Câu đố là một thể loại văn học dân gian phản ánh thế giới khách quan
bằng phương pháp riêng, không giống với phương pháp phản ánh của bất kỳ thể
loại văn học dân gian nào khác. Đó là một loại phương tiện đặc biệt để nhận
thức và kiểm tra nhận thức về các sự vật, hình tượng trong thế giới khách quan,
đồng thời để mua vui giải trí của nhân dân.
Miêu tả, tường thuật đặc điểm của từng loại sự vật, hiện tượng theo phương
pháp ẩn dụ riêng (ẩn dụ không có giới hạn) làm cho người nghe bị đánh lừa và
đoán lệch để sau đó nhận được sự giải đáp bất ngờ nhưng chí lý và thú vị.
Ẩn dụ không có giới hạn: Ẩn dụ ca dao, tục ngữ và trong văn học nói
chung bao giờ cũng nhằm nói về con người và xã hội loài người một cách kín
đáo nghệ thuật. Còn trong câu đố cái được dấu kín (ẩn đi) không nhất thiết là
người mà có thể là bất kỳ sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
38 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu câu đố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở Bác Hồ vào giữa Miền Nam.
Lái ô tôt thích thật, nhưng lái ô tô để chở Bác Hồ vào Nam mới thật sướng
nhất trần đời mà chưa hẳn nhiều người lái xe đã nghĩ đến Cái mơ ước chân
thành, rất đáng yêu.
Lại có em “Ước mơ thành họa sĩ” như em Hoàng Thanh Hà, 11 tuổi, để
được vẽ tất cả những gì mà em yêu quý nhất:
Em muốn làm họa
Để vẽ quê hương
Em vẽ nhiều mái trường
Rõ ràng, trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước vo cùng gian
khổ, chúng ta đã có nhiều các em thiếu nhi làm thơ. Mỗi em đều có những nét
riêng đóng góp cho nền văn học trẻ em nước nhà thêm phong phú và đa dạng
như này nay.
3. Những nét độc đáo về nghệ thuật
Nói đến văn chương nói chung và thơ nói riêng là nói tới một loại hình
nghệ thuật đặc biệt - nghệ thuật ngôn từ. Các em thiếu nhi làm thơ chưa phải đã
hoàn toàn có ý thức dụng công nghệ thuật, song những sản phẩm thơ của các em
đôi khi lại đạt đến trình độ nghệ thuật được mọi người thừa nhận. Dưới đây là
một vài dẫn dụ tiêu biểu.
Ta đã biết thơ Trần Đăng Khoa có nhiều bài hay, mỗi bài mang một dáng
vẻ riêng. Năm 1967, lúc khoa 9 tuổi đã viết bài “Mưa” với những dòng như sau:
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc
và: cây lá hả hê
Bố em đi cày về
Đội sấm, đội chớp
Đội cả trời mưa.
Nhà thơ Huy Cận đã khen bài thơ này như sau: “Trong bài “Mưa” Trần
Đăng Khoa thật là múa bút mà viết Một hoạt động của trời đất, nhuốn chất
tráng ca, do một chú bé chín tuổi bố cục và đạo diễn”. Quả như thế thật. Những
dòng dòng thơ trên đây chỉ là những trích đoạn từ hoạt cảnh ấy. Toàn bài gồm
63 dòng thơ, Trần Đăng Khoa đã dựng lên một bức tranh toàn cảnh về một trận
mưa. Đây là một trận mưa rất to; trước lúc mưa tất cả các loại côn trùng, thảo
mộc đều tíu tít theo những nét rất đặc trưng cửa giống loài: mối trẻ bay cao, mối
già bay thấp, gà con rối rít tìm nơi ẩn nấp; muôn nghìn cây mía múa gươm, rồi
sấm chớp rạch ngang trời và trong mưa thì ồn ã của đủ loại âm thanh hợp lại
tạo thành một bản hòa tấu: “Mưa”. Nét nghệ thuật đặc sắc nổi bật của bài thơ là
việc sử dụng rất thành công biện pháp nhân hóa. Có thể nói toàn bài thơ này
được phủ kín bằng biện pháp nhân hóa: ông trời mặc áo giáp đen ra trận; mía -
múa gươm; kiến - hành quân; cỏ gà - rung tai nghe; bụi tre - tần ngần gỡ tóc;
hàng bưởi - bế lũ con; sấm - ghé xuống sân khanh khách cường; cây dừa - sải
tay tay bơi; ngọn mùng tơi - nhảy múa Tất cả cỏ cây, đến cả sấm chớp đều
được gán cho những hoạt động của con người, làm cho bài thơ sôi động, nhộn
nhịp bội phần Song có lẽ cái nhân hóa ở đây là để nhằm tôn lên vẻ đẹp hùng
tráng kì vĩ của con người thực sự trong bốn dòng thơ cuối bài: Bố em đi cày về -
Đội sấm - Đội chớp - Đội cả trời mưa. Người cha của Khoa - một nông dân bình
dị, nhưng trong trận mưa này trở nên kì vĩ biết nhường nào. Hình ảnh người cha
sừng sững như choán lấy cả bài thơ mà được nhân lên gấp bội
Bài “Mưa” của Trần Đăng Khoa được viết theo lối thơ tự do. Dưới đây là
bài “Từ sáng hôm nay” của Chu Hồng Quý, viết lúc 10 tuổi theo thể thơ lục bát:
Kể từ buổi sáng hôm nay
Chúng em đã có máy bay lên trời.
Đặt tên là “Mích 20”
Chúng em tự chế bằng mười ngón tay
Chế bằng mảnh báo hàng ngày,
Không cần chong chóng vẫn bay diệu kì.
Mời cô, bác, mẹ lên đi
Thử xem con lái có nghề hay không
Mẹ bảo tốn giấy mất công
Học hành thì ít, lông bông thì nhiều
Mẹ cười là mẹ mắng yêu
Sợ em nhóm bếp cần nhiều giấy nhen
Để em cất cánh bay lên
Lấy lửa Sao Hỏa về em nhóm lò
Cơm ta sẽ chín không lo
Tàu em lại chở câu hò thăm sao.
Bài thơ cứ đưa người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ở đoạn đầu, ai
cũng biết em chế máy bay bằng giấy báo. Máy bay “bằng giấy báo” ấy lại
“không cần chong chóng vẫn bay diệu kì”. Bất ngờ hơn là em lại “Mời cô, bác,
mẹ lên đi” để xem em lái “có nghề hay không”. Bất ngờ hơn cả là: Để em cất
cánh bay lên, “Lấy lửa Sao hỏa về em nhóm lò” và “Tàu con lại chở câu hò
thăm sao”. Cái tứ của bài thơ chuyển biến thật kì diệu, mỗi bước chuyển lại này
thêm ý mới, rất tươi vui, hóm hỉnh, pha chút tinh nghịch, và cũng thật là táo bạo,
táo bạo như mơ ước của tuổi thơ Bài thơ còn thành công ở việc sử dụng một
thể thơ thuần thúy dân tộc để diễn đạt những ý tưởng mới mẻ và trong sáng. Từ
việc chọn lời đến gieo vần đều chuẩn xác, nhuần nhị, đạt tới những tiêu chí kĩ
thuật bắt buộc của thể thơ mà vẫn uốn lượn thật phóng túng.
Chúng ta vẫn thường nói: thiếu nhi Việt Nam tuổi nhỏ mà chí lớn. Điều này
đã đúng trong cuộc sống và cũng đúng trong hoạt động nghệ thuật của các em.
Ngôn từ trong tay các em được chọn lựa, biến hóa tới mức tinh xảo nhằm thể
hiện cho được những tình ý với thiên nhiên, tạo vật, với con người và với cuộc
đời trong hầu hết các thể thơ. Trong thơ của các em, các biện pháp nhân hóa, so
sánh thường hay được sử dụng. Nhân hóa làm cho mọi sự vật, hiện tượng xung
quanh các em trở nên gần gủi, quen thuộc, song cũng là để cho dễ hình dung,
tưởng tượng. Còn so sánh lại giúp cho các em thể hiện những nhận thức của
mình về sự vật, hiện tượng theo những chiều nông sâu, theo những độ chuẩn xác
khác nhau
III. MỘT VÀI KẾT LUẬN
1. Hiện tượng trẻ em làm thơ và có nhiều “cây bút” xuất sắc tưởng như có
gì đó bất thường, song cũng không phải là hoàn toàn khó hiểu. Bởi lẽ, ngày nay,
dường như các em có điều kiện đầy đủ nhất để tiếp thu giáo dục và để bộc lộ
những phẩm chất ưu việt của nền văn hiến dân tộc đã được đúc từ ngàn đời nay
trong huyết mạch cha ông.
2. Có những thành tựu và những tài năng nghệ thuật trong lĩnh vực thơ ở độ
tuổi thiếu nhi, một phần là do sự quan tâm giáo dục của Đảng, của Bác Hồ, của
nhà trường dưới chế độ mới, và một phần nữa khong kém quan trọng là do chính
các em và gia đình đã có ý thúc rất sớm về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình
đối với Tổ quốc.
3. Tài năng có thể phát lộ rất sớm. Nó đặt ra cho những người viết sách,
những người làm công tác giáo dục, những thầy cô giáo một nhiệm vụ thường
trực là: chú ý phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước ngày từ
thuở ấu thơ của tất cả các em
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Chọn một số bài thơ của Trần Đăng Khoa và của một vài tác giả thiếu nhi
khác để tập đọc diễn cảm và phân tích làm nổi bật những đặc trưng trong thơ các
em.
VĂN HỌC TRẺ EM NƯỚC NGOÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ VĂN HỌC TRẺ EM NƯỚC NGOÀI ĐÃ DỊCH SANG
TIẾNG VIỆT
1. Vài nét về thành tựu
Mảng văn học trẻ em nước ngoài dịch ra tiếng Việt, lâu nay được coi là bộ
phận bổ sung và làm phong phú cho nền văn học thiếu nhi trong nước, nhất là
khi kinh nghiệm trong nước còn thiếu và sách sáng tác còn ít. Cần quan niệm rõ
hơn về sách dịch. Sách dịch không nên coi là bộ phận thứ cấp, mà phải coi nó
như một bộ phận cần phải có, không thể thiếu. “Nếu một dân tộc cùng với nền
văn học của dân tộc ấy chỉ biết những cái của mình, không hề biết đến các dân
tộc và các nền văn học xung quanh, thì phải nói rằng dân tộc đó, cùng với nến
văn học của nó đang trên con đường hấp hổi ”. Vì vậy không thể coi sách dịch là
bộ phận thêm thắt cho một nền văn học. Nó phải là một bộ phận hữu ích và gắn
bó hữu cơ với mỗi nền văn học.
Xuất phát từ quan niệm như vậy, chúng ta đã chọn dịch những tác phẩm
đặc sắc của các nền văn học trẻ em trên thế giới, đặc biệt của các nước có nền
văn học trẻ em tiên tiến như Nga, Đức, Đan Mạch và các nước tiên tiến khác.
Những sách dịch tiêu biểu, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật như “Rôbinxơn
Cruxô” của Đanien Đê Phô; “Không gia đình” của Héctô Malô; “Túp lều bác
Tôm” của Bítchơxtô.
Bên cạnh những tác phẩm cổ điển nói trên, chúng ta còn chọn dịch những
tác phẩm xuất sắc của văn học thiếu nhi Liên Xô (cũ) như “Trường học dũng
cảm” của A.Gaiđa; “Thôn tiểu Bắc đẩu” của Muasatốp; “Chiếc đồng hồ”, “Lời
hứa danh dự” của Păngtêlêép; “Một đêm vất vả” của Rôưchukhôva; “Vichia
Malêép ở nhà và ở trường” của N. Nôxốp và hàng loạt các sách dịch khác về
các loai truyện khoa học, truyện đồng thoại, thơ và cả văn học châu Mĩ Latinh.
Như vậy, có thể nói rằng, sách dịch đã mở ra một chân trời rộng lớn, một
thế giới cảnh vật giàu đẹp với bao dân tộc và phong tục tập quán khác nhau.
Sách dịch như một cánh cửa rọi thêm ánh sáng vào nên văn học trẻ em trong
nước.
Khai thác những kinh nghiệm nước ngoài qua mảng sách dịch là một việc
làm cần thiết và bổ ích, đồng thời cũng là để xây dựng một bộ phận sách dịch có
quan hệ mật thiết với nền văn học trẻ em trong nước.
2. Những giá trị cơ bản nhất
Mảng văn học trẻ em nước ngoài được dịch ra tiếng Việt tương đối nhiều.
Có không ít tác phẩm đã được đưa vào sách giáo khoa của bậc tiểu học và trung
học cơ sở. Bộ phận văn học này đã góp phần mở rộng tầm nhìn cho học sinh nhỏ
tuổi, bước đầu dắt dẫn các em làm quen với một thế giới văn học của các nước
bè bạn trên hành tinh này.
Như đã nói ở phần trên, mảng văn học trẻ em nước ngoài dịch ra tiếng Việt
phải được coi là một bộ phận hữu cơ của nền văn học trẻ em trong nước, nó bổ
sung cho nền văn học trẻ em trong nước thêm phong phú, đa dạng. Nhìn chng,
mảng văn học dịch này đã được khai thác và bổ sung cho nền văn học trẻ em
trong nước ở những khía cạnh sau:
Khẳng định những tiềm năng to lớn của con người về trí tuệ, về lòng nhân
ái, về khả năng chinh phục thiên nhiên và sáng tạo ra cái mới.
- Thông qua các hình tượng văn học vừa huyền diệu, vừa chân thực nhằm
khẳng định những chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ xã hội, trong lao
đọng và trong luân lí thông thường của đời sống. Các truyện ngụ ngôn của La
Phôngten, truyện cổ Grim, truyện cổ Bungari, Nghìn lẻ một đêm là những ví
dụ sinh động trong việc khẳng định các chuẩn mực của con người nói chung trên
thế gian này từ gia đình, nhà trường đến xã hội.
- Mảng văn học dịch này cũng góp phần làm cho trẻ em nước nhà thấy rõ: ở
đâu cũng vậy, cái ác luôn xen lẫn với cái thiện, luôn phải đấu tranh, phải vượt
qua nhiều tâng gian khổi mới giành được thắng lợi. Cũng chính vì thế, nó nhắc
nhở con người, một khi đã có khát vọng chân chính, có quyết tâm sắt đá thì phải
không ngừng trang bị cho mình những phẩm chất, những năng lực đích thực để
làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình trong mọi
tình huống của cuộc đời.
Phải thừa nhận rằng mảng văn học trẻ em nước ngoài dịch ra tiếng Việt đã
góp phần không nhỏ vào việc bồi đắp tư tưởng và tình cảm cho trẻ em nước nhà
trong mấy chục năm qua. Nhiều em đã tiếp nhận được những tinh túy của văn
học trẻ em nước nước ngoài, kết hợp nhuận nhị với những tinh hoa của văn học
dân tộc và trở thành những nhân tài phụng sự cho đất nước.
II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU
1. ANĐECXEN
Hans Christien Andersen, nhà văn Đan Mạch, sinh ngày 2 tháng 4 năm
1850, mất ngày 4 tháng 8 năm 1875. Ông là con một người thợ giầy. Khi cha
mất, mẹ đi bước nữa, ông đã phải tự lập kiếm sống. Ông sống rất gần gửi với
tầng lớp thợ thuyền và thường đọc những truyện thần tiên của mình cho họ
nghe. Những kẻ quyền quý thường chế giễu ông về “dòng máu dân đen” nhưng
ông thì ngược lại, rất tự hào về sự gần gửi của mình với những con người lao
khổ ấy.
Vốn là một người thông minh, hiếu học, Anđecxen viết văn, làm thơ và
thường nói: “Không có truyện kể nào hay hơn được những điều do chính cộng
sống tạo nên”. Nhưng người đời biết đến Anđecxen nhiều hơn cả vẫn là ở những
truyện cổ tích ông viết cho trẻ thơ. Ở những truyện cổ tích do Anđecxen kể cho
có một sức hấp dẫn kì lạ đối với người nghe, bởi vì ở đó, trí tưởng tượng của
một tài năng kiệt xuất đã biến hóa các truyện cổ thành một cách riêng. Đánh giá
tài năng của Anđecxen, nhà thơ Ighêman đã có những lời như sau: “Anh có một
khả năng quý báu đó là trong bất cứ cống rãnh nào cũng tìm ra được ngọc trai”.
Còn Pautốpxki thì nhận xét: “trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ con của Anđecxen
còn có truyện cổ tích khác mà chỉ có người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa của
nó”. Làm được điều đó là vì Anđecxen đã biết khám phá những khía cạnh thần
kì, ít người nghĩ tới, ở ngay trong cuộc sống thường ngày, “thổi” cho cúng một
linh hồn của thế giới thần thoại đầy chất thơ và giải quyết theo những quan niệm
dân chủ tiến bộ của mình, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
Truyện của Anđecxen đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng
Việt. Những truyện: “Bộ quần áo mới của Hoàng đế”, “Chú lính chì dũng cảm”,
“Nàng công chúa và hạt đậu” mãi mãi vẫn là nguồn hấp dẫn, lôi cuốn con trẻ
của muôn đời
2. TÔNXTÔI
Lép Nhicôlaiêvích Tônxtôi sinh ngày 28 tháng 8 năm 1828, mất ngày 7
tháng 11 năm 1910. Ông là nhà văn Nga vĩ đại không chỉ nổi tiếng với những
tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”, “Anna Karênina”, “Sống lại”, mà còn
lưu danh cả với những truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích và truyện ngắn cho thiếu
nhi.
Viết cho thiếu nhi là một việc làm đầy trách nhiệm trong hoạt động xã hội
của L. Tônxtôi. Ông thường mơ ước về một cuộc sống no ấm và học vấn cho
con em những người lao động. Ông đã bỏ ra nhiều công sức để soạn sách mở
trường dạy chữ cho con em nông dân trong trang trại của mình ở Iaxnaia
Pôliana. Những quyển “Sách học vần”, “Sách tập đọc tiếng Nga” là kết quả
nhiều năm lao động của L. Tônxtôi dành cho thiếu nhi.
L. Tônxtôi đã đưa vào những quyển sách ấy nhiều truyện ngụ ngôn, truyện
cổ tích, truyền đồng thoại và truyền thuyết lấy từ văn học cổ và từ cuộc sống của
các dân tộc khác nhau trên khắp thế giới. Ông cũng rất ưa thích và chọn dịch
nhiều truyền ngụ ngôn của nhà thông thái cổ Hy Lạp Ê dốp ra tiếng Nga. Song
những truyện ngụ ngôn, cổ tích hay đồng thoại ấy dù là dịch, sáng tác hay viết
lại, dưới ngoài bút của L. Tônxtôi đều mang đậm phong vị Nga và dấu ấn riêng
của ông viết cho trẻ nhỏ: giản dị, trong sáng và nhân hậu, không triết lí hoặc
giáo huấn nặng nề. Chính tác giả đã từng nói về những truyện này như sau:
“Đâu là mẫu mực về phương pháp và ngôn từ mà tôi đã sử dụng và sẽ thường
xuyên sử dụng khi viết cho người lớn”.
Sự nghiệp văn chương của L. Tônxtôi, trong đó có cả văn chương cho thiếu
nhi, tràn đầy tư tưởng nhân văn, và đúng như Lê nin nhận định là “một bước tiến
trong quá trình phát triển nghệ thuật của toàn nhân loại”.
3. GRIM
Grim là họ của hai anh em nhà bác học và nhà văn người Đức. Tên đầy đủ
của họ là Giacốp Grim, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1785, mất ngày 20 tháng 9 năm
1863; và Vinhem Grim sinh ngày 24 tháng 2 năm 1786, mất ngày 16 tháng 12
năm 1859. Cả hai anh em đều sinh ở Hanove và trưởng thành ở Mađơbuốc trong
một gia đình công chức. Cả hai anh em đều tốt nghiệp đại học luật và đều dành
nhiều thì giờ và tâm lực cho việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn học. Họ đã tứng
làm việc quản lý thư viện, giáo sư đại học và trở thành Viện sĩ Viện Hàn lâm
khoa học Béclin.
Hai anh em đều có những công trình riêng, nhưng đặc biệt họ đã phối hợp
để biên soạn những công trình có giá trị như: “Từ điển tiếng Đức” và tập sách
nổi tiếng toàn thế giới là “Truyện cổ trẻ em và truyện kể trong nhà”. Công trình
này nghiên cứu và sưu tập các truyện cổ dân gian, có cách dựng truyện đậm nét
phong cách riêng, giàu chất lãng mạn, rất phù hợp với tính cách hồn nhiên, nhạu
cảm của tuổi thơ.
Bộ sách này gồm 200 truyện, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng (“Truyện cổ
Grim” đã được dịch ra tiếng Việt). Những truyện nổi tiếng hầu như đã đi vào kí
ức tuổi thơ đất Việt như “Bạch Tuyết”, “Người đẹp ngủ trong rừng”, “Lọ Lem”,
“Cong Ngỗng vàng”
Hai anh em nhà Grim đã có những cống hiến vĩ đại cho ngành nghiên cứu
văn học dân gian, cho khoa học ngôn ngữ và văn học của dân tộc Đức, và trong
chừng mực nhất định cũng là cống hiện cho nhân loại.
4. PERON
Sáclơ Perôn sinh ngày 12 tháng 1 năm 1628, mất ngày 16 tháng 5 năm
1703. Ông sinh trưởng trong một gia đình quyền quý, khá giả, được chăm sóc
rất chu đáo ngay từ thuở nhỏ. Cha ông là một luật sư. Sau này, Perôn cũng là
một luật sư, và ông còn là nhà văn, nhà điêu khắc, rồi trở thành Viện sĩ Viện
Hàn lâm Pháp.
Perôn có nhiều công trình nghiên cứu, sáng tác, nhưng ngày nay ít ai biết
đến, mà người ta chỉ nhớ những truyện kể của Perôn mà thôi. Các tập truyện
“Những truyện kể thời xưa”, “Những truyện kể của Mẹ Ngỗng của tôi” đã được
người đọc ở thế kỉ XVII rất ưa thích. Những truyện nổi tiếng như: “Người đẹp
ngủ trong rừng”, “con yêu râu xanh”, “Lọ lem”, “Cô bé quàng khăn đỏ”, “Con
mèo đi hia” đã được dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh dịch ra tiếng Việt, và cũng đã
từng làm mê hồn bạn đọc nhỏ tuổi nước ta từ thời trước Cách mạng Tháng Tám.
Có thể nói rằng nhuwgnx truyện của Perôn đã đem lại cho bạn đọc nhỏ tuổi Việt
Nam thời ấy những điều kì thú từ chân trời phí Tây
5. FUJIKO F.FUJIO
Đó là giáo sư họa sĩ Nhật Bản, tác giả bộ tranh truyện “Đôrêmon” đã từng
làm say mê hàng triệu trẻ em Việt Nam trong mấy năm gần đây. Tập trianh
truyện “Đôrêmon” giàu tính giáo dục và hấp dẫn; truyện kể về một chú mèo
máy tài ba, có nhiều phép là của cổ tích thời hiện đại, có khả năng giúp đỡ và
đoàn kết bạn bè
“Đôrêmon” thể hiện năng lực sáng tạo tuyệt vời của tác giả Fujiko, ông đã
dành trọn hai mươi bảy năm trong cuộc đời hội họa của mình để tạo nên tác
phẩm “Đôrêmon” có giá trị giáo dục tốt, được trẻ em nhiều nước trên thế giới
yêu thích.
Và một điều thật thú vị là giáo sư họa sĩ Fujiko - tác giả bộ tranh truyện
“Đôrêmon” - cổ tích của thời hiện đại này, đã đến Hà Nội ngày 22 tháng 1 năm
1996 theo lời mời của Nhà xuất bản Kim Đồng. Cuộc hội ngộ giữa tác giả
“Đôrêmon” với các độc giả nhỏ tuổi Việt Nam thật cảm động. Tác giả Fujiko và
công ty Shogakugan đã kí với Nhà xuất bản Kim Đồng một đề án thành lập Quỹ
hỗ trợ giáo dục trẻ em Việt Nam; tác giả và công ty Shogankukan sẽ dành cho
quỹ này tiền bản quyền trị giá một tỉ đồng Việt Nam vào việc xây dựng Quỹ hỗ
trợ giáo dục trẻ em Việt Nam. Thế giới mới hay, sự giao lưu van hóa đã làm cho
con người hiểu biết, quý mến và gần gũi nhau hơn.
III. MỘT VÀI KẾT LUẬN
1. Văn học trẻ em nước ngoài được dịch ra tiếng Việt đã thực sự trở thành
một bộ phận hữu cơ của nền văn học trẻ em nước nhà. Trong những năn qua,
mảng văn học dịch đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển
cách cảu bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam. Giá trị nhân văn cao cả của mảng văn học
dịch luôn luôn là hàng tranh tinh thần cho thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mình, đồng thời nó cũng là chiếc cầu nối giữa
bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam với những tinh hoa của cộng đồng nhân loại.
2. Nhiệm vụ của các nhà văn, nhà giáo trong thời kì đổi mới hiện nay hết
sức nặng nề, phức tạp. Chúng ta cân phải lựa chọn dịch và xuất bản thêm nhiều
tác phẩm tốt trong kho tàng văn học trẻ em trên thế giới để làm phong phú thêm
tư tưởng và tình cảm của trẻ em nước nhà, và cũng là để làm giàu có thêm nền
văn học trẻ em đất Việt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtmn0027_p2_3438.pdf