Mục tiêu học tập
2. Điều kiện cần thiết để học tập
3. Yêu cầu đối với sinh viên
4. Đánh giá kết quả học tập
5. Nội dung môn học
6. Tài liệu học tập
260 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài chính - Tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu vay tiền ngân hàng trung ương làm phương tiện thanh toán, các ngân hàng trung gian được ngân hàng trung ương cấp tín dụng theo những điều kiện nhất định, phù hợp yêu cầu chính sách tiền tệ. Hoạt động cho vay từ ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng trung gian là một nghiệp vụ phát hànhNgân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian bằng nhiều phương pháp khác nhau:- Tái chiết khấu- Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng trung gian.- Cho vay bù đắp vốn trong thanh toán liên ngân hàng.*Ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán của các ngân hàngNgân hàng trung ương là đầu mối thanh toán tiền ngân hàng, giúp cho các ngân hàng trung gian thực hiện thông suốt trong quan hệ thanh toán với nhau xuất phát từ sự phát triển dịch vụ thanh toán phục vụ khách hàng của họ.Nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng trung ương được tiến hành bằng các phương thức:- Thanh toán từng lần- Thanh toán bù trừ*Ngân hàng trung ương thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng1. Ngân hàng trung ương thẩm định và cấp giấy chứng nhận hoạt động cho ngân hàng trung gian2. Ngân hàng trung ương quy định nội dung, phạm vi hoạt động kinh doanh và các quy chế nghiệp vụ đòi hỏi các ngân hàng trung gian phải tuân thủ, các hệ số an toàn trong quá trình hoạt động của ngân hàng trung gian.3. Ngân hàng trung ương điều tiết các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trung gian bằng những biện pháp kinh tế và hành chính*Ngân hàng trung ương thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng (tt)4. Ngân hàng trung ương thanh tra và kiểm soát thường xuyên và toàn diện các hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng, áp dụng các chế tài trong các trường hợp vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo cho cả hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn và có hiệu quả.5. Ngân hàng trung ương quyết định đình chỉ hoạt động hoặc giải thể đối với các ngân hàng trung gian trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc mất khả năng thanh toán.*CHỨC NĂNG NGÂN HÀNG CỦA NHÀ NƯỚC- Ngân hàng trung ương thuộc sở hữu nhà nước- Ban hành các văn bản pháp quy theo thẩm quyền của mình về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; kiểm tra thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan.- Mở tài khỏan, nhận và trả tiền gửi của Kho bạc nhà nước- Tổ chức thanh toán cho Kho bạc nhà nước trong quan hệ thanh toán với các ngân hàng- Làm đại lý cho Kho bạc nhà nước trong một số nghiệp vụ- Bảo quản dự trữ quốc gia về ngoại hối, các chứng từ có giá*CHỨC NĂNG NGÂN HÀNG CỦA NHÀ NƯỚC (tt)- Cung cấp tín dụng và tạm ứng cho Ngân sách nhà nước trong những trường hợp cần thiết.- Thay mặt nhà nước quản lý các hoạt động tiền tệ - tín dụng và thanh toán đối nội, đối ngoại của đất nước.- Ngân hàng trung ương thay mặt chính phủ ký kết các hiệp định tiền tệ, tín dụng và thanh toán với nước ngoài và tham gia với cương vị là thành viên của một số tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế.*VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG1. Vai trò điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông2. Vai trò thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế3. Vai trò ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia4. Vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng*CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ1. Khái niệm2. Mục tiêu3. Nội dung4. Công cụ*KHÁI NIỆMChính sách tiền tệ là hệ thống các quan điểm, các chủ trương và biện pháp của Nhà nước nhằm tác động và điều chỉnh các hoạt động về tiền tệ - tín dụng, ngân hàng và ngoại hối, tạo ra sự ổn định của lưu thông tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển.Chính sách tiền tệ có thể xác định theo một trong hai hướng sau:- Chính sách tiền tệ mở rộng- Chính sách tiền tệ thắt chặt *MỤC TIÊU- Kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền- Tăng trưởng kinh tế- Tạo công ăn việc làm*NỘI DUNG1. Chính sách tín dụng2. Chính sách ngoại hối3. Chính sách đối với ngân sách*CHÍNH SÁCH TÍN DỤNGThực chất của chính sách tín dụng là cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế quốc dân thông qua các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền của xã hội với một hệ thống lãi suất mềm dẻo phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thị trường.*CHÍNH SÁCH NGOẠI HỐIChính sách ngoại hối được thể hiện trên các phương diện sau: Chính sách hối đoái Dự trữ ngoại hối Tỷ giá hối đoái*CÔNG CỤ - Dự trữ bắt buộc- Tái cấp vốn- Nghiệp vụ thị trường mởNgoài ra còn có một số công cụ khác*DỰ TRỮ BẮT BUỘCDự trữ bắt buộc là số tiền mà các ngân hàng trung gian phải duy trì theo quy định của ngân hàng trung ương. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi trên một khoảng thời gian nhất định.Dự trữ bắt buộc được xác định bằng cáchTiền dự trữ = Tổng tiền gửi phải * Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tính dự trữ bắt buộc bắt buộc*TÁI CẤP VỐNTái cấp vốn là cách để ngân hàng trung gian đưa tiền ra lưu thông, đồng thời khống chế về số lượng và chất lượng tín dụng của các ngân hàng trung gian.Tái cấp vốn là nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng trung ương tất yếu sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng, vì vậy phải đòi hỏi tiến hành một cách thận trọng dựa trên hai tiêu chuẩn: định lượng và định tính.*NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞNghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các chứng khoán ngắn hạn của Ngân hàng trung ương trên thị trường tiền tệQua nghiệp vụ này, ngân hàng trung ương làm tăng hoặc giảm dự trữ của ngân hàng trung gian, tác động đến khả năng tín dụng của ngân hàng này, từ đó làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.*NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM1. Sự ra đời và phát triển của ngân hàng nhà nước Việt nam2. Tổ chức bộ máy Ngân hàng nhà nước Việt nam3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt nam*CHƯƠNG 9TÀI CHÍNH QUỐC TẾ(6 TIẾT)*MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNGSinh viên nắm được các nội dung cơ bản sau:- Những vấn đề chung về Tài chính quốc tế ( khái niệm, đặc điểm, vai trò).- Các hình thức quan hệ Tài chính quốc tế của Việt nam ( tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế trực tiếp, viện trợ quốc tế không hoàn lại).- Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế- Nắm vững và phân biệt được sự khác nhau giữa UNDP và IMF*NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG1. Những vấn đề chung về TCQT 2. Các hình thức chủ yếu của TCQT 3. Tỷ giá hối đoái 4. Cán cân thanh toán quốc tế 5. Một số tổ chức TCQT chủ yếu *KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH QUỐC TẾTCQT là hệ thống những quan hệ kinh tế nảy sinh giữa các chủ thể của một nước với các chủ thể của nước khác, và với các tổ chức quốc tế trong việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước.*ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ- Sự vận động của các nguồn tài chính không chỉ vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ của một nước mà còn liên quan đến việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhiều quốc gia khác nhau- Hoạt động phân phối của TCQT gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kinh tế, chính trị của Nhà nước- TCQT không chỉ chịu sự chi phối của các yếu tố về kinh tế mà còn chịu sự chi phối bởi các yếu tố về chính trị của mỗi nước*VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ- TCQT góp phần quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực tài chính bên ngoài phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước-TCQT tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia và phân công lao động quốc tế*CÁC HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ- Tín dụng quốc tế- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)- Viện trợ quốc tế không hoàn lại*KHÁI NIỆM TÍN DỤNG QUỐC TẾTín dụng quốc tế là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể của một nước với các chủ thể của nước khác và với các tổ chức quốc tế khi cho vay và trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc của tín dụng*CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ1. Vay thương mạiVay thương mại là hình thức vay nợ quốc tế dựa trên cơ sở quan hệ sử dụng về vốn trên thị trường, lãi suất do thị trường quyết định.2. Viện trợ phát triển chính thức (ODA)ODA là các khoản viện trợ cho vay ưu đãi cảu các chính phủ, các hệ thống của tổ chức Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức TCQT dànhcho chính phủ và nhân dân các nước đang phát triển.*ĐẶC ĐIỂM CỦA VAY THƯƠNG MẠI- Người cung cấp vốn không tham gia vào hoạt động của người vay (nhưng trước khi cho vay phải nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư, có yêu cầu về bảo lãnh hoặc thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro).- Chủ đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận qua lãi suất ngân hàng cố định theo khế ước vay độc lập với kết quả sử dụng vốn vay.- Tuy có những ràng buộc nhưng độ rủi ro đối với chủ đầu tư thường rất lớn trong các trường hợp các doanh nghiệp vay làm ăn thua lỗ, phá sản.- Đối tượng vay vốn là các doanh nghiệp, chính phủ các nước.*ĐẶC ĐIỂM CỦA ODA- Là nguồn vốn tài trợ ưu đãi của nước ngoài, các nhà tài trợ không trực tiếp điều hành dự án nhưng có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hổ trợ chuyên gia.- Nguồn vốn ODA gồm các khoản vay ưu đãi, trong đó có một tỷ lệ nhất định là viện trợ không hoàn lại.- Các nước nhận vốn ODA phải hội đủ một số điều kiện nhất định mới được nận tài trợ.- Chủ yếu dành hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, giáo dục, y tế,...*ƯU ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG QUỐC TẾ- Vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ, dễ chuyển thành các phương tiện đầu tư khác.- Nước tiếp nhận đầu tư toàn quyền chủ động sử dụng vốn đầu tư cho mục đích riêng của mình.- Chủ đầu tư nước ngoài có thu nhập ổn định thông qua lãi suất tiền vay, không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của vốn đầu tư.- Nhiều nước chủ đầu tư thông qua hình thức này đã trói buộc các nước tiếp nhận đầu tư vào vòng ảnh hưởng của mình.*NHƯỢC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG QUỐC TẾ- Hậu quả sử dụng vốn thường thấp: hiệu quả sử dụng vốn vay sẽ phụ thuộc vào nước đi vay.- Đối với nước đi vay, đặc biệt là những nước chậm và đang phát triển, TDQT sẽ có thể trở thành "con dao hai lưỡi". Nếu các nước này sử dụng và quản lý nguồn vốn vay không có hiệu quả thì có thể dẫn đến tình trạng nợ nần, thậm chí mất khả năng chi trả.*KHÁI NIỆM FDIĐầu tư quốc tế trực tiếp là việc các tổ chức, cá nhân một nước thực hiện đầu tư vốn ra nước ngoài dưới hình thức tự mình đứng ra kinh doanh hoặc hợp tác kinh doanh với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.*ĐẶC ĐIỂM FDI- Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện bằng vốn do chủ đầu tư nước ngoài tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. - Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là DN 100% vốn nước ngoài, hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy thuộc tỷ lệ góp vốn của mình.- Nguồn vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư mà còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động.- Thông qua FDI, doanh nghiệp của nước chủ nhà còn có thể tiếp thu được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại ... *ĐỘNG CƠ CỦA FDIĐộng cơ chung nhất của các chủ đầu tư nước ngoài là tìm kiếm thị trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi và an toàn nhằm thu lợi nhuận cao và sự thịnh vượng lâu dài của doanh nghiệp.Động cơ cụ thể:- Đầu tư định hướng thị trường- Đầu tư định hướng chi phí- Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu*CÁC HÌNH THỨC FDI- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài- Doanh nghiệp liên doanh- Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanhCác hình thức khác*LỢI ÍCH CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC TIẾP NHẬN VỐNĐối với những nước công nghiệp phát triển:- Giải quyết những khó khăn về kinh tế-xã hội như thất nghiệp, lạm phát ... - Tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức thu thuế.- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển khác.*LỢI ÍCH CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC TIẾP NHẬN VỐN (tt)Đối với các nước đang phát triển:- Nguồn vốn bổ sung quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.- Các dự án FDI góp phần thu hút một lượng lớn lao động giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp.- Hoạt động của các dự án FDI có tác động quan trọng tới xuất nhập khẩu của nước chủ nhà.*LỢI ÍCH CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC TIẾP NHẬN VỐN (tt)Đối với các nước đang phát triển (tt):- Với chính sách thu hút vốn FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lý sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa- Cùng với FDI, doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc công nghiệp, đồng thời hoàn thiện dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi.- Các dự án FDI góp phần bổ sung nguồn thu quan trọng cho ngân sách các quốc gia.*LỢI ÍCH CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC XUẤT KHẨU FDI- FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới. - FDI giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận cao do lợi dụng được những lợi thế so sánh của nước sở tại, giảm chi phí vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị...- FDI giúp chủ đầu tư tìm được các nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định.- FDI giúp các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản phẩm, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.*MẶT TRÁI CỦA FDI- Các nước nhận đầu tư có thể phải tiếp nhận những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu - Các nhà đầu tư thường tính giá cao hơn hoặc bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào, gây thua thiệt cho nước nhận đầu tư- Nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như giảm thuế, miễn thuế, ... từ đó có thể tạo ra sự bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước trong quá trình cạnh tranh.- Nếu nước sở tại không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học sẽ dẫn tới đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai phá quá mức, nạn ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng.- Nếu đầu tư vào môi trường bất ổn về kinh tế, chính trị thì nhà đầu tư sẽ bị mất vốn*VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHÔNG HOÀN LẠIViện trợ không hoàn lại là một hình thức của quan hệ TCQT, có thể diễn ra giữa 2 chính phủ ( gọi là viện trợ song phương) hoặc diễn ra giữa các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ với Chính phủ hoặc các tổ chức của các nước trong cộng đồng quốc tế (gọi là viện trợ đa phương).*TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI1. Khái niệm 2. Phương pháp biểu thị tỷ giá hối đoái3. Các loại tỷ giá hối đoái4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái5. Các chế độ tỷ giá hối đoái6. Vai trò của tỷ giá hối đoái7. Biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái*KHÁI NIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁITỷ giá hối đoái là sự so sánh sức mua giữa các đồng tiền. Do vậy người ta có thể xác lập được các tỷ lệ giữa các đồng tiền chủ yếu là căn cứ vao tương quan sức mua của chúng trên thị trường.Ví dụ: Có thể viết: USD/VND = 15.000 hay 1 USD = 15.000 VND*PHƯƠNG PHÁP BIỂU THỊ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI1. Phương pháp trực tiếp: là phương pháp lấy nội tệ biểu thị giá trị của ngoại tệVí dụ: tại Việt Nam 1 USD = 15.000 VND tại Newyork 1 GBP = 1,2400 USD2. Phương pháp gián tiếp: là phương pháp lấy ngoại tệ biểu thị giá trị của nội tệVí dụ: tại London 1GBP = 1,2400 USD*CÁC LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI- Tỷ giá chính thức- Tỷ giá thị trường- Tỷ giá ưu đãi- Tỷ giá chợ đen- Tỷ giá danh nghĩa- Tỷ giá thực- Tỷ giá bình quân- Tỷ giá chéo- Tỷ giá kỳ hạn*CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG - Tỷ lệ lạm phát- Hiện trạng cán cân thanh toán quốc tế- Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước- Tiềm lực kinh tế của một nước ( mức độ tăng trưởng hay suy thoái nền kinh tế)- Hoạt động đầu cơ ngoại tệ- Tâm lý và tập quán tiêu dùng của dân chúng- Điều kiện lao động của một nướcCác nhân tố khác*CÁC CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định lấy vàng làm bản vịTrong chế độ này, mỗi quốc gia sẽ xác lập hàm lượng vàng trong đơn vị tiền giấy của họ. Từ đó, tỷ giá trao đổi giữa các đơn vị tiền giấy được xác định trên cơ sở so sánh thông qua hàm lượng vàng mà mỗi đồng tiền chứa đựng.2. Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods (1944Theo chế độ này, tỷ giá chính thức giữa đồng tiền các nước thành viên được hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của đồng USD và chỉ được phép dao động trong biên độ +(-) 1% của tỷ giá chính thức3. Chế độ tỷ giá thả nổiChế độ tỷ giá thả nổi là chế độ tỷ giá được hình thành trên cơ sở cung và cầu ngoại hối trên thị trường*VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI- Tỷ giá hối đoái là công cụ so sánh sức mua của đồng tiền- Tỷ giá hối đoái kích thích và điều tiết xuất nhập khẩu- Tỷ giá hối đoái điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại.- Tỷ giá hối đoái tạo khả năng cạnh tranh cho hàng hóa-dịch vụ trên trường quốc tế- Tỷ giá hối đoái phản ánh cung cầu ngoại tệ*BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI- Lãi suất tái chiết khấu- Can thiệp ngoại hối- Phá giá tiền tệ*CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ1. Khái niệm2. Nội dung3. Ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế4. Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế*KHÁI NIỆM CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾCán cân thanh toán quốc tế ( thường gọi là cán cân thanh toán) là một biểu tổng hợp, ghi chép một cách có hệ thống tất cả các khỏan thu chi ngoại tệ của một nước phát sinh với các nước khác trong một thời kỳ nhất định.*NỘI DỤNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾCán cân thanh toán quốc tế bao gồm các hạng mục sau:1. Cán cân vãng lai ( Tài khoản vãng lai)Cán cân vãng lai ghi chép giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu và những khỏan thu chi khác có liên quan với nước ngoài về hàng hóa, dịch vụ2. Cán cân vốn và tài chính (Tài khoản vốn)Cán cân vốn và tài chính phản ánh sự chuyển dịch vốn của một nước với các nước khác*NỘI DỤNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾCán cân thanh toán quốc tế bao gồm các hạng mục sau (tt):3. Lỗi và sai sótHạng mục này nếu có là do sự sai lệch về thống kê do nhầm lẫn, bỏ sót hoặc không thu thập được số liệu4. Cán cân tổng thểCán cân tổng thể là tổng của các hạng mục 1; 2; 35. Tài trợHạng mục này phản ánh dự trữ ngoại hối của quốc gia tăng thêm hay giảm đi.*Ý NGHĨA CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ- Cán cân thanh toán quốc tế của một nước phản ánh kết quả của hoạt động trao đổi đối ngoại của nước đó với các nước khác- Cán cân thanh toán được xem là một trong những tài liệu quan trọng nhất đối với các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô*CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ- Điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu- Điều chỉnh tỷ giá hối đoái- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài- Vay ngoại tệ- Bảo hộ mậu dịchMột số biện pháp khác*MỘT SỐ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHỦ YẾU1. Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP)2. Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF)*CHƯƠNG 10CÔNG TÁC KIỂM TRA TÀI CHÍNH(5 TIẾT)*MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Sinh viên nắm được các nội dung cơ bản sau:- Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của công tác kiểm tra tài chính.- Các nguyên tắc kiểm tra tài chính.- Nội dung và phương pháp kiểm tra tài chính.- Các chủ thể kiểm tra tài chính (chủ thể kiểm tra đối với NSNN và đối với các đơn vị cơ sở)*NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG1. Những vấn đề chung về công tác kiểm tra tài chính 2. Nguyên tắc kiểm tra tài chính 3. Nội dung và phương pháp kiểm tra tài chính 4. Các chủ thể tiến hành kiểm tra tài chính*KHÁI NIỆM KIỂM TRA TÀI CHÍNHKiểm tra tài chính là loại kiểm tra được thực hiện đối với quá trình phân phối các nguồn lực tài chính để đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ*ĐẶC ĐIỂM CỦA KIỂM TRA TÀI CHÍNH- Kiểm tra tài chính là kiểm tra bằng đồng tiền, thực hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính đối với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia- Kiểm tra tài chính được tiến hành một cách thường xuyên ở mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi đơn vị, cá nhân*TÁC DỤNG CỦA KIỂM TRA TÀI CHÍNHVề phía Nhà nước- Kiểm tra tài chính giúp Nhà nước nắm được tình hình sử dụng vốn NSNN và hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được giao- Kiểm tra tài chính giúp Nhà nước nắm được tình hình kinh doanh, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với mọi doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế - Kiểm tra tài chính giúp Nhà nước phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh những hiện tượng không lành mạnh, những sai lệch so với định hướng XHCN - Công tác kiểm tra tài chính có tác dụng to lớn trong việc tăng cường pháp chế XHCN, tăng cường kỷ luật tài chính*TÁC DỤNG CỦA KIỂM TRA TÀI CHÍNH (tt)Về phía các doanh nghiệp- Kiểm tra tài chính giúp cho người quản lý doanh nghiệp nắm được chính xác, toàn diện về tình hình tài chính để điều hành và kiểm soát các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp- Kiểm tra tài chính trong các doanh nghiệp góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia vào doanh nghiệpTrong lĩnh vực phi sản xuất vật chất: công tác kiểm tra tài chính ở các đơn vị hành chính sự nghiệp có tác dụng thúc đẩy thực hiện tốt kế hoạch công tác của đơn vị đảm bảo tính mục đích, tiết kiệm trong sử dụng kinh phí NSNN cấp *NGUYÊN TẮC KIỂM TRA TÀI CHÍNH1. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật2. Nguyên tắc chính xác, khách quan, công khai, thường xuyên và phổ cập3. Nguyên tắc bảo vệ bí mật4. Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả5. Nguyên tắc quần chúng*NỘI DUNG KIỂM TRA TÀI CHÍNH1. Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chínhLoại kiểm tra được tiến hành khi xây dựng, xét duyệt, quyết định các kế hoạch tài chính2. Kiểm tra tài chính trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chínhSự kiểm tra khi các nghiệp vụ thu, chi tài chính nảy sinh trong thực tiễn ( giai đoạn chấp hành NSNN, thực hiện kế hoạch tài chính của các doanh nghiệp, dự toán kinh phí của các đơn vị sự nghiệp)3. Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chínhLoại kiểm tra được thực hiện sau khi các hoạt động tài chính, các nghiệp vụ tài chính đã diễn ra, đã được ghi chép vào hệ thống sổ sách báo biểu*PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TÀI CHÍNH1. Dựa vào phạm vi kiểm tra tài chính- Kiểm tra toàn diện- Kiểm tra tổng hợp- Kiểm tra điển hình ( Kiểm tra chọn mẫu)- Kiểm tra trọng điểm ( Kiểm tra chuyên đề)2. Dựa vào căn cứ tiến hành kiểm tra tài chính- Kiểm tra qua chứng từ- Kiểm tra thực tế*CÁC CHỦ THỂ TIẾN HÀNH KIỂM TRA TÀI CHÍNH1. Chủ thể kiểm tra đối với NSNN- Quốc Hội và HĐND các cấp- Chính Phủ và UBND các cấp- Bộ Tài chính và cơ quan tài chính các cấp- Hệ thống thanh tra Nhà nước- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: - Kiểm toán Nhà nước- Ngân hàng Nhà nước*CÁC CHỦ THỂ TIẾN HÀNH KIỂM TRA TÀI CHÍNH2. Chủ thể kiểm tra đối với các đơn vị cơ sở- Kiểm tra nội bộ- Kiểm tra của các cơ quan chức năng khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baigiangtc_tt_5385.ppt