Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn vật lí cấp trung học phổ thông

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của thày, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục.

 Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh.

 Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá”; Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập và cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kỳ thi”; “Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá”.

Có nhiều khái niệm về Đánh giá, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị”. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh:

- “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”.

- “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”.

- “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định”

- “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”.

- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các chuẩn hay kết quả học tập” (mô hình ARC).

 

doc35 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn vật lí cấp trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tra trong phạm vi kiểm tra). - Tính số câu hỏi (hoặc chuẩn kiến thức, kỹ năng) ở các cấp độ cho các chủ đề. Bước 3: Thiết lập khung ma trận: Mô tả yêu cầu cần kiểm tra và xây dựng nội dung ma trận. Bước 4: Sử dụng Thư viện câu hỏi, biên soạn câu hỏi theo ma trận. Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm Bước 6: Thẩm định, hoàn thiện, bảo quản đề kiểm tra 2. Những điều cần lưu ý: Vấn đề khó khăn nhất của người ra đề kiểm tra (GV, tổ chuyên môn, hội đồng ra đề,...) là xác định trọng số nội dung các kiến thức, kỹ năng trong các chủ đề cần kiểm tra và biên soạn các câu hỏi, bài tập kiểm tra trong đề kiểm tra. Để xác định trọng số của mỗi chủ đề trong đề kiểm tra, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu cần đạt của các chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông, tầm quan trọng của chuẩn kiến thức, kỹ năng và thời lượng của nó được qui định trong chương trình giảng dạy. Đối với giáo viên có nhiều kinh nghiệm trước đây, khi ra một đề kiểm tra thì việc đầu tiên là nghĩ đến trọng số giữa nội dung kiểm tra phần lí thuyết và nội dung kiểm tra phần vận dụng, từ đó ước lượng trọng số giữa phần câu hỏi lí thuyết và câu hỏi bài tập trong đề kiểm tra. Để ra đề kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì I lớp 12 theo chương trình chuẩn, điều đầu tiên người ra đề phải hiểu rõ những qui định về thời lượng và nội dung trong kế hoạch giảng dạy của môn học Vật lí lớp 12 theo chương trình Chuẩn. Cụ thể như sau: a) Thời lượng phân bổ giữa các loại tiết học cấp THPT - Số tiết học lí thuyết chiếm khoảng từ 60% đến 70%, trong đó có 30% số tiết học lí thuyết kết hợp với thí nghiệm. - Số tiết bài tập chiếm khoảng từ 15% đến 20%. - Số tiết thực hành chiếm khoảng từ 5% đến 10%. - Số tiết ôn tập, tổng kết chiếm khoảng 5% đến 10%. - Số tiết kiểm tra chiếm khoảng 5% đến 10%. b) Số tiết dạy cho HS theo chương trình Vật lí Chuẩn lớp 12. Nội dung (Chủ đề) Tổng số tiết Lí thuyết Thực hành Bài tập Kiểm tra I. Dao động cơ 11 6 2 3 0 II. Sóng cơ 9 6 0 2 1 III. Dòng điện xoay chiều 15 8 2 4 1HK IV. Dao động và sóng điện từ 5 4 0 1 0 V. Sóng ánh sáng 10 5 2 2 1 VI. Lượng tử ánh sáng 7 5 0 2 0 VII. Hạt nhân 9 7 0 2 0 VIII. Từ vi mô đến vĩ mô 4 2 0 1 1HK Cộng 70 43 6 17 4 Tỉ lệ % 100 61,43 8,57 24,29 5,71 c) Khung phân phối chương trình Vật lí lớp 12 của Bộ Giáo dục và Đào tạo LỚP 12 Cả năm: 37 tuần = 70 tiết Học kì I: 19 tuần = 35 tiết Học kì II: 18 tuần = 35 tiết HỌC KÌ I Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Thực hành Bài tập Chương I. Dao động cơ 11 6 2 3 Chương II. Sóng cơ và sóng âm 8 6 2 Chương III. Dòng điện xoay chiều 14 8 2 4 Kiểm tra 1 tiết (học xong chương II) 1 Kiểm tra học kì I 1 Tổng số tiết trong học kì 35 HỌC KÌ II Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Thực hành Bài tập Chương IV. Dao động và sóng điện từ 5 4 1 Chương V. Sóng ánh sáng 9 5 2 2 Chương VI. Lượng tử ánh sáng 7 5 2 Chương VII. Hạt nhân nguyên tử 9 7 2 Chương VIII. Từ vi mô đến vĩ mô 3 2 1 Kiểm tra 1 tiết (học xong chương V) 1 Kiểm tra học kì II 1 Tổng số tiết trong học kì 35 Ví dụ 1. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Đề số 1) (Đề kiểm tra 1 tiết theo chương trình Vật lí 12 Chuẩn, dạng trắc nghiệm, 45 phút, 30 câu) 1. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương I, II môn Vật lí lớp 12 trong Chương trình giáo dục phổ thông. (Xem tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lí lớp 12. NXBGDVN). Nội dung cụ thể như sau: Chủ đề I: Chương I. Dao động cơ Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa dao động điều hoà. - Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì. - Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hoà. - Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn. - Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn. Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do. - Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fre-nen. - Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hoà cùng tần số và cùng phương dao động. - Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì. - Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra. - Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì. Kĩ năng - Giải được những bài toán đơn giản về dao động của con lắc lò xo và con lắc đơn. - Biểu diễn được một dao động điều hoà bằng vectơ quay. - Xác định chu kì dao động của con lắc đơn và gia tốc rơi tự do bằng thí nghiệm. Chú ý: Dao động của con lắc lò xo và con lắc đơn khi bỏ qua các ma sát và lực cản là các dao động riêng. Trong các bài toán đơn giản, chỉ xét dao động điều hoà của riêng một con lắc, trong đó : con lắc lò xo gồm một lò xo, được đặt nằm ngang hoặc treo thẳng đứng: con lắc đơn chỉ chịu tác dụng của trọng lực và lực căng của dây treo. Chủ đề II: Dao động cơ và sóng âm Kiến thức - Nêu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang là gì và nêu được ví dụ về sóng dọc, sóng ngang. - Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng. - Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm là gì. - Nêu được cường độ âm và mức cường độ âm là gì và đơn vị đo mức cường độ âm. - Nêu được ví dụ để minh hoạ cho khái niệm âm sắc. Trình bày được sơ lược về âm cơ bản, các hoạ âm. - Nêu được các đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) và các đặc trưng vật lí (tần số, mức cường độ âm và các hoạ âm) của âm. - Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng. - Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để khi đó có sóng dừng khi đó. - Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng âm. Kĩ năng - Viết được phương trình sóng. - Giải được các bài toán đơn giản về giao thoa và sóng dừng. - Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây. - Xác định được bước sóng hoặc tốc độ truyền âm bằng phương pháp sóng dừng. Chú ý: Mức cường độ âm là : L (dB) = 10lg Không yêu cầu học sinh dùng phương trình sóng để giải thích hiện tượng sóng dừng. 2. Xác định hình thức kiểm tra: kiểm tra 1 tiết, trắc nghiệm khách quan, 30 câu. a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Số tiết thực Trọng số% LT VD LT VD Chương I. Dao động cơ 11 6 4,2 6,8 22% 36% Chương II. Sóng cơ và sóng âm 8 6 4,2 3,8 22% 20% Tổng 19 8,4 10,6 44% 56% - Chỉ số LT (Lí thuyết: cấp độ 1,2) được tính bằng cách: lấy số tiết lí thuyết nhân với 70%. - Chỉ số VD (Vận dụng: cấp độ 3,4) được tính bằng cách: tổng số tiết trừ đi giá trị LT tương ứng. - Trọng số các ô tương ứng với số tiết thực dạy được tính bằng cách lấy giá trị ô tương ứng của số tiết thực dạy nhân với 100 chia cho tổng số tiết. Như vậy, tổng tất cả các trọng số của của một đề kiểm tra luôn bằng 100. b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm số Cấp độ 1,2 Chương I. Dao động cơ 22 6,6 » 6 2,2 Chương II. Sóng cơ và sóng âm 22 6,6 » 6 2,2 Cấp độ 3, 4 Chương I. Dao động cơ 36 11,4 » 12 3,6 Chương II. Sóng cơ và sóng âm 20 6,0 » 6 2,0 Tổng 100 30 10 3. Thiết lập khung ma trận KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra) Môn: Vật lí lớp 12 THPT (Thời gian: 45 phút, 30 câu trắc nghiệm) Phạm vi kiểm tra: I. Dao động cơ và II. Sóng cơ và sóng âm. Tên Chủ đề Nhận biết (Cấp độ 1) Thông hiểu (Cấp độ 2) Vận dụng Cộng Cấp độ thấp (Cấp độ 3) Cấp độ cao (Cấp độ 4) Chủ đề 1: Dao động cơ (11 tiết) 1. Dao động điều hòa (1 tiết) =5,3% Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì. Phát biểu được định nghĩa dao động điều hòa. [1 câu] 2. Con lắc lò xo (2 tiết) =10,5% Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa. - Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa của con lắc lò xo. - Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hòa của con lắc lò xo. - Biết cách chọn hệ trục tọa độ, chỉ ra được các lực tác dụng lên vật. - Vận dụng tính được chu kì dao động và các đại lượng trong các công thức của con lắc lò xo. [2 câu] Giải được những bài toán về dao động của con lắc lò xo nằm ngang và treo thẳng đứng: - Biết cách lập phương trình dao động chứng minh dao động của con lắc lò xo là một dao động điều hòa. - Xét các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì dao động của con lắc lò xo. - Liên hệ bài toán với thực tiễn. [2 câu] [1 câu] 3. Con lắc đơn (2 tiết) =10,5% - Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa của con lắc đơn. - Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hòa của con lắc đơn. - Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do. [1 câu] - Biết cách chọn hệ trục tọa độ, chỉ ra được các lực tác dụng lên vật. - Vận dụng tính chu kì dao động và các đại lượng trong các công thức của con lắc đơn. [1 câu] Giải được những bài toán về dao động của con lắc đơn: - Biết cách lập phương trình dao động chứng minh dao động của con lắc đơn là một dao động điều hòa. - Xét các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì dao động của con lắc đơn. - Liên hệ bài toán với thực tiễn. [1 câu] 4. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức (1 tiết) =5,3% Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì. [1 câu] - Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì. - Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra. [1 câu] 5. Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen. (3 tiết) =15,9% Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fre-nen. [1 câu] - Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hòa cùng tần số, cùng phương dao động. - Biểu diễn được dao động điều hòa bằng vectơ quay. - Vận dụng tính được các đại lượng trong các công thức và phương trình của dao động tổng hợp và hai dao động thành phần. [2 câu] Giải được các bài toán về tổng hợp hai dao động điều hòa cùng tần số, cùng phương dao động: - Viết được phương trình của dao động tổng hợp. - Xét các trường hợp dao động cùng pha, ngược pha và vuông pha. - Liên hệ bài toán với thực tiễn. [3 câu] 6. Xác định được chu kì dao động của con lắc đơn và gia tốc rơi tự do bằng thí nghiệm. (2 tiết) =10,5% - Biết cách sử dụng các dụng cụ và bố trí thí nghiệm. - Biết cách tiến hành thí nghiệm. Biết tính toán các số liệu thu được để đưa ra kết quả thí nghiệm. [1 câu] Số câu (điểm) Tỉ lệ % 6 (2,2 đ) 22 % 12 (3,6 đ) 36 % 18 (5,8 đ) 58 % Chủ đề 2: Sóng cơ và sóng âm (8 tiết) 1. Sóng cơ (1 tiết) =5,3% Nêu được được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang là gì. [1 câu] - Nêu được ví dụ về sóng dọc và sóng ngang. - Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng. - Viết được phương trình sóng. [1 câu] 2. Sự giao thoa (2,5 tiết) =13,05% Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng. [1 câu] - Giải thích sơ lược hiện tượng giao thoa sóng mặt nước. - Biết dựa vào công thức để tính bước sóng, số lượng các cực đại giao thoa, cực tiểu giao thoa. [2 câu] Giải được các bài toán về giao thoa: - Biết cách tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ để tính vị trí cực đại và cực tiểu giao thoa, năng lượng sóng. - Liên hệ bài toán với thực tiễn. [2 câu] 3. Sóng dừng (2,5 tiết) =13,05% Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để có sóng dừng khi đó. [1 câu] - Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây. - Vận dụng tính được bước sóng hoặc tốc độ truyền sóng bằng phương pháp sóng dừng. [1 câu] Giải được các bài toán về sóng dừng. - Bài toán xác định số nút, bụng sóng, tính chu kì, tần số, năng lượng sóng - Liên hệ bài toán với thực tiễn. [1 câu] 4. Đặc trưng vật lí của âm (1 tiết) =5,3% Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm là gì. - Nêu được cường độ âm và mức cường độ âm. - Nêu được các đặc trưng vật lí (tần số, mức cường độ âm và các họa âm). - Trình bày được sơ lược về âm cơ bản và các họa âm. [1 câu] 5. Đặc trưng sinh lí của âm (1 tiết) =5,3% - Nêu được các đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) của âm. - Nêu được ví dụ để minh họa cho khái niệm âm sắc. - Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng. [1 câu] Số câu(số điểm) Tỉ lệ ( %) 6 (2,2 đ) 22% 6 (2,0 đ) 20% 12 (4,2 đ) 42 % TS số câu (điểm) Tỉ lệ % 12 (4,4 đ) 44 % 18 (5,6 đ) 56 % 30 (10đ) 100 % 4. Sử dụng thư viện câu hỏi và biên soạn câu hỏi theo ma trận 4.1. Thư viện câu hỏi và biên soạn câu hỏi. GV phải căn cứ vào hệ thống các chuẩn kiến thức, kỹ năng được mô tả trong ma trận đề kiểm tra để biên soạn câu hỏi và bài tập theo các cấp độ của tư duy từ dễ đến khó. Đó là các kiến thức khoa học và cả phương pháp nhận thức chúng, các kỹ năng và khả năng vận dụng vào thực tế, những thái độ, tình cảm đối với khoa học và xã hội. Dưới đây ta tìm hiểu kỹ hơn về những cấp độ này trong môn Vật lí. - Cấp độ 1: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ nhận biết hoặc câu hỏi yêu cầu về kỹ năng đạt ở mức độ bắt chước làm được một việc đã học, có thái độ tiếp nhận. Nội dung thể hiện ở việc quan sát và nhớ lại thông tin, nhận biết được thời gian, địa điểm và sự kiện, nhận biết được các ý chính, nắm được chủ đề nội dung. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 1 có thể quy về nhóm động từ: nhận biết được, nêu được, phát biểu được, viết được, liệt kê được, thuật lại được, nhận dạng được, chỉ ra được, ... - Cấp độ 2: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ thông hiểu hoặc câu hỏi yêu cầu về kỹ năng đạt được ở mức độ làm được chính xác một việc đã học, có thái độ đúng mực. Nội dung thể hiện ở việc thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa, chuyển tải kiến thức từ dạng này sang dạng khác, diễn giải các dữ liệu, so sánh, đối chiếu tương phản, sắp xếp thứ tự, sắp xếp theo nhóm, suy diễn các nguyên nhân, dự đoán các hệ quả. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 2 có thể quy về nhóm động từ: hiểu được, trình bày được, mô tả được, diễn giải được,... - Cấp độ 3: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng cấp độ thấp, những câu hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp, có thái độ tin tưởng. Nội dung thể hiện ở việc sử dụng thông tin, vận dụng các phương pháp, khái niệm và lý thuyết đã học trong những tình huống khác, giải quyết vấn đề bằng những kỹ năng hoặc kiến thức đã học. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 3 có thể quy về nhóm động từ: vận dụng được, giải thích được, giải được bài tập, làm được... - Cấp độ 4: Đó là những câu hỏi về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng cấp độ cao, những câu hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học và vốn hiểu biết của bản thân HS đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp và có dấu hiệu của sự sáng tạo, có thái độ tin tưởng. Nội dung thể hiện ở việc phân tích nhận ra các xu hướng, cấu trúc, những ẩn ý, các bộ phận cấu thành, thể hiện ở việc sử dụng những gì đã học để tạo ra nhữg cái mới, khái quát hóa từ các dữ kiện đã biết, liên hệ những điều đã học từ nhiều lĩnh vực khác nhau, dự đoán, rút ra các kết luận, thể hiện ở việc so sánh và phân biệt các kiến thức đã học, đánh giá giá trị của các học thuyết, các luận điểm, đưa ra quan điểm lựa chọn trên cơ sở lập luận hợp lý, xác minh giá trị của chứng cứ, nhận ra tính chủ quan, có dấu hiệu của sự sáng tạo. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 4 có thể quy về nhóm động từ: phân tích được, so sánh được, giải thích được, giải được bài tập, suy luận được, thiết kế được... Sự phân loại các cấp độ là tương đối, phụ thuộc vào đặc trưng của từng môn học và đối tượng HS. Đó là các mức độ yêu cầu về kiến thưc, kỹ năng cần đạt của chương trình GDPT. Chú ý: Những câu hỏi liên quan đến các kiến thức về lý thuyết thường ở cấp độ 1, cấp độ 2. Những câu hỏi liên quan đến bài tập, thực hành thường ở cấp độ 3, cấp độ 4. Những câu hỏi, bài tập ở cấp độ 4 thường liên quan đến sự vận dụng nhiều kiến thức, kỹ năng tổng hợp trong phạm vi kiểm tra chẳng hạn như những câu hỏi cần vận dụng các mức cao của tư duy để xử lí tình huống, giải quyết vấn đề, những câu hỏi vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn như các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành, kỹ năng giải thích các sự vật hiện tượng cũng như ứng dụng trong thế giới tự nhiên, những câu hỏi liên quan đến các vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với sự biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai … (tùy theo môn học). Số lượng câu hỏi và bài tập cho các chuẩn kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra biên soạn được càng nhiều, càng chất lượng thì càng tốt. Dưới đây là hệ thống các câu hỏi và bài tập (Thư viện câu hỏi và bài tập) của chương I và chương II môn Vật lí lớp 12 theo chương trình chuẩn. Hàng năm, GV có thể biên soạn mới bổ sung. Để dễ biên soạn và theo dõi, ta bố trí sắp xếp theo Chủ đề. (Xem Phụ lục I. Thư viện câu hỏi và bài tập phần Chủ đề I, Chủ đề II) 4.2. Biên soạn đề kiểm tra - Căn cứ vào ma trận đề kiểm tra và số lượng các dạng câu hỏi ở các cấp độ khác nhau trong mỗi chủ đề, người ra đề (hoặc cho máy tính bốc ngẫu nhiên) tuyển lựa câu hỏi trong Thư viện câu hỏi để có nội dung cụ thể của một đề kiểm tra. - Ứng với mỗi phương án và mỗi cách tuyển lựa ta có một đề kiểm tra. Nếu Thư viện càng nhiều câu hỏi thì ta thu được nhiều bài kiểm tra có chất lượng tương đương. Khi ra đề cần tránh kiểm tra quá nhiều nội dung trong một thời lượng quá ít. P. HIỆU TRƯỞNG NGUYỄN VĂN NINH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctai_lieu_bdgv_ma_tran_de_vat_li_cap_thpt_2010_7575.doc
Tài liệu liên quan