Tài chính doanh nghiệp - Chương 10: Khủng hoảng tài chính ở thị trường các nước mới nổi

Trước năm 2007, hầu hết các ví dụ nổi bật về khủng hoảng tài chính đến từ các quốc gia bên ngoài nước Mỹ. Đặc biệt ở những nền kinh tế mới nổi, đã mở cửa thị trường với hy vọng tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Tuy nhiên, nhiều nước trong số đó đã phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng như cuộc đại suy thoái của Mỹ.

Ấn tượng nhất là cuộc khủng hoảng Mexico 1994, khủng hoảng Đông Á 1997, khủng hoảng Argentina 2001. Điều này đặt ra một câu đố đối với các nhà kinh tế: làm thế nào một quốc gia đang có xu hướng tăng trưởng tích cực lại suy giảm mạnh trong hoạt động kinh tế.

 

doc31 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tài chính doanh nghiệp - Chương 10: Khủng hoảng tài chính ở thị trường các nước mới nổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của đồng tiền Argentina diễn ra sau cuộc tấn công đầu cơ thành công đã dẫn đến sự gia tăng giá nhập khẩu, điều đã trực tiếp dẫn đến lạm phát và làm giảm đi độ tin cậy của ngân hàng trung ương Argentina trong việc giữ lạm phát ở mức kiểm soát được. Thật như vậy, việc Argentina đã từng có mức lạm phát rất cao trong quá khứ đồng nghĩa với việc sẽ có 1 mức lạm phát được dự báo còn cao hơn nữa so với Hàn Quốc, ở Argentina điều này có nghĩa rằng không chỉ sản lượng giảm mà lạm phát cũng sẽ gia tăng nhiều hơn hẳn những gì đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Hàn Quốc. Lạm phát ở Argentina gia tăng tới 40% ở mức hàng năm ( có thể thấy ở bảng 8). Bởi vì sự gia tăng trong mức lạm phát thực đi kèm với 1 sự gia tăng trong mức lạm phát dự kiến, mức lãi suất gia tăng còn cao hơn nữa ( có thể thấy ở bảng 12). Việc trả lãi cao hơn dẫn đến sự giảm đi trong dòng tiền mặt của hộ gia đình và doanh nghiệp, họ phải tìm các nguồn tài trợ từ bên ngoài để cấp tiền cho đầu tư của họ bởi vì sự mất ổn định trong thị trường tài chính với các vấn đề thông tin bất cân xứng đặc biệt nghiêm trọng, và điều này có nghĩa rằng các dự án đầu tư sẽ không tìm được vốn tài trợ. Hộ gia đình và doanh nghiệp giảm đi số tiền chi tiêu của họ nhiều hơn nữa.Như các nhà phân tích tổng cầu và tổng cung dự báo, nền kinh tế của Argentina bị suy sụp. Trong quý đầu/2002 bảng 9 cho thấy rằng sản lượng đã giảm ở mức độ hàng năm trên 15% và bảng 10 đã thể hiện rằng thất nghiệp gia tăng lên đến gần 20%. Sự gia tăng trong nghèo đói đặc biệt trầm trọng: % dân số nghèo của Argentina lên đến gần 50% trong 2002. Argentina đang phải trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất trong lịch sử- Cuộc khủng hoảng trầm trọng như, và có thể còn tệ hơn đại khủng hoảng của Mỹ Bắt đầu phục hồi Giống như Hàn Quốc, cơ chế tự điều chỉnh được thiết lập, được hỗ trợ bởi sự gia tăng trong giá hàng hóa ở các nước còn lại của thế giới đã dẫn đến sự gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu của Argentina . Đến cuối năm 2003, bảng 9 cho thấy rằng tốc độ phát triển kinh tế vào khoảng 10% hàng năm và bảng 10 cho thấy rằng thất nghiệp đã giảm xuống dưới 15%. Lạm phát cũng giảm xuống dưới 5% như có thế thấy trong bảng 8. Mặc dù chúng ta đã rút ra được sự phân biệt rõ rang giữa khủng hoảng tài chính ở các nến kinh tế đang phát triển so với các nền kinh tế đã phát triển, ở những nước đã phát triển đã diễn ra những cuộc khủng hoảng tài chính và có nhiều điểm chung với các nước kinh tế thị trường đang phát triển. NGĂN CHẶN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Ở NỀN KINH TẾ MỚI NỔI. Những kiến thức về khủng hoảng tài chính ở nền kinh tế mới nổi được trình bày trong chương này gợi ý nhiều chính sách của chính phủ có thể giúp khủng hoảng tài chính ở những nước có nền kinh tế mới nổi ít khả năng xảy xa. Bổ sung những quy định về an toàn và giám sát của ngân hàng. Như chúng ta đã thấy, khu vực ngân hàng nằm trong nguồn gốc gây nên cuộc khủng hoảng tài chính ở những nước có nền kinh tế mới nổi. Nhằm ngăn chặn cơn khủng hoảng, vì vậy, chính phủ phải hoàn thiện những quy định về sự an toàn và giám sát của ngân hàng để giới hạn rủi ro mà những ngân hàng nhận lấy. Đầu tiên, những người điều phối phải đảm bảo rằng ngân hàng giữ một khoảng dự trữ vượt trội để giảm nhẹ những tổn thất từ những cú sốc kinh tế, và cho những người sở hữu ngân hàng một sự động cơ để theo đuổi những khoảng đầu từ an toàn hơn. Vì họ có nhiều hơn mất mát. Theo một bài báo tài chính, khi một nền kinh tế tiên tiến như là một nền kinh tế mới nổi: Cuộc khủng hoàng tài chính của Iceland năm 2008. Khủng hoảng tài chính và sự thu hẹp về kinh tế trên đất nước Iceland được bắt đầu vào năm 2008 theo một kịch bản của cuôc khủng hoảng tài chính ở nền kinh tế mới nổi, một sự cắt giảm đáng kể những chương trình (events) đối với một quốc gia nhỏ và giàu có, Iceland là một trong những quốc gia có mức sống cao nhất thế giới. Như là một phần của tiến trình tự do hóa tài chính, vào năm 2003 chính phủ Iceland bán ngân hàng sở hữu nhà nước cho những nhà đầu tư địa phương mà có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành ngân hàng Iceland. Các nhà đầu tư này thành lập các chi nhánh ở nước ngoài nhằm thu hút tiền gửi ngoại tệ từ hàng ngàn hộ gia đình người Anh và Hà Lan và vay mượn rất nhiều từ thị trường vốn bán buôn (wholesale) ngắn hạn, nơi mà có tín dụng bằng ngoại tệ dư giả và rẻ. Họ chuyển những nguồn quỹ này cho các doanh nghiệp đầu tư địa phương, nhiều doanh nghiệp có liên kết mật thiết với chính ngân hàng họ sở hữu. Không lấy làm ngạc nhiên, nhiều nguồn vốn này được đầu tư vào những lĩnh vực có rủi ro cao như là chứng khoán và bất động sản. Giá trị của thị trường chứng khoán Iceland căng phồng (balloomed) lên đến 250% GDP, và các doanh nghiệp, các hộ gia đình và ngân hàng cho vay bằng ngoại tệ nhiều, dẫn đến tình trạng xấu của việc sử dụng không phù hợp ngoại tệ như đã xảy ra đối với nhiều nước có nền kinh tế mới nổi. Trong lúc đó, những quy định giám sát việc các ngân hàng nhận lấy rủi ro không hiệu quả của quốc gia Iceland đã đưa ra. Tháng 10 năm 2008, sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brother của Mỹ đã làm đóng cửa toàn bộ hệ thống cho vay đã khiến cho ngân hàng Iceland chao đảo. Không tiếp cận được quỹ vốn làm cho ngân hàng không thể thanh toán những khoản nợ bằng đồng ngoại tệ và những khoản thế chấp mà ngân hàn đang giữ - bao gồm cổ phiếu của những ngân hàng Iceland khác – bị sụt giảm dưới giá trị ban đầu. Những ngân hàng có tăng trưởng rất lớn – tài sản của nó gấp gần chín lần tổng sản phẩm ròng quốc gia – đã sụp đổ mà chính phủ không thể giải cứu cho nó. Vốn nước ngoài đã “chuồn” khỏi quốc gia Iceland, và giá trị của đồng Krona ( đồng tiền của Iceland) đã lao dốc 50%. Như là một hệ quả của sự sụp đổ tiền tệ, gánh nặng về khoản nợ trong các giao kèo bằng đồng nội tệ trở thành những khoản nợ có giá trị gấp đôi, tàn phá phần lớn tài sản ròng của các hộ gia định và các doanh nghiệp Iceland, dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện xảy ra. Nền kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng với tỷ lệ thất nghiệp tăng gấp 3 lần, tiền lương thực tế giảm, và chính phủ phải gánh chịu một khoản thâm hụt ngân sách rất lớn. Mối quan hệ với chủ nợ(người cho vay) nước ngoài trở nên căng thẳng, đối với Vương quốc Anh, thậm chí là cho “đóng băng” những tài sản của các doanh nghiệp Iceland dưới một đạo luật rất hà khắc. Nhiều người Iceland đã quay về với những công việc truyền thống trong ngành nông lâm ngư nghiệp, nơi mà công dân họ có thể thể tìm thấy sự an ủi trong cơn bĩ cực; sự sụp đổ của đồng nội tệ Iceland làm cho việc xuất khẩu các loại có nổi tiếng của Iceland như: Cá thu, cá hồi Bắc cực, cá hồi Bắc đại tây dương trở nên cạnh tranh hơn so với nước ngoài. Sự giám sát an toàn cũng có thể thúc đẩy hệ thống ngân hàng an toàn hơn và minh bạch hơn bằng cách đảm bảo rằng ngân hàng có quy trình quản lý rủi ro thích hợp tại chỗ, bao gồm 1) có hệ thống giám sát và đánh giá rùi ro tốt, 2) những chính sách nhằm giới hạn những hoạt động biểu thị những rủi ro nghiêm trọng, 3) kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn gian lận và những hoạt động trái phép bởi những người làm. Như ví dụ Hàn quốc cho biết, quy định cũng nên cấm kinh doanh thương mại khi sở hữu những tổ chức ngân hàng. Khi kinh doanh thương mại sở hữu ngân hàng, thì họ có khả năng sử dụng chúng như là một kênh cho vay chính họ. khi một hình thái kinh tế liên kết ở Hàn quốc thực hiện, thì dẫn đến rủi ro cho vay mà điều này có thể “châm ngòi” cho một cuộc khủng hoảng ngân hàng. Để việc giám sát sự an toàn hoạt động, thì những người thực hiện phải có những nguồn lực tương ứng để có thể thực hiện công việc của họ. đây là một vấn để đặc biệt quan trọng ở những quốc gia có nền kinh tế mới nổi, nơi mà những người giám sát sự an toàn có lương thấp và thiếu những thiết bị cơ bản như là máy tính. Bởi vì những chính khách gây sức ép lên những người giám sát sự an toàn để ngăn cản họ giám sát “quá khắt khe” lên ngân hàng có đóng góp chính trị (hoặc hối lộ hoàn toàn), những quy định và cơ quan giám sát càng độc lập hơn thì có thể cưỡng lại những ảnh hưởng mang tính chính trị tốt hơn, làm gia tăng tính khả tinh trong việc họ sẽ thực hiện đúng công việc của họ và giới hạn những rủi ro mà ngân hàng nhận lấy. Khuyến khích tính minh bạch và một thị trường dựa trên kỷ luật Khu vực công cộng, hoạt động thông qua những người điều tiết và giám sát sự an toàn, sẽ luôn luôn vật lộn để kiểm soát việc nhận rủi ro bởi các tổ chức ngân hàng. những tổ chức ngân hàng có những động cơ để dấu thông tin với những người giám sát ngân hàng nhằm tránh những hạn chế lên hoạt động của họ, và có thể trở thành người khá tinh thông và xảo quyệt ở mặt nạ rủi ro. những người giám sát có thể nhận hối lộ hoặc gặp những áp lực về chính trị và vì thế có thể không thực hiện công việc của họ một cách chính xác. Để thoát khỏi những vấn đề này, thị trường tài chính cần phải kỷ luật những tổ chức tài chính nhận lấy những rủi ro quá cao. Những quy định của chính phủ nhằm đẩy mạnh việc vạch trần vị trí bảng cân đối kế toán của ngân hàng và các tổ chức tài chính, vì thế phải khuyến khích những tổ chức này giữ vốn nhiều hơn bởi vì người gửi tiền và người cho vay sẽ không sẵn sàng bỏ tiền của họ vào một tổ chức có nguồn vốn nhỏ. những quy định để đẩy mạnh tính minh bạch của hoạt động ngân hàng và cũng sẽ giới hạn việc nhận lẩy rủi ro bởi vì người gửi tiền và người cho vay sẽ rút tiền của họ khỏi những tổ chức có dính dáng đến những hoạt động chứa đầy rủi ro. Hạn chế bất cân xứng tiền tệ Như chúng ta đã thấy, hệ thống tài chính ở thị trường mới nổi có thể trở nên rất dễ bị tổn thương bởi sự suy giảm về giá trị đồng tiền của các quốc gia. Thông thường, các doanh nghiệp trong những quốc gia này vay mượn đồng ngoại tệ, mặc dù sản phẩm và tài sản của họ có giá trị của đồng nội tệ. Sự sụp đổ đột ngột của tiền tệ gây ra nợ dưới dạng đồng ngoại tệ trở nên đặc biệt nặng nề vì phải hoàn trả lại với đồng ngoại tệ mắc mỏ hơn và do đó gây ra sự suy giảm về giá trị của bảng cân đối kế toán các doanh nghiệp mà điều đó dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính. Chính phủ có thể giới hạn ngoại tệ không phù hợp bằng cách thi hành những quy định và chính sách thuế để hạn chế việc phát hành nợ bằng đồng ngoại tệ của các tổ chức phi tài chính. Những quy định của các ngân hàng cũng có thể hạn chế vay ngân hàng bằng ngoại tệ. Hướng đến một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt mà ở đó sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể cũng giúp hạn chế việc vay mượn bằng ngoại tệ bởi vì bây giờ có nhiều rủi ro hơn trong những việc làm như vậy. Chính sách tiền tệ thúc đẩy việc ổn định giá cả cũng giúp ích bằng cách làm cho đồng nội tệ ít phụ thuộc vào sự suy giảm giá trị của nó như là kết quả của lạm phát cao, và vì thế làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn đối với những doanh nghiệp để vay mượn đồng nội tệ chứ không phải là đồng ngoại tệ. Trình tự tự do hóa tài chính Mặc dù việc mở rộng tài chính có thể mang lại nhiều lợi ích trong dài hạn, những phân tích của chúng tôi về khủng hoàng tài chính ở nước có nền kinh tế mới nổi trong chương này nói lên rằng nếu quá trình này không được quản lý một cách chặt chẽ, thì có thể dẫn đến một thảm họa. Nếu cấu trúc về sự giám sát/những quy định của ngân hàng phù hợp và thủ tục minh bạch không ở một tư thế sẵn sàng khi sự mở rộng xảy ra, thì những hành động bắt ép cần thiết lên hành vi chấp nhận rủi ro thì về lâu về dài sẽ suy yếu. Nhằm tránh khủng hoảng tài chính, những nhà làm chính sách cần phải sắp xếp cơ cấu tổ chức một cách phù hợp trước khi mở rộng hệ thống tài chính của họ. Cái cốt lõi để tránh khủng hoảng tài chính là thi thành đầy đủ những chính sách được miêu tả ở phần trước, là liên quan đến việc có những hành động giám sát và quy định về an toàn một cách chặt chẽ và hạn chế những ngoại tệ không phù hợp. Bởi vì thực thi những chính sách này có độ trễ của nó, sự mở rộng tài chính có thể phải thực hiện từng bước, có một vài hạn chế về việc cấp tín dụng trong việc áp dụng cách làm này. KẾT LUẬN Cuộc khủng hoảng tài chính ở thị trường các nước mới nổi phát triển theo hai con đường cơ bản: một là liên quan đến hệ thống quản lý yếu kém khi thực hiện tự do hóa/ toàn cầu hóa tài chính – làm suy yếu bảng cân đối ngân hàng, hai là sự mất cân bằng tài chính nghiêm trọng. Cả hai đều dẫn đến một cuộc tấn công tiền tệ và cuối cùng là khủng hoảng tiền tệ làm cho giá đồng nội tệ giảm mạnh. Đồng nội tệ giảm giá làm gia tăng gánh nặng nợ cho các công ty nội địa, dẫn đến giá trị tài sản ròng giảm trong khi lãi suất và lạm phát tăng. Sự lựa chọn đối nghịch và vấn đề rủi ro đạo đức ngày càng nghiêm trọng, phá hủy các hoạt động kinh tế và hoạt động cho vay. Điều kiện kinh tế trở nên xấu đi, lãi suất tăng, kết quả là gây thiệt hại đáng kể cho ngân hàng, khủng hoảng ngân hàng xảy ra, tiếp tục gây áp lực lên hoạt động cho vay và hoạt động kinh tế tổng hợp. Cuộc khủng hoảng tài chính HQ như đã trình bày xuất phát từ vấn đề trong hệ thống quản lý, kéo theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và sự thất bại của các công ty do bất ổn gia tăng. Vấn đề lựa chọn đối nghịch, một cuộc khủng hoảng tiền tệ, sau đó là khủng hoảng tài chính đã làm cho hoạt động kinh tế HQ bị thu hẹp lại, lạm phát tăng, đồng thời suy yếu cơ cấu xã hội. Khác với HQ, khủng hoảng tài chính ở Argentina bắt nguồn từ sự mất cân bằng tài chính nghiêm trọng. Suy thoái kinh tế 1998, cùng với sự suy yếu của bảng cân đối ngân hàng gây thiệt hai cho trái phiếu chính phủ, dẫn đến vấn đề rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch, hoảng loạn ngân hàng, khủng hoảng tiền tệ và sau cùng là khủng hoảng tài chính. Giống như HQ, khủng hoảng tài chính ở Argentina làm cho hoạt động kinh tế thu hẹp, lạm phát tăng, nhưng thậm chí còn tồi tệ hơn. Chính sách dùng để ngăn chặn khủng hoảng tài chính ở các nước mới nổi bao gồm cải thiện hệ thống giám sát an toàn, cũng cố lại các quy định, hạn chế mất cân đối tiền tệ và trình tự thực hiện tự do hóa tài chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhung_hoang_tai_chinh_o_thi_truong_cac_nuoc_moi_noi_3264.doc
Tài liệu liên quan