Nợ phải thu là số tiền còn phải thu của khách hàng hoặc các đối tượng
khác. Nợ phải thu bao gồm các khoản phải thu của khách hàng, ứng trước cho người
bán, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác. Nợ phải thu được trình bày theo giá trị
ghi sổ trừ đi các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Dự phòng nợ phải thu khó đòi
được lập cho các khoản phải thu quá hạn hoặc các khoản còn trong hạn nhưng khách
nợ không còn khả năng thanh toán. Có nhiều sai phạm thường gặp khi kiểm toán khoản
mục nợ phải thu. Mục tiêu kiểm toán nợ phải thu gồm mục tiêu có thật, đầy đủ, đánh
giá, trình bày và công bố. Để phát hiện ra các sai phạm trong các khoản mục nợ phải
thu kiểm toán viên phải tím hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện các thử
nghiệm kiểm soát và thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục nợ phải thu
39 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu Kiểm toán tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ hạch toán vào sổ sách kế toán khi hàng
nhập kho vào ngày 2/1/2011. Đến thời điểm 31/12/2010 đơn vị chưa trả tiền
cho người bán.
4. Bù trừ nhầm nợ phải trả của nhà cung cấp Y vào nợ phải thu của công ty Z làn
cho nợ phải thu của công ty Z từ 110.000.000VNĐ xuống còn 50.000.000 đồng.
5. Qua xác nhận KTV đã phát hiện một khoản phải thu của khách hàng không thể
thu được là 150.000.000 VNĐ nhưng đơn vị chưa lập dự phòng.
6. Đơn vị khóa sổ các nghiệp vụ bán hàng vào ngày 17/12/2010, các nghiệp vụ
bán hàng từ ngày 18/12/2010 được ghi chép vào năm 2011. Tổng doanh thu từ
18/12/2010 đến 31/12/2010 là 1.100.000.000 VNĐ, giá vốn hàng bán của số
hàng này là 700.000.000 VNĐ; thuế suất GTGT 10%.
7. Đơn vị mua một lô hàng trị giá 550.000.000đồng, hàng đã nhận ngày
30/12/2010. Đến ngày 31/12/2010, hóa đơn chưa về và đơn vị chưa thanh toán
tiền cho nhà cung cấp. Đơn vị không ghi chép nghiệp vụ này vào năm 2010 mà
chỉ hạch toán vào sổ sách kế toán khi có hóa đơn vào ngày 10/1/2011.
8. Ghi tăng giá vốn hàng bán 170.000.000 VNĐ do áp dụng sai phương pháp tính
giá hàng tồn kho.
Yêu cầu:
1. Nêu ảnh hưởng của các sai sót ( nếu có) đến BCĐKT và báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh? Lập các bút toán điều chỉnh tương ứng. Biết rằng thuế suất
thuế GTGT của đơn vị là 10%, thuế suất thuế TNDN là 25%.
2. Nêu các thủ tục kiểm toán thích hợp để phát hiện cái sai sót trên?
87
3. Nêu ảnh hưởng đến các cơ sở dẫn liệu.
Bài tập 2:
Trong quá trình kiểm toán BCTC cho năm tài chính N của công ty ABC, các kiểm toán
viên đã phát hiện những sai sót sau:
1. Công ty mua một số TSCĐ dùng cho bộ máy quản lý giá 350 triệu đồng (chưa
bao gồm thuế GTGT 10%) vào cuối tháng 7/N nhưng không ghi tăng TSCĐ mà
hạch toán trực tiếp vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm tài chính. Biết
tỷ lệ khấu hao của loại tài sản này là 11%/năm.
2. Kế toán bỏ sót nghiệp vụ nhận hàng ngày 29/12/N trị giá 370.000.000 VNĐ.
Đến ngày 31/12/N hóa đơn chưa về và tiền hàng chưa thanh toán.
3. Đơn vị mua một lô hàng giá 550tr VNĐ, hàng đã giao vào ngày 30/12/N tại kho
người bán. Đến ngày 31/12/N hóa đơn đã về nhưng hàng chưa về kho , đơn vị
chưa trả tiền cho người bán và không ghi chép nghiệp vụ này vào năm N mà chỉ
phản ánh vào sổ sách kế toán khi hàng thực tế nhập kho 4/1/N.
4. Qua xác nhận đã phát hiện một khoản phải thu của khách hàng không thể thu
được là 76.000.000VNĐ ( khách nợ đã chấm dứt hoạt động và không có khả
năng trả nợ). Đơn vị chưa lập dự phòng cho khoản phải thu này.
5. Ghi hóa đơn bán hàng phát sinh ngày 3/1/N+1 vào kết quả kinh doanh năm N
theo giá bán 430.000.000 VNĐ giá vốn hàng bán 226.000.000VNĐ.
6. Đơn vị không phản ánh chi phí lãi vay trong năm N trị giá 600.000.000 VNĐ,
các chi phí được ghi chép vào tháng 1/N+1 khi công ty thanh toán số tiền này.
7. Kế toán cấn trừ nhầm nợ phải trả cho công ty EX vào nợ phải thu của công ty
CA làm cho nợ phải thu của công ty CA từ 170.000.000VNĐ chỉ còn
70.000.000VNĐ.
Yêu cầu:
1. Hãy nêu ảnh hưởng nếu có của mỗi sai sót trên tới báo cáo tài chính và sự ảnh
hưởng đối với người sử dung thông tin tài chính qua các tỷ suất? biết rằng thuế
suất thuế GTGT là 10% và thuế TNDN là 25%.
2. Nêu các bút toán điều chỉnh
3. Nêu các thủ tục kiểm toán để phát hiện nhưng sai sót trên
Bài tập 3:
Một kiểm toán viên phụ trách kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền của công ty X
năm tài chính kế toán kết thúc ngày 31/12/2010 đã phát hiện những sai sót sau:
1. Cấn trừ (bù trừ) nhầm nợ phải trả của nhà cung cấp Y vào nợ phải thu cho công
ty Z làm cho nợ phải thu của công ty Z từ 350.000.000 VNĐ xuống còn
180.000.000 VNĐ
88
2. Qua xác nhận KTV đã phát hiện một tài khoản phải thu của khách hàng không
thể thu được là 180.000.000 VNĐ nhưng đơn vị chưa lập dự phòng.
3. Đơn vị khóa sổ kế toán các nghiệp vụ bán hàng vào ngày 15/12/2010 các nghiệp
vụ bán hàng từ ngày 16/12/2010 được ghi chép vào năm 2011. Các khoản tiền
khách hàng đã trả cho các nghiệp vụ này được ghi chép như khoản khách hàng
ứng trước trong năm 2010. Tổng doanh thu từ 16/12/2010 đến 31/12/2010 là
900.000.000 VNĐ, giá vốn hàng bán của số hàng này là 700.000.000 VNĐ,
thuế suất thuế GTGT 10% khách hàng đã thanh toán 400.000.000VNĐ bằng
TGNH
Yêu cầu:
a. Nêu ảnh hưởng của các sai sót trên BCĐKT và BCKQKD của doanh nghiệp,
thuế suất thuế TNDN 25%
b. Nêu các thủ tục kiểm toán thích hợp để phát hiện các sai sót trên.
Bài tập 4:
Trong quá trình kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 của
công ty thương mại H.Y. Kiểm toán viên đã phát hiện các sai phạm sau đây:
1. Công ty mua thiết bị bán hàng với tổng giá thanh toán là 660tr đồng ( bao gồm
cả thuế GTGT là 10%) vào cuối tháng 2 năm 2010.Tiền mua là do vay dài hạn
500tr đồng, số còn lại trả bằng TGNH thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thời
gian sử dụng ước tính của tài sản này là 10 năm. Công ty áp dụng chế độ khấu
hao bình quân theo thời gian. Công ty bỏ quên không ghi nghiệp vụ này.
2. Công ty mua một TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi công cộng theo tổng giá
thanh toán là 770tr đồng, trong đó thuế GTGT là 10%. Chi phí chạy thử bằng
tiền mặt là 4.4tr đồng( bao gồm thuế GTGT 10%). Toàn bộ số tiền mua TSCĐ
đã thanh toán bằng chuyển khoản. Được biết nguồn vốn công ty sử dụng để bù
đắp từ quỹ phúc lợi. Kế toán công ty đã định khoản như sau:
a. Nợ TK 211 700tr đ
Nợ TK 133 70trđ
Có TK 112 770trđ
b. Nợ TK 211 4trđ
Nợ TK 133 0.4trđ
Có TK 111 4.4trđ
3. Trong tháng 12/2010 công ty có mua chịu của công ty P&G một lô hàng trị giá
là 350trđ chưa tính thuế GTGT 10%. Cuối năm 2010 hàng đã về nhập kho
nhưng hóa đơn chưa về. Kế toán không ghi chép gì về nghiệp vụ này trong sổ
sách của năm 2010. Đến ngày 09/01/2011 khi hóa đơn về kế toán công ty mới
hạch toán nghiệp vụ này vào sổ sách của năm 2011.
89
4. Trong năm công ty mua bằng TGNH 3.500 tấn hàng của công ty Khải Hoàn với
giá 6.600đồng/tấn( đã bao gồm thuế GTGT 10%). Khi kiểm định chất lượng sản
phẩm, đơn vị phát hiện 500 tấn hàng bị kém phẩm chất và công ty trả lại cho
người bán và được người bán trả lại bằng tiền mặt. Đơn vị đã hạch toán số hàng
mua bị trả lại trên để giảm chi phí bán hàng trong năm 2010.
5. Đơn vị xuất một số hàng hóa đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh Y dưới hình thức
thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát với giá vốn 300trđ, giá trị vốn góp
được đánh giá là 350trđ, tỷ lệ vốn góp 50%. Kế toán đã hạch toán:
Nợ TK 222 350trđ
Có TK 156 350trđ
Yêu cầu:
a. Hãy nêu ảnh hưởng (nếu có) của mỗi sai sót trên đến các khoản mục trên
BCKQKD và BCĐKT? Nêu sự ảnh hưởng đối với người đọc thông tin tài chính
qua các tỷ suất tài chính. Cho biết thuế suất thuế TNDN là 25%. Công ty áp
dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
b. Nêu các bút toán điều chỉnh
c. Chỉ ra mỗi sai sót trên ảnh hưởng tới cơ sở dẫn liệu nào?
d. Nêu các thủ tục kiểm toán thích hợp để phát hiện các sai sót trên?
Bài tập 5:
Trong quá trình kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 của
công ty thương mại CAA. Kiểm toán viên đã phát hiện các sai phạm sau đây:
1. Trong tháng 12/2010 công ty có mua chịu của công ty H&P một lô hàng trị giá
60trđ chưa tính thuế GTGT ( thuế suất thuế GTGT 10%). Cuối năm 2010 hàng
đã về nhập kho nhưng hóa đơn chưa về. Kế toán không ghi chép gì về nghiệp vụ
này trong sổ sách năm 2010. Đến ngày 5/1/2011 khi hóa đơn về, kế toán mới
hạch toán nghiệp vụ này vào sổ sách của năm 2011.
2. Đơn vị xuất một số hàng hóa đi góp vốn vào cơ sở liên doanh T dưới hình thức
thành lập cơ sở liên doanh đồng kiểm soát với giá vốn 150trđ, giá trị góp vốn
được đánh giá là 160trđ, tỷ lệ góp vốn 50% kế toán đã hạch toán:
Nợ TK 222 160 trđ
Có TK 156 160 trđ
3. Công ty mua một thiết bị bán hàng với tổng giá thanh toán là 400trđ ( chưa bao
gồm thuế GTGT 10%) vào tháng 2 năm 2010. Tiền mua do vay dài hạn 350trđ,
số còn lại trả bằng TGNH thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thời gian sử dụng
ước tính của tài sản này là 10 năm. Công ty áp dụng chế độ khấu hao bình quân
theo thời gian. Công ty bỏ quên không ghi sổ nghiệp vụ này.
90
4. Trong năm, công ty mua bằng TGNH 6.500 tấn hàng của công ty Thương Mại
Hồng Phúc với giá 11.550 đồng/ tấn( đã bao gồm thuế GTGT 10%). Khi kiểm
định chất lượng sản phẩm, đơn vị phát hiện 700 tấn hàng bị kém phẩm chất và
công ty trả lại cho người bán và được người bán trả lại bằng tiền mặt. Đơn vị đã
hạch toán số hàng bán bị trả lại trên để giảm chi phí bán hàng trong năm 2010.
5. Công ty mua một TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi công cộng theo tổng giá
thanh toán là 770trđ, trong đó thuế GTGT 10%. Chi phí chạy thử bằng TGNH là
6,6 trđ ( có thuế GTGT 10%). Toàn bộ số tiền mua TSCĐ đã thanh toán bằng
chuyển khoản. Được biết nguồn vốn công ty sử dụng để bù đắp từ quỹ phúc lợi.
Kế toán công ty đã định khoản như sau:
b. Nợ TK 211 5trđ
Nợ TK 133 0,5 trđ
Có TK 112 5,5trđ
c. Nợ TK 211 700trđ
Nợ TK 133 70trđ
Có TK 112 770trđ
Yêu cầu:
a. Hãy nêu ảnh hưởng nếu có của mỗi sai sót trên đến các khoản mục trên
BCKQKD và BCĐKT? Nêu sự ảnh hưởng đối với người đọc thông tin
tài chính qua các tỷ suất tài chính. Cho biết thuế suất thuế TNDN là 25%.
Công ty áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
b. Nêu các bước điều chỉnh trên BCTC
c. Chỉ ra mỗi sai sót ảnh hưởng tới cơ sở dẫn liệu nào?
d. Nêu các thủ tục kiểm toán thích hợp để phát hiện các sai sót trên?
Bài tập 06:
KTV đang kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 của công ty
Phát Tài. Dưới đây là BCĐKT tại ngày 31/12/2010 ( chưa được kiểm toán của công ty)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31/12/2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Tài sản Số cuối năm
1.Tiền 420
2. Phải thu khách hàng 1.220
3. Hàng tồn kho 2.830
91
4. TSCĐ hữu hình 5.600
5.Hao mòn lũy kế (2.300)
Tổng cộng tài sản 7.770
Nguồn vốn
1. Phải trả người bán 2.470
2. Nguồn vốn kinh doanh 3.000
3. Lãi chưa phân phối 2.300
Tổng cộng nguồn vốn 7.770
Trong quá trình kiểm toán, KTV phát hiện những vấn đề sau:
1. Kế toán công ty đã ghi chép chi phí trang bị dụng cụ văn phòng và lương nhân
viên bán hàng tại cửa hàng số 1 vào chi phí XDCB của cửa hàng này, số tiền
là:200.000.000đ. Công trình xây dựng cơ bản này đã hoàn thành và đưa vào sử
dụng từ đầu tháng 6/2010. Tỷ lệ khấu hao của cửa hàng này là 10% / năm.
2. Một số TSCĐ dùng trong quản lý của công ty Sông Hương đã khấu hao hết
nhưng vẫn tiếp tục được tính khấu hao trong năm 2010, số tiền khấu hao của số
tài sản này là 40.000.000VNĐ
3. Công ty đã tính khấu hao hết một TSCĐ phục vụ cho bộ phận bán hàng có
nguyên giá 400.000.000VNĐ trong tháng 5/2010 nhưng kế toán công ty vẫn
tiến hành trích khấu hao TSCĐ đó đến tháng 9. Đến tháng 9 năm 2010 đơn vị
thanh lý TSCĐ đó nhưng chưa ghi giảm nguyên giá TSCĐ đó. Biết tỷ lệ khấu
hao của tài sản này là 12%/ năm
4. Kết quả kiểm kê và kiểm tra việc tính giá hàng tồn kho cho thấy hàng tồn kho
được phản ánh trên sổ sách đơn vị ngày 31/12/2010 là có thật và được định giá
đúng. Tuy nhiên anh (chị) phát hiện một số hàng hóa của công ty Phát Tài áp
dụng phương pháp tính giá không phù hợp với chế độ hiện hành, làm cho giá trị
hàng tồn kho giảm đi so với kết quả tính theo phương pháp đúng là
350.000.000đ, làm giá vốn hàng bán tăng lên tương ứng 350.000.000đ
5. Việc kiểm tra các hồ sơ mua hàng dở dang cho thấy có một lô hàng của công ty
H&P theo hóa đơn số 876 ngày 30/12/2010 nhưng chưa về kho. Số tiền phải trả
cho lô hàng trên là 330.000.000đ ( đã có thuế GTGT 10%). Công ty Phát Tài
ghi chép nghiệp vụ này vào tháng 1/2011 khi hàng đã về kho.
Yêu cầu:
1. Khi phát hiện các sai sót có thể có của đơn vị, KTV sẽ làm gì?
2. Giả sử việc điều chỉnh các sai sót trên là cần thiết và thích hợp hãy lập bảng cân
đối kế toán tại ngày 31/12/2010 sau khi đã điều chỉnh.Trình bày các bước đã
điều chỉnh của mình.
92
3. Theo anh (chị) thủ tục kiểm toán nào thích hợp để phát hiện các sai sót số 1 và
2. Trình bày chi tiết các thủ tục này?
Biết: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Bài tập 07:
Kiểm toán viên đang kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày
31/12/2009 của công ty Sông Gianh. Dưới đây là BCĐKT tại ngày 31/12/2009 (chưa
được kiểm toán của công ty).
Bảng cân đối kế toán
Tại ngày 31/12/2009
Đơn vị: triệu VNĐ
Tài sản Số cuối năm
1. Tiền 420
2. Phải thu khách hàng 1.220
3.Hàng tồn kho 2.830
4.TSCĐ hữu hình 5.600
5. Hao mòn lũy kế (2.300)
Tổng cộng tài sản 7.770
Nguồn vốn
1. Phải trả người bán 2.470
2. Thuế và các khoản phải nộp nhà
nước
-
3. Nguồn vốn kinh doanh 3.000
4. Lãi chưa phân phối 2.300
Tổng cộng nguồn vốn 7.770
Trong quá trình kiểm toán, KTV phát hiện những vấn đề sau:
1. Kế toán công ty đã ghi chép chi phí trang bị dụng cụ văn phòng và lương nhân
viên bán hàng tại cửa hàng số 3 vào chi phí XDCB của cửa hàng này, số tiền là:
150.000.000VNĐ. Công trình xây dựng cơ bản này đã hoàn thành và đưa vào sử
dụng từ đầu tháng 8/2009. Tỷ lệ khấu hao của cửa hàng này là 12%/năm.
2. Một số TSCĐ dùng trong quản lý của công ty Sông Gianh đã khấu hao hết
nhưng vẫn tiếp tục tính khấu hao trong năm 2009, số tiền khấu hao của số tài
sản này là 40.000.000VNĐ.
3. Kết quả kiểm kê và kiểm tra việc tính giá hàng tồn kho cho thấy hàng tồn kho
được phản ánh trên sổ sách đơn vị ngày 31/12/2009 là có thật và được đánh giá
đúng. Tuy nhiên, anh(chị) phát hiện một số hàng hóa của công ty Sông Gianh
áp dụng phương pháp tính giá không phù hợp với chế độ hiện hành, làm cho giá
93
trị hàng tồn kho giảm đi so với kết quả tính theo phương pháp đúng là
400.000.000VNĐ, làm giá vốn hàng bán tăng lên tương ứng 400.000.000VNĐ.
4. Việc kiểm tra các hồ sơ mua hàng dở dang cho thấy có một số lô hàng đã nhận
của công ty H&P theo hóa đơn số 90 ngày 30/12/2009 nhưng hàng chưa về kho.
Số tiền phải trả cho lô hàng trên là 550.000.000 VNĐ (đã bao gồm thuế GTGT
10%). Công ty Sông Gianh ghi chép nghiệp vụ này vào tháng 1/2010 khi hàng
đã về kho.
Yêu cầu:
1. Khi phát hiện các sai sót có thể có của đơn vị, Kiểm toán viên sẽ làm gi?
2. Giả sử việc điều chỉnh các sai sót có thể xảy ra là cần thiết và thích hợp, hãy lập
BCĐKT tại ngày 31/12/2009 sau khi điều chỉnh.
3. Theo anh (chị) thủ tục kiểm toán nào thích hợp để phát hiện các sai sót số 01 và
04. Trình bày các chi tiết về thủ tục này?
Cho biết: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alvin A.Arens and James K.Loebbecke (2000), Kiểm toán, NXB Thống kê,
Hà nội
2. Bộ tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt nam ban hành kèm
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006, NXB Lao động Xã
hội, Hà nội
3. Bộ tài chính (2004), Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán Việt nam,
NXB Tài chính, Hà nội
4. GS.TS Vương Đình Huệ và Vũ Huy Cẩm (2004), Giáo trình kiểm toán,
NXB Tài chính, Hà nội
5. Phan Long (2007), “Giới thiệu về kiểm soát nội bộ và một số ví dụ minh hoạ
về thủ tục kiểm soát”, www.kiemtoan.com.vn
6. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), Lý
thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà nội
7. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS. Ngô Trí Tuệ (2006), Giáo trình Kiểm
toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội
8. Tập thể tác giả bộ môn Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh (2004), Kiểm toán, NXB Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh
9. The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission
(1985 – 2006), “Internal Control – Intergrated Framework”, www.coso.org
10. The University of Lethbridge (2007), “Internal Audit”, www.uleth.ca
11. Victor Z.Brink and Herbert Witt (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại, NXB
Tài chính, Hà nội
12. John Dunn (2000), Kiểm toán Lý thuyết và Thực hành, NXB Thống kê, Hà
nội
95
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH ................. 3
1.1 Đối tượng kiểm toán tài chính ......................................................................... 3
1.2. Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính ............................................................. 4
1.3. Nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính ................................ 5
1.4. Chủ thể kiểm toán báo cáo tài chính .............................................................. 7
1.5. Các thử nghiệm kiểm toán trong kiểm toán tài chính ..................................... 7
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH ...................................... 12
2.1. Lập kế hoạch kiểm toán tài chính ................................................................... 12
2.1.1 Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán .............................................................. 12
2.1.2 Trình tự giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ................................................... 13
2.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán ....................................................................... 23
2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát .................................................................. 23
2.2.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản ...................................................................... 23
2.3 Kết thúc kiểm toán .......................................................................................... 24
2.3.1 Khái niệm .................................................................................................... 24
2.3.2 Vai trò, ý nghĩa của báo cáo kiểm toán ........................................................ 24
2.3.3 Trách nhiệm lập, trình bày và gửi báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 25
2.3.4 Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính ..................... 25
2.3.5 Ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
............................................................................................................................. 27
CHƯƠNG III: KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN ................................................. 35
3.1 Đặc điểm vốn bằng tiền .................................................................................. 35
3.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền ................................................................ 36
3.3 Nội dung kiểm toán vốn bằng tiền .................................................................. 36
3.3.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát ........ 36
3.3.2 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với vốn bằng tiền ................................ 37
3.3.3 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với vốn bằng tiền............................... 37
CHƯƠNG IV: KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU ...................................................... 46
4.1 Đặc điểm nợ phải thu ...................................................................................... 46
4.2 Mục tiêu kiểm toán nợ phải thu ...................................................................... 46
4.3 Nội dung kiểm toán nợ phải thu ...................................................................... 46
4.3.1 Tìm hiểu kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát ...................... 46
4.3.2 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát .................................................................. 48
4.3.3 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với nợ phải thu ........................................ 48
96
CHƯƠNG V: KIỂM TOÁN DOANH THU, THU NHẬP .................................... 56
5.1 Đặc điểm của doanh thu, thu nhập .................................................................. 56
5.2 Mục tiêu kiểm toán doanh thu và thu nhập khác ............................................. 57
5.3 Nội dung kiểm toán doanh thu và thu nhập ..................................................... 58
5.3.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với
doanh thu và thu nhập ........................................................................................... 58
5.3.2 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với doanh thu và thu nhập............. 58
5.3.3 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với doanh thu và thu nhập ....................... 58
CHƯƠNG VI: KIỂM TOÁN CHI PHÍ ................................................................. 62
6.1. Đặc điểm của chi phí ..................................................................................... 62
6.2. Mục tiêu kiểm toán chi phí ............................................................................ 63
6.3. Nội dung kiểm toán chi phí ............................................................................ 64
6.3.1. Tìm hiểu kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát về chi phí64
6.3.2. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát ................................................................. 65
6.3.3. Thực hiện thử nghiệm cơ bản ...................................................................... 65
6.3.3.1. Thực hiện thủ tục phân tích ...................................................................... 65
CHƯƠNG VII: KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ............................................. 67
7.1. Đặc điểm tài sản cố định ................................................................................ 67
7.2. Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định ................................................................. 69
7.3. Nội dung kiểm toán tài sản cố định ................................................................ 70
7.3.1. Tìm hiểu kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ về tài sản cố định. ................. 70
7.3.2. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát ................................................................. 71
7.3.3. Thực hiện thử nghiệm cơ bản ...................................................................... 72
Bài tập tổng hợp ................................................................................................... 82
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkt0027_p2_6158.pdf