Báo cáo này đánh giá những thành quả và bài học kinh nghiệm từ các hoạt động khôi phục
rừng ngập mặn được GIZ hỗ trợ ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang trong giai
đoạn từ năm 2008 đến năm 2014.
Cách tiếp cận chung ở cả ba tỉnh là nhằm thử nghiệm nhiều chiến lược khôi phục rừng ở các
dạng lập địa khó khăn khác nhau để tăng cường chức năng phòng hộ của rừng ngập mặn
ven biển. Tất cả các mô hình trồng rừng thử nghiệm đều là thủ công, đôi khi có cải tạo mặt
bằng hoặc các can thiệp khác nhằm cải thiện cơ hội thành công.
57 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu Khôi phục rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008-2014 - Thực tiễn điển hình và bài học kinh nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm VC004 ở Preychop, Lai Hòa; (B) vị trí của các lô ở khu vực phía nam; (C) vị trí của các
lô ở khu vực phía bắc.
38
Chuẩn bị hiện trường trồng rừng
Các lô hình tròn thô có kích thước từ 7 m2 đến 38 m2 được thiết lập bằng cách chặt 2 - 4 cây
trong tán rừng Đước hiện hữu (Bảng 8).
Bảng 8. Kích thước lô ở điểm VC004, Preychop để trồng rừng năm 2009.
Khu 1
Cỡ trống: chặt 2 cây
Khu 2
Cỡ trống: chặt 3 cây
Khu 3
Cỡ trống: chặt 4 cây
Khu 4
Đối chứng: không chặt cây
Lô Cỡ lô (m
2
) Lô Cỡ lô (m
2
) Lô Cỡ lô (m
2
) Lô Cỡ lô (m
2
)
1c 20 2c 9 3a 30 4c 24
1b 22 2b 7 3b 38 4b 38
1a 13 2a 26 3c 32 4a 18
Khu 5
Cỡ trống: chặt 2 cây
Khu 6
Cỡ trống: chặt 3 cây
Khu 7
Cỡ trống: chặt 4 cây
Lô Cỡ lô (m
2
) Lô Cỡ lô (m
2
) Lô Cỡ lô (m
2
)
5c 20 6c 24 7c 28
5b 39 6b 20 7b 45
5a 16 6a 24 7a 28
Thành quả
Hầu hết cây trồng năm 2009 được báo cáo là đã chết do các khoảng trống thể hiện ở bảng 8
quá nhỏ, không cung cấp đủ ánh sáng. Các lô này được mở rộng diện tích (không thấy số
liệu) và trồng lại vào năm 2012. Dù đã có vài dữ liệu về tỷ lệ sống và sinh trưởng theo loài cây
nhưng không thể phân tích được bằng phương pháp nào cho có ý nghĩa cả, nên các dữ liệu
này sẽ không được trình bày ở đây. Tuy nhiên, các hình ảnh chụp được ở Hình 26B cho thấy
mức phát triển của cây trồng sau khi các lô được mở rộng kích thước và trồng lại.
Hình 26. Một lô ở Preychop: (A) sau khi trồng lần thứ hai vào tháng 4/ 2012; (B) Tháng 9/2015, 3 - 4
năm sau khi trồng lại lần thứ hai.
Ảnh: Paul Bourne (12.04.2012) Ảnh: Barry Clough (01.09.2015)
A B
39
Không giống như ở Cà Lăng A Biển, xói lở bờ biển diễn ra mạnh ở Preychop, hầu hết các lô
rừng trồng đều bị lở sạch vào tháng 12/2014 (Hình 27). Vào tháng 9/2015, chỉ có các lô 1c,
2c, 3c và 4c ở khu vực phía nam là còn nguyên. Tuy nhiên, đã có dấu hiệu cho thấy rằng các
lô rừng trồng đang bị tác động bởi sạt lở, nếu chiều hướng sạt lở này vẫn còn tiếp diễn thì
các lô còn lại cũng sẽ bị cuốn trôi chỉ trong vòng một năm.
Hình 27. Ảnh vệ tinh ngày 08/04/2014, cho thấy các lô rừng trồng ở Preychop đã bị sạt lở mất.
Nhìn chung, hiện tượng sét đánh thường tạo ra các khoảng trống tán rừng giống như các
khoảng trống nhân tạo ở điểm VC004, nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long thì hiện tượng
chặt rừng trái phép cũng có thể là nguyên nhân phổ biến tạo nên các khoảng trống trong
rừng. Dù tần suất xuất hiện khoảng trống do sét đánh ở rừng ngập mặn thuộc đồng bằng
sông Cửu Long chưa được biết đến nhưng có vẻ hiếm thấy. Về cơ bản thì trình diễn cách
khôi phục rừng ngập mặn ở các khoảng trống tán là hợp lý, nhưng tự tạo ra các khoảng trống
ở khu rừng vốn đang nguyên vẹn thì có vẻ chưa sáng suốt lắm, vì như vậy sẽ làm giảm đi
sức chống chịu của rừng trước xói lở bờ biển. Trong trường hợp này, sự xuất hiện của các
khoảng trống nhân tạo có thể có ảnh hưởng đến tình trạng xói lở nhanh dọc theo đoạn bờ
biển này.
A. Khu Nam
B. Khu Bắc
40
VC005 (ấp Preychop, xã Lai Hòa)
Điểm VC005 nằm ở cực nam của bờ biển Sóc Trăng, gần ranh giới với Bạc Liêu, cách điểm
VC004 khoảng 200m về phía tây-nam. Đoạn bờ biển này hiện đang chịu xói lở nghiêm trọng.
Điểm này có diện tích 0,5 ha nằm trên bãi đất cao, bùn chặt, được báo cáo là ngập 3 – 4 giờ
mỗi ngày trong vòng 48 – 50 ngày mỗi năm. Thành phần loài cây trồng là Mấm biển (50%),
Vẹt trụ (25%) và Dà vôi (25%) với mật độ 10.000 cây/ha, trồng vào tháng 11/2010. Rừng
trồng theo hàng gần song song với đường bờ biển, mỗi loài mỗi hàng, bố trí theo một chuỗi
liên tiếp là hai hàng Mấm, một hàng Dà và một hàng Vẹt.
Tỷ lệ sống chỉ được đo đếm một lần vào lúc 4 tháng sau khi trồng (Bảng 9). Tỷ lệ sống của
Vẹt sau khi trồng 4 tháng rất thấp (10.7%); Dà và Mấm có tỷ lệ sống khá hơn (là 39% và
48%). Tuy nhiên, đường bờ biển ở Preychop đã bị xói lở nghiêm trọng từ năm 2006, có
khoảng 40 – 50% rừng trồng bị mất đi, phần rừng còn lại dường như cũng còn sống rất ít
(Hình 25).
Bảng 9. Chi tiết rừng trồng, tỷ lệ sống và sinh trưởng (chiều cao) của Mấm biển,
Vẹt trụ và Dà vôi sau khi trồng 4 tháng tại điểm VC005 ở Preychop.
Lúc trồng
(10/2010)
Sau khi trồng 4
tháng (03/2011)
Vẹt trụ
Số cây trồng/ha 2500 0.0
Chiều cao bình quân (cm) Không đo 11
Tỷ lệ sống bình quân (%) 100 10,7
Dà vôi
Số cây trồng/ha 2500 0.0
Chiều cao bình quân (cm) Không đo 12
Tỷ lệ sống bình quân (%) 100 38,7
Mấm biển
Số cây trồng/ha 5000 0
Chiều cao bình quân (cm) Không đo 68,7
Tỷ lệ sống bình quân (%) 100 48
Nếu tần suất ngập triều 48 – 50 ngày theo báo cáo là chính xác thì khi trồng rừng, điểm này
có cao trình khoảng 1,5 – 1,7 m cao hơn mực nước biển trung bình (tính tương đối theo trạm
thủy văn Định An), nên đã không được ngập triều trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến
tháng Chín, nhưng nước mưa có thể giữ cho bề mặt được ẩm trong mùa mưa từ tháng Năm
đến tháng Mười một. Điểm này được báo cáo là bằng phẳng nên dù không có dấu hiệu đọng
nước nhưng sự tiêu thoát nước bề mặt qua lớp đất sét chặt có thể là rất yếu, vì vậy độ mặn
trong đất trở nên rất cao.
Do không có thông tìn chi tiết về các đặc tính lập địa nên không thể giải thích rõ hơn nữa cho
sự thất thoát rừng trồng ở điểm CV005.
41
Hình 28. Ảnh vệ tinh của điểm VC005, cho thấy hiện trường này vào tháng 12/2006 (ảnh bên trái) và
tháng 8/2014 (ảnh bên phải). Không có ảnh vệ tinh trong khoảng thời gian trồng rừng năm
2010. Khu vực khoanh màu xanh phía dưới trong ảnh 2014 (ảnh bên phải) có thể có một số
Mấm của rừng trồng năm 2010 còn sống. Khu vực khoanh màu xanh phía trên có thể là Mấm
tái sinh tự nhiên, nhưng chưa biết liệu trước đó có trồng rừng ở đây hay không.
VC006
Điểm VC006 cách các điểm VC005 và VC004 11 km về phía đông-bắc. Bờ biển từ VC006 về
phía đông-bắc đến VC007 và VC003 có vẻ đang ở thời kỳ bồi tụ và lấn biển, những đám rừng
Mấm đang tái sinh tự nhiên trên các bãi bồi nhô lên phía ngoài biển.
Ở điểm này có 1 ha rừng được trồng trong vuông tôm cũ với thành phần hỗn giao gồm Mấm
biển (50%), Vẹt trụ (25%) và Dà vôi (25%), mật độ trồng là 10.000 cây/ha vào tháng 11/2010.
Rừng được trồng theo hàng gần song song với đường bờ biển, bố trí luân phiên theo chuỗi
gồm hai hàng Mấm, một hàng Dà và một hàng Vẹt, giống với thiết kế trồng rừng và thành
phần loài được áp dụng ở các điểm VC005 (xem phần trên) và VC007 (xem phần dưới).
Vốn là một vuông tôm bỏ hoang, mặt bằng được phù sa bồi lắng dần dần trong khoảng thời
gian ít nhất là mười năm đã qua. Vì vậy, lập địa rất bằng phẳng và đất được cấu tạo với thành
phần ưu thế là đất sét pha lẫn với một ít phù sa mịn, dẽ chặt, tiêu thoát nước bề mặt rất kém.
Điểm này được báo cáo là ngập 48-50 ngày/năm, phù sa vẫn tiếp tục bồi lắng trên bề mặt
khoảng 1-5 cm/năm.
42
Tỷ lệ sống được đo đếm sau khi trồng 4 tháng. Tỷ lệ sống của Vẹt và Dà rất thấp (lần lượt là
4.4% và 6.4%) nhưng Mấm đạt tỷ lệ sống cao hơn nhiều (67%) (Bảng 10). Quan trắc không
được tiến hành nữa sau 4 tháng vì theo báo cáo thì tất cả cây trồng đều chết khi tiến hành đo
đếm lần kế tiếp.
Bảng 10. Chi tiết rừng trồng, tỷ lệ sống và sinh trưởng (chiều cao) của Mấm biển,
Vẹt trụ và Dà vôi sau khi trồng 4 tháng tại điểm VC006.
Dù quan trắc chỉ được tiến hành trong thời gian ngắn và không có dữ liệu quan trắc về sau
nhưng ảnh vệ tinh cho thấy có những đám rừng rãi rác được xem là Mấm, trồng thành hàng
trước đây ở một số nơi tại điểm này (Hình 30). Câu hỏi đặt ra là tại sao cây trồng chỉ còn
sống chỗ này mà không sống ở chỗ khác. Rất tiếc là ngoài số liệu đo đếm tỷ lệ sống và chiều
cao, không có quan sát nào có thể giải thích cho hiện tượng cây trồng sống sót theo đám như
nêu trên.
Hình 29. Ảnh vệ tinh của điểm VC006 năm 2007 và 2014. Các dải cây rừng còn sống (được xem là
Mấm) sau khi trồng năm 2010 có thể thấy rất rõ trong ảnh 2014.
Lúc trồng
(11/2010)
Sau khi trồng 4 tháng
(04/2011)
Vẹt trụ
Số cây trồng/ha 2500 110
Chiều cao bình quân (cm) Không đo Không đo
Tỷ lệ sống bình quân (%) 100 4,4
Dà vôi
Số cây trồng/ha 2500 160
Chiều cao bình quân (cm) Không đo Không đo
Tỷ lệ sống bình quân (%) 100 6,4
Mấm biển
Số cây trồng/ha 5000 3350
Chiều cao bình quân (cm) Không đo 64,7
Tỷ lệ sống bình quân (%) 100 67
43
VC007
Điểm VC007 cách điểm VC006 khoảng 2 km về phía đông-bắc. Bờ biển ở đoạn này có vẻ
đang ở thời kỳ bồi tụ và lấn biển, những đám rừng Mấm đang tái sinh tự nhiên trên các bãi
bồi nhô lên phía ngoài biển.
Điểm này có diện tích 1 ha trong vuông tôm cũ, rừng được trồng hỗn giao giữa các loài Mấm
biển (50%), Vẹt trụ (25%) và Dà vôi (25%) với mật độ 10.000 cây/ha vào tháng 11/2010. Thiết
kế trồng rừng cũng giống như các điểm VC005 và VC006, trồng theo hàng gần song song với
đường bờ biển, bố trí theo chuỗi luân phiên cứ hai hàng Mấm thì một hàng Dà và một hàng
Vẹt.
Tỷ lệ sống được đo đếm sau khi trồng 4 tháng và 13 tháng. Sau 4 tháng, tỷ lệ sống đạt khá tốt
(Vẹt 44%, Dà 49%, Mấm 83%) nhưng sau 13 tháng thì tỷ lệ sống giảm xuống đáng kể (Vẹt
5%, Dà 7%, không có dữ liệu đo đếm Mấm (Bảng 11).
Bảng 11. Chi tiết rừng trồng, tỷ lệ sống và sinh trưởng của các loài Mấm biển,
Vẹt trụ và Dà vôi tại điểm VC007 sau khi trồng 4 tháng và 13 tháng.
Lúc trồng
(11/2010)
Sau khi trồng 4
tháng (04/2011)
Sau khi trồng 13
tháng (02/2012)
Vẹt trụ
Số cây trồng/ha 2500 1090 120
Chiều cao bình quân (cm) Không đo
Tỷ lệ sống bình quân (%) 100 43,6 4,7
Dà vôi
Số cây trồng/ha 2500 1220 170
Chiều cao bình quân (cm) Không đo Không đo -
Tỷ lệ sống bình quân (%) 100 48,8 6,7
Mấm biển
Số cây trồng/ha 5000 4150 -
Chiều cao bình quân (cm) Không đo 69,7 -
Tỷ lệ sống bình quân (%) 100 83 -
Dù tỷ lệ sống đạt rất thấp sau khi trồng 13 tháng nhưng ảnh vệ tinh 2014 cho thấy số cây còn
sống đã hình thành tán rừng khá tốt, ước khoảng 50% mặt bằng (Hình 30). Kết quả này cho
thấy chiến lược lấy mẫu trong quan trắc chưa phù hợp. Rất tiếc là hiện không có dữ liệu quan
sát nào khác có thể dùng để giải thích cho hiện tượng sống sót từng cụm ở đây.
44
Hình 30. Ảnh vệ tinh thể hiện điểm VC007 năm 2007 và 2014. Các hàng cây còn sống (chủ yếu là
Mấm) có thể thấy rất rõ trong ảnh 2014.
VC007 – 17.12.2007
VC007 – 08.04.2014
45
Hình 31. Điểm VC007: (A) Hình chụp hiện trường lúc đang trồng rừng năm 2010; (B) Một khoảnh
không có rừng năm 2015; (C) Mấm và Dà sau khi trồng 5 năm; (D) Mấm, Dà và Vẹt sau khi
trồng 5 năm.
Ảnh: Huỳnh Hữu To ((22.12.2015)
Ảnh: Huỳnh Hữu To ((22.12.2015) Ảnh: Phan Văn Hoàng ((22.12.2015)
Ảnh: Nguyễn Đức Hoàng ((19.11.2010)
46
VC011
Khác với các điểm khôi phục rừng còn lại ở Sóc Trăng, Điểm VC011 nằm trên đất bãi bồi
ngập triều thấp vừa mới hình thành và ổn định (Hình 32), đã có Mấm biển tái sinh tự nhiên
(Hình 32, 33). Vẹt trụ và Su (được cho là Su Mê kông) được trồng trên khoảng trống giữa các
bụi Mấm vào năm 2014. Đước đôi được trồng thêm vào năm 2015. Điểm này không có thông
tin về thiết kế và mật độ rừng trồng.
Hình 32. Ảnh vệ tinh ngày 21/04/2014 thể hiện vị trí của Điểm VC011 ở Sóc Trăng. Thực vật chủ yếu ở
điểm này là Mấm biển mọc tự nhiên.
Dù không có dữ liệu quan trắc định lượng nhưng tỷ lệ sống của Vẹt được báo cáo là thấp và
tỷ lệ sống của Su trông có vẻ khá hơn (Hình 33C, 33D). Tỷ lệ sống ban đầu của Đước dường
như tốt hơn (Hình 33C, 33D)
VC0011: 608208 mE; 1027817 mN
47
Hình 33. Điểm VC011 ở Sóc Trăng, thể hiện (A, B) Mấm biển tái sinh tự nhiên hiện có; (C, D) Đước
trồng năm 2015 và Su trồng năm 2014 còn rải rác, hậu cảnh là Mấm tái sinh tự nhiên.
Ảnh: Huỳnh Hữu To (22.12.2015) Ảnh: Phan Văn Hoàng (22.12.2015)
Ảnh: Huỳnh Hữu To (22.12.2015) Ảnh: Huỳnh Hữu To (22.12.2015)
A B
C D
48
Bài học kinh nghiệm ở Sóc Trăng
Mục tiêu chung trong khôi phục rừng ngập mặn ở Sóc Trăng là nhằm thử nghiệm nhiều cách
tiếp cận khôi phục rừng khác nhau trên các địa bàn có mức ngập triều từ trung bình đến cao.
Các bài học chủ yếu là:
Cách tiếp cận sinh thái nhằm bắt chước tự nhiên có hiệu quả thấy rõ (suy cho cùng thì
cách này có hiệu quả trong tự nhiên khi có điều kiện thủy văn thích hợp) và trồng ở
mật độ khá cao quanh bìa rừng đã thành công (điểm VC003). Tuy nhiên, cách tiếp cận
này tốn nhiều cây giống và không thực tiễn khi khôi phục rừng trên diện rộng. Mặc dù
vậy, phương thức này có thể giúp nâng cao tính đa dạng loài trong các đám rừng
thuần loại (chủ yếu là Mấm), phát tán cây giống giúp tái sinh tự nhiên ở gần đó.
Tương tự như vậy, trồng rừng dưới khoảng trống tán (VC004) cũng là cách tiếp cận
sinh thái bắt chước sự hình thành tự nhiên dưới khoảng trống tán ở hầu hết các loại
rừng ngập mặn. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có vẻ không có tác dụng lớn lắm trong
khôi phục rừng trên diện rộng và dường như không thiết thực đối với hầu hết các khu
vực ở đồng bằng sông Cửu Long.
Rừng trồng theo băng bị thất bại ở các điểm VC002, VC005 và VC006 và dường như
chỉ thành công một phần ở điểm VC007. Cả bốn điểm đều được báo cáo là chỉ ngập
khoảng 50 ngày/năm, tương đương với mức cao trình khoảng 1,5 – 1,6 m cao hơn
mực nước biển trung bình so với mốc của trạm thủy văn Định An. Cả hai điểm VC006
và VC007 đều trồng trong vuông tôm cũ, bờ bao vuông tôm vẫn còn hiện rõ trên ảnh
vệ tinh 2007. Tuy nhiên, điều kiện địa hình và thủy văn dường như không được chú
trọng, không có biện pháp chuẩn bị hiện trường để san bằng bờ vuông hoặc cải thiện
điều kiện dẫn và thoát nước. Cơ hội thành công có lẽ đã cao hơn nếu như các giải
pháp can thiệp đơn giản này được thực hiện. Do thiếu thông tin chi tiết hơn nữa về địa
hình ở các điểm VC006 và VC007 nên việc giải thích tại sao cây trồng sống được ở
nơi này mà không sống được ở nơi khác chỉ mang tính suy đoán.
49
Thực tiễn điển hình và bài học kinh nghiệm chung
Cây rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên ở những nơi có chế độ thủy văn thích hợp và có đủ
nguồn giống (trụ mầm). Tái sinh tự nhiên không xuất hiện là dấu hiệu cho thấy điều kiện lập
địa không thuận lợi hoặc thiếu nguồn giống, đôi khi do cả hai yếu tố này. Hầu hết các phân
khúc của vùng bờ biển Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang đều không thiếu nguồn giống cây
rừng ngập mặn. Ở khía cạnh khác, sự phát tán giống có thể bị hạn chế ở các khu đất cao ít
được ngập triều, dù vẫn có cây mẹ ở đó.
Ở những khu đất cao, tái sinh tự nhiên yếu và cây trồng có tỷ lệ sống thấp thường là do ít
được ngập triều và tiêu thoát nước kém, xuất phát từ các trở ngại như đào ao nuôi tôm, bờ
đê, lối đi và những can thiệp khác do con người. Những hạn chế này càng trầm trọng hơn do
đất bị dẽ chặt với thành phần chủ yếu là sét mịn, độ mặn cao, thoát nước bề mặt kém. Ngoài
ra, khi đất bị khô, đặc biệt là vào mùa khô, nhiệt độ mặt đất đôi khi lên cao đến ngưỡng gây
hại cho bộ rễ và cổ rễ của cây trồng.
Điều kiện lập địa không thuận lợi của đất bãi bồi phía ngoài bìa rừng thường cộng hưởng với
các yếu tố sóng lớn, dòng chảy mạnh cuốn trôi cây trồng và chuyển đất bồi sang chỗ khác,
hoặc dẫn đến tình trạng thoát nước kém do cao trình thấp và độ dốc không đủ lớn để thoát
nước. Yếu tố bất lợi sau cùng này có liên quan đặc biệt đến Kiên Giang và vùng biển tây ở
Cà Mau, nơi có biên độ triều rất nhỏ, bãi bồi ven biển chỉ xấp xỉ ngang bằng với mực nước
biển trung bình, không có độ dốc hoặc độ dốc thấp.
Đánh giá lập địa
Thành quả khôi phục rừng ngập mặn ở cả ba tỉnh đã cho thấy tầm quan trọng phải đánh giá
lập địa cẩn thận và toàn diện trước khi chọn điểm trồng rừng cũng như quyết định chiến lược
khôi phục rừng. Khi nguồn lực còn hạn chế thì cần phải ưu tiên hóa các điểm có khả năng
khôi phục rừng dựa trên nhu cầu phòng hộ ven biển. Khi đã biết chắc rằng số điểm khôi phục
rừng sẽ gặp nhiều khó khăn thì cần phải điều tra lập địa toàn diện. Điều tra lập địa cần thu
thập thông tin từ ảnh vệ tinh cũ và mới, từ kiến thức địa phương, đánh giá kỹ các điều kiện
thủy văn, đặc biệt chú trọng điều kiện địa hình, cao trình, có khi cần phải tính đến đặc tính của
đất. Có như vậy thì mới biết được là khôi phục rừng có khả dĩ hoặc có thực tiễn hay không,
nếu có thì chiến lược khôi phục rừng phải thật tương thích và thao tác chuẩn bị mặt bằng nào
cần được cân nhắc.
Điển hình như trồng rừng trong vuông tôm cũ tại Điểm VC006 và VC007 ở Sóc Trăng có thể
sẽ thành công hơn nếu đánh giá địa hình cẩn thận hơn, có thực hiện các bước đơn giản để
cải thiện điều kiện tiêu thoát nước trước khi trồng rừng. Kinh nghiệm ở Bạc Liêu cho thấy
rằng có thể khôi phục rừng trong vuông tôm cũ nếu thực hiện các thao tác thích hợp tại hiện
trường nhằm phục hồi điều kiện thủy văn. Ở Kiên Giang cũng vậy, trồng rừng ở Thứ Năm và
Xẻo Bần gặp nhiều khó khăn, nhiều rủi ro nhưng có vẻ chưa khôn ngoan và không cần thiết
vì ở đó đã có vành đai rừng ngập mặn ổn định với chiều rộng đáng kể, trong khi đó các khu
vực ven bờ lân cận đang có nhu cầu bức thiết hơn.
Đánh giá lập địa toàn diện sẽ:
Có được cở sở kỹ thuật thích hợp nhằm xây dựng chiến lược khôi phục rừng có hiệu
quả;
Có được thông tin ban đầu làm căn cứ để giám sát và đánh giá sự thành bại trong
khôi phục rừng. Nếu không làm được như vậy thì không thể biết được tại sao bị thất
bại hoặc thành công;
50
Cho thấy công tác khôi phục rừng đã được tiến hành theo một phương pháp bài bản
và đúng kỹ thuật (thực tiễn tốt nhất).
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đánh giá lập địa cẩn thận thì sẽ có nhiều cơ hội thành công
hơn, chứ chưa hẳn bảo đảm hoàn toàn thành công, đặc biệt là ở vùng bãi triều thấp, chưa ổn
định và dễ thay đổi dọc theo mé biển.
Kè chắn sóng, bẫy phù sa và công trình che chắn khác ngoài biển
Hiện chưa có đủ bằng chứng cho thấy kè chắn sóng và bẫy phù sa được làm bằng các vật
liệu tự nhiên sẵn có ở địa phương như tre, tràm, bạch đàn có hiệu quả. Chỉ có 3 trong tổng số
10 điểm, 2 ở Sóc Trăng (tại Nopol và Cống số 4.4) và 1 ở Bạc Liêu (Điểm bãi bồi 4) hàng rào
chữ T tồn tại đủ lâu để xúc tiến bồi tụ bên trong có ý nghĩa. Trong hai trường hợp, mức bồi tụ
đáng kể xuất hiện bên ngoài hàng rào, làm cho hàng rào bị vùi lấp một phần (Điểm bãi bồi 4,
Bạc Liêu) hoặc hoàn toàn (Nopol, Sóc Trăng). Hàng rào chữ T được thiết kế chủ yếu là nhằm
xúc tiến bồi tụ ở gần bờ và ngăn cản sóng, hiện tượng bồi tụ nhanh chóng phía ngoài hàng
rào chữ T dẫn đến vùi lấp một phần hoặc toàn bộ hàng rào là ngoài mong đợi, trừ phi sự hiện
diện của hàng rào làm thay đổi được hướng sóng, chiều cao sóng và dòng chảy cận bờ. Ở
Bạc Liêu có bằng chứng cho thấy rằng chính dải cồn đất ổn định, cách bờ khoảng 100 m mới
là tác nhân chính làm cho phù sa tích tụ và bảo vệ rừng trồng ở Điểm bãi bồi 4. Ở Kiên Giang
cũng vậy, trong ba điểm xây dựng hàng rào ngoài biển, chỉ có một điểm có tác dụng (Vàm
Rầy).
Cả hàng rào chữ T bằng tre (ở Bạc Liêu) lẫn kè chắn sóng bằng tràm hay bạch đàn (ở Kiên
Giang) đều có vẻ không được bền lắm ở nơi có sóng mạnh ven bờ. Có một số trường hợp
các cọc đứng chịu đựng khá hơn, nhưng các chất liệu nhỏ buộc bên trong hai hàng cọc đứng
bị trôi mất nhanh chóng. Đối với hàng rào chữ T, giả định rằng vị trí và chiều cao ‘chữ T’ đạt
tối ưu thì tất cả các bộ phận đều phải còn nguyên vẹn hoàn toàn. Mất đi các bó chà mịn giữa
hai hàng cọc đứng sẽ tạo ra hiệu ứng thủng, ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn và tác dụng của
các đoạn chữ T theo hướng sóng và hướng dòng chảy. Vì vậy cần phải sửa chữa thường
xuyên và chi phí về lâu về dài có thể còn cao hơn chi phí áp dụng các thiết kế khác hoặc dùng
vật liệu bền hơn (chẳng hạn như trụ xi măng) ngay từ lúc đầu. Cả hai phương pháp, kè chắn
sóng và bẫy phù sa, đều không phải là phương án tốn kém nhưng chi phí tạo ra nó cần phải
được cân đối với lợi ích lâu dài mà nó mang lại.
Kinh nghiệm ở Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng cho thấy rằng sức bền và hiệu quả của các
công trình che chắn nhân tạo ngoài biển mang tính cục bộ rất cao. Vấn đề này không thể suy
luận thành quy mô rộng, từ mô hình xuất phát của hướng và năng lượng sóng, dòng chảy.
Các đặc tính cục bộ như hình dạng bìa rừng ngập mặn giáp với biển, mức độ loang lỗ của
rừng và hình dạng đáy biển cũng đóng vai trò quan trọng. Bài học ở đây là cái nào có tác
dụng, tại sao có tác dụng (hoặc không có tác dụng) chỉ có thể biết được khi có dữ liệu ban
đầu cần thiết cùng với dữ liệu quan trắc thường xuyên (theo mùa) ở từng điểm cụ thể. Ngoài
các yếu tố khác, các dữ liệu này phải bao gồm số đo độ sâu đáy biển ít nhất là cách hàng rào
hiện hữu hoặc hàng rào dự kiến 100 m về phía biển, số đo mức phù sa tích tụ hoặc xói mòn
bên trong hàng rào chỉ để cho thấy thành quả - nó không góp phần giải thích các nguyên
nhân cơ bản. Hiện nay dường như các dữ liệu này không có ở tất cả các điểm xây dựng các
loại hàng rào ngoài biển của Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng. Chính vì vậy nên chưa có
bằng chứng nào nói lên được kiểu công trình che chắn ngoài biển nào là tốt nhất, hoặc ở đâu
nó có tác dụng và ở đâu nó không phát huy được tác dụng.
Quan trắc
Các chỉ tiêu quan trắc cơ bản của cả ba tỉnh đều tập trung vào tỷ lệ sống và mức tăng trưởng
51
chiều cao của cây còn sống. Dù các số đo đếm về tỷ lệ sống và sinh trưởng có thể là các chỉ
số hữu ích để đánh giá thành công, nhưng chúng chưa chỉ ra được các lý do cơ bản vì sao
khôi phục rừng thành công hoặc thất bại. Nếu thành công hay thất bại không được giải thích
dựa trên bằng chứng thì sẽ không có bài học nào rút ra được và rồi cũng sẽ không có được
tiến bộ nào. Ở khía cạnh này, dù đánh giá lập địa tỉ mỉ có vai trò quan trọng nhưng một mình
nó chưa đủ để giải thích cho thành quả đạt được. Trong quan trắc rừng trồng còn phải quan
sát kỹ tất cả các chỉ số lập địa và đo đếm các yếu tố cụ thể được xem là quan trọng đối với
thành quả. Điển hình như: tại sao trồng rừng chỉ thành công ở chỗ này mà không thành công
ở chỗ khác trong cùng một điểm (chẳng hạn Điểm VC007 ở Sóc Trăng). Khi trả lời được
những câu hỏi như vậy thì trong tương lai thao tác đánh giá lập địa sẽ được tiến hành tốt
hơn, sẽ có quyết định sáng suốt hơn để chọn loại hình cải tạo mặt bằng nhằm khôi phục rừng
thành công.
52
Tài liệu tham khảo
Albers, T. (2012). Giám sát thi công hàng rào tre ở tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam. Báo cáo cho Dự
án GIZ “Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng Sinh học tại tỉnh Bạc
Liêu, Việt Nam”.
Clough, B. (2011). Kế hoạch Khôi phục Rừng ngập mặn ven biển. Báo cáo cho Dự án GIZ
“Quản lý bền vững Hệ sinh thái vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu (MCE)”.
CTU (2010). Kết quả Khảo sát Hiện trạng Sử dụng đất và Phân loại Thích nghi Đất đai vùng
rừng ven biển tỉnh Bạc Liêu. Báo cáo cho Dự án GIZ “Quản lý bền vững Hệ sinh thái vùng
ven biển tỉnh Bạc Liêu (MCE)”.
Cường, C.V., Brown, S., To, H.H., Hockings, M., 2015. Sử dụng hàng rào cây Tràm làm công
trình mềm ven biển nhằm phục hồi rừng ngập mặn ở Kiên Giang, Việt Nam. Tạp chí Công
trình Sinh thái 81, 256–265. doi:10.1016/j.ecoleng.2015.04.031
Donato, D.C., Kauffman, J.B., Murdiyarso, D., Kurnianto, S., Stidham, M., Kanninen, M.,
(2011). Rừng ngập mặn trong nhóm rừng giàu carbon nhất ở vùng nhiệt đới. Tạp chí Địa khoa
học tự nhiên 4, 293–297. doi:10.1038/ngeo1123
Mcleod, E., Chmura, G.L., Bouillon, S., Salm, R., Björk, M., Duarte, C.M., Lovelock, C.E.,
Schlesinger, W.H., Silliman, B.R., (2011). Bản thiết kế Carbon xanh: hướng đến tăng cường
hiiểu biết về vai trò của sinh cảnh thực vật ven biển trong việc cô lập CO2. Tạp chí Mặt trận
Sinh thái và Môi trường 9, 552–560. doi:10.1890/110004.
Meinardi, H.D.S. (2010). Xây dựng hệ thống quan trắc rừng ngập mặn toàn diện ở đồng bằng
sông Cửu Long, Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Leuphana Universität Lüneburg cộng
tác với dự án Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH “Quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng”.
53
Phụ lục 1 – Kế hoạch thực hiện
Công việc
Thời gian
(ngày)
Từ ngày Đến ngày
Hoàn thành đề cương báo cáo và kế hoạch
công tác chi tiết 1 20/8
Thu thập dữ liệu quan trắc rừng trồng (do GIZ
phối hợp thực hiện) trong thời gian qua và kiểm
tra hiện trường ở nơi cần thiết (đến văn phòng
GIZ và gặp gỡ đối tác có liên quan)
Bạc Liêu 3 24/8 26/8
Sóc Trăng 3 31/8 02/9
Kiên Giang 3 06/9 09/9
Hoàn thành và giao nộp phương pháp phân
tích, tổng hợp dữ liệu 1 21/9
Gặp gỡ, tham vấn với cán bộ GIZ và đối tác về
kết quả phân tích, tổng hợp dữ liệu
Bạc Liêu 2 14/10 15/10
Sóc Trăng 2 20/10 21/10
Kiên Giang 2 02/11 04/11
Biên soạn và nộp bản thảo báo cáo 3 10/11
Điều hành cuộc họp tham vấn với cán bộ GIZ
và đối tác 2 240/11
Hoàn thành và giao nộp bản báo cáo cuối cùng 3 30/11
54
Phụ lục 2 – 4 – Sổ tay tổng hợp
Trong quá trình biên soạn báo cáo này, nhà tư vấn đã tổng hợp tất cả dữ liệu của từng tỉnh
vào bộ sổ tay Zim, mỗi tỉnh có một bộ. Bộ sổ tay chứa bản sao của tất cả dữ liệu, ảnh vệ tinh
và hình chụp được bố trí theo cấu trúc thư mục chuẩn và tổng hợp thành một sổ tay li
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_khoi_phuc_rung_ngap_man_o_dong_bang_song_cuu_long_g.pdf