Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên biên soạn đề kiểm tra xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập

1.1. Thuận lợi

Kiểm tra, đánh giá là một vấn đề quan trọng, vì vậy gần đây nhiều nhà giáo dục, các cấp quản lí đã quan tâm đến vấn đề này.

Thông qua các hội nghị, lớp tập huấn, tinh thần đổi mới đã bắt đầu đi vào thực tế.

Phần lớn các GV ở trường phổ thông đã nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc kiểm tra, đánh giá và ít nhiều có sự cải tiến về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học.

Đã có những giáo viên, nhà trường tích cực và thu được kết quả tốt trong đổi mới kiểm tra, đánh giá đồng bộ với cố gắng đổi mới phương pháp dạy học nhưng chưa có nhiều và chưa được các cấp quản lí giáo dục quan tâm khuyến khích, nhân rộng điển hình.

1.2. Khó khăn và nguyên nhân

a) Chưa đạt được sự thăng bằng: giáo viên dạy khác nhau nên kiểm tra, đánh giá khác nhau.

 Thiếu tính khách quan: phần lớn dựa vào các đề thi có sẵn và ép kiến thức của học sinh theo các dạng câu hỏi được ấn định trước trong các đề thi có sẵn.

 Thiếu tính năng động: do chưa thiết kế ma trận đề kiểm tra và chưa có thư viện câu hỏi, bài tập nên số lượng câu hỏi kiểm tra rất hạn chế và chủ yếu dựa vào nội dung của các sách bài tập, sách tham khảo, các đề thi tốt nghiệp THPT hay các đề thi vào các trường đại học của các năm trước.

 Coi nhẹ kiểm tra đánh giá chất lượng nắm vững bản chất hệ thống khái niệm hoá học cơ bản, các định luật hóa học cơ bản, còn nặng về ghi nhớ và tái hiện.

 Chưa chú ý đánh giá năng lực thực hành, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Hầu như ít kiểm tra về thí nghiệm hoá học và năng lực tự học của học sinh.

 Chưa sử dụng các phương tiện hiện đại trong việc chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra để rút ra các kết luận đúng.

b) Trong quản lí chỉ đạo đã chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá đối với việc tạo động cơ, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, thể hiện:

 Về thi, kiểm tra, đánh giá hiện vẫn còn nặng về yêu cầu học sinh học thuộc lòng, nhớ máy móc; ít yêu cầu ở các mức độ cao hơn như hiểu, vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục tình cảm, thái độ.

 Chưa vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, chưa coi trọng đánh giá, giúp đỡ học sinh học tập thông qua kiểm tra mà chỉ tập trung chú ý việc cho điểm bài kiểm tra. Một số giáo viên, nhà trường lạm dụng hình thức trắc nghiệm.

 Tình trạng trên đang là một trong những rào cản chính đối việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; làm thui chột hứng thú và động cơ học tập đúng đắn.

 

doc121 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên biên soạn đề kiểm tra xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tham khảo. Trong những năm qua một số Sở GDĐT, phòng GDĐT và các trường đã chủ động xây dựng trong website của mình về đề kiểm tra, câu hỏi và bài tập để giáo viên và học sinh tham khảo. Để Thư viện câu hỏi, bài tập của các trường học, của các sở GDĐT, Bộ GDĐT ngày càng phong phú cần tiếp tục tổ chức biên soạn, chọn lọc câu hỏi, đề kiểm tra có phần gợi ý trả lời; qui định số lượng câu hỏi và bài tập, font chữ, cỡ chữ; cách tạo file của mỗi đơn vị. Trên cơ sở nguồn câu hỏi, bài tập từ các Sở và các nguồn tư liệu khác Bộ GDĐT đã và đang tổ chức biên tập, thẩm định, đăng tải trên website của Bộ GDĐT và hướng dẫn để giáo viên và học sinh tham khảo sử dụng. Để xây dựng và sử dụng thư viện câu hỏi và bài tập trên mạng internet đạt hiệu quả tốt nên lưu ý một số vấn đề sau: 1. Về dạng câu hỏi Nên biên soạn cả 2 loại câu hỏi, câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan (nhiều lựa chọn, điền khuyết, đúng sai, ghép đôi..). Ngoài các câu hỏi đóng (chiếm đa số) còn có các câu hỏi mở (dành cho loại hình tự luận), có một số câu hỏi để đánh giá kết quả của các hoạt động thực hành, thí nghiệm. 2. Về số lượng câu hỏi Số câu hỏi của một chủ đề của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tương ứng với một chương trong SGK, bằng số tiết của chương đó theo khung phân phối chương trình nhân với tối thiểu 5 câu/1 tiết. Hàng năm tiếp tục bổ sung để số lượng câu hỏi và bài tập ngày càng nhiều hơn. Đối với từng môn tỷ lệ % của từng loại câu hỏi so với tổng số câu hỏi, do các bộ môn bàn bạc và quyết định, nên ưu tiên cho loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn và câu hỏi tự luận. Đối với các cấp độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) thì tuỳ theo mục tiêu của từng chủ đề để quy định tỉ lệ phù hợp đối với số câu hỏi cho từng cấp độ, nhưng cần có một tỉ lệ thích đáng cho các câu hỏi vận dụng, đặc biệt là vận dụng vào thực tế. Việc xác định chủ đề, số lượng và loại hình câu hỏi nên được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với khung phân phối chương trình, các chương, mục trong sách giáo khoa, quy định về kiểm tra định kì và thường xuyên. Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào số lượng của các chủ đề, yêu cầu về chuẩn KT, KN của mỗi chủ đề trong chương trình GDPT. Mỗi môn cần thảo luận để đi đến thống nhất về số lượng câu hỏi cho mỗi chủ đề. 3. Yêu cầu về câu hỏi Câu hỏi, bài tập phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT do Bộ GDĐT ban hành, đáp ứng được yêu cầu về: lí thuyết, thực hành, kĩ năng của một môn học hoặc tích hợp nhiều môn học. Các câu hỏi đảm bảo được các tiêu chí đã nêu ở Phần thứ nhất . Thể hiện rõ đặc trưng môn học, cấp học, thuộc khối lớp và chủ đề nào của môn học. Nội dung trình bày cụ thể, câu chữ rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu. Đảm bảo đánh giá được học sinh về cả ba tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ. 4. Định dạng văn bản Câu hỏi và bài tập cần biên tập dưới dạng file và in ra giấy để thẩm định, lưu giữ. Về font chữ, cỡ chữ thì nên sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. Mỗi một câu hỏi, bài tập có thể biên soạn theo mẫu: BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi : ______ MÔN HỌC: _____________ Thông tin chung * Lớp: ___ Học kỳ: ______ * Chủ đề: _____________________________ * Chuẩn cần đánh giá: _____________ KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi của mỗi môn học Bước 1: Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông đối với từng môn học, theo khối lớp và theo từng chủ đề, để chọn các nội dung và các chuẩn cần đánh giá. Điều chỉnh phù hợp với chương trình và phù hợp với sách giáo khoa. Bước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” (hoặc ma trận đề đối với đề kiểm tra) của từng chủ đề, cụ thể số câu cho mỗi chủ đề nhỏ, số câu TNKQ, số câu tự luận ở mỗi chuẩn cần đánh giá, mỗi cấp độ nhận thức (tối thiểu 2 câu hỏi cho mỗi chuẩn cần đánh giá). Xây dựng một hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xây dựng trong bước I. Ví dụ minh họa: HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ VÀ SỐ CÂU HỎI TƯƠNG ỨNG Chương 6 lớp 12: Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm Chủ đề Nội dung (theo Chuẩn KT, KN) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Kim loại kiềm và hợp chất. 1.1(KT): Biết được : - Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm. - Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm và một số hợp chất như NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3. Hiểu được : - Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp). - Tính chất hoá học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim). - Trạng thái tự nhiên của NaCl. - Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy). - Tính chất hoá học của một số hợp chất : NaOH (kiềm mạnh) ; NaHCO3 (lưỡng tính, phân huỷ bởi nhiệt) ; Na2CO3 (muối của axit yếu) ; KNO3 (tính oxi hoá mạnh khi đun nóng). 1.2(KN). - Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiềm. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng. 2. Kim loại kiềm thổ và hợp chất. 2.1 (KT). Biết được : - Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ. - Tính chất hoá học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O. - Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng ; Cách làm mềm nước cứng. - Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch. Hiểu được : Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit). 2.2. (KN). - Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ, tính chất của Ca(OH)2. - Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất hoá học. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng. 3. Nhôm và hợp chất. 3.1 (KT): Biết được: Vị trí , cấu hình lớp electron ngoài cùng, tính chất vật lí , trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm . Hiểu được: - Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại. - Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy - Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3 , muối nhôm. - Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3 : vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh; - Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch. 3.2 (KN): - Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết ion nhôm - Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm. - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của nhôm, nhận biết ion nhôm - Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm. - Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm. - Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng. - Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng; 4. Tổng hợp Cộng 14 8 1 9 32 Bước 3: Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã xây dựng. Cần lưu ý: Nguồn của câu hỏi? Trình độ của các đội ngũ viết câu hỏi ? Cách thức đảm bảo câu hỏi được bảo mật ? Bước 4: Tổ chức thẩm định và đánh giá câu hỏi. Nếu có điều kiện thì tiến hành thử nghiệm câu hỏi trên thực tế một mẫu đại diện các học sinh. Bước 5: Điều chỉnh các câu hỏi (nếu cần thiết), hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi và đưa vào thư viện câu hỏi. - Thiết kế một hệ thống thư viện câu hỏi trên máy tính - Cách thức bảo mật thư viện câu hỏi - Cách thức lưu trữ và truy xuất câu hỏi - Cách thức xây dựng đề kiểm tra - Chuẩn bị sổ tay hướng dẫn người sử dụng - Tập huấn sử dụng thư viện câu hỏi 6. Sử dụng câu hỏi của mỗi môn học trong thư viện câu hỏi Đối với giáo viên: tham khảo các câu hỏi, xem xét mức độ của câu hỏi so với chuẩn cần kiểm tra để xây dựng các đề kiểm tra hoặc sử dụng để ôn tập, hệ thống kiến thức cho học sinh phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông. Đối với học sinh: truy xuất các câu hỏi, tự làm và tự đánh giá khả năng của mình đối với các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho bản thân. Đối với phụ huynh học sinh: truy xuất các câu hỏi sao cho phù hợp với chương trình các em đang học và mục tiêu các em đang vươn tới, giao cho các em làm và tự đánh giá khả năng của các em đối với yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó có thể chỉ ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho các em. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN HOÁ LỚP 12 THPT Học kì 2 PHẦN A: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Chương 6. Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm Câu 1. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là A. Sr. B. Ca. C. Be. D. Mg. Gợi ý trả lời: Chọn C. (SGK) Câu 2. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Các nguyên tử thuộc nhóm IIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là A. np2. B. ns2. C. ns1np1. D. ns1np2. Gợi ý trả lời: Chọn B. (SGK) Câu 3. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Cho 4,0 gam kim loại Ca tan trong lượng nước dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được khí H2. Thể tích khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn là A. 2,24 lít. B. 1,12 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít. Gợi ý trả lời: Chọn A. Số mol Ca = 0,1 Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2↑ 0,1 0,1 Þ Thể tích khí H2 (đktc) = 2,24 lít Câu 4. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Cho sơ đồ phản ứng : X + Na[Al(OH)4] ® M¯ + Y Y + AgNO3 ® AgCl +... X là A. CO2. B. NH3. C. SO2. D. HCl. Gợi ý trả lời: Chọn D. HCl + Na[Al(OH)4] ® Al(OH)3¯ + NaCl + H2O NaCl + AgNO3 ® AgCl ¯+ NaNO3 Câu 5. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Hoà tan hoàn toàn 5,75 gam một kim loại M vào nước thu được 2,8 lít khí ở đktc. Vậy M là A. Na. B. K. C. Ba. D. Ca Gợi ý trả lời: Chọn A. Số mol khí = 0,125 2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2↑ 0,125 Þ M = = 23n Þ n = 1 để M = 23 là Na Câu 6. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Dung dịch chứa muối X không làm đổi màu quỳ tím, dung dịch chứa muối Y làm quỳ tím hoá xanh. Trộn hai dung dịch trên với nhau thấy tạo kết tủa. Vậy X và Y có thể là cặp chất nào trong các cặp chất dưới đây ? A. Na2SO4 và BaCl2 B. Ba(NO3)2 và Na2CO3 C. KNO3 và Na2CO3 D. Ba(NO3)2 và K2SO4 Gợi ý trả lời: Chọn B. Làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch Na2CO3. Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3 Câu 7. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Dựa vào khối lượng riêng của nhôm, người ta thường dùng nhôm để A. chế tạo khung cửa và các đồ trang trí nội thất. B. chế tạo các thiết bị trao đổi nhiệt, dụng cụ đun nấu trong gia đình. C. làm các đồ dùng trang trí nội thất. D. làm hợp kim dùng chế tạo máy bay, ôtô, tên lửa. Gợi ý trả lời: Chọn D. (SGK) Câu 8. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Nhôm được điều chế bằng cách A. điện phân dung dịch AlCl3 hay điện phân nóng chảy Al(OH)3. B. điện phân nóng chảy Al2O3. C. dùng cacbon khử Al2O3 ở nhiệt độ cao. D. điện phân nóng chảy Al(OH)3 hay dùng Mg để khử Al2O3. Gợi ý trả lời: Chọn B. (SGK) Câu 9. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch sau : AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3. Để phân biệt 4 dung dịch chỉ dùng một thuốc thử và chỉ thử một lượt thì thuốc thử đó là A. dung dịch Ba(OH)2. B. dung dịch H2SO4. C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch Na2CO3. Gợi ý trả lời: Chọn A. Dùng dung dịch có chứa Ba2+ và OH- thì thử một lượt sẽ nhận ra: - NH4NO3 do có khí thoát ra: NH + OH- → NH3↑ + H2O - K2CO3 do có kết tủa bền: Ba2+ + CO → BaCO3↓ - AlCl3 do có kết tủa, sau đó kết tủa tan khi dư OH- : Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓ Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]- tan hoặc Al(OH)3 + OH- → AlO tan + 2H2O Câu 10. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Nhận định nào dưới đây không phù hợp các nguyên tố nhóm IA ? A. Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1. B. Tinh thể đều có cấu trúc lập phương tâm khối. C. Đều phản ứng với nước ở điều kiện thường trừ Li. D. Mức oxi hoá đặc trưng trong các hợp chất là +1. Gợi ý trả lời: Chọn C. (SGK) Câu 11. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Dãy gồm các nguyên tố được xếp theo chiều giảm dần tính kim loại là A. K, Na, Mg, Al. B. Al, Na, Mg, K. C. Na, K, Al, Mg. D. Mg, Al, K, Na. Gợi ý trả lời: Chọn A. (theo dãy điện hoá kim loại) Câu 12. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Nước chứa đồng thời các muối nào sau đây thuộc loại nước có tính cứng vĩnh cữu ? A. NaCl và Ca(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2 và MgCl2. C. NaHCO3 và Ca(NO3)2. D. MgSO4 và CaCl2. Gợi ý trả lời: Chọn D. Nước có tính cứng vĩnh cửu chứa các ion Ca2+, Mg2+, Cl- và SO và không chứa ion HCO. Câu 13. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Để làm kết tủa hoàn toàn nhôm hiđroxit từ dung dịch nhôm sunfat cần dùng lượng dư dung dịch A. BaCl2. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. NH3. Gợi ý trả lời: Chọn D. NH3 có tính bazơ yếu, không hoà tan được kết tủa Al(OH)3. Câu 14. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al trong dung dịch NaOH dư, sau phản ứng ta thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 2,7. B. 5,4. C. 1,35. D. 4,05. Gợi ý trả lời: Chọn A. Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2H2↑ 0,1 0,15 (3,36 lít) khối lượng nhôm: m = 0,1´27 = 2,7 (gam) Câu 15. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch Na[Al(OH)4] vào dung dịch HCl và lắc liên tục. Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa xuất hiện, sau đó kết tủa tan. B. có kết tủa xuất hiện và kết tủa không tan C. không có kết tủa xuất hiện. D. không có kết tủa xuất hiện, sau đó có kết tủa xuất hiện. Gợi ý trả lời: Chọn D. Do lúc đầu HCl dư nên không có kết tủa Na[Al(OH)4] + 4HCl → AlCl3 + NaCl + 4H2O Khi dư Na[Al(OH)4] thì có kết tủa 3Na[Al(OH)4] + AlCl3 → 4Al(OH)3↓ + 3NaCl Câu 16. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Hợp kim nào sau đây không phải của Al ? A. Amelec B. Inox C. Đuyra D. Silumin Gợi ý trả lời: Chọn B. (SGK) Câu 17. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Chất nào sau đây được dùng để bó bột khi xương bị gãy ? A. Vôi tôi. B. Đá vôi. C. Tinh bột. D. Thạch cao. Gợi ý trả lời: Chọn D. (SGK) Câu 18. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Cặp chất nào sau đây khi phản ứng không tạo ra hai muối ? A. CO2 + dung dịch NaOH B. SO2 + dung dịch Ba(OH)2 C. Fe3O4 + dung dịch HCl D. dung dịch NaHCO3 + dung dịch Ca(OH)2 dư Gợi ý trả lời: Chọn D. Cặp A tạo Na2CO3 + NaHCO3; cặp B tạo BaSO3 + Ba(HSO3)2; cặp C tạo FeCl3 + FeCl2; chỉ còn cặp D do Ca(OH)2 dư nên không tạo hai muối NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O Câu 19. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Nhóm gồm tất cả các chất đều tan trong nước ở nhiệt độ thường là A. K2O, BaO, Al2O3. B. Na2O, Fe2O3 ; BaO. C. Na2O, K2O, BaO. D. Na2O, K2O, MgO. Gợi ý trả lời: Chọn C. Al2O3; Fe2O3; MgO đều không tan trong nước ở nhiệt độ thường Câu 20. Mức độ chuẩn: vận dụng ↑ Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển hoá : NaCl ® NaOH ® NaHCO3 ® BaCO3® BaSO4 Gợi ý trả lời: 2NaCl + 2H2O H2 ↑+ Cl2↑+ 2NaOH NaOH + CO2 ® NaHCO3 NaHCO3 + Ba(OH)2 ® BaCO3 ↓ + NaOH + H2O BaCO3 + H2SO4 ® BaSO4 ↓ + CO2↑ + H2O Câu 21. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Phân biệt các lọ đựng riêng biệt các dung dịch : NaCl, MgCl2, BaCl2, AlCl3. Gợi ý trả lời: Dùng dung dịch NaOH dư, sau đó dùng dung dịch H2SO4: - NaOH nhận được 2 dung dịch MgCl2 tạo kết tủa bền và AlCl3 tạo kết tủa sau đó kết tủa tan khi dư NaOH MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓+ 2NaCl AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl Al(OH)3↓ + NaOH → NaAlO2 (tan) + 2H2O - H2SO4 nhận được BaCl2 có kết tủa BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl Câu 22. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Cho 3,6 gam một kim loại R hoá trị II tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,24 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc) và dung dịch X. a) Xác định kim loại R. b) Từ dung dịch X hãy viết các phương trình hoá học để tái tạo kim loại R. Gợi ý trả lời: a) 3R + 8HNO3 → 3R(NO3)2 + 2NO ↑ + 4H2O 0,15 0,1 (2,24 lít) Þ R = = 24 Þ R là Mg b) Mg(NO3)2 + Na2CO3 → MgCO3 ↓ + 2NaNO3 MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O Cô cạn dung dịch và MgCl2 Mg + Cl2 ↑ Câu 23. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển hoá : Al2O3 ® Al ® Na[Al(OH)4] ® NaHCO3 ® Na2CO3 ® Al(OH)3 ® Ba[Al(OH)4]2 ® BaCl2 ® Ba Gợi ý trả lời: Al2O3 2Al + 3/2O2 ↑ Al + 3H2O + NaOH → Na[Al(OH)4] + 3/2H2↑ Na[Al(OH)4] + CO2 + H2O ® Al(OH)3 + NaHCO3 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O 3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O® 2Al(OH)3↓ + 3CO2↑+ 6NaCl 2Al(OH)3 + Ba(OH)2® Ba[Al(OH)4]2 Ba[Al(OH)4]2 + 2HCl ® BaCl2 + 2Al(OH)3↓ + 2H2O BaCl2 Ba + Cl2 Câu 24. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Chọn một thuốc thử với một lượt thử, hãy phân biệt các lọ riêng biệt đựng các dung dịch : H2SO4, NaOH, HCl, BaCl2. Gợi ý trả lời: Một thuốc thử là dung dịch Ba(HCO3)2, với một lượt thử nhận ra: - dung dịch NaOH có kết tủa Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O - dung dịch HCl có khí bay ra Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 + 2CO2↑ + 2H2O - dung dịch H2SO4 vừa có kết tủa, vừa có khí bay ra Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓+ 2CO2↑ + 2H2O - dung dịch BaCl2 không có hiện tượng gì Câu 25. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TN tự luận Nội dung: Trộn m gam bột Al với 8 gam bột Fe2O3 rồi đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp X thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch Y. a) Tính m. b) Thổi khí CO2 dư vào dung dịch Y, tính khối lượng kết tủa thu được. Gợi ý trả lời: a) 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (số mol Fe2O3 = 0,05) 0,1 0,05 0,05 X tác dụng với NaOH có khí thoát ra Þ X có chứa Al dư (Fe2O3 phản ứng hết) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O 0,05 0,1 Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2H2↑ 0,1 0,1 0,15 (3,36 lít) Vậy, Al ban đầu = m = 27´(0,1+0,1) = 5,4 (gam) b) NaAlO2 + CO2 + 2H2O ® Al(OH)3↓+ NaHCO3 0,1 + 0,1 0,2 Khối lượng kết tủa từ dung dịch Y = 0,2 ´78 = 15,6 (gam) Câu 26. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Điện phân nóng chảy muối clorua kim loại kiềm thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Vậy kim loại kiềm là A. Li. B. Na. C. K. D. Rb. Gợi ý trả lời: Chọn C. 2RCl 2R + Cl2 0,08 0,04 (0,896 lít) Þ R = 3,12 : 0,08 = 39 Þ R là K Câu 27. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Cho Ca vào dung dịch NaHCO3, hiện tượng quan sát được là A. có khí thoát ra tạo dung dịch trong suốt. B. có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa trắng không tan. C. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan. D. có kết tủa và không có khí thoát ra. Gợi ý trả lời: Chọn B. Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2↑ Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3↓ + NaOH + H2O Câu 28. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Cho từ từ đến dư dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3, ta thấy A. có kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan. B. có kết tủa trắng keo và có khí bay ra. C. tạo kết tủa trắng keo sau chuyển thành kết tủa đỏ nâu. D. không có hiện tượng gì. Gợi ý trả lời: Chọn B. 3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O® 2Al(OH)3↓ + 3CO2↑+ 6NaCl Câu 29. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Giải thích nào dưới đây không đúng cho kiềm loại kiềm ? A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp do lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể kém bền. B. Khối lượng riêng nhỏ do có bán kính lớn và cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít. C. Mềm do lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể là yếu. D. Có cấu tạo rỗng do có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện. Gợi ý trả lời: Chọn B. (SGK) Þ Kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối Câu 30. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Na2O, BaCl2, NaHCO3, NH4Cl có số mol mỗi chất bằng nhau vào nước rồi đun nóng nhẹ. Sau khi kết thúc thí nghiệm được dung dịch A. Dung dịch A chứa A. NaCl. B. NaOH, BaCl2, NaHCO3 và NH4Cl. C. Na2CO3 và NaOH. D. BaCl2, NaHCO3 và NaOH. Gợi ý trả lời: Chọn A. Na2O + H2O → 2NaOH a 2a (mol) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O a a a (mol) NH4Cl + NaOH → NaCl + CO2 + H2O a a a (mol) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl a a 2a Vậy, dung dịch A chỉ còn chứa NaCl Câu 31. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Nước chứa đồng thời các muối nào sau đây thuộc loại nước có tính cứng toàn phần ? A. CaCl2; MgCl2 và Ca(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2; Na2SO4 và MgSO4. C. MgSO4; CaSO4 và CaCl2. D. MgSO4 ; Ca(HCO3)2 và CaCl2. Gợi ý trả lời: Chọn D. A thiếu SO; B thiếu Cl- ; C thiếu HCO Câu 32. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol Al và b mol Na vào nước thu được dung dịch A chỉ chứa một chất duy nhất. Ta có kết luận nào sau đây ? A. a b C. a = b D. b = 2a Gợi ý trả lời: Chọn D. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 b b 2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 b b b Chất duy nhất là NaAlO2 Þ b = 2a Câu 33. Mức độ chuẩn: vận dụng Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn trong dung dịch có A. Na2CO3 và NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. Na2CO3 và NaOH. Gợi ý trả lời: Chọn A. Số mol CO2 = 0,1 ; NaOH = 0,15 Þ tỉ lệ mol 1 < < 2 Þ sản phẩm là hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3. Câu 34. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Để sản xuất được 1,08 tấn nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 với cực dương bằng than chì và toàn bộ oxi sinh ra oxi hoá cacbon thành khí cacbonic thì lượng cacbon làm cực dương cần dùng là A. 0,36 tấn. B. 3,6 tấn. C. 0,72 tấn. D. 7,2 tấn. Gợi ý trả lời: Chọn A. 2Al2O3 + 3C → 4Al + 3CO2. (12´3) (27´4) Khối lượng than chì (C) = = 0,36 (tấn) Câu 35. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Phương pháp nào trong các phương pháp sau đây có thể làm mềm nước có tính cứng tạm thời ? (I) Đun nóng ; (II) Dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ ; (III) Dùng dung dịch NaOH vừa đủ ; (IV) Dùng dung dịch H2SO4 vừa đủ. A. (I), (II), (IV) B. (II), (III) C. (I), (III) D. (I), (II), (III) Gợi ý trả lời: Chọn D. Nguyên tắc làm mềm nước có tính cứng là loại bỏ ion Ca2+, Mg2+ ra khỏi nước - đun nóng Ca(HCO3)2 CaCO3↓+ CO2↑+ H2O Mg(HCO3)2 MgCO3↓+ CO2↑+ H2O - Dung dịch Ca(OH)2 (vừa đủ) Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3↓+ 2H2O Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓+ MgCO3↓+ 2H2O - dung dịch NaOH: Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3↓+ Na2CO3 + 2H2O Mg(HCO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓+ 2NaHCO3 Câu 36. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Chất nào sau đây thường được dùng để làm giảm cơn đau dạ dày do dạ dày dư axit ? A. NaHCO3 B. CaCO3 C. KAl(SO4)2.12H2O D. (NH4)2CO3 Gợi ý trả lời: Chọn A. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O Câu 37. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Kim loại kiềm (nhóm IA), kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) và nhôm có thể điều chế trong công nghiệp theo phương pháp nào sau đây ? A. Nhiệt luyện B. Thủy luyện C. Điện phân nóng chảy D. Điện phân dung dịch Gợi ý trả lời: Chọn C. (SGK) Câu 38. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Nung hỗn hợp gồm MgCO3 và BaCO3 có cùng số mol đến khối lượng không đổi thu được khí A và chất rắn B. Hoà tan B vào nước dư, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch D. Hấp thụ hoàn toàn khí A vào dung dịch D, sản phẩm sau phản ứng là A. Ba(HCO3)2. B. BaCO3 và Ba(HCO3)2. C. BaCO3 và Ba(OH)2 dư. D. BaCO3. Gợi ý trả lời: Chọn A. MgCO3 MgO + CO2↑ a a a BaCO3 BaO + CO2↑ a a a Þ số mol CO2 = 2a BaO + H2O → Ba(OH)2 a a 2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 2a a Chương 7. Sắt, crom và các kim loại khác Câu 39. Mức độ chuẩn: thông hiểu Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hoá học ? A. Kim loại Fe trong dung dịch HCl. B. Thép thường để trong không khí ẩm. C. Đốt cháy dây thép trong khí O2. D. Kim loại Cu trong dung dịch AgNO3. Gợi ý trả lời: Chọn B. Thép là kim loại không nguyên chất, không khí ẩm là môi trường chất điện phân Câu 40. Mức độ chuẩn: nhận biết Dạng câu hỏi: TNKQ Nội dung: Sắt không tan được trong dung dịch A. NaOH đặc, nguội. B. H2SO4 đặc, nguội. C. HNO3 đặc, nóng. D. HCl đặc, nguội. Gợi ý trả lời: Chọn B. Fe bị thụ động bởi H2SO4 đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctai_lieu_bdgv_ma_tran_de_hoa_hoc_cap_thpt_2010_8717.doc
Tài liệu liên quan