Ví dụ: giáo viên vào lớp lúc 7h25’ và sắp xếp lớp học. học viên chào
giáo viên khi họ vào lớp. Đúng 7h30’ có tiếng trống. Tất cả các học viên đã
ngồi vào chỗ và sẵn sàng học. Không có ai nói chuyện, giáo viên kế câu
chuyện hài hước, học viên lắng nghe và cười, giáo viên chuyển từ nói chuyện
sang chủ đề học.
Ưu điểm của phương pháp này là nó cho ta thấy rõ guồng hoạt động
của lớp học. Kĩ thuật này khó làm thông thạo và đòi hỏi sự tập trung tuyệt đối
của giám sát viên.
36 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu đào tạo – bồi dưỡng kỹ năng quan sát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Người giám sát
25
Phụ lục 2. Kỹ thuật quan sát một giờ dạy
1. Khái quát chung
Chìa khoá cho việc giám sát thực tế tốt là thu thập được những dữ liệu
khách quan và giá trị, làm cơ sở cho việc cải tiến và hoàn thiện. Ngày nay có
rất nhiều công dụ hay kĩ thuật cho phép thu thập dữ liệu về các hành vi cụ thể.
Do đó, giám sát viên không những phải nắm vững nhiều kĩ thuật mà còn phải
chọn được kĩ thuật tốt nhất tuỳ theo nhu cầu của giáo viên và áp dụng đúng
kĩ thuật đó.
Trong kĩ thuật quan sát có 2 chiến lược: ống kính rộng và ống kính hẹp.
- Chiến lược ống kính rộng: hướng sự chú ý của người quan sát vào
toàn bộ phạm vi những gì xảy ra trong quá trình dạy học. Dữ liệu được thu
thập trên toàn bộ hành vi. Theo cách này cần ghi chép càng nhiều thông tin
càng tốt. Tuy nhiên, những thông tin thu được theo cách này rất hời hợt.
- Chiến lược ống kính hẹp: hướng sự chú ý của người quan sát vào một
vài (hoặc chỉ một) hành vi cụ thể. Thông tin thu được theo cách này rất chi
tiết.
2. Kĩ thuật ống kính rộng
- Thu băng video: Thu băng video là một cách khách quan nhất quá
trình làm việc của giáo viên. Băng video còn ghi lại được nhiều hoạt động
“phụ” diễn ra trong lớp học. Một ưu điểm của băng ghi hình so với băng ghi
âm là nó ghi lai được những điều diễn ra không bằng lời. Có một số giáo viên
cảm thấy lo âu khi ta quay video. Giám sát viên có thể để cho họ giúp đỡ
trong việc xếp đặt thiết bị. Để cho giáo viên giữ băng video cũng là một cách
để làm cho công việc này bớt phần lo ngại đối với họ.
- Ghi âm: Vì công cụ giao tiếp cơ bản của giáo viên là lời nói, nhiều
chuyên gia về giám sát giảng dạy đề xuất nên ghi băng thu âm để nghiên cứu
trước khi quay video. Họ cho rằng giáo viên cần nghe thấy giọng nói của
mình và có thời gian suy ngẫm về những gì nghe được. Ghi âm không đòi hỏi
thiết bị đắt tiền, dề làm và ít gây ảnh hưởng đến lớp họ, song như vậy không
ghi lại được những hành vi không lời.
26
- Tường thuật: Sử dụng kĩ thuật này giám sát viên chỉ cần cầm giấy bút
vào lớp trước khi giờ học bắt đầu. Vấn đề là chỉ cần dùng ngôn từ để miêu tả
lại công việc chung của cả lớp.
Ví dụ: giáo viên vào lớp lúc 7h25’ và sắp xếp lớp học. học viên chào
giáo viên khi họ vào lớp. Đúng 7h30’ có tiếng trống. Tất cả các học viên đã
ngồi vào chỗ và sẵn sàng học. Không có ai nói chuyện, giáo viên kế câu
chuyện hài hước, học viên lắng nghe và cười, giáo viên chuyển từ nói chuyện
sang chủ đề học...
Ưu điểm của phương pháp này là nó cho ta thấy rõ guồng hoạt động
của lớp học. Kĩ thuật này khó làm thông thạo và đòi hỏi sự tập trung tuyệt đối
của giám sát viên.
- Nhật kí: Nếu giáo viên duy trì ghi vào một cuốn nhật kí những nhận
xét và cảm tưởng của mình sau mỗi giờ học thì điều đó cũng rất tốt cho sự
tiến bộ trong nghề nghiệp. Không nên đặt ra nhiều yêu cầu đối với cuốn nhật
kí này, điều quan trọng là để giáo viên bắt đầu biết cách liên tục suy nghĩ. Tốt
hơn nếu giáo viên ghi lại được cả quá trình dạy học và giám sát. Nội dung
cuốn nhật kí phải được trao đổi với giám sát viên.
3. Kĩ thuật ống kính hẹp
- Trình bày nguyên văn có chọn lọc: Các câu hỏi của giáo viên, ý kiến
nhận xét của giáo viên, những câu nói để điều khiển lớp học
- Phiếu câu hỏi có trọng tâm: kĩ thuật này dễ sử dụng và dễ điều chỉnh
để đáp ứng yêu cầu của giáo viên. Các số liệu thu thập được rất có ích cho
giáo viên để suy nghĩ.
Ví dụ:
+ Việc nghỉ học và việc đi học muộn được xử lí như thế nào?
+ Các nhóm được tổ chức thế nào ?
+ Tài liệu được phát và nhận thế nào?
- Đếm tần số: Kĩ thuật này thường đòi hỏi giám sát viên phải thống
nhất những hành vi nào sẽ được đếm trong khi giám sát.
27
- Lập mã thời gian: cứ sau 3-5’ thì ghi lại hoạt động bằng lời diễn ra tại
thời điểm đó (flanders)
- Sơ đồ chỗ ngồi: Nhờ vẽ các mũi tên và sử dụng các mã khác nhau trên
sơ đồ lớp học, có thể dễ dàng thu thập thông tin về các hoạt động, ngôn từ và
thời gian làm việc của học viên. Loại dữ kiệu này đặc biệt giúp cho giáo viên
dễ suy nghĩ và diễn giải.
Kết luận:
Giống như người thợ lành nghề, giám sát viên giảng dạy trước hết phải
hiểu rõ yêu cầu hay vấn đề; lựa chọn công cụ đáp ứng tốt nhất yêu cầu đó; sau
đó sử dụng công cụ đó một cách thận trọng và chính xác. Cuối cùng nhìn lại
công việc đã làm và rút kinh nghiệm cho lần sau.
Các kĩ thuật nêu trên có thể giúp cho giáo viên, cả giáo viên mới và
giáo viên giỏi cải tiến quá trình dạy – học trong lớp học, xưởng thực hành,
phòng thí nghiệm của mình.
Mẫu công cụ quan sát hoạt động học tập của học viên
Khoảng thời gian:............
Tôi đang ở đâu? ( đánh dầu trước khi bấm giờ một phút)
........................................................................................................
1. Tôi nhìn thấy gì? (những gì có tính trực quan liên quan tới bài học)
........................................................................................................
2. Tôi cảm thấy thế nào?
- Về chủ đề: 1. Hấp dẫn 2. Bình thường 3. Buồn chán
- Về giáo viên: 1. Nhiệt tình 2. Được 3. Buồn tẻ
4. Cảm nhận khác ..................
3. Tôi nghe thấy gì?
Tiêu chí Tốt
Chấp nhận
đƣợc
Cần cải
thiện
1. Giọng nói
Phát âm rõ ràng
28
Âm lượng vừa đủ
Tốc độ nói vừa phải
Dừng đúng lúc trong khi nói
Có thay đổi tốc độ và âm lượng
2. Sử dụng đúng từ và ngôn ngữ
Thích hợp
Dễ hiểu
Đúng
Giải thích các thuật ngữ kỹ thuật
3. Ngôn ngữ không lời (ngôn ngữ cơ thể)
Giao tiếp mắt với HS thường xuyên
Sự thay đổi qua nét mặt khi diễn đạt
Tư thế thoải mái
Chọn vị trí thích hợp trong phòng
Thân thiện
Nhiệt tình
Tự tin
Di chuyển nhẹ nhàng
Ngƣời trình diễn đã: Có Không
4. Chuẩn bị tất cả dụng, vật liệu trong tầm tay?
5. Trình diễn kỹ năng có kèm theo giải thích?
6. Phát bản hướng dẫn thực hiện?
7.
Chắc chắn tất cả mọi người đều có thể nghe và nhìn thấy
được?
8. Nói với học sinh, không nói với thiết bị?
9. Trình diễn chậm, lần lượt từng bước/động tác?
10. Giữ các bước theo thứ tự đúng trong bản hướng dẫn?
11. Nhấn mạnh những điểm an toàn và những điểm quan
29
trọng?
12. Tạo điều kiện cho học sinh hỏi những điểm chưa rõ?
13. Đặt câu hỏi kiểm tra xem học sinh có hiểu không?
Phụ lục 3: Trắc nghiệm đánh giá khả năng quan sát qua trả lời những
câu hỏi sau:
1. Khi bước chân vào bất cứ một lớp học nào, việc đầu tiên bạn sẽ quan sát:
a. Vị trí sắp xếp của bàn ghế→3 điểm
b. Sự sắp xếp của đồ đạc trong phòng →10 điểm
c. Những thứ được treo trên tường→5 điểm
2. Khi gặp người khác, bạn sẽ:
a. Chỉ nhìn mặt người ta→5 điểm
b. Quan sát từ đầu đến chân họ→10 điểm
c. Chỉ quan sát các bộ phận thuộc đầu→3 điểm
3. Bạn sẽ ghi nhớ nhất cái gì khi được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên?
a. Cảnh sắc thiên nhiên→10 điểm
b. Không khí xung quanh→5 điểm
c. Cảm xúc đã có khi được chiêm ngưỡng cảnh sắc đó→3 điểm
4. Sáng sớm khi tỉnh dậy, việc đầu tiên bạn nghĩ đến là:
a. Những việc nên làm trong ngày→10 điểm
b. Giấc mơ hôm qua→3 điểm
c. Suy nghĩ những việc phát sinh vào hôm qua→5 điểm
5. Khi ngồi trên xe búyt
a. Không để ý và nhìn ai bao giờ→3 điểm
b. Nhìn và quan sát những người đứng cạnh mình→5 điểm
c. Nói chuyện với người đứng gần bạn nhất→10 điểm
6. Khi đi trên đường, bạn:
a. Quan sát xe cộ trên đường→5 điểm
b. Quan sát những gì ở phía trước→3 điểm
30
c. Quan sát người đi đường→10 điểm
7. Khi ngồi bên cửa sổ, bạn sẽ:
a. Quan sát những thứ có ích cho mình→3điểm
b.Quan sát tất cả mọi thứ mà bạn nhìn thấy→5 điểm
c. Chỉ quan sát 1 sự vật hoặc 1 sự việc cụ thể→10 điểm
8 .Nếu như bạn tìm một đồ vật nào đó ở trong nhà, bạn sẽ:
a. Tập trung suy nghĩ những nơi có khả năng chứa vật đó→10 điểm
b. Tìm khắp nơi→5 điểm
c. Nhờ người khác giúp đỡ→3 điểm
9. Nhìn thấy những tấm ảnh cũ của người thân và bạn bè của mình, bạn sẽ:
a. Cảm động→5 điểm
b. Buồn cười→3 điểm
c. Cố gắng xác định tên tuổi chính xác của những người trong ảnh→10
điểm
10. Nếu như có người yêu cầu bạn tham gia một trò chơi mà bạn không biết
chơi, bạn sẽ:
a. Thử nhìn và chơi, nhỡ đâu lại dành được chiến thắng. →10 điểm
b. Lấy lý do không biết chơi để nhìn mọi người chơi trước, sau đó thì từ
chối→5điểm
c. Trực tiếp từ chối→3 điểm
11. Bạn đợi một người trong công viên, bạn sẽ:
a. Quan sát mọi người xung quanh→10 điểm
b. Đọc báo→5điểm
c. Làm một việc khác→3 điểm
12. Trong một đêm đầy sao, bạn sẽ:
a. Ngắm và cố đếm 12 chòm sao chính. →10 điểm
b. Chỉ ngắm và thưởng ngoạn không gian→5điểm
c. Không ngắm cũng không để ý→3 điểm
13. Khi bạn buông quyển sách vừa đọc xuống, bạn sẽ:
a. Dùng bút chì đánh dấu trang cuối mà bạn vừa đọc→10 điểm
31
b. Không đánh dấu→5điểm
c. Không đánh dấu vì bạn tin vào trí nhớ của mình→3 điểm
14: Bạn luôn ghi nhớ điểm gì của lãnh đạo?
a. Họ tên→5điểm
b. Ngoại hình→10 điểm
c. Không gì cả→ 3 điểm
15: Đứng trước một bàn ăn được bày ra, bạn sẽ:
a. Không ngớt miệng tán dương người nấu và bài trí bàn ăn→3 điểm
b. Xem mọi người đã đến đầy đủ chưa→10 điểm
c. Quan sát xem tất cả các ghế đã được sắp xếp hợp lý chưa→5điểm
Kết quả:
Trên 100 điểm: Bạn là người có óc quan sát rất tốt. Bạn luôn để ý đến
những sự vật và sự việc đang xảy ra xung quanh mình để có thể tổng hợp và
phân tích một cách chính xác nhất.
Đồng thời có thể đánh giá và nhận định về người khác mà không cần phải
nghe đánh giá trước đó từ người khác. Điều này rất có lợi cho công việc cũng
như rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích trong công việc của bạn.
Từ 70 đến 100 điểm: Bạn cũng là một người biết quan sát và đánh giá
sự vật và sự việc xung quanh. Những điểm tốt hay điểm chưa tốt cũng đều tự
bạn rút ra và đánh giá được sau những lần quan sát và phân tích của mình.
Bạn cũng đưa ra được những nhận định mang tính chính xác cao, tuy nhiên
bạn hay có cái nhìn phiến diện về một sự vật nào đó chứ ít khi nghe ý kiến từ
người khác.
Từ 45 đến 69 điểm: Bạn thường chỉ quan sát được bề nổi của vấn đề,
còn nội dung của nó bạn ít khi quan tâm cũng như quan sát và phân tích được.
Chính vì nguyên nhân này nên đôi khi bạn đưa ra những nhận định không
chính xác mà người khác có thể nhận xét: bạn hồ đồ. Nên tạo cho mình thói
quen quan sát một cách tỉ mỉ và cụ thể hơn.
Dƣới 45 điểm: Có thể nói bạn là người không thích quan tâm đến mọi
người cũng như những sự vật sự việc đang xảy ra xung quanh mình.
32
Bạn thích sống một cách khép kín, ít giao lưu với cuộc sống xã hội bên ngoài.
Trong công việc bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì tính vô tâm này của mình.
33
PHẦN III: HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
1. Phạm vi áp dụng chƣơng trình:
Tài liệu được sử dụng để đào tạo, buồi dưỡng những người đã
học lớp đào tạo kiểm định viên chất lượng dạy nghề do Tổng cục Dạy
nghề tổ chức
2. Số lƣợng học viên tối đa: 20 người
3. Thời gian thực hiện
Chương trình được thực hiện trong 2 ngày (16 tiết) với khung thời gian
như sau:
STT Nội dung Thời gian
1 Giới thiệu về Kiểm
định chất lượng dạy
nghề
2 tiết
2 Kiến thức cơ bản về
kỹ năng quan sát
4 tiết
3 Áp dụng trong khi
kiểm định chất lượng
dạy nghề
4 tiết
4 Thực hành 4 tiết
5 Kiểm tra, đánh giá 2 tiết
4. Điều kiện thực hiện
- Phòng học: Phòng được trang bị bàn ghế, phương tiện cho tối đa 20
người
- Thiết bị:
+ Đèn chiều Beam projector
34
+ Bảng Flip Chart, gim
+ Bảng trắng
+ Bìa mầu
+ Bút các loại
5. Tài liệu
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quan sát
- Tài liệu phát tay cho các bài tập
6. Phƣơng pháp
- Thuyết giảng
- Thảo luận nhóm
- Công não
- Làm việc độc lập
7. Nội dung đánh giá
Giảng viên đưa ra các câu hỏi, bài tập thực tế để kiểm tra, đảm bảo cho
học viên đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu sau:
- Kiến thức: Khái niệm, vị trí, vai trò của kỹ năng quan sát; Nội dung,
qui trình vận dụng kỹ năng quan sát trong kiểm định chất lượng dạy nghề.
- Kỹ năng: Thực hiện được các bài tập tình huống về kỹ năng quan sát
cho kiểm định viên trong kiểm định chất lượng dạy nghề
- Thái độ: Thực hành nghiêm túc nhiệm vụ của kiểm định viên, có bản
lĩnh và tự tin trong quá trình tham gia kiểm định chất lượng dạy nghề.
35
Tài liệu tham khảo
1. Quyết định số 08/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định về quy
trình kiểm định chất lượng dạy nghề.
2. Quyết định số 07/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định về kiểm
định viên chất lượng dạy nghề.
3. Bô ̣GD&ĐT (2008). Tài liệu hướng dẫn tìm thông tin , minh chứng theo bô ̣
tiêu chuẩn đánh giá chất lươṇg giáo duc̣ trường cao đẳng . Hà Nội , 34
trang
4. Nguyêñ Thanh Phươṇg . Kỹ thuật phỏng vấn và quan s át trong quá trình tự
đánh giá . Bài viết cho Hội thảo tập huấn kỹ thuật đánh giá ngoài các
trường cao đẳng, Bô ̣GD&ĐT, 2008
5. Nguyêñ Công Khanh và Nguyêñ Quí Thanh . Bài giảng về phương pháp
thu thâp̣ tư liêụ . Tài liệu được sử dụng tại đợt tập huấn tại Hà Nội, 8/2005
của DAPTGVTH.
6. Những quan sát về giáo dục đại học trong các ngành công nghệ thông tin,
kỹ thuật điện-điện tử-viễn thông và vật lý tại một số trường đại học Việt
Nam. (A report presented to the Vietnam Education Foundation by the
Site Visit Teams of the National Academies of the United States 2007.)
7. Lawrence K. Jones (2000). “Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ
21″. NXB TP.HCM
8. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh- Mâu thuẫn và giải
quyết mâu thuẫn.
9. Babbie, E. (1995). The practice of social research (7th ed.). Belmont, CA:
Wadsworth Publishing.
36
10. Gliner, J. A., & Morgan, G. A. (2000). Research methods in applied
settings: An integrated approach to design and analysis. Mahwah, NJ:
Lawrence Erlbaum.
11. Fitzgerald, J. D., & Cox, S. M. (1987). Research methods in criminal
justice. Chicago: Nelson-Hall.
12. Gliner, J. A., & Morgan, G. A. (2000). Research methods in applied
settings: An integrated approach to design and analysis. Mahwah, NJ:
Lawrence Erlbaum.
13.
14. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ghdagi;fdkgakyigperohpig[pd (7).pdf