Bố cục là một trong những bộ môn quan trọng nhất trong chương trình đào tạo mỹ thuật nói chung, chuyên ngành sư phạm mỹ thuật nói riêng. Chính nhờ có bộ môn này đã tạo tiền đề cho những sự sáng tạo trong các tác phẩm, hay gần gũi hơn với người học mỹ thuật chính là bài hình họa hay những bài chuyên ngành của mình. Bộ môn bố cục có những tác động rất tích cực cũng như làm hành trang rất tốt cho sinh viên sau khi ra trường, bởi đó là những kiến thức, kỹ năng tổng hợp, củng cố rất nhiều cho người học những ý tưởng hoặc công việc liên quan đến sáng tác hội họa.
Sự cảm thụ tác phẩm mỹ thuật có thể nói chưa thật sự đầy đủ nếu không có sự hiểu biết về vẻ đẹp của chất liệu, cách sử lý kỹ thuật chất liệu của nghệ sĩ.
Môn Bố cục trong chương trình Mĩ thuật của trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã được thực hiện trong suốt quá trình đào tạo của nhà trường hơn 40 năm qua. Tuy vậy, trong chương trình CĐSP Mỹ thuật, việc học môn Bố cục chỉ dừng lại ở sử dụng chất liệu bột màu, sinh viên không được làm quen, không có hiểu biết thực tế về các chất liệu khác do thời gian, nội dung chương trình đào tạo không đủ để sinh viên được học chuyên sâu như với trình độ đại học.
23 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 12/01/2024 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài liệu Bố cục tranh lụa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bất chợt gặp người thân trong gia đình, phía sau chỉ có vài chiến sỹ. Các nhân vật chính chiếm gần hết diện tích bức tranh nhưng với cách vẽ gợi không gian như vậy vẫn cho thấy đoàn quân đi cùng anh chiến sỹ rất đông.
Bố cục tranh vẽ trong nhà cũng có thể không cần đến phối cảnh của căn nhà. Tác phẩm Bên bếp lửa của Nguyễn Thụ vẽ trong tranh chỉ có hai mẹ con, người mẹ trẻ địu đứa con nhỏ sau lưng và một bếp lửa đang đồ xôi. Toàn bộ tranh là một hòa sắc ấm áp, cách vẽ nét phóng khoáng và dường như họa sỹ đã quá thuộc khi tìm hình cho nhân vật cùng với cách diễn đạt không gian đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó thì họa sỹ Nguyễn Thụ cũng có rất nhiều tranh vẽ phụ nữ Thái bên nhà sàn được diễn tả rất đơn giản, chắt lọc cả về mảng hình và màu
H120.Bên bếp lửa. Tranh của Nguyễn Thụ
Là họa sỹ nữ nhưng tranh của Kim Bạch luôn hiện lên với cá tính rất riêng, có tranh đằm thắm nữ tính có tranh mạnh mẽ táo bạo. Ở tranh Xe ngựa thì cảnh tượng hiện ra chân thực như trong cuộc sống hàng ngày. Tất cả các hình thể trong tranh đều được diễn tả tinh tế đến từng chi tiết, từ các nan tre đan trên sọt đến các nan mây trên thúng mủng hay đường uốn của dây quangđến khăn đầu rìu của đàn ông và dây quai nón của phụ nữ, luôn diễn biến với nhiều lớp sắc độ phong phú hòa vào nhau chân thực mà như hư ảo.
H122. Xe ngựa- Tranh của Lê Kim Bạch
Tranh Lụa còn rất thích hợp với những đề tài mang màu thời gian cổ kính. Đặng Quý Khoa trong tranh Nguyễn Trãi đã thể hiện hình ảnh đám đông nhân dân đến chào mừng vị anh hùng dân tộc. Một thời thịnh trị hiện lên trang nghiêm và huy hoàng với hòa sắc đỏ, nâu hồng chín nục tương phản với màu trắng của ngựa bạch càng chìm sâu vào dĩ vãng xa xưa.
Với tranh Mùa gặt của Nguyễn Tiến Chung thì quang cảnh gặt hái trên cánh đồng chiêm mùa và những người nông dân hiện lên rất chân thực. Tác giả bố cục theo chiều dài, chiều cao chỉ chiếm hai phần ba chiều ngang rải tầm nhìn bao quát vào cánh đồng lớn, nâng chân trời lên sát mép trên của tranh. Phần trọng tâm là cánh đồng lúa với những người nông dân được sắp xếp theo nhịp điệu nhịp nhàng.
Hoặc như bức tranh Hành quân mưa của Phan Thông chỉ với rất ít màu và nét khi rõ, khi nhòe đã làm nổi bật hình ảnh anh bộ đội trên lưng có cành lá cọ ngụy trang.
Cũng đề tài mưa nhưng giản lược hơn nhiều là tác phẩm Mưa của Nguyễn Thụ. Tranh được bố cục với ba nhân vật đi trong mưa và tác giả chỉ gợi vài hình ảnh cây với hàng cây mờ dần trong mưa. Tất cả được diễn trên nền lụa trắng với những bóng nước để gợi mưa.
Bước phác thảo giúp cho người vẽ chủ động tìm các phương án bố cục phù hợp với ý tưởng thể hiện cả nội dung đề tài và hình thức của tranh.
2.3.Tìm hình
Cũng giống như bố cục các chất liệu sơn mài, sơn dầu và khắc gỗ thì bố cục của tranh lụa rất phong phú và đa dạng.
Khi tìm mảng hình cho bố cục, sinh viên cần chú ý đến việc phân bố đậm nhạt vì nếu tìm được đậm nhạt tốt thì các bước tiếp sau để hoàn thành một bức tranh lụa sẽ dễ đạt kết quả tốt. Trong quá trình tìm bố cục, có thể tìm hình các nhân vật và đơn giản hóa chúng đi nhưng không nên bóp méo hình tùy tiện. Cuối cùng, dựa vào phần đậm nhạt để tìm một hòa sắc cho bố cục
Các bài tập cho sinh viên thể hiện ban đầu có thể là những bố cục ít người, từ hai đến năm sáu nhân vật. Không nên là những bố cục đông người sẽ gặp khó khăn khi thể hiện.
2.3.Tìm đậm nhạt và phác thảo mầu
2.4. Can hình lên khung lụa và thể hiện
Sau khi can hình lên lua là vẽ màu theo phác thảo màu đã có. Có thể vẽ những mảng màu phẳng cho khăn, quần áo mà không dùng đến nét để diễn tả nếp quần áo hoặc không dùng nét để viền chu vi của các mảng như tranh Chơi ô ăn quan của Nguyễn Phan Chánh.
Với cách vẽ viền nét cho các nếp quần áo thì dùng nét to, nét mảnh từ tốn hay phóng khoáng tùy theo ý đồ của người vẽ và tùy theo bố cục của tranh. Khi vẽ nét như vậy ta nên vẽ lên trên mảng quần hoặc áo đã lót một lớp màu chưa khô nhằm làm cho nét vẽ hơi loang ra một cách mềm mại
Trong tranh có nhân vật thì vẽ các nhân vật trước, bối cảnh sau, nhân vật gần vẽ trước, nhân vật xa vẽ sau. Các mảng đậm của các nhân vật nên vẽ trước. Trên các mảng đậm có thể đặt màu lên nhiều lần, còn các mảng sáng cần giữ thật trong và không vẽ nhiều lần để tránh gây đục, bẩn lụa.
Cũng giống như tranh tĩnh vật, chân dung và phong cảnh những mảng cần vờn có đậm nhạt thì cũng là cách vờn dùng nước rất đơn giản. Dùng bút lông to bản quét nước sạch lên trên mảng sáng sau đó có thể dùng bút lông tròn vẽ màu mảng đã định bên cạnh mảng sáng đó, chỗ màu gặp nước trong sẽ nhòe êm và ranh giới giữa các mảng sẽ không bị cứng và sắc nét. ( Lưu ý dùng bút để vuốt nước to hay nhỏ còn tùy theo khuôn khổ lụa và các mảng hình).
Việc vuốt nước tạo độ loang nhòe cho lụa là một kỹ thuật đơn giản và dễ thực hiện tuy nhiên cần phải rất linh hoạt trong từng trường hợp. Ví dụ bút vuốt không chứa nhiều nước, và không nên tô những mảng màu đươc pha quá loãng. Khi hai mảng quá nhiều nước gặp nhau sẽ không đem lai hiệu quả như mong muốn bởi chúng làm cho lụa bị loang nhòe hơn độ cần thiết.
Trong quá trình thể hiên bài vẽ khi thấy cặn màu đóng lại trên mặt lụa có thể đem đi dội nước và không nên rửa từng mảng nhỏ vì như thế cặn màu lại gắn lại xung quanh chỗ rửa. Nếu mảng nào bị lỗi khi thể hiện mới nên cọ rửa và lên màu lại. Lụa là một chất liệu thấm màu sâu cho nên nếu đã vẽ màu lên cho dù là một lượt màu sáng thì làm cách nào cũng không thể trắng lại đươc nữa, nếu đã bị hỏng thì tốt nhất là nên thay một tấm lụa khác.
Cách vẽ thông thường mà sinh viên hay thể hiện là vẽ nét viền cho mảng hình rồi tô kín mảng hình ấy. Làm như vậy tranh dễ bị đơn điệu và khô cứng ở đường chu vi, cách dùng nước sạch để tạo độ loang nhòe cho mảng là cách vẽ đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên khi bị hỏng nhẹ như là đường chu vi bị cứng thì có thể dùng bút vẽ đã cùn cỡ nhỏ cọ nhẹ đi từng đoạn chu vi, khi ấy đường chu vi sẽ đỡ cứng. Hoặc khi vẽ xong, tranh đã biểu vẫn có thể điều chỉnh lại đôi chút ở những điểm cần đậm lên. Lúc này màu cần phải khô cho nên cách làm là chấm màu rồi vẩy bút hoặc chùi lông bút vẽ vào giấy thấm sau đó mới vuốt nhẹ lên chỗ lụa cần nhấn đậm thêm. Tránh dùng bút đọng nhiều màu nước quá để lụa khỏi bị sũng nước làm bong lớp giấy biểu.
Trong trường hợp giấy biểu bị thấm nước và bong ra, có thể lột lớp giấy đó ra và biểu lại bằng tờ giấy khác
Gia đình – tranh của Mai Trung Thứ
Trẻ con chơi – tranh của Mai Trung Thứ
Đi chợ tết – tranh của Nguyễn Tiến Chung
Mưa - tranh của Nguyễn Thụ
Nguyễn Trãi – tranh của Đặng Quý Khoa
Nhảy dây – tranh của Nguyễn Thu Thủy
2.5. Biểu tranh.
2.6. Bồi tranh.
V. Câu hỏi tự đánh giá
1.
2.
3.
.
VI. Bài tập phát triển kỹ năng (tùy từng nội dung- nếu cần)
1. Tên bài tập (ví dụ): ( tham khảo bài Vẽ phong cảnh dưới đây)
Vẽ phong cảnh Lụa, đề tài về vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
2. Yêu cầu:
Có thể đưa người và vật vào phong cảnh để tăng thêm phần sinh động cho bố cục. Ví dụ, bức tranh “Về nông thôn sản xuất của Ngô Minh Cầu” là bức tranh vừa là phong cảnh nông thôn, vừa là tranh bố cục về con người nông thôn rất điển hình. Những nhà ngói và nếp nhà mái rạ, hai con người ăn vận nón thúng, chít khăn mỏ quạ... đó là nét đặc trưng của con người miền Bắc xưa kia.
- Cắt cảnh và phác thảo bố cục chung của một bức phong cảnh nông thôn miền Bắc.
- Phác họa hình phong cảnh trên mặt Lụa trong suốt. Chú ý phác nét nhẹ đừng để đậm (vì màu đậm ngấm vào lụa khó xóa)
- Chọn phương pháp và kỹ thuật vẽ.
Một số tranh minh họa tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS- Hoạ sỹ Nguyễn Thụ .Giáo trình Bố cục Lụa. Trường ĐHMT Việt Nam
Họa sỹ Nguyễn Phan Chánh
Những bức tranh lụa cổ nhất Việt Nam -Trang Thanh Hiền
Tranh lụa Việt Nam 1945 đến nay
Tranh và tượng Nữ tác giả thế kỷ XX
Triển lãm tranh Lụa toàn quốc 2007
Triển lãm toàn quốc 2000, 2005, 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_bo_cuc_tranh_lua.doc