Để đáp ứng với nhu cầu thực tế, chúng tôi tiến hành biên soạn giáo trình “ Trồng
và khai thác cao su” Bộ giáo trình gồm 05 bài
Bài 1: Giới thiệu về cây cao su.
Bài 2: sản xuất cây giống.
Bài 3: Chuẩn bị đất trồng .
Bài 4: Trồng và chăm sóc
Bài 5: Khai thác mủ.
93 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu đào tạo nghề kỹ thuật trồng và khiai thác cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị gián đoạn bởi 1 hay nhiều ngày nghỉ có tính chu kỳ, phân
số thứ hai được đưa vào biểu thị nhịp độ thực hiện. Trong đó tử số là số ngày cạo
trong khoảng thời gian được ghi ở mẫu số.
- Ví dụ:
+ d/3: Ba ngày cạo một lần
+ d/2: Hai ngày cạo 1 lần.
+ d/3 6d/7: Ba ngày cạo một lần, 6 ngày cạo, 1 ngày nghĩ trong chu kỳ 7 ngày.
+ d/2 13d/14: Hai ngày cạo một lần, 13 ngày cạo, 1 ngày nghĩ trong chu kỳ 14 ngày.
2.2. Chu kỳ cạo
- Tính bằng tuần (w), tháng (m), năm (y). Được biểu thị bằng các phân số đặt
kế tiếp. Trong đó tử số là thời gian cạo trong một chu kỳ được ghi ở mẩu số.
- Ví dụ:
+ 3w/4: 3 tuần cạo, 1 tuần nghỉ trong chu kỳ 4 tuần.
+ 9m/12: 9 tháng cạo, 3 tháng nghỉ trong chu kỳ 12 tháng.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
65
3. Cường độ cạo
- Chiều dài đường cạo kết hợp với nhịp độ cạo tạo thành cường độ cạo.
- Ví dụ:
+ 1/2S d/3
+ 1/2S d/2 9m/12
4. Mặt cạo
- Mặt cạo là vị trí vùng vỏ được cạo trên thân cây.
- Ký hiệu mặt cạo bao gồm vị trí mặt cạo, tính chất vỏ cạo và thứ tự mặt cạo.
Nó không được ghi trong ký hiệu chế độ cạo nhưng phải được nêu rõ khi mô tả chế
độ cạo hoặc trong chi tiết nghiệm thức thí nghiệm.
- Các ký hiệu gồm có:
+ B: Mặt cạo thấp (base tapping panel)
+ H: Mặt cạo cao (high tapping panel)
+ 0: Vỏ nguyên sinh.
+ I: Vỏ tái sinh lần 1.
+ II: Vỏ tái sinh lần 2.
+ 1, 2, 3 hoặc 4: Thứ tự mặt cạo theo chiều kim đồng hồ.
- Ví dụ:
+ B0-1: Mặt cạo thấp thứ nhất trên vỏ nguyên sinh.
+ BI-2: Mặt cạo thấp thứ hai trên vỏ tái sinh lần 1.
+ H0-3: Mặt cạo cao thứ ba trên vỏ nguyên sinh.
5. Kích thích mủ
*Loại chất kích thích và nồng độ sử dụng:
- Loại hóa chất kích thích mủ được sử dụng có hoạt chất là ethephon
- Nồng độ hoạt chất sử dụng là 2,5% a.i cho cây nhóm I và II; 5% a.i. cho các
vườn cây nhóm III và vườn cây cạo tận thu trước khi thanh lý.
* Thời vụ áp dụng kích thích mủ, thời điểm bôi
Ở Bắc Trung bộ, bôi chất kích thích vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9 và 10.
Bôi chất kích thích trước nhát cạo kế tiếp 24 giờ – 48 giờ.
Không bôi khi cây còn ướt hoặc lúc trời sắp mưa. Tuyệt đối không được bôi
trong mùa khô, mùa rụng lá.
* Phương pháp bôi chất kích thích mủ:
- Bôi bằng phương pháp Pa bôi trên vỏ tái sinh: Sau khi khuấy đều chất kích
thích, dùng cọ nhỏ bôi một băng rộng 1 cm, mỏng đều trên vỏ tái sinh sát với miệng
cạo.
- Phương pháp bôi trên miệng cạo không bóc lớp mủ dây (La):Sau khi khuấy đều
chất kích thích, dùng cọ nhỏ bôi một lớp mỏng đều ngay trên miệng cạo. Phương pháp
này áp dụng cho miệng cạo úp.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
66
* Liều lượng sử dụng, nhịp độ bôi chất kích thích
Cây có tuổi cạo từ 1 – 5, bôi từ 0,5 – 1 gam/cây/lần theo phương pháp Pa.(Một
hộp bôi 400-450 cây)
Cây có tuổi cạo từ 6 – 10, bôi từ 0,75 – 1,5 gam/cây/lần theo phương pháp
Pa.(Một hộp bôi gần 300 cây)
Cây có tuổi cạo trên 10, bôi từ 1 – 2 gam/cây/lần theo phương pháp Pa; từ 0,75 –
2 gam/cây/lần theo phương pháp La.
Khoảng cách giữa 2 lần bôi ít nhất là 3 tuần.
* Tiêu chuẩn cây được sử dụng chất kích thích
Bôi chất kích thích cho những cây sinh trưởng bình thường, kỹ thuật cạo tốt.
Không bôi chất kích thích cho những cây bị bệnh nấm hồng gây cụt đọt, cây bị
bệnh loét sọc miệng cạo nặng, cây đã rụng hết lá do bệnh rụng lá mùa mưa, cây có dấu
hiệu khô miệng cạo hoặc những cây quá nhỏ
Nếu hàm lượng cao su khô (DRC) của vườn cây dưới 25% thì không sử dụng
chất kích thích.
Nếu tỷ lệ cây khô miệng cạo toàn phần cao hơn lần kiểm kê trước đó theo mức
quy định sau thì không nên bôi chất kích thích: Năm cạo 1 – 10: > 3 %; Năm cạo 10 –
20: > 10 %
- Bôi thuốc kích thích cho miệng cạo ngửa, phương pháp bôi Pa
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
67
- Bôi thuốc kích thích cho miệng cạo úp
6. Chế độ cạo
- Một chế độ cạo hoàn chỉnh ký hiệu như sau:
1/2S d/3 6d/7 10m/12.ET2,5%.Pa0,7(1).4/y: Cạo nửa vòng xoắn, ba ngày cạo
một lần, 6 ngày cạo, 1 ngày nghỉ, cạo 10 tháng trong 12 tháng. Bôi kích thích
ethephon nồng độ 2,5% theo phương pháp Pa (bôi trên mặt vỏ tái sinh phía trên
miệng cạo), liều lượng 0,7g trên băng rộng 1 cm, 4 lần năm.
III/ MỘT SỐ KIẾN THỨC LÀM CƠ SỞ CHO KỸ THUẬT CẠO MỦ
1. Cấu tạo vỏ cây cao su
Vỏ cây cao su được chia thành 3 lớp chính: da me, da cát, da lụa
* Lớp da me (Tầng mộc thiêm): Là lớp vỏ ngoài cùng của cây cao su (không
chứa mạch mủ), hình dạng xù xì và có màu nâu sậm, là các vảy bần, lớp vỏ này có tác
dụng bảo vệ các lớp bên trong.
*Lớp da cát (lớp trung bì): Đây là lớp vỏ cứng phía trong lớp da me, có màu
vàng đỏ lấm tấm, càng vào trong màu càng nhạt dần, lớp này gồm các tế bào đá và một
số ống mủ đứt đoạn. Lớp này được chia ra làm 2 lớp: Lớp da cát thô và da cát nhuyễn.
- Da cát thô: Lớp này nằm ở phía ngoài, vỏ cứng, rất ít ống mủ, ống mủ bị đứt đoạn và
phân bổ thưa thớt, lớp này rất ít mủ.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
68
- Da cát nhuyễn: nằm trong lớp da cát thô, có ít tế bào đá và nhiều ống mủ hơn.
* Lớp da lụa (lớp nội bì): Là lớp chính cung cấp mủ, cấu tạo bởi nhiều vòng ống
mủ xếp theo chiều xoắn ốc dọc thân cây theo chiều từ trái sang phải và từ gốc đến
ngọn, lớp vỏ này nằm sát bên ngoài lớp tượng tầng và bên trong lớp da cát nhuyễn, các
mạch mủ càng gần tượng tầng thì số lượng ống mủ tập trung càng nhiều, cho nên khi
cạo mủ phải cạo đúng độ sâu qui định cách tượng tầng 1,0 – 1,3 mm thì sẽ cắt được
nhiều ống mủ hơn và cho năng suất cao.
2. Cấu tạo và tác dụng của tượng tầng
Tượng tầng là lớp tế bào rất mỏng nằm giữa vỏ và gỗ cây cao su có màu trắng
trong, hơi nhầy.
Tượng tầng là nơi sản sinh ra các tế bào mới. Các tế bào này sẽ phân hóa thành
lớp vỏ bên ngoài và lớp gỗ bên trong và các tế bào ống mủ, cây sinh trưởng lớn dần.
Hoạt động của tượng tầng có vai trò quyết
định đến sự lớn lên của cây cao su (sinh trưởng)
và năng suất của cây cao su. Khi cạo đến tượng
tầng là cạo phạm, chỗ bị phạm sẽ bị u lồi, khi
cạo vỏ tái sinh sẽ khó và ảnh hưởng rất lớn sản
lượng mủ và gỗ cao su. Nếu chỗ cạo phạm bị
ẩm ướt kéo dài sẽ thâm đen và mầm bệnh xâm
nhập làm thối loét gây hư hỏng nặng, ảnh hưởng
đến năng suất và tuổi thọ của cây.
Yêu cầu: tránh cạo sát nặng và phạm, phải chừa lại một lớp vỏ mỏng cách 1 –
1,3 mm cách gỗ để đảm bảo an toàn cho tượng tầng.
3. Hệ thống ống mủ và mạch mủ:
a/Cấu tạo ống mủ: hệ thống ống mủ trong cây cao su có 2 loại
* Ống mủ sơ cấp: Do mô phân sinh sơ cấp phân hóa tạo thành, chỉ có ở trong
phôi mầm, các phần non của cây. Khi cây lớn dần ống mủ thứ cấp hình thành và phát
triển thì ống mủ sơ cấp thoái hóa và mất hẳn.
* Ống mủ thứ cấp: Do tượng tầng sinh ra, trong quá trình phân hóa tạo ra vỏ,
tượng tầng cũng phân hóa tạo ra các tế bào ống mủ. Các tế bào ống mủ liên kết với
nhau ở hai đầu và phân hóa thành lỗ thủng tạo ra ống mủ.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
69
b/ Sự sắp xếp và phân bố ống mủ
* Sự sắp xếp ống mủ:
Các ống mủ sắp xếp xen kẻ với những tế bào vách mỏng tạo thành vòng ống mủ.
Các ống mủ sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm. Số lượng ống mủ ở vỏ cây tăng dần từ
ngoài vào trong và từ ngọn đến gốc.
* Sự phân bố ống mủ:
- Số lượng ống mủ tăng dần từ trên xuống dưới và tăng dần từ ngoài vào trong
(càng gần gốc, càng vào trong ống mủ càng nhiều).
- Ở cây ghép số lượng ống mủ ở phần trên và phần dưới ít chênh lệch hơn so với
cây thực sinh (cây ghép chênh lệch 10 – 15%, cây thực sinh chênh lệch 30 – 35%).
- Ống mủ phân bố không song song với thân mà thường nghiêng theo hướng
thấp về phía bên trái lên cao về phía phải khi đối mặt với cây cao su, một góc 3 – 50
(so với đường thẳng đứng).
Vì vậy khi cạo mủ phải tạo một vết cắt theo chiều ngược lại để cắt nhiều ống mủ.
Cây có vòng thân càng lớn thì vỏ càng dày, số lượng vòng ống mủ nhiều và cho năng
suất càng cao.
Hệ thống ống mủ và mạch mủ
4. Đặc điểm của mủ cao su:
Mủ cao su có màu trắng sữa, trắng vàng hay hơi hồng. Trong mủ có nhiều hạt hình
cầu hoặc hình trứng chứa cao su.
Thành phần của mủ bao gồm: Nước, cao su, đạm, đường, chất béo và một số chất
khác. Thành phần của mủ là môi trường thích hợp cho vi khuẩn hoạt động lên men và dễ
thủy phân. Vì vậy nếu bảo quản mủ không tốt se gây hiện tượng đông mủ. Qua đó trong
quá trình khai thác phải giữ vệ sinh dụng cụ, vật tư trang bị khai thác, thực hiện yêu cầu
vệ sinh trong khai thác để mủ không đông trước khi đưa về nhà máy chế biến.
5. Sinh lý sự chảy mủ
a/ Hiện tượng chảy mủ:
Khi ống mủ trong cây bị phá vở (do cạo mủ, nứt vỏ, gãy cành, bệnh) thì mủ chảy
ra, ban đầu nhanh sau chậm dần và ngừng hẳn.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
70
Nguyên nhân: do sự chênh lệc áp suất trong ống mủ với áp suất khí trời bên ngoài.
Áp suất trong ống mủ là áp suất trương, trong tình trạng bịt kín, áp suất trương nước bên
trong các ống mủ rất cao, cao hơn 8-15 lần áp suất không khí. Khi ống mủ bị cắt, sự chênh
lệch áp suất đã đẩy khối lượng mủ nước chảy tràn ra ngoài. Sau đó, khi đã có một số
lượng mủ thoát ra ngoài, áp suất trương nước bên trong ống mủ giảm dần cho đến khi có
sự cân bằng áp suất giữa bên trong ống mủ với ngoài không khí thì mủ chảy yếu dần và
ngưng hẳn.
b/ Các yếu tố ảnh hưởng khả năng chảy mủ của cây
- Vùng huy động mủ: là vùng vỏ có các ống mủ cung cấp khối lượng mủ nước thoát
ra ngoài ngay sau khi lớp vỏ bị cắt.
- Khả năng huy động mủ: các ống mủ không bị cắt đứt vận bị sức ép do chênh lệch
áp suất với ống mủ bị cắt nên mủ vẫn được huy động ra ngoài bằng áp suất thẩm thấu qua
các vách tế bào mỏng. Ngay sau khi cạo mủ, mủ chảy nhanh và nhiều, sau đó lượng mủ
giảm dần, chảy chậm và cuối cùng sau khi cạo 2 – 3 giờ mủ ngưng chảy.
- Khả năng bốc hơi nước: Quá trình bốc hơi nước nhanh làm mủ mau đặc, thời gian
chảy mủ ngắn.
- Giống: Giống có sản lượng cao thì thời gian chảy mủ dài và ngược lại.
- Kỹ thuật cạo: Cạo đúng kỹ thuật, đúng độ sâu, cạo sớm, cạo nhanh, dao cạo sắc
bén cắt ngót ống mủ thì mủ chảy mạnh, thời gian chảy mủ dài.
- Trường hợp đặc biệt: Sử dụng chất kích thích thời gia chảy mủ kéo dài. Cây bị
bệnh xì mủ làm mủ chảy cả ngày, cây bị khô miệng cạo sẽ không có mủ.
6/ Hiện tượng bít mạch mủ
Trong quá trình chảy mủ, hiện tượng nút bít ống mủ xuất hiện do các hạt mủ đông
trong mủ nước được hình thành bít dần diện tích hở của ống mủ. sau một thời gian, ống
mủ bị bịt kín hoàn toàn khiến mủ ngưng chảy.
Nút bít ống mủ dày khoảng < 1 ly. Vì vậy khi cạo lát dăm phải dày 1,1 – 1,5 mm
mới cắt hết lớp vỏ có chứa nút bít ống mủ, để mủ được chảy ra ngoài.
7/ Thời gian chảy mủ
Tính từ lúc mủ bắt đầu chảy đến khi ngừng chảy. Thời gian chảy mủ trung bình từ 1
giờ 30 đến 2 giờ tùy theo mùa.
Mùa hè thời gian chảy mủ khoảng 50 đến 80 phút. Mùa đông thời gian chảy mủ từ
90 đến 150 phút.
Đối với thời tiết ở Quảng Trị (trong điều kiện bình thường) tốt nhất nên cạo 2 giờ
sáng đối với vườn cạo xuôi và 1 giờ sáng đối với vườn cạo úp.
Trong trường hợp mùa mưa, thời tiết bất bình thường có thể cạo ngày nếu cây khô
ráo nhằm đạt lợi ích kinh tế nhưng phải tính toán để quay lại đúng thời gian cạo qui định.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
71
IV/ TRANG BỊ DỤNG CỤ VẬT TƯ
1. Dụng cụ vật tư trang bị cho cây cạo
1.1.Máng chắn nước mưa
* Thời vụ gắn máng chắn nước mưa: Máng chắn nước mưa phải được gắn trên cây
vào đầu mùa mưa.
* Vật liệu, kích thước máng chắn nước mưa:Máng chắn nước mưa có thể được làm
bằng giấy dầu hoặc tấm PE (polyethylene) có độ dày 0,3 ± 0,02 mm, đảm bảo chất lượng
để sử dụng được hai năm.
Máng có hình dạng cong như hình lưỡi liềm bề rộng ở giữa máng khoảng 4,3 - 4,5
cm. Độ dài và độ cong của máng sử dụng tùy theo bề vòng thân và chiều dài miệng cạo.
Máng phải dài hơn miệng cạo khoảng 20 cm (10 cm vượt tiền và 10 cm vượt hậu).
* Kỹ thuật gắn máng
- Vị trí gắn máng: Máng phải được gắn phía trên miệng cạo với độ dốc từ 300 - 340
so với trục ngang.
-Đối với miệng cạo ngửa, khi mới bắt đầu mở cạo cũng như các năm cạo tiếp theo
trên cùng mặt cạo, gắn máng trên vỏ nguyên sinh cách vị trí mở miệng cạo đầu tiên
khoảng 2 - 3 cm. Khi chuyển sang mặt cạo mới vị trí gắn máng cũng tương tự.
- Đối với miệng cạo úp, máng được gắn phía trên mức hao vỏ cạo dự kiến trong hai
năm 5 cm.
* Cố định máng
Trước khi cố định máng, dùng nạo vỏ nạo nhẹ loại bỏ lớp vỏ bần trên thân cây ngay
tại chỗ sẽ gắn máng. Lưu ý tránh nạo sâu làm hư hại tầng sinh bì.
Dùng kim bấm số 10 để cố định máng trên cây cao su, khoảng cách giữa hai kim ít
nhất là 5 cm. Không được bấm quá nhiều kim làm hư vỏ cây.
* Bôi keo:
Keo phải có độ bền sánh dẻo, chống thấm tốt, không ảnh hưởng đến vỏ cây cao su.
Thường xuyên kiểm tra lại và bôi keo bổ sung khi máng bị rò rỉ. Tạo hai đường keo thẳng
đứng phía ngoài và song song với ranh tiền và ranh hậu để ngăn nước mưa chảy lan vào
mặt cạo.
Đường keo bôi cách ranh tiền/hậu khoảng 5 cm. Phải bôi keo ngay sát mép dưới
máng và kéo dài qua khỏi miệng cạo khoảng 15 cm.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
72
Máng chắn mưa. Dùng gim cố định máng
Bôi keo
1.2. Máng dẫn mủ:
Phía trên được khắc các răng để đóng vào cây cao su. Dài 6 - 6,5cm làm bằng
tôn kẽm dày 0,4 - 0,6mm được tạo lòng máng để mủ chảy vào chén. Có hai loại:
+ Loại cho cây nhóm I + II
+ Loại cho cây nhóm III
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
73
1.3. Chén hứng mủ
- Làm bằng đất nung có tráng lớp men sứ trong lòng chén hoặc bằng chén
nhựa mặt trong láng, dung tích chén từ 500 – 1000ml tùy nhóm cây.
1.4. Kiềng và dây kiềng
- Kiềng làm bằng dây thép đường ính 2,5mm bằng dây nylon
2. Dụng cụ vật tư trang bị cho nông dân
2.1. Dao cạo
* Dao cạo kéo: Dùng để cạo kéo là loại dao chủ yếu hay dùng, làm bằng thép
tốt, cán gỗ, lưởi cắt mài sắt và đúng các góc độ.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
74
* Dao cạo đục: Dùng để cạo đục những cây có mặt cạo cao và cạo thanh lý,
được làm bằng thép tốt, cán dao làm bằng gỗ hoặc bằng tre, chiều dài cán dao
thay đổi tùy theo miệng cạo cao hay thấp, lưỡi dao mài sắc và đúng góc độ.
2.2. Thùng chứa và thùng trút
* Thùng chứa: Dung tích 35 lít
* Thùng trút: Dung tích 15 lít
Cả hai loại đều làm bằng tôn kẽm có
quai xách.
2.3. Giỏ đựng mủ tạp
- Làm bằng tôn kẽm hoặc giỏ nhựa
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
75
2.4. Rây lọc mủ
2.5. Thước gỗ, rập chử U, móc rạch, rập cờ thiết kế miệng cạo
- Thước gỗ: Dài 1,5m, dùng để rạch ranh tiền và ranh hậu, cũng như đo các kích
thước khi rập.
- Móc rạch: Dùng để rạch các đường trên thân cây cao su
Rập chử U
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
76
Rập cờ
- Rập cờ: Được làm bằng tôn kẽm, 2 cán gỗ cứng chắc được đóng các tấm tôn
chiều rộng bằng 1 quý, tổng cộng 15 – 20cm, dài 70 – 80cm.
Thước đánh dấu hao dăm
2.6. Các dụng cụ khác
Móc thùng, nạo vỏ cây, ống đựng thuốc khử trùng, lọ đựng Vaseline bôi vết
cạo phạm, vét mủ, chổi quét lá cây, đá mài (thô, tinh) ...
- Nạo da me (nạo vỏ cây)
- Vét mủ
Dây 3 gút
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
77
- Đá mài dao
Đá mài thô (nhám) Đá mài tinh (trơn)
3. Cách mài dao cạo
3.1. Cách mài dao cạo kéo
* Bước 1: Chuẩn bị:
+ Đá mài thô (nhám) đá hình tam giác.
+ Đá mài tinh (trơn) đá hình tam giác.
+ Nước đựng trong chén.
+ Khăn lau.
* Bước 2: Mài thô
- Dùng để mài những con dao mới rèn và những con dao bị mẻ.
- Tay phải cầm đá, tay trái cầm dao giữ chặt sao cho phía lòng máng của dao
ngữa lên, cho đá mài tiếp xúc với 2 mặt trong của dao, tay phải chuyển động đá mài
qua lại để tiếp xúc với 2 mặt trong của dao, má ngoài mài phải phẳng, vì vậy phải
dùng mặt phẳng của đá mài tạo mép.
- Chú ý:
+ Khi mài luôn luôn cho nước làm mát, tránh dao bị non mềm đi.
+ Sau khi quan sát thấy dao đạt yêu cầu thì chuyển sang mài tinh để dao
được sắc ngọt.
* Bước 3: Mài tinh
- Dùng đá mài tinh để mài.
- Cách mài tương tự như mài thô. Nhưng cần phải phải mài lấy mép cho sắc, bén.
- Phải giữ cho đá mài tiếp xúc đều với mặt phẳng phía trong của 2 má dao,
không mài ở góc trong của dao, củng như góc ngoài. Cần vê tròn sơ bộ để tạo lưỡi
gà. Mặt ngoài cũng phẳng tránh cho dao khỏi bị cong lưỡi cắt.
- Mặt dao kiểm tra nếu tiếp xúc đều với mặt phẳng đá mài, sáng và bén mới đạt
yêu cầu.
- Mài xong lau khô dao, dùng dây bằng giẻ để buộc lưỡi cắt và bảo vệ dao dễ dàng.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
78
3.2. Cách mài dao cạo đục (Cạo úp)
* Bước 1: Chuẩn bị
- Dao đục
- Đá mài thô
- Đá mài tinh
- Nước đựng trong chén
- Giẻ lau.
* Bước 2: Mài thô
- Dùng cho dao mới rèn để đưa vào sử dụng và những dao bị mẻ.
- Tay trái cầm dao đặt vị trí lòng máng lên trên, tay phải cầm đá sao cho
cạnh góc nhỏ nằm tiếp xúc góc lòng máng của dao (mặt 1) và tiếp xúc với mặt phẳng
trong (mặt 2). chiều dài chổ cần mài bằng ½ chiều dài viên đá. Khi thấy đã sắc, thì
tiến hành mài sơ bộ, khi dao đã sắc thì tiến hành dùng đá mài tinh để mài.
* Bước 3: Mài tinh
- Dùng đá mài tinh (đá trơn) để mài. Thao tác cũng tương tự như mài thô.
Nhưng chú ý không được mài làm mất góc lưỡi dao, mặt ngoài phải phẳng đều, lưỡi
cắt thẳng đều.
- Khi dao đã sắc, bén thì lau chùi dao, buộc giẻ lại bảo quản.
4. Cách sử dụng, bảo quản dụng cụ vật tư khai thác
4.1. Dao cạo
- Luôn luôn mài dao sắc trước khi đưa vào cạo, tránh cọ xát và dùng vào các công
việc khác, cạo xong phải mài lại dao và quấn giẽ vào lưỡi dao để bảo quản.
4.2. Dụng cụ vật tư phục vụ khai thác
- Trước lúc sử dụng và sau khi sử dụng phải vệ sinh sạch sẽ, trành ẩm ướt va
chạm, thùng phải úp ngược lên giàn quy định, không được sử dụng vào công việc
khác. Khi các dụng cụ bị hỏng hóc thì phải thay thế.
V/ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG KHAI THÁC MỦ
1. Thời vụ cạo mủ
- Việc mở miệng cạo các vườn cây mới đưa vào mở cạo được tiến hành vào các
tháng 3, 4 (trước mùa mưa) . Riêng khu vực Bắc Trung Bộ (từ Thừa Thiên Huế trở
ra) mở miệng cạo vào các tháng 4 – 5 và tháng 8.
- Đối với cạo úp, mở miệng cạo vào các tháng 3 – 4 (cạo úp cả năm), tháng 7
(cạo úp 7 tháng/năm) hoặc tháng 9 (cạo úp 5 tháng/năm)
- Rụng lá sinh lý hàng năm sớm hay muộn tùy theo dòng vô tính, nền đất trồng
(đỏ, xám), vùng tiểu khí hậu. Vì vậy, vườn cây nào rụng lá trước thì cho nghỉ trước.
Nghỉ cạo lúc lá bắt đầu nhú chân chim. Cạo mủ lại khi cây có tán lá ổn định. Vườn
cây nào tán lá ổn định trước thì cho cạo trước
- Vườn cây đang khai thác cho nghỉ cạo khi cây cao su cho lá mới (thường
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
79
tháng 1, 2). Cây được cạo lại khi đã có tầng lá ổn định (tháng 3, 4).
2. Độ sâu cạo mủ
- Caïo caùch töôïng taàng 1,0 - 1,3 mm ñoái vôùi caû hai mieäng ngöûa vaø uùp.
- Traùnh caïo caïn (caïo caùch töôïng taàng treân 1,3 mm): cắt được ít ống mủ
nên sản lượng thấp.
- Caïo saùt (caïo caùch töôïng taàng döôùi 1 mm), caïo phaïm (caïo chaïm goã):
phá vở cấu tạo của tượng tầng, làm tượng tầng bị thương tổn và mất đi một phần và do
phản ứng sinh lý tự nhiên các tế bào tượng tầng bên cạnh nơi bị cạo phạm sẽ hoạt động
mạnh tạo nên các tế bào dư thừa sẽ trở thành các u bướu khiến lợp vỏ tái sinh không
cạo được nữa. Làm giảm huy động mủ nên năng suất những lát cạo sau thấp, về mùa
mưa dễ bị nấm bệnh xâm nhập.
3. Hao dăm, hao vỏ cạo – đánh dấu hao dăm
Khi cạo là đã cắt đi một lớp vỏ mỏng trên cùng của miệng cạo, chiều dày của lớp
vỏ được cắt đi mỗi lần cạo gọi là hao dăm cạo.
Ñoái vôùi mieäng caïo ngöûa, hao daêm 1,1 - 1,5 mm/laàn caïo. Hao voû caïo
toái ña 16 cm/naêm ñoái vôùi nhòp ñoä caïo d/3; 20 cm/naêm ñoái vôùi nhòp ñoä caïo
d/2.
Ñoái vôùi mieäng caïo uùp coù kieåm soaùt, hao
daêm khoâng quaù 2 mm/laàn caïo. Hao voû toái ña 3
cm/thaùng.
Ñoái vôùi mieäng caïo uùp ngoaøi taàm kieåm
soaùt, hao daêm khoâng quaù 3 mm/laàn caïo. Hao
voû toái ña 4,5 cm/thaùng.
Haøng naêm, tröôùc khi baét ñaàu caïo laïi, duøng moùc hoaëc dao ñaùnh daáu
hao voû caïo, duøng raäp vaïch treân voû caïo caùc vaïch chuaån ñeå khoáng cheá
möùc hao voû töøng thaùng, quyù keát hôïp khoáng cheá ñoä doác mieäng caïo.
Cạo úp, cạo trên cao khó khống chế hao dăm, do đường cạo không bóc mủ dây
nên khi cạo phải dùng lực mạnh để cắt lớp mủ dây trên miệng cạo. Vì vậy, độ hao
dăm/ lát cạo dày hơn cạo xuôi.
4. Tiêu chuẩn đường cạo
Ñöôøng caïo phaûi ñuùng ñoä doác quy ñònh, coù loøng maùng, vuoâng tieàn,
vuoâng haäu, khoâng leäch mieäng, khoâng vöôït ranh, khoâng löôïn soùng.
VI/ THIẾT KẾ MẶT CẠO
1. Tiêu chuẩn cây cao su đưa vào cạo mủ
* Tieâu chuaån vöôøn caây cao su môùi ñöa vaøo caïo muû:
- Cây cao su được xem là đủ tiêu chuẩn mở cạo vòng thân cây đạt từ 50 cm trở
lên, đo cách mặt đất 1 m, độ dày vỏ ở độ cao 1m cách mặt đất phải đạt từ 6mm trở
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
80
lên. Cần tránh việc cạo cây cao su quá nhỏ (dưới 40 cm) vì vỏ mỏng dễ bị phạm, cây
lâu lớn để cho năng suất lâu dài về sau.
- Vườn cây đủ tiêu chuẩn đưa vào khai thác khi có khoảng 70% số cây đạt tiêu
chuẩn mở cạo
- Đo vanh thân cây cao su
* Tieâu chuaån vöôøn caây ñöa vaøo caïo uùp coù kieåm soaùt: Vöôøn caây kinh
doanh bình thöôøng ñöôïc ñöa vaøo caïo uùp coù kieåm soaùt töø naêm caïo thöù 11.
* Tieâu chuaån môû caïo voû taùi sinh:Khi môû caïo laïi treân voû taùi sinh, ñoä
daøy voû phaûi ñaït töø 6 mm trôû leân.
2. Chiều cao miệng cạo
- Cây mới mở miệng cạo có chiều cao cách mặt đất 1,3m.
- Cạo úp có kiểm soát khi miệng tiền nằm trong khoảng 1,3m – 2,0m. Từ độ cao
2m trở lên được gọi là độ cao ngoài tầm kiểm soát.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
81
3. Độ dốc miệng cạo
- Cạo ngữa độ dốc 30 – 340 so với trục nằm ngang :
+ 340 cho cây nhóm I (cây tơ, năm cạo 1 đến năm cạo 10).
+ 320 cho cây nhóm II (cây trung niên, năm cạo 11 đến năm cạo 20).
+ 300 cho cây nhóm III (cây già, năm cạo 21 đến năm cạo 25).
- Cạo úp độ dốc 450 so với trục nằm ngang
4. Thiết kế miệng cạo ngửa
4.1. Dụng cụ để thiết kế miệng cạo
- Rập chử U
- Thước cây 150 cm có đánh dấu miệng tiền, vị trí cắm máng, vị trí treo kiềng.
- Rập (cờ) có cán để đảm bảo độ dốc.
- Rập đánh dấu hao dăm hàng tháng
- Móc rạch.
- Dây 3 gút (100cm)
4.2. Thao tác thiết kế miệng cạo
- Dùng rập chử U kiểm tra và đánh dấu cây đủ tiêu chuẩn cạo.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
82
- Miệng tiền được mở đồng loạt cùng một phía trong lô và hướng ra giữa hàng
để dễ quan sát, kiểm tra và theo dõi.
- Đặt thước cây để rạch ranh tiền, đánh dấu vị trí miệng tiền, vị trí cắm máng
hứng mủ, vị trí treo kiềng.
- Dùng dây 3 gút để chia hàng cây cao su làm hai phần bằng nhau.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
83
- Xác định ranh hậu bằng một đường rạch dọc theo thân cây.
Đặt rập ngay đúng vị trí ranh tiền để rạch miệng cạo chuẩn và các đường
rạch chuẩn hao dăm hàng quý.
- Dùng rập đánh dấu hao dăm hàng tháng, vạch dấu chuẩn ở ranh tiền và ranh
hậu.
- Hình vẽ kỹ thuật thiết kế miệng cạo
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
84
5. Thiết kế miệng cạo úp
- Đặt thước cây và móc để rạch ranh tiền từ vị trí 1,3m cách đất thẳng lên phía
trên. quy trình mới mở miệng cạo ở 1,22 m
- Dùng dây 3 gút để chia thân cây cao su làm hai phần (cho miệng cạo 1/2S)
hoặc 4 phần (cho miệng cạo 1/4S) bằng nhau.
- Xác định ranh hậu bằng 1 đường rạch dọc theo thân cây.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
85
- Đặt rập ngay đúng vị trí ranh tiền để rạch miệng cạo chuẩn và các đường
rạch chuẩn hao dăm hàng tháng hoặc hàng quý giữa 2 ranh tiền và hậu
VII/ MỞ MIỆNG CẠO
1. Mở miệng cạo ngửa
- Mức độ hao dăm vỏ cạo lúc mở miệng cho phép tối đa 2,0cm.
- Sau khi thiết kế, cạo xả miệng 3 nhát dao:
+ Nhát 1: Cạo chuẩn
+ Nhát 2: Vạt nêm
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
86
Nhát 3: Hoàn chỉnh miệng cạo, cạo ép má dao từ từ đến độ sâu cạo quy định,
tránh cạo phạm khi mở miệng cạo.
2. Mở miệng cạo úp
- Lấy nhát cạo chuẩn
- Cạo xả miệng theo hướng cạo lên 3 nhát
- Cạo ngữa một vài nhát về phía dưới để làm miệng đở mủ chảy lan.
- Mức độ hao dăm vỏ cạo lúc mở miệng cho phép tối đa 2,0cm
Cây mở miệng cạo xong
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
87
3. Khơi mương, đóng máng, buộc kiềng
3.1. Xoi mương
- Đặt góc của dao cho ăn sâu vào vỏ cây dùng 2 tay kéo xuống, kéo song song
với ranh tiền, mép ngoài của mương cách ranh tiền 2mm.
- Ở phía trên cách tượng tầng 1,1 – 1,3mm, phía dưới cạn dần để tạo đầu voi
đuôi chuột, chiều rộng phía trên của mương từ 4 – 4,5mm. Không xoi sâu quá
hoặc cạn quá, chiều dài mương 10cm.
- Xoi mương miệng cạo úp
- Xoi mương miệng cạo ngữa
3.2. Đóng máng, buộc kiềng
* Đóng máng:
- Tay trái cầm máng, 3 ngón: út, nhẫn, giữa cầm phía dưới sống máng,
ngón cái đặt lên trên lòng máng, ngón trỏ đặt phía dưới làm cữ.
- Người đứng hơi chếch về phía trái, tay phải cầm dao tác dụng nhẹ nhàng cho
đầu máng vào vị trí vạch dấu, khi máng đã ăn chắc vào cây nghiêng 1 góc 300 là
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
88
đạt yêu cầu (không được đóng sâu quá hoặc cạn quá).
* Buộc kiềng:
- Luồn dây so vào phía dưới gắn vào 2 lổ sao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_dao_tao_nghe_ky_thuat_trong_va_khiai_thac_cao_su.pdf