Tài liệu Dạy học Toán ở Tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực

I. ĐỔI MỚI NỀN GIÁO DỤC – ĐÒI HỎI CẤP THIẾT CỦA XÃ HỘI

Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng lớn : cách mạng khoa học - công nghệ

và cách mạng xã hội.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đang phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng có

trong lịch sử loài người và tác động đến mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nó đòi hỏi nhà trường phải

đào tạo ra những lớp người lao động sáng tạo, có năng lực hành động, có khả năng tự khẳng định

mình, có tri thức khoa học - công nghệ tiên tiến, có những kỹ năng cần thiết và có đủ ý chí, bản

lĩnh để giải quyết tốt các nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra, thích ứng được với yêu cầu mới của thời

đại.

Cuộc cách mạng xã hội một mặt làm cho cộng đồng quốc tế ngày càng phải cùng nhau hợp tác

đa phương để giải quyết những vấn đề có tính chất sống còn của toàn thể loài người, mặt khác lại

đòi hỏi các dân tộc ngày càng phải nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, biết phát huy bản

sắc và truyền thống dân tộc, chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài.

Hai cuộc cách mạng này đã thôi thúc các nước trên thế giới quan tâm đến việc đầu tư, xây dựng

một nền giáo dục (giáo dục) đáp ứng kịp thời các yêu cầu cấp thiết của chúng. Để phát triển giáo

dục, nhiều nước đã đề ra khẩu hiệu “hãy cứu lấy nền kinh tế bằng giáo dục”. giáo dục trở thành

quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhu cầu đổi mới lại càng mạnh mẽ đối với nền giáo dục phục vụ cho cơ chế kinh tế tập trung

bao cấp đã lỗi thời ở Việt Nam.

II. ĐỔI MỚI CÁI GÌ ?

 Đổi mới mục tiêu giáo dục : Mục tiêu đào tạo của một nền giáo dục phụ thuộc vào nhu cầu

của xã hội trong đó nền giáo dục tồn tại và phát triển. Muốn đổi mới nền giáo dục, trước hết là

phải đổi mới mục tiêu giáo dục.

Bàn về mục tiêu giáo dục, quan điểm được thừa nhận rộng rãi hiện nay là phải chuẩn bị cho

người học khả năng áp dụng kiến thức một cách linh hoạt vào các bối cảnh và các vấn đề mới,

hình thành thói quen tự học và học tập suốt đời.

 Đổi mới nội dung dạy học : Nội dung dạy học (dạy học) cũng phải được thay đổi cho phù hợp

với mục tiêu đào tạo. Nó cần được hiện đại hóa để giúp con người tiếp cận với những thành tựu

mới của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đồng thời cũng phải được mềm hóa cho phù hợp

với đặc điểm tâm sinh lý học sinh (học sinh), với điều kiện học tập, đảm bảo sự cân bằng hợp lý

các yếu tố nhân loại và dân tộc, truyền thống và hiện đại, quốc tế và khu vực.

Ở Việt Nam, sự thay đổi nội dung dạy học theo định hướng này chính là một trong những mục

đích của cuộc cải cách giáo dục bắt đầu được thực hiện từ năm 1980 và các lần chỉnh lý chương

trình, sách giáo khoa sau đó.6 Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực

Định hướng đổi mới chương trình hiện nay là chuyển từ việc dạy học chỉ đặt vào mục tiêu kiến

thức, kỹ năng sang mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh.

Chuyển nền giáo dục chú trọng mục tiêu truyền thụ kiến thức một chiều hiện nay sang nền giáo dục

chú trọng hình thành, phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất nguời học. (Đỗ Ngọc Thống,

2014, trang 6)

Định hướng này đã được triển khai ở tất cả các môn học như Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học,

Công nghệ, Tin học, . trong đó môn Toán là một môn học cốt lõi. Lĩnh vực giáo dục toán học

có ưu thế hình thành và phát triển cho học sinh nhiều năng lực chung, bao gồm : năng lực tính

toán, năng lực tư duy toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học, năng lực mô hình hoá

toán học, năng lực giao tiếp toán học (nói, viết và biểu diễn toán học), năng lực sử dụng các công

cụ, phương tiện học toán (đặc biệt là công cụ công nghệ thông tin và truyền thông), năng lực thu

thập và xử lý thông tin, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực tự quản lý bản thân; giúp học

sinh nhận biết toán học như là một phương tiện mô tả và nghiên cứu thế giới hiện thực, là công

cụ thực hành ứng dụng trong học tập các môn học khác.

pdf65 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu Dạy học Toán ở Tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh xe dựa vào khái niệm về chu vi. - Hình thành ý thức nhường nhịn, sẻ chia với anh/chị/em trong gia đình.  Cách tổ chức : Giáo viên kể chuyện, minh họa thêm bằng hình ảnh (bánh xe, xe,..)  Đối tượng : học sinh lớp 5 CHIẾC XE KÉO MẶT TRĂNG Ngày xưa, người ta đã biết chế tạo ra những chiếc xe kéo với bánh xe hình vuông. Những ai kéo được xe đều phải rất khỏe mạnh. Hàng năm, dân làng lại tổ chức hội thi kéo xe để tìm ra “đệ nhất tráng sĩ” của làng. Có hai anh em nhà nọ cũng đăng kí tham gia hội thi. Một trong hai người chắc chắn sẽ là “đệ nhất tráng sĩ”. Tuy là anh em, nhưng người anh luôn ganh ghét người em. Ngày thi đã đến, để chắc chắn rằng ngày mai mình sẽ là người chiến thắng, người anh đã bảo chú chó của mình cắn Câu hỏi gợi ý: (GV chuẩn bị 2 mô hình : - 1 bánh xe gỗ còn nguyên - 1 bánh xe bị cắt 4 góc để học sinh quan sát) - Bánh xe ban đầu có hình gì ? 4 Tình huống xây dựng lại, dựa trên nghiên cứu thực nghiệm từ luận văn cao học của tác giả Trương Thị Thúy Ngân (xem Tham khảo số [11], tr 32-34) Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 31 nát bánh xe của người em. Bánh xe bằng gỗ khá cứng nên chú chó chỉ có thể cắn được bốn góc, cắn đến hết góc thứ tư thì chú chó nhỏ quay về. - Vẽ bánh xe ban đầu - Vẽ bánh xe sau khi bị chó cắn mất 4 góc Sáng hôm sau, người em hốt hoảng khi thấy bánh xe của mình. Nhìn vết cắn của chú chó, cậu biết là do người anh làm. Cậu nhấc xe lên định mang đi sửa. Nhưng thật bất ngờ, chiếc xe kéo đi rất nhẹ nhàng. Cậu mừng rỡ kéo xe đến hội thi và giành chiến thắng. Khi nhận giải, người em cảm ơn anh của mình và muốn anh mình cùng lên nhận giải. Người anh vừa xấu hổ lại vừa cảm động. Anh ôm chầm lấy người em, không ngớt lời xin lỗi. Kể từ đó, hai anh em sống với nhau rất hoà thuận. Thế mới thấy, trao nhau lòng vị tha, trao nhau yêu thương sẽ nhận lại yêu thương. Còn về chuyện chiếc xe kéo, hai anh em đã làm nhẵn bánh xe, cắt bỏ 4 góc hình vuông và gọt đẽo để nó thành dạng mới - hình mặt trăng. Sau đó, họ hướng dẫn cho dân làng làm những chiếc “xe kéo Mặt Trăng”. Mọi người đã sáng tạo hơn khi tạo các thanh nan hoa cho bánh xe vừa nhẹ lại vừa chắc chắn. Câu hỏi gợi ý: (GV chuẩn bị mô hình bánh xe gỗ bị cắt 4 góc để học sinh quan sát) - Tại sao chiếc xe lại trở nên dễ kéo hơn? Một thời gian sau, hai anh em quyết định thi tài một lần nữa. Lần này không phải ai nhanh hơn mà là xe ai về đích với số vòng quay bánh xe ít hơn. Hai anh em miệt mài gọt đẽo chiếc xe kéo của mình. Chiếc xe của người em có bán kính là 20cm, còn chiếc xe của người anh là 25cm. Câu hỏi gợi ý: - Theo em, với quãng đường đua dài 3140m thì ai là người chiến thắng? Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 32 Hoạt động thực hành : - Giáo viên phân tích và thảo luận về tình huống này rồi đưa ra đề nghị chỉnh sửa lại cho phù hợp với bối cảnh hiện nay (nếu cần). - Có thể tích hợp thêm được môn nào khác nữa ? Trong trường hợp có thể, hãy viết lại câu chuyện mới với những bổ sung. Gợi ý tích hợp : Chẳng hạn, để tích hợp thêm môn Mỹ thuật, có thể bổ sung như sau : Bổ sung : - Vẽ (hoặc tô màu) chiếc xe. - Chế tạo chiếc xe từ nắp chai (bánh xe), vỏ chai (thân xe), đũa gỗ (trục bánh xe),... b) Liên môn Số học – Khoa học5 Các chủ đề của Số học và Khoa học tự nhiên lớp 3, 4 được chọn : - Số học: Các số đến lớp triệu; Phân số; Phép cộng, trừ, nhân chia; Thống kê - Khoa học Tự nhiên: Thực vật, Động vật, Bầu trời và Trái đất, Nước, Âm thanh  Ví dụ minh họa thứ ba : “Thống kê -Thực vật” Mục tiêu: Toán học (Thống kê: tuần 26) Tự nhiên (Thực vật: từ tuần 20-24) - Hiểu mục đích của việc lập bảng thống kê. - Thực hành lập bảng số liệu thống kê đơn giản. - Hiểu ý nghĩa của số liệu thống kê. - Thực hiện đúng phép cộng, nhân. Từ kết quả quan sát và thống kê, suy luận được đặc điểm các bộ phận của cây: - Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít có màu đỏ hoặc vàng. - Lá cây có rất nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. - Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc, mùi hương. - Các loại quả khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị. - Hạt sẽ mọc thành cây mới khi gặp điều kiện thích hợp. Chuẩn bị: - Phiếu học tập 5 Tình huống xây dựng lại, dựa trên nghiên cứu thực nghiệm từ luận văn cao học của tác giả Đặng Ngọc Hân (xem Tham khảo số [8]). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 33 - Đậu Hà Lan Địa điểm: sân trường hoặc nơi có nhiều cây cối, lớp học. Tên bài Nội dung giảng dạy Nội dung thay thế/ kết hợp Bài 41: Thân cây Thay thế bằng bài học tích hợp Nội dung 1: Cây nào được trồng nhiều nhất? Bài 42: Thân cây (tt) Giữ nguyên Bài 43: Rễ cây Giữ nguyên Bài 44: Rễ cây (tt) Giữ nguyên Bài 45: Lá cây Thay thế bằng bài học tích hợp Nội dung 2: Đặc điểm của lá cây Bài 46: Khả năng kì diệu của lá cây Giữ nguyên Bài 47: Hoa Kết hợp nội dung tích hợp Nội dung 3:Đặc điểm của hoa Bài 48: Quả Kết hợp nội dung tích hợp Nội dung 4: Đặc điểm của quả (HS chuẩn bị trước ở nhà) Nội dung 5: Chức năng của hạt Nội dung bài học: 1. Cây nào được trồng nhiều nhất? Hoạt động 1: Tìm hiểu cây có thân loại nào được trồng nhiều nhất ở trường em. Em hãy đưa ra dự đoán. Sau đó, tìm câu trả lời bằng cách thống kê theo cấu tạo, cách mọc của thân cây. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm quan sát một khu vực khác nhau trên sân trường, ghi chép vào bảng 2.6. Sau đó tính toán số lượng cây và tổng hợp kết quả vào bảng 2.7. Lưu ý thực hiện: các cây trong trường cần có bảng tên cây hoặc GV cung cấp cho HS thông tin trước khi thực hành. Trường hợp sân trường không đủ điều kiện thực hiện quan sát, GV có thể cho HS tham quan ngoại khóa hoặc sưu tầm hình ảnh của một khu vực công cộng nào đó cho HS quan sát. Bảng 2.1. Thống kê những cây mọc ở trường Tên cây/ Cách mọc của thân cây Số lượng cây Đứng Bò Leo .. .. . . .. .. . . Tên cây / Số cây Thân thảo Thân gỗ Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 34 Cấu tạo của thân cây . .. .. . . .. .. . Ghi chú: Với những cây cùng loại nhưng được trồng từ 2 cây trở lên, HS điền cụ thể vào cột Số cây. Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng cây mọc ở trường Cách mọc của thân cây Đứng Bò Leo Số lượng .. . . Cấu tạo của thân cây Thân thảo Thân gỗ Số lượng .. . - Lý giải kết quả: Theo em, vì sao cây loại đó lại được trồng nhiều nhất ở trường? Ở những nơi khác như công viên, khu vui chơi, vườn rau, cây loại đó có trồng được nhiều nhất không? Vì sao? 2. Đặc điểm của lá cây Hoạt động 2: Tìm hiểu màu sắc, hình dạng, kích thước của lá cây. - Mỗi nhóm tìm/quan sát 4 lá cây khác loại, còn tươi (trong sân trường hay chuẩn bị trước). Số lượng lá cây tùy theo số lượng thành viên trong nhóm, đảm bảo sao cho mỗi thành viên quan sát ít nhất 1 lá cây. - Đo kích thước lá (theo chiều dài của cuống lá). - Điền vào bảng. Ở cột độ dài, các nhóm tự lựa chọn đo theo đơn vị xăng-ti-mét hay mi-li-mét. - Đưa ra kết luận về màu sắc, hình dạng, kích thước của lá cây. Bảng 2.1. Thống kê lá cây đã quan sát Tên cây/ Đặc điểm của lá Màu sắc Hình dạng Độ dài (cm hoặc mm) tròn bầu dục phức tạp . . Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 35 Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng lá cây Đặc điểm của lá Màu sắc nhiều nhất ... Hình dạng Độ dài lớn nhất Độ dài nhỏ nhất tròn bầu dục phức tạp Số lượng lá cây ... 3. Đặc điểm của hoa Hoạt động 3: Tìm hiểu loại hoa lớp em thích nhất. - Mỗi nhóm tìm/quan sát 4 bông hoa khác loại mà em thích (trong sân trường hay chuẩn bị trước). Số lượng hoa tùy theo số lượng thành viên trong nhóm, đảm bảo sao cho mỗi thành viên quan sát ít nhất 1 bông hoa. - Điền vào bảng thống kê. Bảng 2.3. Thống kê hoa đã quan sát Tên hoa / Đặc điểm của hoa Số cánh của 1 bông Màu sắc Hình dạng Mùi hương tròn bầu dục phức tạp có không .. . . .. . .. . . .. . Bảng 2.4. Tổng hợp số lượng hoa đã quan sát Đặc điểm của hoa Số cánh phổ biến nhất của 1 bông . Màu sắc nhiều nhất . Hình dạng Mùi hương tròn bầu dục phức tạp có không Số lượng . . . .. . Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 36 - Đếm nhanh tổng số cánh hoa của 4 bông hoa, số lá trên một cành hoa (nếu có). - Đưa ra kết luận về đặc điểm về màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi hương của hoa. - Tổng hợp kết quả của cả lớp để đưa ra kết luận: + Loại hoa nào được ưa thích nhất? + Màu sắc hoa ưa thích của lớp em là gì? + Số cánh phổ biến của một bông hoa? Dự án sau giờ học: Vẽ biểu đồ số lượng hoa được yêu thích của cả lớp theo tên hoa hoặc màu sắc. 4. Đặc điểm của quả Hoạt động 4: Tìm hiểu loại quả hấp dẫn nhất. - Mỗi nhóm tìm/quan sát ít nhất 4 quả khác loại mà em thích. Số lượng quả tùy theo số lượng thành viên trong nhóm, đảm bảo sao cho mỗi thành viên quan sát ít nhất 1 quả. - Điền vào bảng thống kê. Bảng 2.5. Thống kê quả đã quan sát Tên cây/ Đặc điểm của quả Màu sắc Hình dạng Độ dài (cm hoặc mm) Mùi vị cầu thuôn dài phức tạp . . . . . . Bảng 2.6. Tổng hợp số lượng quả Đặc điểm Của quả Màu sắc Nhiều nhất .. Hình dạng Độ dài Lớn nhất Độ dài nhỏ nhất Mùi vị cầu thuôn dài phức tạp Số lượng . . . - Đưa ra kết luận về màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị của các loại quả. - Tổng hợp kết quả của cả lớp để đưa ra kết luận: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 37 + Loại quả nào được ưa thích nhất? + Mùi vị nào của quả được ưa thích nhất? Dự án sau giờ học: Vẽ biểu đồ số lượng quả được yêu thích của cả lớp theo tên quả hoặc mùi vị. 5. Chức năng của hạt Hoạt động 5: Tìm hiểu chức năng của hạt. Mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ hoặc trả lời các câu hỏi sau: - Xem phim: Sự phát triển của cây đậu Hà Lan (https://www.youtube.com/watch?v=Nm88iOk3Rz4) Hoạt động thay thế: Trước đó, cho HS trồng đậu Hà Lan trong ly nhựa có lớp bông gòn ẩm. - Mở 1 vỏ đậu Hà Lan được phát và tách các hạt đậu ra. Đếm số hạt đậu. - Giả sử, nhờ gặp điều kiện thích hợp, mỗi hạt đậu sẽ phát triển thành một cây đậu. Khi đó, em sẽ có bao nhiêu cây đậu? - Mỗi cây đậu mới cho 4 trái đậu. Vậy lúc này em có bao nhiêu trái đậu? - Mỗi trái đậu có 6 hạt đậu. Vậy lúc này em có bao nhiêu hạt đậu? - Ghi kết quả vào bảng: Bảng 2.7. Thống kê số lượng đậu Hà Lan Số hạt trong quả đậu đầu tiên Số cây đậu Số trái đậu Số hạt đậu - Vẽ sơ đồ từ hạt đậu ban đầu. Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 38 Hình 2.1. Ví dụ sơ đồ từ hạt đậu - Kết luận về chức năng của hạt. Dự án cuối bài học: Nếu được trình bày ý kiến, em muốn nhà trường trồng thêm cây gì? Vì sao?  Ví dụ minh họa thứ tư : “Tỉ số - Hệ mặt trời” Mục tiêu: Toán học (Thống kê: tuần 26) Tự nhiên (Thực vật: từ tuần 20-24) - Sắp xếp đúng thứ tự các số tự nhiên. - Thực hành đúng dạng bài tập: Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần. - So sánh 2 số bằng cách dùng phép trừ hoặc chia. - Nhận biết các phân số đơn giản 1 2 , 1 3 , để trả lời câu hỏi. - Thực hiện đúng phép tính nhân, chia. - Vận dụng số liệu thống kê để giải toán, vẽ biểu đồ. - Kể tên 9 hành tinh trong hệ Mặt trời. - Từ số liệu thống kê, suy luận và nêu đặc điểm cơ bản của các hành tinh: khoảng cách đến Mặt trời, đường kính, nhiệt độ bề mặt. - Đưa ra nhận định cân nặng của một người trên các hành tinh khác nhau từ hoạt động thực hành. Chuẩn bị: - Phiếu học tập - Bảng thông tin Nội dung bài học Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 39 1. Ngôi nhà chung của Trái đất - hệ Mặt trời Hoạt động 1: Điền đúng tên các hành tinh vào phiếu học tập dựa vào bảng thông tin ngắn gọn dưới đây. Trình bày cách làm của em. Bảng 2.9. Thông tin về các hành tinh trong Hệ Mặt trời Hành tinh (xếp theo thứ tự chữ cái) Khoảng cách từ Mặt Trời (trăm nghìn km)* Đường kính (chục km) Đường kính so với đường kính của trái đất (đường kính trái đất bằng 1) Sao Hải Vương 44 970 4 950 4 Sao Hỏa 2 280 679 1 2 Sao Kim 1 080 1 210 1 Sao Mộc 7 780 14 280 11 Sao Thiên Vương 28 700 5 180 4 Sao Thổ 14 270 12 000 9 Sao Thủy 600 487 1 3 Trái Đất 1 500 1 275 1 * Do HS lớp 3 chưa học số thập phân nên khoảng cách được làm tròn. Vòng số của chương trình lớp 3 trong phạm vi 100 000 nên khoảng cách từ Mặt Trời chọn trăm nghìn km, đường kính chọn chục km, có làm tròn. Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 40 (Hai hình dưới đã được thu nhỏ lại. Khi tổ chức cho học sinh hoạt động chủ đề này, giáo viên phóng to kích thước với tỉ lệ phù hợp) Hình 2.3. Phiếu học tập nội dung 1 (nguồn: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 41 2. Mô hình thú vị Hoạt động 2: Tiếp tục sử dụng bảng thông tin trên, xếp các biểu tượng hành tinh theo vị trí trong hệ Mặt trời. Điều gì khiến em tin chắc cách làm của mình là đúng? Hình 2.4. Phiếu học tập nội dung 2 Kiểm tra câu trả lời bằng thông tin tìm kiếm trên internet6 hoặc qua hình ảnh. * Thực hành sau giờ học: Tạo ra mô hình hệ Mặt trời cho riêng em bằng các vật liệu khác nhau. Gợi ý: bong bóng, nút, đất sét, trái cây và treo trong lớp học hoặc trong một hộp rỗng. Dán nhãn tên các hành tinh. 3. Chúng ta có thay đổi không? Hoạt động 3: Khi đến hành tinh khác, cơ thể chúng ta có thay đổi không? Hãy dựa vào bảng sau và phát biểu những điều thay đổi của cơ thể, cụ thể về cân nặng. Em hãy đưa ra dự đoán về những yếu tố khác của cơ thể, yếu tố nào sẽ thay đổi, yếu tố nào sẽ được giữ nguyên. Bảng 2.18. Cân nặng của con người trên các hành tinh (nguồn: Paso Partners Grade 3) Bảng 2.10. Tỉ lệ cân nặng theo các hành tinh Hành tinh Cân nặng so với cân nặng ở Trái Đất (cân nặng ở Trái Đất bằng 1) Sao Hải Vương 1 Sao Kim 1 Sao Thiên Vương 1 Sao Thủy 1 3 Trái Đất 1 - Thảo luận nhóm 2: a) Ở những hành tinh nào, cân nặng của em sẽ giống như ở Trái đất? b) Cân nặng của em khi ở Sao Thủy sẽ là bao nhiêu? (Nếu phép chia có dư, chỉ ghi thương.) 6 Nguồn : Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 42 c) Nếu cân nặng của một người trên Sao Thủy là 60 kg thì trên Trái đất, người đó cân nặng bao nhiêu? Các hành tinh khác và Mặt trăng có cách tính cân nặng phức tạp hơn. Em chọn 2 địa điểm mà em thích dưới đây và thử tính cân nặng của mình ở đó. Bảng 2.11. Cân nặng ở một số hành tinh so với cân nặng ở Trái Đất Hành tinh Cân nặng so với cân nặng ở Trái Đất (cân nặng ở Trái Đất bằng 1) Sao Thổ 15 1 Sao Hỏa 2 5 Mặt Trăng 3 5 Sao Mộc 25 3 d) Em thích cân nặng của mình trên hành tinh nào (ngoài ở Trái đất)? * Thực hành sau giờ học: Lập bảng thống kê cân nặng của em ở Trái đất, Mặt trăng và 2 hành tinh khác (tự chọn). Vẽ biểu đồ. 4. Nhà khoa học Thực hành cá nhân, sử dụng phiếu học tập: 1. Hành tinh nào xa Mặt trời nhất? Nêu khoảng cách của nó. Hành tinh nào gần Mặt trời nhất? Nêu khoảng cách của nó. 2. Từ Mặt trời ra xa dần, Trái đất là hành tinh thứ mấy? 3. Hành tinh nào lớn nhất? Nêu đường kính của nó. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 43 Hành tinh nào bé nhất? Nêu đường kính của nó. 4. Tìm sự chênh lệch giữa hành tinh lớn nhất và hành tinh bé nhất. Em sử dụng phép so sánh nào? Vì sao? 5. Viết câu có sử dụng “số lần”, ví dụ: Đường kính của Sao Thiên Vương . lần đường kính của Trái Đất. Em có thể viết được bao nhiêu câu? Em dựa vào đâu để tìm ra kết quả? 6. Khi nào em dùng so sánh là phép tính trừ, khi nào là phép tính chia? * Thực hành sau giờ học: Sáng tác thơ về các hành tinh hoặc viết truyện ngắn về chuyến du hành qua các hành tinh. 5. Nhiệt độ bất ngờ - Theo em, nhiệt độ bề mặt của các hành tinh có giống nhau không? Hãy ghi lại dự đoán của em trên sơ đồ7 thang nhiệt kế (sơ đồ a). Giải thích dự đoán của em. - So sánh thang nhiệt kế (sơ đồ b) với dự đoán của em. - Điều gì ảnh hưởng đến nhiệt độ của các hành tinh? Có trường hợp nào là ngoại lệ? 7 Nguồn: https://solarsystem.nasa.gov/galleries/solar-system-temperatures Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 44 Gợi ý : Có thể xây dựng một số bài tích hợp giữa Số học với Khoa học tự nhiên ở vài nội dung cụ thể như trong bảng sau : Bảng 2.8. Phương pháp dạy học tương ứng với bài học cụ thể Bài học Cách tổ chức dạy học theo nhóm Cách tổ chức dạy học dự án Cách tổ chức trò chơi học tập Thực vật Phân chia khu vực cho các nhóm quan sát, thống kê trong sân trường/ công viên. Thực hiện dự án: Thực vật trường em (lập bảng thống kê, từ đó nêu ý kiến đề xuất về việc chăm sóc, trồng cây) Tìm và thống kê thực vật theo đặc điểm phân loại do GV nêu ra. Động vật Phân chia khu vực cho các nhóm quan sát, thống kê theo lớp động vật (qua hình ảnh hoặc tham quan thực tế ở Thảo Cầm Viên) Thực hiện dự án: Các loài vật trên thế giới (thống kê, tìm hiểu theo lớp động vật) Tìm và thống kê động vật theo đặc điểm phân loại do GV nêu ra. Hệ Mặt trời Học tập theo nhóm thực hiện các nhiệm vụ học tập. Thực hiện dự án: Khám phá hệ Mặt trời (xây dựng mô hình, bảng so sánh về đặc điểm của các hành tinh) Thi đua cá nhân hoặc theo nhóm ở từng nhiệm vụ học tập. Ví dụ: So sánh cân nặng của một người ở Trái Đất và ở một hành tinh khác, cho biết người đó đang ở hành tinh nào; Tìm hành tinh còn thiếu trong sơ đồ hệ Mặt trời; đưa ra 3 gợi ý về một hành tinh và bạn khác đoán tên hành tinh. Nước Học tập theo nhóm thực hiện các nhiệm vụ học tập. Thực hiện dự án: Nước trong cuộc sống (tìm hiểu thực trạng sử dụng nước ở trường, địa phương kết hợp số liệu cụ thể; đề xuất giải pháp tiết kiệm nước) Thi đua cá nhân hoặc theo nhóm ở từng nhiệm vụ học tập. Ví dụ: dựa vào tình huống, chọn cách sử dụng nước một cách tiết kiệm. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 45 Âm thanh Học tập theo nhóm thực hiện tạo ra âm thanh từ chai nước. Thực hiện dự án: Nhạc cụ tái chế (thực hiện các nhạc cụ từ những vật dụng quen thuộc, ví dụ: chai nước, chai đựng sỏi/cát, để chơi một bản nhạc ngắn; ghi chép lại cách làm để hướng dẫn tạo ra bộ nhạc cụ) Tìm ra nhiều cách tạo ra âm thanh từ những vật dụng quen thuộc cho sẵn, âm thanh càng đa dạng càng tốt. IV. THỰC HÀNH Hoạt động : Anh (chị) hãy đề xuất một (hay một dãy) tình huống dạy học một nội dung toán học nào đó trong chương trình Tiểu học theo hướng tích hợp. Phân tích các tình huống đã đề nghị. Gợi ý 1: Từ hóa đơn tiền nước sau, anh chị hãy xây dựng tình huống thực tế để tích hợp môn Toán và môn Khoa học (lớp 4) về chủ đề Tiết kiệm nước. Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 46 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Amy Dahan - Dalmedico, Jeanne Peiffer, (1986), Une histoire des mathématiques, Editions du Seuil, Paris. [2] Charlot, B. (1987). L’école en mutation. Paris. Payot. [3] Lê Thị Hoài Châu (2013), Tích hợp trong dạy học toán (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên). [4] Lê Thị Hoài Châu (2014), Tích hợp trong dạy học toán (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên). [5] Lê Thị Hoài Châu, Vũ Như Thư Hương (2016), Dạy học toán và đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên). [6] Phạm Huy Điển (2006) Bàn về dạy và học toán hiện nay, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 7/2006, Trung ương Hội khuyến học Việt Nam. [7] Đỗ Đình Hoan, (2002). Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới, NXB Giáo Dục. [8] Đặng Ngọc Hân (2017), Dạy học tích hợp số học với khoa học tự nhiên ở tiểu học, luận văn cao học ngành Giáo dục học (Giáo dục tiểu học), ĐHSP TP.HCM. [9] Trần Kiều và nhóm nghiên cứu (2013), Về mục tiêu môn toán trong trường phổ thông Việt Nam, Đại hội toán học toàn quốc lần thứ 7, Nha Trang. [10] Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn toán, NXB ĐHSP. [11] Trương Thị Thúy Ngân (2016), Dạy chủ đề hình học ở bậc tiểu học theo hướng tiếp cận hình ảnh thực tế, luận văn cao học ngành Giáo dục học (Giáo dục tiểu học), ĐHSP TP.HCM. [12] Dương Sĩ Tiến, Giảng dạy tích hợp các khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Tạp chí Giáo dục, số 9, tháng 7/2000, tr. 27-29) [13] Dương Sĩ Tiến, Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Tạp chí Giáo dục, số 26, tháng 3/2002, tr. 21-22) [14] Đỗ Ngọc Thống (2014), Phương phướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, tài liệu hội thảo: chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Huế tháng 11 năm 2014. [15] Trần Thị Tố Trinh (2016), Xây dựng hệ thống bài tập hỗ trợ kỹ năng đọc hiểu trong giải toán có lời văn cho học sinh lớp một và lớp hai, luận văn cao học ngành Giáo dục học (Giáo dục tiểu học), ĐHSP TP.HCM. [16] Các Sách giáo khoa Toán 1, 2, 3, 4, 5, NXB giáo dục. [17] Bộ giáo dục & Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục tổng thể. [18] Bộ Toán tiểu học Pour comprendre les mathématiques (CM1), chương trình 2008, NXB Hachette. Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 48 PHỤ LỤC 1 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 49 Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 50 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 51 Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 52 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 53 Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 54 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 55 Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 56 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 57 PHỤ LỤC 2 Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 58 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 59 Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 60 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 61 Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 62 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 63 Dạy học Toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực 64 PHỤ LỤC 3 1) Dùng văn để dạy toán ở Singapore Đọc truyện trong giờ học toán nghe có vẻ kỳ lạ nhưng đó đang là phương pháp học mới ở trường tiểu học Woodgrove của Singapore. Nhờ cách này, giờ học toán của học sinh không còn khô khan với đầy những công thức. Học sinh Trường tiểu học Woodgrove học toán qua truyện đọc - Ảnh chụp màn hình The Straits Times Một trong những câu truyện đó kể về một chuỗi giấc mơ của một cậu bé sợ học toán. Trong cuộc hành trình qua 12 giấc mơ, cậu bé đã gặp một sinh vật lạ và được dạy về số nguyên tố cũng như cách tính diện tích, theo The Straits Times. Phương pháp học toán qua truyện đọc được nhiều học sinh đón nhận. Đàm Hải Dương, học sinh lớp 4 tại trường Woodgrove, cho biết em rất thích các câu chuyện loại này. Cậu bé ban đầu không thích học toán. Thế nhưng, từ khi sinh vật lạ xuất hiện trong giấc mơ, cậu ấy đã học được rất nhiều điều hay về toán học. "Em thích những câu chuyện như vậy hơn là thầy cô viết công thức lên bảng rồi giải thích”, Hải Dương kể lại. Cách tiếp cận môn toán dưới góc độ văn học do bà Tân Hồng Khải, người chịu trách nhiệm chính về môn toán ở trường Woodgrove, khởi xướng. Lần đầu tiên bà áp dụng thử cách học này là vào năm 2014. Đến nay, trường đã có hơn 50 quyển sách toán học qua truyện đọc. Lãnh đạo trường Woodgrove hy vọng cách học mới giúp kích thích trí tò mò và giúp học sinh yêu thích môn toán. Từ đó, các em có thể tự tìm hiểu, tự học môn toán bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ngoài ra, trường cũng có cách dạy toán khác nhau tùy vào năng lực học sinh. Nếu học sinh yếu toán thì sẽ nhận được nhiều sự hướng dẫn và giúp đỡ hơn. Em nào giỏi thì sẽ được làm nhiều bài tập, trong đó có cả các câu đố và trò chơi. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. Thuận An, Bình Dương, tháng 11 năm 2017 65 2) Hãy bảo vệ tầng khí quyển Trích sách “Pour comprendre les mathématiques” CM1 - chương trình 2008 (trang 183) Từ khi các nhà kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_day_hoc_toan_o_tieu_hoc_theo_huong_tiep_can_pham_ch.pdf
Tài liệu liên quan