CHƯƠNG I: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ
Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà
1. Chuẩn bị chuồng nuôi gà
1.1. Xác định kiểu chuồng nuôi gà
- Kết cấu chuồng nuôi gà nuôi trên nền:
Tùy theo quy mô, phương thức chăn nuôi, đối tượng gà mà có thể thiết kế kiểu chuồng nuôi khác nhau. Nhìn chung khi xây dựng chuồng nuôi gà, kết cấu chuồng phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Nền phải kiên cố, chắc để dễ vệ sinh, dễ sát trùng tiêu độc, nền có độ dốc thích hợp dễ thoát nước, không ẩm ướt, tránh bị chuột đào bới. Bởi vậy, nền chuồng thường láng xi măng hoặc lát gạch.
45 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu đào tạo nghề kỹ thuật trị bệnh cho gà, vịt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ dễ nhầm với các bệnh khác. Gà gầy yếu, xù lông, kém ăn, chậm lớn, tiêu chảy, phân sáp, có khi lẫn máu tươi, giảm đẻ trên gà mái.
3. Bệnh tích:
- Cầu trùng manh tràng: Manh tràng sưng to, trong chứa đầy máu.
- Cầu trùng ruột non: Ruột non sưng phồng, trong chứa dịch nhày lẫn máu
và fibrin. Bề mặt niêm mạc ruột non có nhiều điểm trắng xám.
- Cầu trùng ruột già: Bề mặt niêm mạc ruột già có nhiều điểm trắng, niêm
mạc có thể bị hoại tử.
Hình 27: Gà bệnh lông khô, xù, ủ rủ
Hình 28: Manh tràng sưng to, xuất huyết
4. Phòng và trị bệnh:
4.1. Phòng bệnh:
- Sát trùng định kỳ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.
- Dùng các thuốc phòng cầu trùng lúc 7 ngày tuổi.
+ Phòng bệnh bằng chế phẩm COCCIDYL với liều dùng 1 g/lít nước hoặc 2 g/kg thức ăn trong 3 ngày liên tục theo qui trình sau
+ Hoặc có thể sử dụng ANTICOC 2,5% hòa vào nước cho uống với liều 1ml/1 lít nước uống, sử dụng liên tục trong 2 ngày
+ Tăng cường VITAMIN C: 1g/2 lít nước uống giúp tăng sức đề kháng, chống stress.
4.2. Điều trị:
- Dùng chế phẩm ANTICOC, với liều 2 g/lít nước, dùng liên tục 3 ngày, nghỉ 2 ngày rồi dùng tiếp 2 ngày. Hoặc sử dụng HANEBA 30% Kết hợp với VITAMIN K: 2g/1 lít nước uống để tăng hiệu quả điều trị.
-Trong thời gian điều trị bệnh, tiến hành sát trùng chuồng trại ngày 1-2 lần.
BỆNH ĐẬU GÀ
1.Nguyên nhân:
Do virus đậu Fox virus gây ra, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gà với đặc trưng là hình thành mụn đậu ở những vùng không có lông.
Sự lây truyền do vật mang mầm bệnh truyền cho gà khỏe, lây trực tiếp qua vết thương hoặc gián tiếp qua ruồi, muỗi. Gà, chim các lứa tuổi đều bị
2. Triệu chứng :
Gà nung bệnh 4 - 14 ngày, thể ngoài da xuất hiện mụn mọc ở mắt, mào, tích, mỏ, kẽ ngón chân và những vùng da không có lông, thể bạch hầu mụn mọc trong họng hầu thành đám trắng đục, gà ăn kém, tỷ lệ chết 5-10%.
Virus thường tấn công vào các niêm mạc, lúc đầu là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vảy màu nâu sẫm, dần dần tróc đi để lại vết sẹo.
Gà có thể bị sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng giảm nghiêm trọng. Ở gà con mắc bệnh nặng hơn gà lớn.
Hình29: Nốt đậu ở mào và mắt
3. Bệnh tích:
Xác chết gầy do bệnh kéo dài, làm gà không ăn uống được. Những vết sẹo
ở da, vết loét ở vùng hầu họng, xoang mũi nhiều dịch nhờn; gan, thận, hơi sưng
và nhạt mầu, cơ tim nhạt màu.
Nốt đậu ở mào Nốt đậu ở mào và mắt
4. Chẩn đoán bệnh:
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
5.Phòng và trị bệnh:
5.1. Phòng bệnh: Bằng vắc xin theo quy trình. Ngoài ra cần vệ sinh chuồng
sạch sẽ, chuồng thông thoáng và diệt muỗi, diệt côn trùng như bọ nhảy, rận, bọ
mạt, ve ở chất độn chuồng.
5.2. Điều trị: Không có thuốc. Tuy nhiên phòng bội nhiễm bệnh khác cần cho gà uống thêm Bcomplex, vitamin ADE và kháng sinh như Terramycin,
AmpicillinTại các vết mụn đậu cậy ra và sát trùng bằng cồn Iodine hoặc bôi thuốc xanh Methylen, nước quả khế chua, nước quả chanh đều có tác dụng tốt. Hoặc bôi Glycerin 10%, CuSO4 5%; thuốc mỡ kháng sinh (Tetracyclin) lên mụn đậu. Nếu gà bị đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ vào mắt
CHƯƠNG III: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI VỊT CHẠY ĐỒNG
Nuôi vịt chạy đồng là phương thức chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế nhất ở nuớc ta hiện nay. Có thể áp dụng cho các giống vịt địa phương, vịt lai và các giống vịt có năng suất cao.
Bài 1: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI VỊT CHẠY ĐỒNG
1. Chuẩn bị chuồng nuôi vịt
Tùy theo quy mô, phương thức chăn nuôi, đối tượng vịt mà có thể thiết kế kiểu chuồng nuôi khác nhau. Nhìn chung khi xây dựng chuồng nuôi vịt, kết cấu chuồng phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Nền phải kiên cố, chắc để dễ vệ sinh, dễ sát trùng tiêu độc, nền có độ dốc thích hợp dễ thoát nước, không ẩm ướt, tránh bị chuột đào bới. Bởi vậy, nền chuồng thường láng xi măng hoặc lát gạch.
+ Diện tích nền chuồng tùy thuộc vào quy mô, mức độ thâm canh nhưng phải đảm bảo:
Tuần thứ 1: 20-25con/m2
Tuần thứ 2: 10-15 con/m2
Tuần thứ 3: 6-7 con/m2
Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7 (hoặc 8): 4 con/m2.
Vịt đẻ: 2 – 3 con/m2 nền chuồng
+ Mái chuồng làm bằng vật liệu ít hấp thu nhiệt để chống nóng như ngói, tranh... Mái được lợp qua vách chuồng khoảng 1m để tránh mưa hắt làm ướt nền chuồng. Có thể làm chuồng một mái hoặc 2 mái.
+ Tường, vách chuồng: Xây cách mái hiên 1 - 1,5 m, vách chỉ nên xây cao 30 - 40 cm còn phía trên dùng lưới thép hoặc phên nứa. Trường hợp tường vách được coi là tường bao thì phải có thêm cửa sổ để chuồng thông thoáng
+ Rèm che: Dùng vải bạt, bao tải, phên nứa... Che cách vách tường 20 cm phía ngoài chuồng nuôi, nhằm bảo vệ cho vịt tránh được mưa, gió rét nhất là ở giai đoạn vịt nhỏ.
* Chuồng phải được vệ sinh khử trùng tiêu độc trước khi nuôi. Có thể dùng Formol 2% với liều 1ml/m2, Benkocid hoặc Han - Iodine phun khử trùng trước khi bắt gà về nuôi từ 5 - 7 ngày.
2. Địa điểm xây dựng chuồng vịt
Chọn nơi cao ráo, ven ruộng, ao, hồ, tiện cho vịt tắm và bơi lội.
3. Chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị nuôi vịt
Rèm che, quây vịt, chụp sưởi, máng ăn, máng uống, ổ đẻ, vệ sinh và tiêu độc chuồng nuôi vịt (giống kỹ thuật nuôi gà )
Bài 2: GIỐNG VỊT VÀ KỸ THUẬT NUÔI
I. Đặc điểm các giống vịt chạy đồng
1. Vịt bầu
Giống vịt bầu to con, ngon thịt, nặng trung bình 2,0-2,5 kg, 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng, trứng nặng 50-60 g. Vịt phổ biến hầu hết các địa phương ở nước ta, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là loại vịt Bầu bến (Hòa Bình), vịt Phủ Quì (Nghệ An).
1.1.Đặc điểm vịt Bầu Bến
Vịt Bầu Bến có nguồn gốc ở vùng Chợ Bến, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình, hiện nay được nuôi ở nhiều nơi như Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hoá và một số mơi khác. Vịt có thân hình bầu bỉnh, đầu to, cổ dài. Con mái có màu nâu-vàng xen lẫn. Con trống có màu cánh sẻ phía đầu, lưng. Tuy nhiên vẫn có một số con có màu khác. Chân màu vàng, thỉnh thoảng có chấm đen. Khối lượng mới nở 42 g/con. Lúc trưởng thành, con trống nặng 1,6 - 1,8 kg, con mái nặng 1,3 - 1,7 kg. Vịt bắt đầu đẻ lúc 154 ngày tuổi. Khối lượng trứng 64 - 66 g/quả. Sản lượng trứng/mái/34 tuần đẻ 134 - 146 quả. Tỷ lệ phôi 95 - 96%. Tỷ lệ nở đạt 80%.
1.2.Đặc điểm vịt Bầu Quì
Vịt Bầu Quì có nguồn gốc từ huyện Quì Châu, tỉnh Nghệ An. Hiện nay được phân bố ở các huyện Quì Châu, Quế Phong, Vinh (Nghệ An), Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hoá.
Vịt có thân hình gần giống vịt Bầu Bến. Khối lượng trưởng thành con trống nặng 1,6 - 1,8 kg, con mái nặng 1,4 - 1,7 kg/con. Vịt bắt đầu đẻ lúc 162 - 168 ngày tuổi. Trứng nặng 70 - 75 g/quả. Tỷ lệ phôi 96 - 97%. Tỷ lệ ấp nở đạt 80%. Sản lượng trứng/mái/34 tuần đẻ đạt 122 - 124 quả.
2. Vịt cỏ
2.1.Nguồn gốc giống vịt cỏ phổ biến ở nước ta
Vịt cỏ (hay còn gọi là vịt đàn, vịt tàu) là một trong những giống vịt được nuôi lâu đời và phổ biến ở nước ta. Phân bố phổ biến khắp mọi miền đất nước, chiếm 85% trong tổng đàn, tập trung nhiều ở các vùng lúa nước. Trong vòng 10 năm trở lại đây, vịt có xu hướng chủ yếu phân bố ở Đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung, ở các tỉnh phía Nam có số lượng vịt giảm dần và được thay thế bằng vịt Anh Đào.
Nguồn gốc bắt nguồn từ vịt trời, qua quá trình thuần hóa tự nhiên tạo thành giống Vịt cỏ thích nghi với đời sống chăn thả hiện nay. Do con người không có tác động chọn lọc, nên giống vịt này đang bị pha tạp nhiều.
2.2. Đặc điểm ngoại hình của giống vịt cỏ
Vịt có lông màu vàng, có con màu xanh, màu cà cuống có chấm đen, có con đen nhạt. Vì bị pha tạp nhiều nên có nhiều màu lông khác nhau.
Vịt có đầu thanh, mắt sáng, linh lợi, mỏ dẹt, khỏe và dài, mỏ thường có màu vàng, có con mỏ màu xanh cà cuống lấm chấm đen, có con màu tro. Cổ dài, mình thon nhỏ, ngực lép. Chân hơi dài so với thân, chân thường màu vàng, có con màu nâu, một số con màu đen (những con này toàn thân có màu da xám). Những con màu lông khác thì có da trằng hơi vàng. Dáng đi nhanh nhẹn, kiếm mồi giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao. Khối lượng mới nở 42 g/con. Lúc trưởng thành con trống nặng 1,6 kg, con mái nặng 1,5 kg/con. Mỗi năm có thể đẻ từ 150 - 250 quả, tuỳ theo điều kiện nuôi dưỡng. Khối lượng trứng 65 g/quả, 70-80 ngày tuổi có thể giết thịt.
II. Xác định giống vịt nuôi (giống với gà)
III. Xác định mùa vụ và thời điểm chăn thả
- Việc xác định đúng thời điểm của các vụ lúa trong năm rất quan trọng, để vịt tận dụng đến mức cao nhất các loại thức ăn tự nhiên sẵn có trên đồng ruộng, nhằm giảm bớt chi phí cho chăn nuôi. Ở nước ta nuôi vịt chăn thả kết hợp với trồng lúa thường tập trung vào 2 thời điểm chính của các vụ lúa là:
- Vào thời kỳ lúa đang sinh trưởng, thả vịt vào đồng ruộng để ăn các côn trùng, dế, nhện, ốc, cua, ruốc, hến, và trừ rầy cho lúa.
- Thời kỳ thu hoạch, thả vịt vào đồng ruộng để tận dụng lúa vơi vãi và nhiều động vật thuỷ sinh sau khi thu hoạch.
IV. Xác định tiêu chuẩn vịt giống
(giống với gà)
V. Chọn giống vịt
(giống với gà)
VI. Chăm sóc và nuôi dưỡng vịt
1. Chăm sóc, nuôi dưỡng vịt con
1.1.Thời kỳ nuôi úm vịt con:
- Vịt con nuôi từ khi mới nở cho đến khi ăn thóc thành thạo gọi là úm vịt con hay gột vịt con. Thường nuôi từ 1 ngày tuổi đến 25 – 30 ngày tuổi chi phí thức ăn 0,7 – 1,2kg thức ăn tinh và 0,25 – 0,3kg thức ăn đạm/con, còn thức ăn rau xanh cho vịt ăn tự do. Xuất phát từ điều kiện nước ta có thiên nhiên ưu đãi cho nên nuôi vịt tận dụng được thóc rơi vãi trên đồng sau 2 mùa gặt, do đó nuôi vịt con phải chia ra các giai đoạn khác nhau phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hóa của vịt con, phù hợp với điều kiện chăn thả.
- Giai đoạn 1- 3 ngày tuổi: Khi vịt mới nở để khô lông sau 24 giờ, nếu nhận từ lò ấp ra lông chưa khô hẳn cần cho vịt nhịn đói lâu hơn từ 24 – 36 giờ, vì vịt mới nở ra còn ít noãn hoàng trong xoang bụng sẽ cung cấp cho vịt con được 24 – 36 giờ. (Kinh nghiệm của người chăn nuôi cho vịt ăn quá sớm thì lòng đỏ còn lại trong xoang bụng chưa tiêu hết hoặc tiêu chậm gây chứng khó tiêu. Nếu cho ăn muộn làm cho vịt quá đói, có vịt con ăn lớp độn chuồng gây tắc ruột chết vịt).
+ Sau khi vịt nhịn đói chỉ nên cho vịt ăn thức ăn dễ tiêu, cho vịt ăn cơm nấu chín, uống nước đầy đủ và không thả vịt xuống nước
+ Lượng thức ăn: 0,7-0,9kg gạo/100 vịt/ ngày, gạo nấu thành cơm (để cơm không dính vào mỏ và bết vào lông thì ta phải để cơm nguội lấy vào dụng cụ nào đó rồi đem khỏa vào nước, để ráo nước cho vịt ăn.
+ Khi cho ăn trải tấm cót, ni lon rộng trên nền chuồng rải đều thức ăn cho chúng khỏi tranh nhau, rải từng ít một, vịt ăn hết ta lại cho tiếp.
+ Số lượng thức ăn chia ra 4 bữa trong ngày và có bữa ăn tối vào lúc 9 giờ đêm, chú ý sau mỗi bữa ăn cần cho vịt uống nước ngay để giúp cho quá trình tiêu hóa.
- Giai đoạn 4 - 10 ngày tuổi : Lúc này cơ quan tiêu hóa của vịt đã có khả năng tiêu hóa thức ăn đạm động vật, vì vậy cần tập hợp cho vịt con ăn mồi (tép, cá nhỏ, giunbăm nhỏ) và cho vịt ăn thêm rau xanh thái nhỏ.
+ Lượng thức ăn cho 100 vịt/ngày: 0,9 – 1,5 kg thức ăn tinh và 0,4 – 0,5 kg đạm động vật
+ Khi cho ăn cần cho vịt ăn thức ăn cơm trước, thức ăn đạm sau vì sợ bội thực đối với vịt.
+ Cuối giai đoạn này cần thay dần cơm bằng gạo ngâm qua đêm cho vịt ăn từ ít đến nhiều.
- Giai đoạn 11 – 16 ngày tuổi: Lúc này cơ quan tiêu hóa của vịt có khả năng tiêu hóa thức ăn tốt, sinh trưởng phát triển nhanh.
+ Giai đoạn này để giảm bớt 1 phần gạo người ta có thể dung ngô mảnh thay thế khoảng 30 – 40% là ngô.
+ Lượng thức ăn: 2,5 – 3,5 kg thức ăn tinh và 0,8 – 1,2 kg đạm động vật/100 vịt/ngày.
+ Cuối giai đoạn cần thay dần thức ăn tinh bằng thóc luộc.
(Mỗi lần cho vịt ăn cần tập cho vịt có phản xạ có điều kiện để khi chăn thả trên đồng. Gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi cần lùa vịt về chuồng ngay, tránh mất mát vịt nhiều khi chăn thả)
- Giai đoạn 17 – 20 ngày tuổi: cho vịt ăn thóc luộc, cuối ngày 19 – 20 chuyển dần thóc luộc bằng thóc sống để sau này chăn thả vịt trên đồng tìm kiếm thức ăn tốt, nuôi đến 25 ngày tuổi vịt ăn hoàn toàn thóc sống.
+ Lượng thức ăn: thóc 4-5 kg và 1 - 1,2 kg đạm động vật/100 vịt/ngày
1.2.Cách chăn thả vịt trên đồng
- Sau 3 ngày nếu trời ấm áp, nắng nhẹ có thể thả vịt ra sân 1-2 lần mỗi lần 15-20 phút, khi thả vịt cần quan sát hoạt động của vịt, nếu vịt tụm lai một chổ là vịt bị lạnh, nếu vịt tản rộng ra để tránh nắng là vịt bị nóng.
- Sân thả vịt cần có mái che hoặc trồng cây, chỉ thả vịt vào buổi sáng có nắng nhẹ (riêng vịt Khakicambeell thì 10 ngày đầu tuyệt đối không thả vịt xuống nước).
- Sau ngày thứ 3 tìm chổ sâu trũng có nước 4 – 5 cm cho vịt đùa bùn và tập kiếm mồi hoặc thả vịt xuống sông, ao hồMỗi ngày 10 – 15 phút để vịt tắm và thải nhiệt, chú ý quan sát không nên để vịt quá lâu dưới nước lông tơ của vịt rất dễ thấm nước làm cho vịt chết chìm.
- Từ ngày thứ 10 trở đi chăn vịt trên những cánh đồng gần giúp cho chúng tập tìm kiếm mồi, thời gian chăn thả vịt tăng dần theo ngày tuổi của vịt.
1.3. Quản lý chăm sóc vịt con
Vịt con nuôi tập trung vào vụ chiêm (đông xuân) tỷ lệ chiếm tới > 60% tổng số vịt cả năm, vụ hè thu và trái vụ (tháng 8), cả 2 thời vụ nuôi đều có những trở ngại về mùa vụ như nóng về mùa hè và lạnh về mùa đông hoặc mưa bãoNên khi nuôi vịt con cần chú ý đến nhiệt độ chuồng nuôi:
+ Tuần 1: 31 - 33oC
+ Tuần 2: 28 - 30oC
+ Tuần 3: 25 - 28oC
+ Tuần 4: 22 - 25 oC
+ Sau đó nhiệt độ giữ ổn định ở 20 - 25oC
Nuôi vịt thịt thì sau khi gột hết giai đoạn vịt con gặp lúc đồng gặt lúa thì không cần cho ăn thêm thức ăn chỉ cần chăn trên đồng 1,5 tháng nữa là bán vịt. Kết thúc nuôi vịt thịt là 75 ngày tuổi, trọng lượng đạt 1,2 – 1,4 kg đối với giống vịt cỏ và 1,7 – 2,0 kg đối với các giống vịt chuyên cho thịt.
Nếu muốn nuôi vịt sinh sản thì chúng ta nuôi sang giai đoạn hậu bị
2. Chăm sóc, nuôi dưỡng vịt hậu bị
- Nuôi chăn thả hàng ngày trên đồng, trưa cho vịt nghỉ nơi có bóng mát hoặc lều tạm ngoài đồng.
- Lưu ý đồng, bãi kém mồi phải cho vịt ăn thêm. Những ngày gặp thời tiết xấu không chăn thả ngoài đồng phải cho vịt ăn đủ no.
- Tuần thứ 19 trở đi cho vịt ăn thêm thóc, mối tươi (tôm, cua, cá con, giun đất...). Phải đảm bảo cho đàn vịt phát triển đồng đều không có con béo quá hay gầy quá trước khi đẻ trứng.
3. Chăm sóc, nuôi dưỡng vịt đẻ
Quy mô đàn phụ thuộc vào chất lượng, diện tích đồng bãi chăn thả và lao động. Nói chung khoảng 100-120 con/1đàn là vừa. Vịt ham kiếm mồi dễ đi tản mạn xa đàn nên bị lạc, cần theo dõi, quản lý tốt khi chăn thả.
Cho vịt ăn thêm vào buổi chiều sau 1 ngày chăn thả. Thức ăn thêm bằng thóc và mồi tươi.
*Thu nhặt trứng
Vịt thường đẻ vào ban đêm, thu nhặt trứng vào lúc 6-7 giờ sáng để trứng không bị vịt làm bẩn hoặc bị vỡ.
Trứng xếp vào khay, để nơi cao ráo, thoáng mát sẽ làm cho trứng tươi lâu hơn nếu trứng để ấp thì phải chuyển vào lò trước 5 ngày kể từ sau khi vịt đẻ.
4. Vệ sinh phòng bệnh cho vịt
Nuôi vịt chạy đồng thường nuôi với số lượng lớn, chỗ ở không cố định trong thời gian chạy đồng cho nên khâu phòng phòng bệnh là chủ yếu, trị bệnh là bất đắc dĩ.
Để phòng bệnh tốt người nuôi vịt phải: nắm được tình hình dịch bệnh đã xảy ra ở những năm trước trên những cánh đồng định đưa vịt đến chạy đồng. Tuyệt đối không đưa vịt chạy đồng trên những thửa ruộng đã có mầm dịch trước đây.
Thực hiện nghiêm túc chủng ngừa vắc xin cho vịt đúng qui trình. Đặc biệt là ngừa dịch tả, tụ huyết trùng, cúm gia cầm
Không thả vịt vào những ruộng lúa vừa mới phun thuốc trừ sâu, sẽ gây cho vịt chết hàng loạt.
Lịch phòng bệnh cho vịt:
Tuổi
Vắc xin và thuốc
Công dụng
1 – 3 ngày
Cho uống kháng sinh
Phòng bệnh hô hấp và đường ruột
14 ngày
Tiêm vắc xin dịch tả vịt lần 1
Phòng bệnh dịch tả vịt
15 ngày
Tiêm vắc xin cúm
Phòng bệnh cúm gia cầm
18 – 20 ngày
Cho uống kháng sinh
Phòng bệnh hô hấp và đường ruột
5 tuần
Tiêm vắc xin dịch tả vịt lần 2
Phòng bệnh tụ huyết trùng
45 ngày
Tiêm vắc xin cúm
Phòng bệnh cúm gia cầm
8 tuần
Tiêm vắc xin tụ huyết trùng
Phòng bệnh tụ huyết trùng
Phòng bệnh lặp lại cho vịt đẻ: Tụ huyết trùng, dịch tả 6 tháng/lần và cúm gia cầm 4 tháng/lần, mỗi loại vắc xin tiêm cách nhau ít nhất 7 ngày.
Bài 3: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VỊT
BỆNH DỊCH TẢ VỊT
1.Nguyên nhân:
Do Hespesvirus thuộc họ hespesviridae gây ra.
2. Phương thức truyền lây
Mọi lứa tuổi của vịt đều mắc bệnh. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa. Mầm bệnh có trong máu, chất bài tiết, cơ quan phủ tạng như gan, lách, ruột...
Bệnh còn lây lan do môi trường thủy sinh bị nhiễm bệnh bởi vịt hay vịt hoang mắc bệnh sống chung hay dùng chung môi trường thủy sinh.
3. Triệu chứng
- Thời gian nung bệnh 3-7 ngày, tiến trình của bệnh diễn ra từ 1-5 ngày.
- Tỷ lệ chết cao 5-100%.
- Vịt đẻ: tỷ lệ chết cao, chết đột ngột, thường chết là biểu hiện đầu tiên của bệnh.
- Xác chết mập, con trống khi chết có sự thoát dương vật rõ ràng, vịt mái lượng trứng giảm từ 25-40%.
- Vịt sợ ánh sáng, nhắm một nửa mắt hoặc mí mắt khép lại, bỏ ăn, vô cùng khát nước, suy yếu, xù lông, chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy phân xanh có nhiều nước.
- Vịt liệt, xã cánh, gục đầu, suy yếu khi bắt buộc phải đi thì di chuyển bằng cách lắc đầu, cổ và người.
- Vịt thịt 2-7 tuần tuổi thì mất nước, gầy ốm, mỏ xanh, lổ huyệt nhuộm máu.
4. Bệnh tích
- Xuất huyết điểm dày đặc khắp cơ thể. Xuất huyết, tụ máu, chảy máu ở trên và trong cơ tim, ruột , màng treo ruột.
- Nội mạc và van tim xuất huyết. Gan, tụy, thận xuất huyết điểm.
- Vịt đẻ: những nang ở buồng trứng xuất huyết, mất màu, biến dạng. Ống dẫn trứng xung huyết, xuất huyết và hoại tử.
- Lòng ống ruột, dạ dày cơ đầy máu. Cơ thắt giữa dạ dày tuyến và thực quản xuất huyết thành vòng.
- Dạ dày tuyến xuất huyết.
- Viêm ruột, xuất huyết hình nhẫn.
- Gan hoại tử bằng đầu đinh ghim
5. Phòng trị
- Đây là bệnh do virus, biện pháp tốt nhất để hạn chế là phòng bệnh, không có thuốc đặc trị.
- Những vịt bị bệnh nên tách riêng ra và tiến hành phòng bệnh cho toàn đàn bằng vắc xin.
- Đối với vịt đẻ bị bệnh thì nên loại thải.
- Khi môi trường thủy sinh nhiễm mầm bệnh thì không thả vịt, cách ly với môi trường bệnh.
- Định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, môi trường thủy sinh.
- Thường xuyên bổ sung vào thức ăn, nước uống của vịt các sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng bệnh.
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG VỊT
1. Nguyên nhân:
vi khuẩn: Pasteurella multocida
2. Dịch tễ:
mọi lứa tuổi, giao mùa
3. Triệu chứng:
+Quá cấp: chết rất nhanh (sau bữa ăn) nên không kịp có biểu hiện triệu chứng
+Cấp tính: ủ rũ, kém ăn, xiêu vẹo, bại cánh, liệt chân, khò khè, phân lỏng vàng xám đôi khi lẫn máu, chảu máu mũi & miệng; sốt (43-44oC), khát, nằm bẹp, giẫy chết sau 2-5 ngày; tỉ lệ chết đêm bất thường; thả đồng: lùi xa đàn
+Á cấp: đau mắt, chảy nước mũi, sưng khớp, viêm não
+Bệnh tích: toàn thân tím bầm, phổi tụ máu tím đen, ruột viêm đỏ
4. Phòng bệnh:
+Tăng cường công tác vệ sinh phòng dịch
+Kháng sinh, sulfamid: 3-5 ngày
+Vắc xin
5. Điều trị:
+Phân loại (khỏe, bệnh)
+Kháng huyết thanh (tiêm 1 lần tác dụng 15 ngày)
+Kháng sinh: Peni + Strep, Cefa + Flor, Spira + Kana, Kana + Ampi + Colis, Peni + Kana, Kana + Ampi, ; tiêm những con khỏe trước; không thả xuống nước.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_dao_tao_nghe_ky_thuat_tri_benh_cho_ga_vit.doc