át quyền
của anh ta bằng cách thể hiện rằng cô biết nhiều hơn. Thậm chí Ben còn
nói cô không thực là một người theo đạo Cơ đốc vì những người phụ nữ
theo đạo này đều ở nhà nuôi con.
Bây giờ là sáng thứ năm, và ngày mai nhóm sẽ phải trình bày nội dung
báo cáo với giám đốc, cô hiểu vị giám đốc kỳ vọng như thế nào về kết quả
nghiên cứu và hoàn toàn không tự tin mình sẽ đáp ứng được điều đó.
² Báo với giám đốc là cô ốm và không thể đến công ty vào ngày mai?
² Cô nên gọi cho mọi thành viên trong nhóm và hẹn thời gian gặp hay
đợi một người trong nhóm gọi cho cô trước?
² Cô nên xử lý thế nào với Ben?
² Làm sao để sắp xếp tất cảmọi việc để có thể báo cáo tốt vào ngàymai?
Theo bạn:
- Karen đang gặp vấn đề gì?
209
c° EMISCOM R&D, 10/2005
CHƯƠNG 9. XỬ LÝ VỚI XUNG ĐỘT
- Vì sao vấn đề đó phát sinh, nguồn gốc thực sự của vấn đề là gì?
- Vấn đề này có dấu hiệu sớm gì không?
- Karen nên làm gì để giải quyết vấn đề trước mắt và lâu dài?
- Nhóm có thể tự giải quyết hay cầnmột lực lượng khác tác động từ bên
ngoài
- Bạn có phương án nào không? (Các bước cụ thể)
Nguồn: Stoner, 1995[7]
9.1.1 Khái niệm xung đột
Tất cả các hệ thống tổ chức xã hội, từ phạm vị cá nhân cho đến phạm vi
quốc tế, đều thường xuyên phải xử lý với những xung đột.
Xung đột bắt nguồn:
² từ lợi ích không phù hợp của hai hay nhiều bên,
² khi cá nhân hay nhóm không đạt được lợi ích mong muốn và cố gắng
tìm kiếm lợi ích bản thân.
9.1.2 Đặc trưng của xung đột
² Xung đột là không thể tránh khỏi.
² Xung đột có thể xuất hiện trong bất kỳ tình huống nào và với bất kỳ
công việc gì.
² Có thể nhận ra được những dấu hiệu sớm của xung đột.
² Cho dù xung đột là không thể tránh khỏi nhưng hoàn toàn có thể tối
thiểu hóa, chuyển dạng hoặc giải quyết.
210
c° EMISCOM R&D, 10/2005
9.1. NHẬN THỨC VỀ XUNG ĐỘT
9.1.3 Thành phần của xung đột
Mỗi xung đột đều ít nhiều khác nhau, nhưng có ba thành phần cơ bản giống
nhau, dựa trên các thành phần này có thể đánh giá được tình huống và cách
giải quyết.
Các bên tham gia
Tham gia vào xung đột có thể là các cá nhân, nhóm hoặc các thể chế xã hội.
Cùng một lúc có thể có rất nhiều dạng đối tượng khác nhau tham gia vào
xung đột. Câu hỏi đặt ra để xác định là:
² Ai có lợi từ xung đột này?
² Ai chịu ảnh hưởng từ xung đột này?
Thường các bên tham gia được phân làm ba loại:
1. Bên thứ nhất: là bên có lợi ích trực tiếp từ xung đột hay chủ động đạt
đến mục tiêu để tăng cường lợi ích.
2. Bên thứ hai: cómột phần lợi trong kết quả của xung đột nhưng có thể
có hoặc không biết đến sự tồn tại của xung đột, và có thể hoặc không
đóng vai trò chủ động hay tham gia vào quá trình ra quyết định cuối
cùng.
211
c° EMISCOM R&D, 10/2005
CHƯƠNG 9. XỬ LÝ VỚI XUNG ĐỘT
3. Bên thứ ba hay bên trung gian: tham gia với vai trò thúc đẩy quá
trình giải quyết tranh chấp và giúp tăng cường mối quan hệ giữa các
bên. Họ đóng vai trò hoàn toàn công bằng và không nhận phần lợi
ích nào từ xung đột; bên thứ ba cũng có thể chỉ đứng ngoài đóng vai
trò giám sát.
Vấn đề
Vấn đề là điều các nhóm xung đột xoay quanh. Vấn đề không phải lúc nào
cũng rõ ràng, đôi khi do các phía quá tập trung vào tranh giành nhau mà
không nắm bắt được vấn đề cụ thể nên nguyên nhân sâu xa của xung đột
thường bị ẩn đi.
Thường có 2 dạng vấn đề:
² Xung đột về lợi ích: xuất hiện khi các bên đồng ý về giá trị của một
vị trí, một vai trò hay nguồn lực, nhưng lại không thể quyết định ai sẽ
quản lý hay có nhiều quyền lợi hơn.
² Xung đột về giá trị: xuất hiện khi các bên khác nhau cơ bản trong
cách nhận thức về mục tiêu muốn đạt được.
Mục tiêu
Nếu vấn đề là điều các nhóm xung đột xoay quanh thì mục tiêu là điều các
bên muốn đạt được. Mục tiêu có thể hiểu là “mong muốn có chủ đích về
kết quả có được, điều kiện hay vị thế trong tương lai”. Không nhận thức
được mục tiêu mà bên đối nghịch hướng đến có thể dẫn đến không nhận
thức được chính xác vấn đề của xung đột. Các bên thường đặt mục tiêu của
mình theo hai cách:
² Mục tiêu khẳng định: phản ánh kết quả tương lai cụ thể.
² Mục tiêu phủ định: thể hiện mong muốn né tránh một kết cục không
mong muốn.
212
c° EMISCOM R&D, 10/2005
9.1. NHẬN THỨC VỀ XUNG ĐỘT
9.1.4 Xung đột tốt hay xấu
Bài đọc 9.1.1. Nghịch lý xung đột.
Xung đột nảy sinh không chỉ nảy sinh trong nhóm mà còn nảy sinh
giữa chính các xung đột. Kenwyn Smith và David Berg trong cuốn sách
“Paradoxes of Life” đã đưa ramột cách tiếp cậnmới để tìm hiểu về các xung
đột nảy sinh trong lòng mỗi nhóm. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng xung
đột cần được kiểm soát và giải quyết, nhưng Smith và Berg cho rằng xung
đột là cần thiết cho bất cứ dạng thức nhóm nào. Phân tích vào bản thân
các nghịch lý, hai tác giả đã chỉ ra năm khía cạnh nghịch lý của nhóm: tính
đồng nhất, tính bộc lộ, niềm tin, tính cá thể, quyền lực, tính thoái lui và
tính sáng tạo.
Nghịch lý về tính đồng nhất nghĩa là nhóm cần phải hợp nhất các
thành viên với các kĩ năng và cách nhìn nhận khác nhau bởi vì họ khác
nhau, trong khi những thành viên lại thường cảm thấy hoạt động trong
nhóm lại xoá đi đặc tính cá thể của họ.
Nghịch lý về tính bộc lộ nghĩa là mặc dù các thành viên trong nhóm
cần bộc lộ những suy nghĩ của mình để nhóm có thể đi đến thành công,
nhưng sự sợ hãi khả năng bị bác bỏ làm các thành viên chỉ bộc lộ những
điều họ nghĩ là những người khác sẽ chấp nhận.
Nghịch lý về niềm tin nghĩa là một mặt “để niềm tin được tạo dựng
trong nhóm thìmỗi thành viên phải tin vào nhóm”, nhưng đồng thời “nhóm
213
c° EMISCOM R&D, 10/2005
CHƯƠNG 9. XỬ LÝ VỚI XUNG ĐỘT
phải tin từng thành viên của nó bởi chỉ qua tin tưởng thì niềm tinmới được
tạo dựng”
Nghịch lý về tính cá thể nghĩa là sức mạnh của nhóm là bắt nguồn từ
sức mạnh của từng cá nhân, trong khi mỗi cá nhân khi tham gia toàn diện
vào công việc của nhóm lại có thể cảm thấy đặc tính cá thể của họ bị đe doạ
và lấn át.
Nghịch lý quyền lực nghĩa là nhóm có được sức mạnh/quyền lực từ
sứcmạnh/quyền lực củamỗi cá nhân trong nhóm, nhưng để tham gia được
vào nhóm thì mỗi cá nhân lại phải loại bỏ ra quyền lực của cá nhân mình.
Nghịch lý về sự thoái lui bắt nguồn từ thực tế là mỗi cá nhân tham
gia vào nhóm với hi vọng sẽ “vượt lên” so với họ trước khi tham gia nhóm,
nhưng nhóm lại yêu cầu mỗi cá nhân trong nhóm phải “lùi xuống để cả
nhóm tiến lên”. Trong trường hợp này, nhóm gần như chống lại mong
muốn cá nhân về vươn lên bằng sức ép để họ lùi xuống.
Nghịch lý về tính sáng tạo nghĩa là mặc dù mỗi nhóm cần có thay đổi
để tồn tại, sự thay đổi ở đây có nghĩa là phá bỏ cái cũ và đồng thời tạo ra
cái mới. Như thế, bất kỳ sự chống đối tư tưởng phá bỏ cái cũ nào đều hạn
chế tiềm năng sáng tạo của cả nhóm.
Smith và Berg kết luận rằng nếu một nhóm nào không thể tận dụng
được những xung đột thì nhóm đó không thể phát triển: “Nếu các thành
viên của nhóm hiểu xung đột là cần thiết cho khái niệm nhóm, là một kết
quả tự nhiên của quá trình chuyển động theo cùng một hướng của các
điểm khác biệt”, họ sẽ hiểu tiếp rằng xung đột “chỉ đơn thuần nằm trong
bản chất tự nhiên của vấn đề, giống như tính ẩm của nước hay tính ấm áp
của ánh mặt trời.”
Nguồn: [7]
214
c° EMISCOM R&D, 10/2005
9.1. NHẬN THỨC VỀ XUNG ĐỘT
Xung đột là khái niệm chung dùng để thể hiện sự đối nghịch giữa hai
hay nhiều phía. Xung đột là yếu tố tự nhiên hình thành nên một nhóm.
Nếu có thể xử lý tốt, xung đột góp phần củng cố mỗi nhóm, mỗi tổ chức,
tăng cường khả năng trao đổi, bàn bạc một cách cởi mở và sáng tạo.
Tác dụng xấu của xung đột
² Chuyển hướng vấn đề khỏi mục tiêu cần quan tâm.
² Làm suy yếu tinh thần và khả năng nhận định bản thân.
² Phân cực trong nhóm, suy yếu tính hợp tác.
² Gia tăng và làm sâu sắc hơn sự khác biệt.
² Dẫn đến những hành động thiếu tôn trọng và có hại.
Tác dụng tốt của xung đột
² Mang lại cái nhìn rõ ràng hơn về những vấn đề quan trọng.
² Mang lại giải pháp cho vấn đề.
² Lôi cuốn được nhiều người cùng tham gia vào giải quyết vấn đề có tác
động đến bản thân họ.
² Qua xung đột, thông tin trao đổi được xác thực hơn.
² Giúp giảm nhẹ sức ép, sự lo lắng.
² Xây dựng tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm do thông
qua xung đột họ có thể hiểu về nhau tốt hơn.
² Cùng tham gia để giả quyết chính xung đột do họ tạo ra.
² Giúp các cá nhân tăng cường kiến thức và kĩ năng.
215
c° EMISCOM R&D, 10/2005
CHƯƠNG 9. XỬ LÝ VỚI XUNG ĐỘT
Tình huống 9.1.2. Cuộc cách mạng đơn độc.
John Smithers làm việc cho Sigtek, một công ty làm trong lĩnh vực viễn
thông. Sau những thành công rực rỡ vào giữa những năm 80 với doanh
thu lên đến $60 triệu và hơn 1000 công nhân, ban lãnh đạo công ty gần
như hoàn toàn tin tưởng vào sự thành công của công ty trong thời gian tiếp
theo. Tuy nhiên thời gian này kéo dài không lâu, chỉ sau khoảng 2 năm,
do biến đổi trong điều kiện kinh tế và cạnh tranh khốc liệt, doanh thu của
Sigtek giảmmộtphầnba, công typhải cắt giảmmộtphầnnămsố côngnhân.
Năm 1987, Telwork mua lại Sigtek. Cuối năm đó, Telwork quyết định
thực hiện một chương trình cải tiến chất lượng tổng hợp tại Sigtek.
Cơ cấu tổ chức của công ty như sau:
Smithers và Cross là những người luôn hướng tới đổi mới, phá bỏ cơ chế
quản lý quan liêu, đa cấp, xây dựng các mô hình sản xuất đơn giản gọn
nhẹ. Smithers là người luôn có khả năng phán đoán và xác định các vấn đề
phát sinh, đưa ra các giải pháp hiệu quả, cùng với lòng nhiệt huyết trong
công việc, ông là hình ảnh người lãnh đạo mẫu mực với nhân viên. Trong
mảng kĩ thuật do Cross và Smithers quản lý, các quy trình, thủ tục làm việc
luôn rõ ràng. Đội ngũ nhân viên kĩ thuật cũng ảnh hưởng bởi cách làm việc
nghiêm túc, hiệu quả, năng suất lao độngmảng kĩ thuật cao hơn hẳn so với
mức bình quân toàn công ty.
Tuy nhiên tại Sigtek tồn tại sự phân chia rất lớn giữa mảng kĩ thuật và
mảng kinh doanh. Đặc điểm nổi bật và cũng đặc trưng của công ty là sự
216
c° EMISCOM R&D, 10/2005
9.1. NHẬN THỨC VỀ XUNG ĐỘT
phân cực rõ ràng giữa hai mảng này, tạo thành hai phe gần như đối địch.
Tình trạng này trước hết thể hiện qua khoảng cách vật lý khá xa giữa hai
khu làm việc của hai mảng, đây cũng là ấn tượng tạo nên hố sâu ngăn cách.
Bên cạnh đó, Cross và Patricof, người đứng đầu của hai mảng này cùng
hoàn toàn không hợp nhau. Patricof là người chỉ quan tâm đến kiểu cách
và không cần quan tâm đến kết quả cụ thể, sẵn sàng thưởng cho những
người làm theo mình, những người đó thường làm một cách không suy
nghĩ. Không chỉ có thế, giữa Smithers và Murphy gần như không thể có
một điểm chung. Murphy là mẫu quản lý sẵn sàng lao lên đối địch, như
một “đấu sĩ”, và giữa hai người vốn đã có xung đột từ trước không hề tồn
tại sự tôn trọng lẫn nhau.
Khi Telwork quyết định thực hiện một chương trình “Cải thiện Chất lượng
Tổng hợp” cho tất cả các công ty thành viên, bao gồm Sigtek. Tổng giám
đốc của Sigtek, Charles Bradley -người thường xuyên vắngmặt, đặc biệt khi
cần có vai trò của ông ta, quyết định chọn Patricof là người đứng đầu thực
hiện chương trình. Yêu cầu đặt ra là cần có một nhóm thực hiện chương
trình, thành viên nhóm sẽ là hai đại diện của Sigtek cùng một số chuyên
gia từ Telwork cử xuống. Patricof ngay lập tức chọnMurphy làm người thứ
nhất. Để duy trì vị thế củamình, Cross đặt niềm tin vào Smithers và đề nghị
ông làmngười thứ hai với hi vọng ông sẽmang lại dòngmáumới cho Sigtek.
Smithers đồng ý, nhưng trong sự chấp thuận đó chứa đựng sự băn khoăn
của ông. Smithers nhớ lại: “Khi tôi bắt đầu tiến hành, tôi đã nói với Cross
rằng tôi sẽ làm nếu như tôi không phải nói dối. Nếu tôi nói dối tôi sẽ ngừng
ngay lập tức.”
Thay đổi là quá trình khó khăn và lâu dài, trong khi những người lãnh
đạo đều không có tinh thần thay đổi, quá nóng vội thì không thể yêu cầu
từ nhân viên điều đó. Người lao động khi nghe về chương trình thì tưởng
tượng đến nhữngmôi trường làm việc tuyệt vời, trong đómọi vấn đề nhanh
217
c° EMISCOM R&D, 10/2005
CHƯƠNG 9. XỬ LÝ VỚI XUNG ĐỘT
chóng được giải quyết, cá nhân được tư do đề đạt ý kiến để cải thiện vấn đề
vì lợi ích chung,. . .
Người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_ky_nang_phan_tich.pdf