(1) ADSL Lines - Đường dây thuê bao số bất đối xứng
Là một đường truyền dẫn bằng kim loại sử dụng các thuật toán mã hoá tương tự
cho phép giám sát việc truyền dẫn kỹ thuật số và tương tự trên đường dây. ADSL
Lines được phân định bằng 2 điểm đầu cuối. Đây là các điểm đầu cuối có các
thuật toán mã hoá tương tự và các tín hiệu số được tạo ra sau đó được kiểm soát
trong quá trình tích hợp. ADSL Lines được định nghĩa là khoảng giữa các điểm
tham chiếu V-C và T-D.
(2) ADSL system overhead - Mào đầu hệ thống ADSL.
Bao gồm tất cả các thông tin cần thiết cho việc điều khiển hệ thống, như CRC,
EOC, các byte đồng bộ AOC, các bít chỉ thị cố định cho OAM và FEC; điều đó
có nghĩa là có sự khác biệt giữa tốc độ dữ liệu tổng và tốc độ dữ liệu thực.
(3) Aggregate data rate -Tốc độ dữ liệu tổng.
Tốc độ dữ liệu truyền trong hệ thống ADSL trên một hướng, gồm cả dữ liệu thực
và các thông tin mào đầu của hệ thống sử dụng cho EOC, AOC, các byte kiểm
tra CRC, các bít chỉ thị OAM, các byte điều khiển và dung lượng của kênh điều
khiển đồng bộ (tức là KF + KI lần 32 kbit/s); nó không chứa mã phần dư FEC
Reed-Solomon.
221 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu giảng dạy Kỹ thuật và mạng cung cấp dịch vụ ADSL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế dành cho các nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị đầu cuối của
khách hàng trong lĩnh vực video theo yêu cầu hay các dịch vụ video quảng bá.
DAVIC có khoảng 200 công ty thành viên vào năm1997. Thêm vào Uỷ ban quản
lý diễn đàn, DAVIC bao gồm các nhóm làm việc dành cho ứng dụng, Lớp vật lý,
Biểu diễn thông tin, Phòng vệ, hệ thống con và hệ thống tích hợp. Năm 1997 sản
phẩm chính của DAVIC là chỉ tiêu kỹ thuật DAVIC 1.0 cho phân phối TV, near
video theo yêu cầu, video theo yêu cầu, khung cơ bản cho mua hàng từ xa.
3.1.1.7 IETF
IETF gồm có người sử dụng, các nhà nghiên cứu, các nhà cung cấp dịch vụ, các
nhà cung cấp phần cứng và phần mềm, tập trung vào các giải pháp dựa trên giao
thức Internet. IETF là chartered bởi hiệp hội Internet và nhận được các hướng
dẫn từ nhóm tư vấn thiết kế Internet IES và Uỷ ban cấu trúc Internet IAB. Vào
năm 1996 IETF hoạt động trên 8 lĩnh vực với khoảng 90 nhóm làm việc. IETF
phảt triển các yêu cầu kỹ thuật gọi là RFC – Request for comment được xử lý
thành các giai đoạn từ kém chính thức cho đến chính thức ( Đề xuất, bản thảo và
chuẩn hoá hoàn toàn )
3.1.1.8 EIA/TIA
Hiệp hội công nghiệp điện tử và hiệp hội công nghiệp viễn thông (EIA/TIA)
được ANSI chính thức công nhận. EIA/TIA phát triển các tiêu chuẩn và báo cáo
kỹ thuật Mỹ liên quan đến các thiết bị, và phát triển vai trò của Mỹ ra các tổ chức
tiêu chuẩn quốc tế ( ISO, IEC, ITU ). EIA/TIA T41.9 được phát triển các khuyến
nghị kỹ thuật để hỗ trợ cho nguyên tắc viễn thông Mỹ được quy dịnh tại phần 68
FCC.
3.1.1.9 IEEE
Hội các kỹ sư điện và điện tử ( IEEE ) bảo trợ rất nhiều uỷ ban tiêu chuẩn. Hầu
hết các vấn đề liên quan đến DSL là uỷ ban IEEE 802, được thành lập năm 1980
136
bởi hiệp hội máy tính IEEE. Uỷ ban IEEE 802 tập trung vào lớp 1 và lớp 2 của
mạng LAN và MAN và phối hợp chặt chẽ với IEC/ISO/JTC SC 6. Vào năm
1997 IEEE bao gồm các nhóm làm việc sau đây :
• P802.1 Tổng quan, cấu trúc, cầu nốibridging, quản lý
• P802.2 Điều khiển đường logic
• P802.3 CSMA/CD
• P802.4 Token bus
• P802.5 Token Ring
• P802.6 DBDQ ( dual Queue Dual Bus )
• P802.8 Băng rộng và cáp quang
• P802.9 Dịch vụ tích hợp
• P802.10 Phòng vệ
• P802.11 Vô tuyến
• P802.12 Yêu cầu ưu tiên
• P802.14 TV cáp
• IEEE P743 đã phát triển các kỹ thuật cho việc đo các đặc tính tương tự
của tín hiệu DSL.
3.1.1.10 Vai trò của các tổ chức tiêu chuẩn
Tại Hoa kỳ, tiêu chuẩn đầu tiên cho lớp vật lý ADSL lần đầu tiên được Viện tiêu
chuẩn hoá quốc gia Hoa kỳ (ANSI) mô tả trong tiêu chuẩn T1. 413-1995. Tài liệu
này mô tả chính xác các thiết bị ADSL liên lạc qua mậch vòng thuê bao tương tự.
Tiêu chuẩn này thực sự không phần mô tả cấu trúc mạng và dịch vụ ADSL,
không mô tả các chức năng bên trong của thiết bị. Tiêu chuẩn này chỉ xác định
các vấn đề cơ bản của ADSL như mã đường truyền và cấu trúc khung trên đường
dây.
Các sản phẩm ADSL được sản xuất đã sử dụng các kỹ thuật mã đường dây thông
dụng nhất là CAP, QAM và DMT. Tuy nhiên khi sử dụng 1 đôi dây để truyền
dẫn tín hiệu song công thì phải sử dụng ít nhất một trong hai phương pháp: song
công phân tần (FDD) hoặc triệt tiếng vọng (EC). Với ADSL phương pháp thực
hiện kết hợp song công phân tần và triệt tiếng vọng vì bản chất bất đối xứng của
dải tần ADSL (Hướng đi và hướng về có thể chồng lấn nhau nhưng không thể
khớp nhau được).
Tháng 6-1996 ITU-T đã cho ra đời khuyến nghị G.992.1 cho ADSL G. DMT và
G.992.2 cho ADSL G. Lite. Việc tiêu chuẩn hoá của ITU-T cũng chỉ dừng lại ở
thiết bị thu phát ADSL mà chưa có tiêu chuẩn nào cho kiến trức mạng ADSL.
Vào tháng 10 năm 1998, ITU thông qua bộ tiêu chuẩn ADSL cơ bản. Khuyến
nghị G922.1 chi tiết ADSL full-rate. Khuyến nghị này gần giống ANSI T1.413
phiên bản 2 với 2 điểm ngoại trừ cơ bản:
137
1. Trình tự khởi tạo dựa trên âm được thay thế bởi quá trình dựa trên bản tin
mô tả trong G.994.1, và
2. Chế độ đặc biệt được bổ sung để cải thiện hoạt động khi có xuyên âm từ
ghép kênh nén theo thời gian TCM ISDN sử dụng ở Nhật.
3.1.2 Tiêu chuẩn cáp đồng phục vụ triển khai dịch vụ ADSL
3.1.2.1 Tiêu chuẩn cáp thông tin kim loại TCN 68-132: 1998
Các chỉ tiêu kỹ thuật quy định trong phần này chỉ áp dụng cho cáp mới lắp
đặt. Cũng có thể tham khảo các chỉ tiêu này cho cáp đang sử dụng nhưng các giá
trị đo được phải không được vượt quá ± 20% giá trị tiêu chuẩn. Các thông sô kỹ
thuật trong điều 10 hoàn toàn phù hợp với TCN 68-132:1998.
(1) Điện trở dòng một chiều của lõi dẫn
Điện trở dòng một chiều của lõi dẫn, ở 200 C, phải tuân theo các chỉ tiêu trong
Bảng III-1. Đối với cáp từ 100 đôi trở lên, cho phép 1% số đôi trong cuộn cáp
không đạt yêu cầu về điện trở cá biệt.
(2) Mức độ mất cân bằng điện trở của lõi dẫn
Mức độ mất cân bằng điện trở của lõi dẫn, ở nhiệt độ 200 C, phải tuân theo các
chỉ tiêu trong Bảng III-2. Đối với cáp từ 100 đôi trở lên, cho phép 1% số đôi
trong bó cáp không đạt yêu cầu về mức độ mất cân bằng điện trở cá biệt cực đại.
Bảng III-1 Điện trở dòng một chiều của lõi dẫn
Điện trở một chiều của lõi dẫn Ω/km Đường kính dây dẫn
mm Trung bình cực đại Cá biệt cực đại
0,32 220,0 239,0
0,40 139,0 147,0
0,50 88,7 93,5
0,65 52,5 56,
0,90 27,4 29,0
Bảng III-2 Mức độ mất cân bằng điện trở của lõi dẫn
Đường kính dây dẫn,
mm
Giá trị trung bình cực
đại, %
Giá trị cá biệt cực đại,
%
0,32 2,0 5,0
0,40 2,0 5,0
0,50 1,5 5,0
0,65 1,5 4,0
0,90 1,5 4,0
138
Điện dung công tác là điện dung tương hỗ giữa hai lõi dẫn của một đôi dây khi
tất cả các đôi còn lại được nối với màn chắn nhiễu và được nối đất. Trong một bó
cáp bất kỳ, điện dung công tác của tất cả các đôi dây, được đo ở tần số 1 kHz và
ở nhiệt độ 200 C, không được vượt quá giá trị quy định trong Bảng III-3.
Bảng III-3 Điện dung công tác
Loại cáp Giá trị trung bình cực
đại, nF/km
Giá trị cá biệt cực đại,
nF/km
Số đôi cáp FSP CCP FSP CCP
12 đôi trở xuống 52±4 55 58 60
13 đôi trở lên 52±2 55 57 60
Đối với cáp từ 100 đôi trở lên, cho phép 1% số đôi trong bó cáp không đạt yêu
cầu về giá trị điện dung cá biệt cực đại.
(3) Điện dung không cân bằng
Điện dung không cân bằng giữa các đôi dây và giữa các đôi dây với đất, đo tại
tần số 1 kHz và ở nhiệt độ 200 C, không được vượt quá các giá trị quy định trong
Bảng III-4.
Bảng III-4 Điện dung không cân bằng
Điện dung không cân bằng
giữa đôi với đôi, pF/km
Điện dung không cân bằng
giữa đôi với đất, pF/km
Số đôi cáp Giá trị cá biệt
cực đại
Giá trị căn
quân phương
cực đại, rms
Giá trị cá
biệt cực đại
Giá trị trung
bình cực đại
12 đôi trở
xuống
181 - 2625 -
13 đôi trở lên 145 45,3 2625 656
Đối với cáp từ 100 đôi trở lên, cho phép 1% số đôi trong bó cáp không đạt yêu
cầu về giá trị điện dung không cân bằng cá biệt cực đại.
(4) Điện trở cách điện
Điện trở cách điện của mỗi dây đã được bọc cách điện đối với tất cả các dây
khác và với màn chắn nhiễu của sợi cáp, ở nhiệt độ 200 C, phải lớn hơn 10
MΩkm.
Điện áp đo thử là điện áp một chiều 500 V cho cáp mới và 350 V cho cáp đang
sử dụng, thời gian đo: 1 phút.
(5) Suy hao truyền dẫn
Giá trị trung bình cực đại của suy hao truyền dẫn đo, tại tần số 1 kHz, 150 kHz
và 772 kHz, ở nhiệt độ 200 C, phải tuân thủ các giá trị quy định trong Bảng III-5.
139
Bảng III-5 Suy hao truyền dẫn
Giá trị trung bình cực đại của suy hao truyền dẫn, dB/km Đường kính dây
dẫn, mm 1 kHz 150 kHz 772 kHz
0,32 2,37±3% 16,30 31,60
0,40 1,85±3% 12,30 23,60
0,50 1,44±3% 8,90 19,80
0,65 1,13±3% 6,0 13,9
0,90 0,82±3% 5,40 12,00
Đối với cáp từ 100 đôi trở lên, cho phép 1% số đôi trong bó cáp không đạt yêu
cầu về giá trị suy hao truyền dẫn cá biệt cực đại. Giá trị suy hao truyền dẫn cá
biệt cực đại được tính bằng 110% giá trị trung bình quy định trong Bảng III-5.
(6) Suy hao xuyên âm
Suy hao của tổng công suất xuyên âm trung bình đầu xa và suy hao của tổng
công suất xuyên âm cá biệt đầu xa, đo tại các tần số 1 kHz, 150 kHz và 772 kHz,
phải lớn hơn giá trị trong Bảng III-6.
Bảng III-6: Suy hao xuyên âm đầu xa
Giá trị trung bình tối thiểu
dB/km
Giá trị cá biệt tối thiểu
dB/km
Đường kính
lõi dẫn
f, kHz
0,9
0,65
0,5
0,4
0,32
0,9
0,65
0,5
0,4
0,32
150 60 58 58 56 54 54 52 52 52 52
772 46 44 44 42 40 40 38 38 38 38
Suy hao của tổng công suất xuyên âm đầu gần trung bình và suy hao của tổng
công suất xuyên âm đầu gần cá biệt, được đo trong mỗi nhóm bất kỳ của bó cáp
tại tần số 1 kHz, 150 kHz và 772 kHz, phải lớn hơn giá trị trong Bảng III-7.
Bảng III-7 Suy hao xuyên âm đầu gần
Tần số, kHz Giá trị trung bình tối thiểu,
dB/km
Giá trị cá biệt tối thiểu, dB/km
150 58 53
772 47 42
(7) Đối với cáp đồng trục: có thể tham khảo các tham số điện của nhà sản
xuất nhưng phải thoả mãn các yêu cầu tối thiểu sau:
• Điện trở lõi dẫn: <165 Ω/km
• Điện trở cách điện: > 5 GΩ×km
140
• Điện dung công tác tại tần số 1 kHz: 68 nF/km ±10%
• Trở kháng đặc tính: 50/75 Ω ± 3
• Suy hao tại tần số 100 MHz: <12 dB/100 m
3.1.2.2 Tiêu chuẩn cáp trên đôi dây thuê bao số x DSL (ITU-T L.19)
(1) Những yêu cầu chung
Xem xét phần truy nhập số giữa tổng đài nội hạt và khách hàng là một việc chính
dẫn tới thành công của các dịch vụ và và hệ thống ISDN, HDSL, ADSL,
UADSL, các yêu cầu cần xem xét đối với mạng là:
- Khả năng hoạt động trên các đường 2 dây không tải,
- Mục tiêu sử dụng 100% cáp cho các dịch vụ mới và hệ thống ISDN,
HDSL, ADSL, UADSL mà không chọn lọc cặp, sắp xếp lại cáp hoặc bỏ
các BT (Bridged Taps-rẽ nhánh)
- Mục tiêu cho phép mở rộng các các dịch vụ mới và hệ thống ISDN,
HDSL, ADSL, UADSL chủ yếu cho các khách hàng mà không sử dụng
bộ lặp. Trong ít trường hợp còn lại một số sắp xếp đặc biệt được cần tới.
- Đánh giá việc cùng tồn tại trong một tuyến cáp có hầu hết các dịch vụ như
thoại và truyền dẫn dữ liệu băng thoại
- Các chính sách quốc gia liên quan tới tương thích điện trường (EMC).
- Cung cấp nguồn qua mạng theo phương thức đặc biệt.
- Lắp đặt thiết bị hỗ trợ bảo dưỡng.
(2) Các công nghệ xDSL
4 công nghệ xDSL quan trọng nhất được chỉ ra trong bảng 1 là:
• Truy nhập ISDN cơ bản ITU-T I.430, tốc độ hai chiều 160 kBit/s
(2B+D)
• ADSL với hướng về là 6 Mbit/s và hướng đi tốc độ thấp hơn sử dụng
một cặp cáp đồng (không có nhiễu lên điện thoại)
• HDSL: mỗi hướng 2 Mbit/s, nhưng yêu cầu 3 đôi cáp đồng
• ADSL ITU-T G.996.1 (UADSL hoặc Universal ADSL) cung cấp băng
thông 1,5 Mbit/s trên cả hai hướng cho truy nhập Internet nhanh nhưng
không áp dụng cho video.
Bảng III-8 Các tốc độ xDSL
Họ xDSL Tốc độ bit dữ liệu
hướng về
ISDN 160 kbit/s
ADSL tới 6 Mbit/s
HDSL 2 Mbit/s
141
UADSL lên tới 1,5 Mbit/s
(3) xDSL: các vấn đề kỹ thuật
Có một số vấn đề kỹ thuật với các dịch vụ dựa trên xDSL, đặc biệt nếu các nhà
khai thác được phép thuê các đôi cáp đồng trong mạng truy nhập cáp. Trong
cùng một cáp, mức độ nhiễu giữa các ứng dụng khác nhau phụ thuộc vào công
nghệ được sử dụng và các đặc điểm vật lý của cáp (sự phân tách giữa các các
cặp, cách ly...).Công nghệ xDSL công suất lớn cao như ADSL gây ra các vấn đề
nhiễu lớn nhất, còn UADSL gây ra nhiễu nhỏ nhất.
Có 5 khó khăn chính khi đưa ra các dịch vụ xDSL:
• Yêu cầu giữ nguyên vẹn các dịch vụ đang có. Nhiễu được tạo ra bởi các
mạch vòng xDSL có thể gây lỗi hoặc hoạt động với chất lượng thấp kém
đi rất nhiều cho các dịch vụ đang có
• Yêu cầu thay đổi thủ tục kiểm tra đường dây. Sự có mặt của modem
ADSL trong mạch vòng nội hạt làm phức tạp kiểm tra đường dây.
• Yêu cầu giảm tối thiểu nhiễu giữa các công nghệ truyền dẫn ISDN và
UADSL. ISDN được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước.
• Yêu cầu tối đa sử dụng mạch vòng nội hạt cho các dịch vụ xDSL
• Làm thế nào để chọn tốt nhất các đường dây cho xDSL. Không phải tất cả
các đường phù hợp cho ADSL. Yếu tố quan trọng nhất phải tránh khi sử
dụng ADSL là tổn thất tín hiệu. Điều này phụ thuộc vào khoảng cách,
nhưng khoảng cách chính xác mà ADSL sẽ hoạt động cũng phụ thuộc vào
các đặc điểm của mạch vòng và tốc độ dữ liệu dự định. Các yếu tố khác
cũng ảnh hưởng đến chất lượng (nhiễu, xuyên âm hoặc nhiễu tần số vô
tuyến....).
(4) Môi trường truyền dẫn
Môi trường truyền dẫn mà qua đó dự định hệ thống truyền dẫn số sẽ hoạt động là
mạng cáp đồng mà qua đó các khách hàng nối tới tổng đài nội hạt qua các đường
dây nội hạt.
Mạng này khai thác các cặp cáp đồng để cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Một
đường dây nội hạt cáp đồng dự kiến có thể vận chuyển đồng thời truyền dẫn số
theo cả hai hướng cung cấp các tốc độ ISDN, HDSL, ADSL, UADSL giữa LT
(kết cuối đường dây) và NT1 (kết cuối mạng 1) như chỉ ra trong Hình III-2.
NT1 SDP CCP LTMDF
C¸p thuª bao C¸p rÏ nh¸nh
C¸p chÝnh hoÆc
c¸p gèc C¸p trong nhµ
C¸c ®iÓm nèi lµ:
MDF: Gi¸ ®Êu d©y
CCP: §iÓm nèi chÐo
SDP: §iÓm rÏ nh¸nh thuª bao
142
Hình III-2 Mô hình vật lý đường dây nội hạt
Để cung cấp ISDN, HDSL, ADSL, UADSL, hệ thống truyền dẫn số phải có thể
hoạt động trên các đường cáp đồng nội hạt mà không có yêu cầu đặc biệt nào. Số
lượng các đường dây đồng có thể sử dụng cho ISDN, HDSL, ADSL, UADSL đạt
được theo các yêu cầu nhỏ nhất của ISDN, HDSL, ADSL, UADSL.
Các yêu cầu sau đối với các đường nội hạt số thoả mãn các yêu cầu ISDN,
HDSL, ADSL, UADSL.
(5) Các yêu cầu được khuyến nghị
a/ Các yêu cầu ISDN, HDSL, ADSL, UADSL tối thiểu
Một đường số nội hạt không có các vòng tải (coil) hoặc dây mở.
Khi có các BT thì chúng không gây nhiễu nhiều tới điện thoại nhưng có thể làm
suy giảm chất lượng truyền dẫn của các tín hiệu ISDN, HDSL, ADSL, UADSL.
ảnh hưởng của các suy hao do BT trong đường truyền dẫn phụ thuộc vào tần số
tín hiệu, tốc độ truyền sóng và độ dài trong BT.
Sự xuất hiện BT trên đường thuê bao sẽ bổ xung nhiễu lên tín hiệu phát đi. Tổn
thất xảy ra do vì công suất phản xạ theo hướng của bộ phát bởi vậy không phù
hợp với đường truyền dẫn tại điểm BT. BT tạo ra các phản xạ do không liên tục
trên đường truyền dẫn. Các tín hiệu bị phản xạ sẽ cộng vào tín hiệu đã phát đi
trên đường dây thuê bao.
b/ Các đặc điểm vật lý đường dây nội hạt
Một đường dây nội hạt số được xây dựng từ một hoặc nhiều phần cáp nối hoặc
hàn với nhau.
Cáp nhánh hoặc cáp gốc được xây dựng như sau:
• các tầng cáp có đường kính và độ dài khác nhau
• có thể tồn tại một hoặc nhiều BT tại nhiều điểm khác nhau trong các cáp
feeder và cáp nhánh.
Bảng III-9 Các thông số điển hình của cáp
Cáp trong nhà Cáp gốc Cáp nhánh Cáp thuê
bao
Đường kính
(mm)
0.3 đến 0.6 0.3 đến 1.4 0.3 đến 1.4 0.3 đến 0.9
Cấu trúc cáp xoắn hoặc
đôi cáp
Lớp hoặc bó
cáp xoắn hoặc
đôi cáp
Lớp hoặc bó
cáp xoắn
hoặc đôi cáp
Lớp hoặc bó
cáp xoắn,
đôi cáp hoặc
cáp lẻ
Số lượng đôi cực
đại
1200 2400/0.4 mm
4800/0.3 mm
600/0.4 mm 2 (cáp lưu
không)
600 (cáp
trong nhà)
Điện dung tương
tác
(nF/km ở 800
55 đến 120 25 đến 60 25 đến 60 35 đến 120
143
Hz)
c/ Các thông số điện và truyền dẫn của đường dây thuê bao số
Bao gồm suy hao chèn (insertion loss), xuyên âm, mất cân bằng đất, nhiễu xung
Suy hao chèn
Bảng III-10 Suy hao chèn lớn nhất
Họ xDSL Các tần số test
(kHz)
Suy hao chèn lớn nhất
(dB)
ISDN (Mỹ) 40 42
ISDN (Châu Âu) 40 36
HDSL 150 30
ADSL 300 41dB đối với 6 Mbit/s
ADSL 300 47dB đối với 4 Mbit/s
ADSL 300 49dB đối với 2Mbit/s
UADSL 300 49dB đối với 1,5
Mbit/s
Xuyên âm
Đối với ISDN giá trị suy hao tổng công suất nên nhỏ hơn 50 dB ở 40 kHz (44 dB
ở 160 kHz) và giảm 15 dB/decade with frequency (lg f).
Mất cân bằng đất
Suy hao biến đổi dọc (LCL) nên lớn hơn 40 dB ở 40 kHz và giảm 5 dB/decade
with frequency.
Nhiễu xung: Phải nằm trong
T0603920-96
1 10 300
10
100
Frequency (kHz)
Hz/Vµ
Ghi chú:
Các giới hạn FEXT có thể chấp nhận được đối với ADSL và UADSL đang được
nghiên cứu.
144
Các giới hạn NEXT có thể chấp nhận được đối với HDSL, ADSL và UADSL
đang được nghiên cứu.
Các giới hạn mất cân bằng có thể chấp nhận được đối với HDSL, ADSL và
UADSL đang được nghiên cứu.
3.2 Phương pháp đo kiểm
3.2.1 Tổng quan về đo kiểm
Phần này này cung cấp tương tác tĩnh, động và hoạt động đo kiểm của thiết bị
ADSL.
Thành công của nhómADSL Forum Testing & Interoperability Working Group
là hỗ trợ cho các tiêu chuẩn đo kiểm tương tác chung để đảm bảo hoạt động
tương tác giữa các phương án triển khai. Thành công của việc phát triển ADSL
phụ thuộc vào công nghệ được tiêu chuẩn hoá và hoạt động tương tác hoàn toàn
giữa các nhà sản xuất thiết bị. Tiêu chuẩn ADSL hiện tại tập trung trên các tiêu
chuẩn của các lớp hệ thống, không tập trung vào tiêu chuẩn của một sản phẩm
riêng biệt, cơ sở cho việc tương tác giữa các thiết bị ngang hàng.
Tài liệu này được thiết kế để là một tài liệu sống, nó được thay đổi để tương thích
với công nghệ hiện này và thị trường. Mục tiêu là tạo ra một bộ khung cho các
yêu cầu đo kiểm và cấu hình cho các pha chính của việc đo kiểm, tương ứng với
các hoạt động của ADSL. Có thể hình dung được phiên bản này của tài liệu sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tranh luận về phương pháp đo kiểm và tiến
hành đo kiểm được tiến hành một cách thích hợp và rẻ tiền.
Trong phần tiếp theo, các yêu cầu khác nhau về đo kiểm cũng như cơ sở hợp lý
của đo kiểm cũng được chỉ rõ. Công việc tiếp theo là tập trung vào cấu hình đo
kiểm và các bài đo ADSL trong môi trường điều khiển. Các bài đo có thể là một
tập con của các yêu cầu trong phòng thí nghiệm.
Mục tiêu
Tài liệu này cung cấp tổng quan về các phần khác nhau trong đo kiểm. Các phần
bao gồm đo kiểm về khả năng thích nghi, đo kiểm tương tác tĩnh, đo kiểm tương
tác động. Đây là tài liệu giới thiệu chung để thiết lập một bộ khung cho các yêu
cầu đo kiểm khác nhau.
Mục tiêu cuối cùng của đo kiểm này là tạo ra sự tin tưởng đối với thiết bị được
kiểm tra sẽ hoạt động tốt khi được nối với một thiết bị đã được kiểm tra khác và
khi được đưa vào hoạt động với đôi cáp thích hợp.
Để thực hiện được mục tiêu này, cần phải xác định nếu sản phẩm đáp ứng được
các tiêu chuẩn và chúng có thể tương tác mà không gặp vấn đề lớn nào. Hơn thế
nữa, thiết bị có thể hoạt động dưới các điều kiện tải khác nhau. Ba loại đo kiểm,
đo kiểm tương tác tĩnh, đo kiểm tương tác động, đo kiểm tuân thủ thường cung
cấp cho người sử dụng vài mức tin tưởng đối với thiết bị đáp ứng được các yêu
cầu này. Mỗi một loại đo kiểm này có thể rất lớn. Chúng cũng độc lập và loại này
không nhất thiết là điều kiện đầu cho loại kia. Hơn nữa, sự thành công hay thất
bại của bài đo kiểm loại này không phải là điều kiện đầu mà cũng không phải là
ám chỉ tới kết quả mong đợi của bài đo kiểm loại khác. Việc kết hợp cả ba loại
145
đo kiểm sẽ cung cấp mức độ tin tưởng cao nhất rằng thiết bị được đo kiểm sẽ
tương tác với hoạt động tốt khi lắp đặt trong mạng thực.
• Kiểm chuẩn để cố gắng xác định xem việc triển khai có ngược với tiêu
chuẩn.
• Đo kiểm tương tác tĩnh là để cố gắng xác định hai thiết bị được kết nối với
nhau, bất chấp chúng tuân thủ tiêu chuẩn như thế nào hoặc chúng hoạt
động như thế nào trong mạng.
• Đo kiểm tương tác động là để cố gắng xác định thiết bị được lắp trong môi
trường mạng thực dưới các điều kiện khác nhau hoạt động như thế nào.
Các yêu cầu chung cho tất cả ba loại đo kiểm này là ADSL ICS (ADSL
Implementation Conformance Statement-ICS). ADSL ICS được sử dụng để xác
định bài đo kiểm nào là cần thiết, cái gì cần phải sửa đổi và trong một số trường
hợp bài đo nào có thể bỏ qua.
3.2.1.1 Tiêu chuẩn điện
Để đánh giá bất kỳ việc triển khai nào, thật cần thiết thực hiện đầy đủ các bài đo
về điện của ADSL ICS. Các tiêu chuẩn về điện và giới hạn cho phép phải được
cung cấp. Điều này bao gồm các yêu cầu như tiêu chuẩn về Splitter POTS, kết
cuối đường dây, đặc tính điện ADSL, v.v...
Bài đo về tiêu chuẩn điện ADSL được xây dựng dựa trên ETR-212.
3.2.1.2 Các đặc tính cơ bản và các khả năng
Các bài đo có thể bao gồm:
• Thông tin cần thiết trong phòng thí nghiệm để thực hiện bài đo kiểm trên
thiết bị một cách thích hợp nhất.
• Các thông tin hỗ trợ xác định khả năng phụ trợ nào có thể được đo kiểm
và khả năng nào không cần thiết đo kiểm.
Để đo kiểm thiết bị, thông tin yêu cầu đo kiểm trong phòng thí nghiệm liên quan
tới thiết bị và môi trường đo kiểm phải được cung cấp bởi bài đo.
3.2.1.3 Các yêu cầu về quản lý và hỗ trợ đo kiểm
Các yêu cầu về quản lý và hỗ trợ đo kiểm là các kết nối đo và cơ cấu điều khiển
thiết bị cần đo kiểm để đặt thiết bị vào các điều kiện đo kiểm thích hợp cần thiết
để tạo thuận lợi cho việc đo. Điều này bao gồm cả truy cập vật lý đơn giản và
chung (ví dụ, giao diện nối tiếp) vào thiết bị cần đo, truy cập vào thanh ghi giám
sát hoạt động của thiết bị cần thiết cho việc đánh giá hoạt động, điều khiển thiết
bị để nó có thể tạo ra hoặc hạn chế các tác nhân thích ứng cho việc đo kiểm tuẩn
thủ về điện... Kiểm tra truy nhập là yêu cầu cho phần lớn các bài đo.
3.2.1.4 Kiểm chuẩn
Kiểm chuẩn là để xác minh các khả năng và lựa chọn được thực hiện bởi thiết bị
được đo kiểm trong cáu hình kiến trúc hệ thống khi so sánh với tiêu chuẩn kỹ
thuật của tổ chức tiêu chuẩn. Các bài kiểm chuẩn có thể tập trung vào một lớp
146
giao thức xác định hoặc một giao thức. Một sản phẩm có thể đáp ứng được tại
một lớp giao thức, nhưng không tuân thủ theo các lớp khác. Kiểm chuẩn cũng có
thể được sử dụng để xác định nguyên nhân của vấn đề sau khi đo kiểm tương tác
không đạt. Kiểm chuẩn được hoàn thành với thiết bị đo theo chuẩn được nối với
thiết bị cần đo. Dựa vào việc hoàn thành ICS, các bài đo kiểm được thực hiện và
kết quả được phân tích.
(1) Các mức kiểm chuẩn
Có ba mức chung cho kiểm chuẩn:
• Tuân thủ về điện
• Tuân thủ về vật lý
• Tuân thủ lớp cao hơn
Tuân thủ về điện và vật lý có mối liên quan gần gũi với nhau. Ví dụ phần cần
được đánh giá trong đo kiểm về điện và vật lý bao gồm các đặc điểm về điện một
chiều DC, đặc tính băng tần thoại, đặc tính Splitter POTS, và đặc tính băng tần
ADSL.
Các giao thức hỗ trợ giữa ATU-C và ATU-R bên trên lớp vật lý có thể cần thiết
được đo kiểm để phê chuẩn tính tuân thủ theo các tiêu chuẩn kiến trúc như
ADSL Forum TR-002 and TR-003. Các phần cần đo kiểm có thể là:
• PPP over ATM on ADSL
• Frame-based architectures (ví dụ., FUNI on ADSL hoặc HDLC on ADSL)
Các phần khác có thể cần các bài đo được định nghĩa như Diễn đàn ADSL chỉ
ra các công bố phụ cho mạng ADSL.
Không cần thiết đo kiểm ở các lớp cao hơn. Đo kiểm ở các lớp cao hơn dễ dàng
hơn và chỉ như là một phần của đo kiểm tương thích.
(2) Đo kiểm tương tác (Interoperability Testing)
a/ Đo kiểm tương tác tĩnh (Static Interoperability Testing)
Đo kiểm tương tác tĩnh kiểm tra hoạt động của một cặp modem hoạt động trong
môi trường thuận lợi (ví dụ, mạch vòng đồng nhất và không bị xen nhiễu).
Mục đích của đo kiểm tương tác tĩnh là để khẳng định mức độ mà hai thiết bị có
thể giao tiếp được với nhau, trên cơ sở các tính năng được cài đặt thu được từ
ADSL ICS. Tương tác tĩnh cho phép khách hàng có thể kết nối thiết bị từ các nhà
sản xuất khác nhau và tin rằng chúng có thể giao tiếp tốt với nay trong môi
trường thí nghiệm ổn định.
Đo kiểm tương tác được thực hiện trong hệ thống ADSL với một ATU-C và
ATU-R được cài đặt các tính năng và chức năng bắt buộc như nhau, còn có thể
khác nhau đối với các tính năng lựa chọn. Trong vài trường hợp khả năng tương
tác phụ thuộc vào tính năng phụ.
Đo kiểm tương tác tĩnh kiểm tra đáp ứng hệ thống của hai hệ thống được kết nối
với nhau và có thể hạn chế chỉ ra các giao thức trong ngăn. Nó bao gồm đo kiểm
147
khả năng và đáp ứng của thiết bị trong môi trường kết nối và kiểm tra liệu thiết bị
có thể giao tiếp tốt với thiết bị khác cùng hoặc khác loại.
Đo kiểm tương tác không bao gồm định lượng về hoạt động, ổn định, hoặc độ tin
cậy của thiết bị.
Đo kiểm tương tác tĩnh không đánh giá việc tuân thủ của thiết bị với tiêu chuẩn
liên quan. Việc đánh giá này là kết quả của đo kiểm tuân thủ trong mục 4. Chú ý
rằng, hai thiết bị không được tiêu chuẩn nhưng vẫn có thể bắt tay được với nhau.
Đo kiểm tương tác tĩnh không cần thiết kiểm tra các tính năng bắt buộc được
định nghĩa trong tiêu chuẩn chống lại việc hoạt động của thiết bị được đo kiểm.
b/ Đo kiểm tương tác động
Đo kiểm tương tác động kiểm tra khả năng của một cặp modem tương tác với
nhau trong môi trường liên quan tới kiến trúc mạng thực. Nó ám chỉ tới việc đo
kiểm hoạt động chung của hai thiết bị thông qua một chuỗi các tham số hoạt
động và xác định độ ổn định, độ tin cậy và bám theo luật hoạt động được định
nghĩa của thiết bị được đo trong cấu hình kiến trúc hệ thống. Đo kiểm tương tác
động đòi hỏi một thủ tục đo kiểm trong lúc khả năng giao tiếp của thiết bị cần đo
với nhau được xác định như là các điều kiện kiểm tra hoạt động được phân loại
và thực hiện.
Phạm vi của đo kiểm tương tác động là biế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_kythuat_9704.pdf