Tài chính doanh nghiệp - Chương 9: Khủng hoảng tài chính tại các nước tiên tiến

Cuộc khủng hoảng tài chính có tác động mạnh đến cả thị trường tài chính, thể hiện rỡ nét khi giá tài sản giảm mạnh và nhiều công ty phá sản. Bắt đầu vào tháng 8/2007, khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn (các khoản vay có điểm tín dụng dưới chuẩn) đã tạo chấn động lớn trên thị trường tài chính, gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái. Trong buổi điều trần tại Quốc hội Mỹ, cựu Chủ tịch Fed, Alan Greenspan, mô tả cuộc khủng hoảng này như là một "cơn sóng thần thế kỷ". Các công ty và các ngân hàng thương mại tại Phố Wall phải chịu tổn thất lên tới hàng trăm tỷ đô la. Các hộ gia đình và các doanh nghiệp phát hiện ra họ đã phải trả lãi suất còn cao hơn giá trị những khoản vay của họ. Thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ với những lần suy giảm điểm chưa từng có trong lịch sử, các chỉ số chứng khoán giảm tới 40% so với mức đỉnh và lập nên kỷ lục mới về mức đáy. Nhiều công ty tài chính, bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, và các công ty bảo hiểm bị phá sản.

docx32 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài chính doanh nghiệp - Chương 9: Khủng hoảng tài chính tại các nước tiên tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và -6,4% trong 2 quý tiếp theo. Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, lên đến 10% trong cuối năm 2009. Sự suy thoái bắt đầu từ tháng 12/2007 đã trở thành sự suy thoái kinh tế tồi tệ nhất ở Mỹ kể từ thế chiến thứ II và kết quả là hiện nay được coi như là thời kỳ “Đại suy thoái”. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀ SỰ HỒI PHỤC Mặc dù suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là rất nghiêm trọng, suy giảm kinh tế đang ở mức độ nhỏ hơn rất nhiều so với thời điểm Đại suy thoái nhờ sự can thiệp ồ ạt của các chính phủ để chống đỡ cho thị trường tài chính và kích thích nền kinh tế. Chúng ta sẽ thấy trong chương 16, Cục Dự Trữ Liên Bang đã đưa ra những hành động đặc biệt để kìm chế khủng hoảng, bao gồm cả chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế và cung cấp tính thanh khoản để hỗ trợ hoạt động của thị trường tài chính. Ngoài ra, Chính phủ Mỹ đã cam kết gói cứu trợ khổng lồ với hơn 150 tỷ $ khoản vay cho AIG (AIG (American International Group), tập đoàn hàng đầu thế giới về bảo hiểm và dịch vụ tài chính, là tổ chức bảo hiểm quốc tế hàng đầu hoạt động trên hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngày 16/9/2008, 1 ngày sau sự kiện Lehman Brothers sụp đổ, các giám đốc AIG đã cầu viện chính phủ giúp đỡ vì họ không còn lựa chọn nào khác, không có thể chế tư nhân nào chịu cho họ mượn tiền trong lúc dầu sôi lửa bỏng ấy..) và Chương trình giải cứu tài sản xấu (TARP), khoản dự phòng quan trọng nhất của Đạo luật Phục hồi kinh tế của Chính quyền Bush thông qua vào tháng 10/2008, ủy quyền cho Kho bạc sử dụng 700 tỷ $ để mua bán tài sản thế chấp dưới chuẩn (Dưới chuẩn - Phân hạng những người vay tiền có quá trình tín dụng không tốt hoặc hạn chế. Người cho vay sẽ sử dụng một hệ thống tính điểm tín dụng để xác định xem người vay có thể hội đủ điều kiện cho những khoản tiền nợ nào. Nợ dưới chuẩn chịu rủi ro tín dụng nhiều hơn, và vì thế sẽ phải chịu lãi suất cao hơn) của các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn, hoặc để bơm vốn vào các tổ chức này – thường là theo cách thức thứ 2. Ngoài ra, Đạo luật nâng giới hạn bảo hiểm tiền gửi liên bang tạm thời từ 100,000 $ đến 250,000 $ để hạn chế rút tiền từ ngân hàng. Ngay sau đó, FDIC (Bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) là cơ quan độc lập với Chính phủ liên bang, được thành lập vào năm 1933 để đối phó với hàng ngàn cuộc đổ vỡ ngân hàng xảy ra vào những năm 1920 và đầu thập kỷ 1930. Kể từ khi FDIC được thành lập đến nay, FDIC đã chi trả toàn bộ tiền gửi được bảo hiểm mỗi khi có đổ vỡ ngân hàng. Nhiệm vụ chính của FDIC là bảo vệ và củng cố niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính Mỹ thông qua: i) bảo hiểm tiền gửi tại các ngân hàng và tổ chức tiết kiệm; ii) xác định, giám sát và quản lý rủi ro cho các quỹ bảo hiểm tiền gửi; và iii) hạn chế ảnh hưởng của đổ vỡ ngân hàng hoặc tổ chức tiết kiệm đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính.) đưa ra một đảm bảo cho các khoản nợ nhất định mới được ban hành bởi các ngân hàng, và Kho bạc bảo đảm cho một năm thị trường tiền tệ của cổ phiếu quỹ tương hỗ (mutual fund - Quỹ tương hỗ là quỹ được điều hành bởi công ty đầu tư nhằm huy động vốn cổ đông và đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, hợp đồng option, hàng hoá hay các chứng khoán trên thị trường tiền tệ, thường phát hành chứng khoán quỹ để huy động vốn. Đây là một loại chứng khoán tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ có khả năng tiếp cận với một danh mục đầu tư đa dạng và có một sự quản lý chuyên môn. Mỗi cổ đông đều có cơ hội được hưởng lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng thời cũng phải chịu lỗ nếu như đầu tư không thành công.) bằng với mệnh giá. Tương tự, Chính phủ các nước châu Âu đã tiến hành gói cứu trợ khổng lồ, gói đó đã vượt quá 10 nghìn tỷ $ , để vực dậy hệ thống ngân hàng của họ (xem Global box, "Chính phủ trên toàn thế giới trong kế hoạch giải cứu cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 "). Kích thích tài chính để kích thích nền kinh tế cũng là một phần quan trọng trong phản ứng của chính phủ Mỹ đối với khủng hoảng. Trong tháng 2/ 2008, Quốc hội đã thông qua Đạo luật kích thích kinh tế của chính quyền Bush năm 2008, trong đó đã hoàn thuế một lần 78 tỷ $ bằng cách gửi những tờ séc 600$ cho người nộp thuế cá nhân. Một thời gian ngắn sau, đến lượt văn phòng chính quyền Obama đã đề xuất và đã được thông qua Đạo luật sự phục hồi và Tái đầu tư Mỹ năm 2009, một gói kích thích tài chính lớn hơn nhiều so với trước đó là 787 tỷ $, cho đến nay, đây là điều gây tranh cãi căng thẳng nhất và được thảo luận sâu hơn trong phần 6 của cuốn sách. Với các gói cứu trợ của chính phủ, với các hành động đặc biệt và kích thích tài chính của FED, bắt đầu từ tháng 3/2009 thì thị trường tăng giá liên tục đối với chứng khoán đã xảy ra, (xem hình 5), và mức chênh lệch tín dụng bắt đầu giảm xuống (Hình 6). Với sự hồi phục của thị trường tài chính, nền kinh tế bắt đầu phục hồi, nhưng không may, tốc độ phục hồi còn chậm. MỞ RỘNG Nghĩa vụ nợ thế chấp (CDOs) Việc tạo ra một nghĩa vụ nợ thế chấp liên quan đến một pháp nhân được gọi là một cơ chế cho vay với mục đích đặc biệt (SPV) SPV – specicial purpose vehicle), được các các chuyên gia cao cấp của EU đã đồng ý thành lập, đây là công cụ huy động vốn và cho vay lại đối với các nước đang khó khăn và không còn khả năng vay nợ trên thị trường. Điểm nỗi bật của công cụ này là khoản vay trên thị trường của SPV bằng cách phát hành trái phiếu không cần phải có sự thông qua của quốc hội các nước cho vay. Bởi vì SPV là công cụ đã được các thành viên có đồng tiền riêng của Châu Âu đảm bảo, và cũng chính vì có sự đảm bảo này nên SPV có thể huy động vốn với lãi suất thấp hơn và do đó, cho vay lại cũng ưu đãi hơn. ,  nghĩa là mua trọn một bộ các tài sản như trái phiếu doanh nghiệp và các khoản vay, trái phiếu bất động sản thương mại, và các chứng khoán thế chấp. Các SPV sau đó sẽ tách các luồng thanh toán (dòng tiền) từ các tài sản này một số nhóm được gọi là đợt (phần). Các đợt được đánh giá cao nhất được gọi là đợt siêu cao cấp là những người được trả hết tiền đầu tiên và do đó , có ít rủi ro nhất. Một CDO siêu cao cấp là một trái phiếu mà phải trả tiền tiền mặt cho các nhà đầu tư , nó ít rủi ro và cũng vì thế lãi suất của nó cũng thấp. Các nhóm tiếp theo của dòng tiền, gọi là các đợt cao cấp, được chi trả tiếp theo; các CDO cao cấp có nguy cơ rủi ro nhiều hơn một chút và trả lãi suất cao hơn. Các đợt tiếp theo của dòng thanh toán: Đợt bắt cầu của CDO được chi trả sau khi các đợt siêu cao cấp và cao cấp, do đó nó mang nhiều rủi ro và có lãi suất cao hơn Đợt thấp nhất của CDO là các đợt cổ phần, đây là đợt đầu tiên của dòng tiền không được thanh toán nếu các tài sản dùng để trả nợ thấp hơn chuẩn khi vỡ nợ và ngừng thanh toán. Đợt này có nguy cơ cao nhất và thường là không có giao dịch. Thật sự nó rất phức tạp. Thậm chí, còn có CDO2s và CDO3s là những đợt được chia nhỏ ra có nguy cơ rủi ro thậm chí cao hơn nữa , do việc chi trả dòng tiền từ CDO vào CDO2s rồi từ CDO2s vào CDO3s. Mặc dù kỹ thuật tài chính có lợi ích tiềm năng để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với ham muốn rủi ro của các nhà đầu tư , bên cạnh đó nó cũng có chổ hạn chế. Các sản phẩm có cấu trúcnhư CDO đến CDO2, CDO2 đến CDO3có thể quá phức tạp điều đó có thể gây khó khăn cho việc đánh giá dòng tiền của tài sản dưới ngưỡng cho một tài sản thế chấp hoặc để xác định ai thực sự sở hữu các tài sản này. Thật vậy, trong một bài phát biểu vào tháng Mười năm 2007, Ben Bernanke, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang, nói đùa rằng ông "muốn biết những thứ chết tiệt gì là có giá trị ". Nói cách khác, sự gia tăng phức tạp của các sản phẩm có cấu trúc có thể làm giảm lượng thông tin của thị trường tài chính, qua đó thông tin bất đối xứng ngày càng tồi tệ trong tài chínhhệ thống và tăng mức độ nghiêm trọng của vấn đề lựa chọn đối nghịch và vấn đề rủi ro đạo đức. FED có đáng bị khiển trách về sự việc bong bong giá nhà ở? Một trong số những nhà kinh tế nổi bật nhất, John Taylor của Đại học Stanford đã tranh luận rằng chính sách lãi suất thấp của Cục Dự trữ Liên bang trong giai đoạn 2003-2006 đã gây ra bong bóng giá nhà ở. Trong suốt khoảng thời gian này, Cục dự trữ Liên bang dựa vào việc nới lỏng chính sách tiền tệ để thiết lập lãi suất quỹ liên bang dưới mức mà các quy tắc Taylor, được thảo luận trong chương 17, được đề nghị là thích hợp. Taylor cho ra rằng mức lãi suất quỹ liên bang thấp dẫn đến lãi suất thuế chấp thấp đã kích thích nhu cầu mua nhà và khuyến khích việc cho thế chấp dưới chuẩn , cả hai đều dẫn dến giá nhà đất tăng và bong bóng . Trong một bài phát biểu được trình bày vào tháng Giêng năm 2010,Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ben Bernanke phản đối lập luận này. Ông kết luận rằng chính sách tiền tệ không đáng bị khiển trách vì hiện tượng bong bóng giá nhà ở. Đầu tiên, ông nói, nó không phải là hoàn toàn các lãi suất của quỹ liên bang thấp hơn những quy tắc của Taylor đưa ra là sẽ thích hợp. Giá chỉ có vẻ thấp ở hiện tại, không phải dự báo như đã được sử dụng trong sản lượng và tính toán lạm phát cho các quy tắc Taylor. Thay vào đó,thủ phạm là sự gia tăng của các sản phẩm thế chấp mới đã giảm bớt các khoản thanh toán thế chấp, nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay mà người mua tham gia nhiều hơn trong thị trường nhà ở, và các luồng vốn từ các nước thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Bài phát biểu của ông Bernanke đã gây tranh cãi nhiều, và các cuộc tranh luận về việc chính sách tiền tệ có đáng bị đổ lỗi trong tình hình bong bóng giá nhà đất còn tiếp tục cho đến ngày nay. Ireland và cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 Từ 1975-2007, Ireland là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trung bình hàng năm là 6.3%. Kết quả là Ireland đã đạt danh hiệu “ Celtic Tiger” , trở thành quốc gia giàu có nhất Châu Âu , với nhiều người sở hữu Mercedes hơn cả Đức. Nhưng đằng sau nó, giá bất động sản tăng vọt và sự bùng nổ cho vay thế chấp đã đặt nền móng cho một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng ập đến trong năm 2008, đưa nền kinh tết Ireland vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng .Các ngân hàng Ireland phải nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay, cho vay để trang trải phần lớn chi phí thuê nhà và thời hạn cho vay dài hơn. Tương tự ở Hoa Kỳ, tình trạng giá bong bong trong lĩnh vực nhà ở của Ireland đã xãy ra, giá nhà ở Ireland thậm chí còn tăng nhanh hơn, gấp đôi thời kỳ 1995 -2000 và một lần nữa từ 2000 đến 2007. Đến năm 2007, xây dựng dân dụng đạt 13% GDP, gấp đôi trung bình của các quốc gia giàu có khác, các ngân hàng Ireland tăng 25% /1 năm các khoảncho vay thế chấp . Cuối năm 2007, các cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu, giá nhà sụt giảm gần 20%, nằm trong số có giá nhà sụt giảm không thể tin được trên thế giới. Các ngân hàng Ireland dễ bị nguy hiểm vì các hoạt động của họ có liên quan đến thị trường thế chấp và mở rộng cho các khoản vay mượn trong thị trường repo. Sự kết hợp chặt chẽ giữa việc tài trợ và sụt giảm giá cả tài sản chứng khoán dẫn đến những thiệt hại lớn, vào tháng 10/2008, chính phủ Ireland đảm bảo các khoản tiền gửi. Đầu năm 2009, chính phủ đã quốc hữu hóa một trong ba ngân hàng lớn nhất và bơm vốn vào hai ngân hàng còn lại. Tình hình các ngân hàng vẫn không tốt hơn, chính phủ phải thông báo kế hoạch thay đổi “ độc” tài sản ngân hàng vào một chuyến xe tài trợ của chính phủ. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Ireland đã gây ra một cuộc suy thoái khó khăn , tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại của Ireland. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4.5% trước cuộc khủng hoảng lên 12.5%, trong khi mức GDP giảm hơn 10%. Thất thu thuế và tổn thất trong lĩnh vực ngân hàng tiếp tục leo thang , dẫn đến thâm hụt ngân sách chính phủ vô cùng to lớn hơn 30% GDP trong năm 2010. Đường cùng, Ireland phải bẽ mặt để được giải cứu bởi Liên Minh Châu Âu và IMF. Toàn cầu : Thế giới _ Cứu trợ chính phủ trong cuộc khủng hoảng 2007-2009 Sự thất bại của các ngân hàng lan rộng ở Châu Âu vào mùa thu năm 2008 dẫn đến gói cứu trợ khổng lồ của các tổ chức tài chính: Hà Lan, Bỉ, Luxembourg bơm 16 tỷ USD để chống đỡ Fortis, một ngân hàng lớn ở Châu Âu; Hà Lan bơm 13 tỷ USD vào ING,ngành ngân hàng và bảo hiểm khổng lồ; Đức cung cấp một gói cứu trợ 50 tỷ USD cho Hypo Real Estate Holding; và Irelan đã tiếp quản 3 ngân hàng lớn nhất của nó sau khi hệ thống ngân hàng sụp đổ. Chính phủ Ireland đảm bảo tất cả các khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cũng như cho vay liên ngân hàng như Hy Lạp đã làm. Tây Ban Nha thực hiện một gói cứu trợ tương tự như cách của Mỹ để mua đến 50 tỷ Eoros ( 70tỷ USD) tài sản của mình để khuyến khích họ cho vay. Kho bạc Anh cũng thiết lập một kế hoạch giải cứu với một con số tương tự như Mỹ. Kế hoạch của kho bạc là 400 tỷ bảng ( 699 tỷ USD). Nó đảm bảo 250 tỷ bảng cho các khoản nợ ngân hàng, cộng thêm 100 tỷ bảng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi các tài sản với trái phiếu chính phủ, và cho phép chính phủ Anh mua đến 50 tỷ bảng cổ phần trong các ngân hàng Anh. Kế hoạch cứu trợ tài chính với số tiền hơn 100 tỷ USD ở Hàn Quốc, 200 tỷ USD ở Thụy Điển, 400 tỷ USD ở Pháp, và 500 tỷ USD ở Đức, tất cà các khoản đó đều đảm các khoản nợ của ngân hàng ở các nước cũng như bơm vốn vào cho họ và được theo dõi. Quy mô của cả hai gói cứu trợ và mức độ hợp tác quốc tế là chưa từng có. TÓM TẮT Một cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra khi có một sự đổ vỡ rộng lớn đối với dòng chảy thông tin xảy ra trong thị trường tài chính, với kết quả là những rào cản tài chính tăng mạnh, do đó thị trường tài chính không có khả năng hoàn trả từ các nguồn quỹ cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp với cơ hội đầu tư sản xuất, và gây ra một sự suy giảm trong hoạt động kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính có thể bắt đầu ở các nước tiên tiến như Hoa Kỳ theo một số phương hướng sau: quản lý yếu kém của tự do hóa / đổi mới tài chính, giá chứng khoán và bất động sảnbùng nổ và đổ vỡ, hoặc một sự gia tăng chung trong sự không chắc chắn khi các tổ chức tài chính lớn sụp đổ. Kết quả là một sự gia tăng đáng kể trong lựa chọn bất lợi và vấn đềvề mối nguy đạo đức dẫn đến sự thu hẹp việc cho vay và một sự suy giảm trong hoạt động kinh tế. Điều kiện kinh doanh tồi tệ hơn và suy giảm trong bảng cân đối của ngân hàng sau đó gây ra giai đoạn hai của cuộc khủng hoảng, thất bại đồng thời của nhiều tổ chức ngân hàng, một cuộc khủng hoảng ngân hàng. Kết quả là sự suy giảm số lượng ngân hàng là nguyên nhân gây ra sự mất mát vốn thông tin của họ, dẫn đến các khoản vay ngày càng bị thu hẹp và sự đi xuống từng ngày của nền kinh tế. Trong một số trường hợp, các kết quả suy thoái kinh tế dẫn đến một chuỗi giảm giá mạnh, làm tăng các khoản nợ thực tế của các doanh nghiệp và hộ gia đình và do đó làm giảm giá trị tài sản của họ, dẫn để giảm phát - nợ. Sự suy giảm ngày càng tồi tệ hơn nữa đối với người đi vayvới lựa chọn bất lợi và vấn đề về mối nguy đạo đức, vì vậy việc vay, chi đầu tư, và hoạt động kinh tế tổng hợp vẫn còn thấp trong một thời gian dài. Cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, đã dẫn đến cuộc Đại suy thoái, trải qua nhiều giai đoạn: sự sụp đổ thị trường chứng khoán, ngân hàng hoảng loạn, tình trạng tồi tệ đối với vấn đề thông tin bất đối xứng, và cuối cùng là giảm phát – nợ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 xảy ra là do quản lý yếu kém của các sáng kiến liên quan đến tài chính thế chấp nhà ở dưới chuẩn và sự bùng nổ của bong bóng giá nhà. Cuộc khủng hoảng lan ra toàn cầu, với suy giảm đáng kể cuả bảng cân đối kế toán trong các ngân hàng và tổ chức tài chính, một bóng đen đang bao trùm lên hệ thống ngân hàng, và sự thất bại của nhiều công ty nổi tiếng. Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 đã không dẫn đến sự trì trệ vì Cục dự trữ liên bang đã hành động mạnh mẽ và sự can thiệp của chính phủ trên toàn thế giới thông qua gói cứu trợ của các tổ chức tài chính. CÂU HỎI Khái niệm thông tin bất đối xứng đã giúp xác định khủng hoảng tài chính như thế nào? Sự bùng nổ bong bóng chứng khoán tại thị trường chứng khoán đã gây nên khủng hoảng tài chính như thế nào? Sự suy giảm bất ngờ trong mức giá là nguyên nhân gây ra sự thu hẹp khoản vay như thế nào? Làm thế nào mà sự giảm giá bất động sản có thể gây giảm nợvà một sự suy giảm trong cho vay? Làm thế nào mà một sự suy giảm trong bảng cân đối tài chínhtổ chức và những sụp đổ đồng thời của các tổ chức gây ra một sự suy giảm trong hoạt động kinh tế? Sự gia tăng nói chung trong sự không chắc chắn kết quả là của một sự thất bại của một tổ chức tài chính lớn dẫn đến sự gia tăng trong lựa chọn bất lợi và các vấn đề mối nguy đạo đức như thế nào? Tại sao chênh lệch tín dụng tăng lên đáng kể trong cuộc khủng hoảng tài chính? Làm thế nào sự mất cân bằng tài chính của chính phủ có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảngtài chính? Làm thế nào sự tự do tài chính có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính? Các quy chế tài chính yếu và vai trò giám sát yếu kém có vai trò gì trong việc gây ra cuộc khủng hoảng tài chính? Đưa ra hai điểm tương đồng và 2 điểm khác biệt giữa trải nghiệm của Mỹ trong cuộc Đại suy thoái và cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009. Bạn có suy nghĩ gì về việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính trở thành cuộc suy thoái? Những đổi mới công ghệ nào đã dẫn đến sự phát triển của thị trường thế chấp dưới chuẩn? Tại sao mô hình kinh doanh nhà cung cấp – nhà phân phối phụ thuộc vào vấn đề chủ - đại lý? “Kỹ thuật tài chính luôn có hiệu quả hơn trong thị trường tài chính”. Tuyên bố này đúng hay sai hay không chắc chắn? Làm thế nào mà một sự suy giảm trong giá nhà đất đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính dưới chuẩn bắt đầu vào năm 2007? Hệ thống ngân hàng ngầm là gì, và tại sao nó là một phần quan trọng của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009? Tại sao tiền bảo chứng (haircuts) trên tài sản thế chấp tăng mạnh trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính? Điều này đã dẫn đến sự bán tháo tài sản như thế nào? Những điểm tương đồng những gì đã trải qua giữa Hoa Kỳ và Ireland trong cuộc khủng hoảng tài chính2007-2009?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkhung_hoang_tai_chinh_6423.docx
Tài liệu liên quan